Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.9 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn,
thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên
liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân
buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta
một cách vô cùng tàn nhẫn.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục,
2008, tr. 39 - 40)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
2. Nêu các dạng phép điệp của văn bản và hiệu quả nghệ thuật của chúng?
3. Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 2 (3,0 điểm):
Ngày 20/3/2015, trên mạng internet lan truyền với tốc độ chóng mặt những
hình ảnh, thông tin được công bố trên báo chí Ấn Độ kèm theo lời nhận xét về vụ
việc hàng trăm phụ huynh, bạn bè của các thí sinh bất chấp nguy hiểm leo trèo như
người nhện lên bức tường cao của trường trung học Vidya Niketan để ném phao thi
vào cho các thí sinh tham gia kỳ thi đầu vào lớp 10 toàn quốc, diễn ra ngày
18/3/2015.
Trang vtc.vn còn cho biết: Trước đó vào tháng 10/2014, 2.440 sinh viên Trung
Quốc bị phát hiện dùng tai nghe không dây hoặc "cục tẩy điện tử" để nhận đáp án từ


ngoài truyền vào dưới dạng mật mã trong kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ cho dược sĩ.
Anh (chị) suy nghĩ gì về các hình thức tiêu cực trong thi cử nói trên? Liên hệ
đến các hình thức tiêu cực trong thi cử đã xuất hiện ở Việt Nam và đề xuất giải pháp
khắc phục.
Câu 3 (5,0 điểm):
Anh (chị) hãy phân tích và so sánh sự trỗi dậy sức sống ở nhân vật Mị trong
đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ được thể hiện qua truyện ngắn Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài./.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT
QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (0,5 điểm)
2. - Các dạng phép điệp: điệp từ, điệp cú pháp (0,5 điểm)
- Tác dụng: Nhấn mạnh, tạo giọng điệu đanh thép, hùng hồn cho văn bản khi
tố cáo những tội ác của thực dân Pháp (0,5 điểm)
3. Nội dung chính của văn bản: Vạch trần những tội ác về kinh tế của thực dân
Pháp đối với nhân dân ta (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục rõ ràng, biết vận dụng phối hợp
nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực tế,
chọn lọc. Hạn chế mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về nội dung:
* Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận: hiện tượng gian lận thi cử

* Thân bài:
- Nêu cách hiểu về gian lận thi cử: Gian lận trong thi cử là hành vi vi phạm quy
chế thi của thí sinh. Thí sinh làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thi theo thực
chất.
- Các hình thức gian lận thi cử nói trên ở Ấn Độ, Trung Quốc cho ta thấy nhiều
nước trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam đang đứng trước thực trạng tiêu cực
trong thi cử. Các hình thức gian lận thi cử ngày càng diễn ra phổ biến, dưới nhiều
hình thức, và ngày càng tinh vi, hiện đại. Đây là một vấn đề gây nhức nhối dư luận,
mặc dù vậy không dễ dàng giải quyết triệt để.
- Các hình thức gian lận thi cử đã tồn tại ở Việt Nam: trao đổi bài, nhìn bài bạn,
quay cóp, mang tài liệu, mang các thiết bị công nghệ cao vào phòng thi, người nhà
ném phao cho thí sinh (Dẫn chứng: Tiêu biểu là vụ gian lận thi cử tại THPT Đồi
Ngô – Bắc Giang năm 2012 )
- Nguyên nhân:
+ Do sự lười biếng của học sinh; do mất kiến thức cơ bản; do học tập trong môi
trường thiếu tính kỷ luật.
+ Do khâu tổ chức thi cử không nghiêm túc, giám thị coi thi thiếu tính nghiêm
minh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh có hành vi gian lận trong khi thi
+ Do xã hội trọng bằng cấp, trọng thành tích
+ Do phụ huynh muốn con có kết quả thi tốt để có tương lai tốt sau này nên nhiều
khi đã mua chuộc giám thị, giám khảo
- Tác hại:
+ Tạo ra kết quả ảo, thành tích ảo, chất lượng giáo dục đi xuống.
+ Gian lận trong thi cử sẽ làm cho người học không có chí tiến thủ trong học tập,
sinh ra sự lười biếng, ỷ lại, thiếu tự tin, đánh mất lòng tự trọng, nhân cách phẩm giá
của mình
+ Người học không có kiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy: sự xuống cấp về đạo đức, chất lượng nguồn nhân lực
của đất nước bị hạn chế, đất nước kém phát triển, bị tụt hậu.
- Giải pháp khắc phục:

+ Cần chấn chỉnh lại các kỳ thi, đề ra quy chế thi chặt chẽ, thắt chặt an ninh.
Kỷ luật những giám thi coi thi không nghiêm túc và hủy kết quả bài thi nếu học sinh
gian lận trong thi cử.
+ Về phía học sinh, cần ý thức được trung thực là một giá trị làm nên nhân
cách. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại vẫn phải có ý thức sống cho trung thực.
Học sinh cần không ngừng tu dưỡng để có phẩm chất trung thực, rèn ý chí nghị lực
để khắc phục bệnh lười biếng và tình trạng gian lận thi cử; đồng thời, phải luôn học
tập nghiêm túc, chăm chỉ để sau này có kiến thức phục vụ xã hội.
+ Mỗi người cần kiên quyết đấu tranh với những hành vi gian lận trong thi cử
để làm trong sạch môi trường giáo dục
* Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề
- Liên hệ bản thân
3. Thang điểm
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ
- Điểm 2: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ
- Điểm 1,5: Đáp ứng khoảng 1/2 các yêu cầu trên, mắc một số lỗi trong diễn
đạt
- Điểm 0,5: Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi
- Điểm 0: Không làm được bài hoặc lạc đề hoàn toàn
Câu 3 (5,0 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, biết vận dụng phối hợp
nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc.
Hạn chế mắc các loại lỗi
II. Yêu cầu về nội dung:
*Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị
- Nhấn mạnh sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
* Thân bài:

1. Giới thiệu ngắn gọn:
- Hoàn cảnh gia đình, phẩm chất của Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí (gia
đình nghèo, vay tiền thống lí; Mị có nhan sắc, có tài hoa, khao khát tự do, hiếu thảo)
- Mị bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
2. Phân tích sự trỗi dậy sức sống của Mị
a. Trong đêm tình mùa xuân
- Nhà văn đã đi sâu vào tận cùng ý thức, vào đáy sâu tiềm thức của nhân vật Mị để
khơi bùng lên ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống và khát khao hạnh phúc.
- Tâm hồn Mị hồi sinh, khát vọng sống tiềm tàng trong Mị bùng lên bởi tác động
của khung cảnh gợi cảm của mùa xuân, của hơi rượu và tiếng sáo gọi bạn yêu…
- Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị:
+ Mị uống rượu
+ Mị ngồi nhìn mọi người nhưng lòng Mị đang hướng về ngày trước. Quá khứ đẹp
đẽ trở về trong sự ý thức đầy cay đắng về cuộc sống khốn khổ thực tại.
+ Mị muốn có nắm lá ngón để ăn cho chết ngay. Nước mắt Mị ứa ra
+ Tiếng sáo vẫn lửng lơ ngoài đường. Mị khao khát được đi chơi xuân, được hoà
mình vào không gian rộn ràng, tình tứ của cuộc sống ngoài kia
+ Những sôi sục của tâm tư đã biến thành hành động: Mị lấy ống mỡ xắn miếng
mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với chiếc váy hoa
- A Sử phát hiện ra, trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên cột rồi tắt đèn, đi
ra, khép cửa. Mị như không biết mình bị trói. Hơi ruợu nồng nàn. Mị mộng du theo
tiếng sáo. Mị vùng bước đi nhưng chân tay đau không cựa được. Mị thổn thức nghĩ
mình không bằng con ngựa.
- Tô Hoài đã khám phá ra đằng sau tâm hồn câm lặng vẫn còn một tâm hồn khát
sống, khát yêu. Nhựa sống vẫn âm thầm chảy trong Mị. Đó là sức sống tiềm tàng của
Mị.
b. Trong đêm cứu A Phủ
- A Phủ bị trói mấy đêm nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay
- Bất chợt, Mị bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ.
- Tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ: từ vô cảm, dửng dưng đến đồng cảm.

Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị,
Mị nhớ lại đời mình, nhận ra thực tại độc ác và bất công… Tình thương và lòng căm
thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và vùng chạy theo A Phủ. Cắt
dây trói cứu A Phủ cũng là Mị tự cắt dây trói vô hình ràng buộc đời mình với kiếp nô
lệ, từ giã đêm đông giá lạnh của cuộc đời để đến với một mùa xuân mới ấm áp. Sự
gặp gỡ giữa Mị và A Phủ vừa ngẫu nhiên vừa tất yếu. Đó là cuộc gặp gỡ giữa hai con
người cùng cảnh ngộ, cùng tiềm tàng sức mạnh tháo cũi, sổ lồng và khát vọng tự do,
hạnh phúc…
3. So sánh (sự giống và khác nhau)
a. Giống nhau:
- Sự trỗi dậy sức sống của Mị ở cả hai lần đều có cơ sở, tiền đề là bản tính
mạnh mẽ, yêu tự do, khát khao sống, không dễ chấp nhận số phận.
- Hai lần sức sống trỗi dậy đều là khi Mị thoát ra khỏi trạng thái vô cảm ngày
thường
b. Khác nhau:
- Yếu tố tác động làm bùng lên sức trỗi dậy ở Mị:
+ Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động từ các yếu tố ngoại cảnh: khung
cảnh mùa xuân gợi cảm, hơi rượu, tiếng sáo
+ Lần thứ hai Mị chịu tác động bởi dòng nước mắt của A Phủ
- Lần thứ nhất sự trỗi dậy của sức sống ở Mị xuất phát từ nỗi thương mình, lần
thứ hai xuất phát từ lòng thương người rồi mới đến thương mình.
- Ở lần trỗi dậy thứ nhất, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chốc lát, Mị
muốn đi chơi, và ở lần này, Mị không thể thoát khỏi sợi dây buộc chặt của cường
quyền và thần quyền. Còn ở lần thứ hai Mị mạnh mẽ quyết liệt giải thoát mình khỏi
sự ràng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền. Với hành động này Mị đã chiến
thắng số phận.
4. Đánh giá:
- Mị là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm, được khắc hoạ sinh động, có
cá tính rõ nét, có chiều sâu nội tâm và sức sống nội tại mãnh liệt. Trong tính cách của
nhân vật có hai mặt tưởng chừng đối lập nhưng lại thống nhất: vừa cam chịu an phận

vừa tiềm tàng sức mạnh phản kháng và sức sống mãnh liệt. Ở giai đoạn sau, sự trỗi
dậy sức sống ở Mị được bộc lộ rõ nét, sâu sắc, quyết liệt, triệt để hơn ở giai đoạn
trước.
- Sự trỗi dậy sức sống của Mị được khắc hoạ rõ nét trong những hoàn cảnh đặc
biệt; trong mối quan hệ với các nhân vật khác; qua thủ pháp miêu tả diễn biến tâm lí,
tâm trạng; qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ chọn lọc, giọng trần thuật của
tác giả nhiều khi nhập vào dòng tâm tư nhân vật để diễn tả những ý nghĩ, tâm trạng
và cả những trạng thái mơ hồ của tiềm thức…
* Kết bài:
- Cuộc đời của nhân vật Mị tiêu biểu cho số phận, thân phận đau khổ của người
dân miền núi dưới ách thống trị của bọn thực dân và phong kiến. Sức sống tiềm tàng
mãnh liệt của Mị, sự vùng lên tự giải thoát của Mị tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng
mãnh liệt và sự thức tỉnh về con đường đấu tranh để tự giải phóng của những người
lao động miền núi nghèo khổ.
- Qua sự trỗi dậy sức sống của Mị, ta thấy được chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Tô
Hoài
III. Thang điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn 1 vài lỗi nhỏ
- Điểm 4: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu trên, còn 1 vài lỗi nhỏ
- Điểm 2-3: Đáp ứng khoảng ½ các yêu cầu trên, mắc một số lỗi diễn đạt
- Điểm 1: Bài sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Diểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn
* Lưu ý: HS có thể có những phát hiện và cách làm sáng tạo. Giáo viên linh hoạt
trong việc vận dụng hướng dẫn chấm./.
Anh (chị) hãy phân tích và so sánh sự trỗi dậy sức sống ở nhân vật Mị trong đêm tình
mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ được thể hiện qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
của Tô Hoài.
*Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị
- Nhấn mạnh sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị

* Thân bài:
1. Giới thiệu ngắn gọn:
- Hoàn cảnh gia đình, phẩm chất của Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí (có nhan
sắc, có tài hoa, khao khát tự do, hiếu thảo)
- Mị bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
2. Phân tích sự trỗi dậy sức sống của Mị
a. Trong đêm tình mùa xuân
- Nhà văn đã đi sâu vào tận cùng ý thức, vào đáy sâu tiềm thức của nhân vật Mị để
khơi bùng lên ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống và khát khao hạnh phúc.
- Tâm hồn Mị hồi sinh, khát vọng sống tiềm tàng trong Mị bùng lên bởi tác động của
khung cảnh gợi cảm của mùa xuân, của hơi rượu và tiếng sáo gọi bạn yêu…
- Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị:
+ Mị uống rượu
+ Mị ngồi nhìn mọi người nhưng lòng Mị đang hướng về ngày trước. Quá khứ đẹp đẽ
trở về trong sự ý thức đầy cay đắng về cuộc sống khốn khổ thực tại.
+ Mị muốn có nắm lá ngón để ăn cho chết ngay. Nước mắt Mị ứa ra
+ Tiếng sáo vẫn lửng lơ ngoài đường. Mị khao khát được đi chơi xuân, được hoà
mình vào không gian rộn ràng, tình tứ của cuộc sống ngoài kia, những sôi sục của
tâm tư đã biến thành hành động.
+ Mị lấy ống mỡ xắn miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với chiếc váy
hoa
- A Sử phát hiện ra, trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên cột rồi tắt đèn, đi ra,
khép cửa. Mị như không biết mình bị trói. Hơi ruợu nồng nàn. Mị mộng du theo tiếng
sáo. Mị vùng bước đi nhưng chân tay đau không cựa được. Mị thổn thức nghĩ mình
không bằng con ngựa.
- Tô Hoài đã khám phá ra đằng sau tâm hồn câm lặng vẫn còn một tâm hồn khát
sống, khát yêu. Nhựa sống vẫn âm thầm chảy trong Mị. Đó là sức sống tiềm tàng của
Mị.
b. Trong đêm cứu A Phủ
- Â Phủ bị trói mấy đêm nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay

- Mị bỗng bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ. Tâm trạng và hành động của Mị trong
đêm cứu A Phủ: từ vô cảm, dửng dưng đến đồng cảm, giọt nước mắt của A Phủ đã
đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị, Mị nhớ lại đời mình, nhận ra
thực tại độc ác và bất công… Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh
để quyết định cứu người và vùng chạy theo A Phủ. Cắt dây trói cứu A Phủ cũng là
Mị tự cắt dây trói vô hình ràng buộc đời mình với kiếp nô lệ, từ giã đêm đông giá
lạnh của cuộc đời để đến với một mùa xuân mới ấm áp. Sự gặp gỡ giữa Mị và A Phủ
vừa ngẫu nhiên vừa tất yếu. đó là cuộc gặp gỡ giữa hai con người cùng cảnh ngộ,
cùng tiềm tàng sức mạnh tháo cũi, sổ lồng và khát vọng tự do, hạnh phúc…
3. So sánh sự giống và khác nhau
a. Giống nhau:
- Sự trỗi dậy sức sống của Mị ở cả hai lần đều có cơ sở, tiền đề là bản tính mạnh mẽ,
yêu tự do, khát khao sống, không dễ chấp nhận số phận
- Hai lần sức sống trỗi dậy đều là khi Mị thoát ra khỏi trạng thái vô cảm ngày thường
b. Khác nhau:
- Yếu tố tác động làm bùng lên sức trỗi dậy ở Mị:
+ Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động theo chiều hướng tích cực từ các yếu tố
ngoại cảnh: khung cảnh mùa xuân gợi cảm, hơi rượu, tiếng sao
+ Lần thứ hai Mị chịu tác động bởi dòng nước mắt của A Phủ
- Lần thứ nhất sự trỗi dậy của sức sống ở Mị xuất phát từ nỗi thương mình, lần thứ
hai xuất phát từ lòng thương người rồi mới đến thương mình.
- Ở lần trỗi dậy thứ nhất, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chốc lát, Mị muốn đi
chơi, và ở lần này, Mị không thể thoát khỏi sợi dây buộc chặt của cường quyền và
thần quyền. Còn ở lần thứ hai Mị mạnh mẽ quyết liệt giải thoát mình khỏi sự ràng
buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền. Với hành động này Mị đã chiến thắng số
phận.
4. Đánh giá:
- Mị là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm, được khắc hoạ sinh động, có cá tính
rõ nét, có chiều sâu nội tâm và sức sống nội tại mãnh liệt. Trong tính cách của nhân
vật có hai mặt tưởng chừng đối lập nhưng lại thống nhất: vừa cam chịu an phận vừa

tiềm tàng sức mạnh phản kháng và sức sống mãnh liệt. Ở giai đoạn sau, sự trỗi dậy
sức sống ở Mị được bộc lộ rõ nét, sâu sắc, quyết liệt, triệt để hơn ở giai đoạn trước.
- Sự trỗi dậy sức sống của Mị được khắc hoạ rõ nét trong những hoàn cảnh đặc biệt;
trong mối quan hệ với các nhân vật khác; qua thủ pháp miêu tả diễn biến tâm lí, tâm
trạng; qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ chọn lọc, giọng trần thuật của tác
giả nhiều khi nhập vào dòng tâm tư nhân vật để diễn tả những ý nghĩ, tâm trạng và cả
những trạng thái mơ hồ của tiềm thức…
* Kết bài:
- Cuộc đời của nhân vật Mị tiêu biểu cho số phận, thân phận đau khổ của người dân
miền núi dưới ánh thống trị của bọn thực dân và phong kiến. Sức sống tiềm tàng
mãnh liệt của Mị, sự vùng lên tự giải thoát của Mị tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng
mãnh liệt và sự thức tỉnh về con đường đấu tranh để tự giải phóng của những người
lao động miền núi nghèo khổ.
- Qua sự trỗi dậy sức sống của Mị, ta thấy được chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Tô
Hoài

Vtc.vn còn bình luận: Dường như nhiều nước trên thế giới đang đứng trước thực
trạng gian lận trong thi cử. Trước đó vào tháng 10/2014, hơn 2.440 sinh viên Trung
Quốc bị phát hiện dùng tai nghe không dây hoặc "cục tẩy điện tử" để nhận đáp án từ
ngoài truyền vào dưới dạng mật mã trong kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ cho dược sĩ.
Câu 1 (0,5 điểm)
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2 (1,5 điểm)
- Các dạng phép điệp: điệp từ, điệp cú pháp.
- Tác dụng: Nhấn mạnh, tạo giọng điệu đanh thép, hùng hồn cho văn bản khi tố cáo
những tội ác của thực dân Pháp.
Câu 3 (1,0 điểm)
Nội dung chính của văn bản: Vạch trần những tội ác về kinh tế của thực dân Pháp đối
với nhân dân ta.
I. Bài tập đọc - hiểu:

Một bạn đã chép những câu thơ cuối của bài Đàn ghi – ta của Lor-ca như sau:
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc thuyền màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
Câu 1: Đoạn thơ có từ nào chép sai? Hãy chép lại cho đúng và chỉ rõ việc chép sai đã
ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa câu thơ?
Câu 2: Nêu nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Phân tích ý nghĩa hình ảnh đường chỉ tay đã đứt.
Câu 4: Từ nào miêu tả hành động của Lor-ca trong khổ thơ cuối? Hãy viết một đoạn
văn ngắn (khoảng 10 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về hình ảnh của Lor-ca qua
hành động ấy.
Gợi ý:
Câu 1: Từ sai: thuyền. Sửa: ghi-ta.
Chép sai đã làm ảnh hưởng đến sự chính xác và giá trị biểu cảm của câu thơ.
- Theo quan niệm tâm linh thông thường, con người từ giã cuộc đời sẽ đi trên một
chiếc thuyền để về cõi vĩnh hằng.
- Còn với Lor-ca - một thi sĩ, một nghệ sĩ – đã từng nguyện ước ”khi tôi chết hãy
chôn tôi với cây đàn”, hình ảnh ”chiếc ghi-ta” mới biểu hiện chính xác thời khắc ra đi
bi tráng của ông. Ông đã về cõi vĩnh hằng với tư thế của người nghệ sĩ, ra đi thanh
thản và dứt khoát trên con thuyền thi ca và âm nhạc của mình.
Câu 2: Nội dung: suy tư về cuộc giã từ và giải thoát của Lor-ca.
Câu 3: Hình ảnh đường chỉ tay đã đứt:
- Hình ảnh ẩn dụ chỉ cái chết, cái chết bất ngờ như một định mệnh phũ phàng và
nghiệt ngã.
- Thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, ngậm ngùi của tác giả dành cho người nghệ sĩ thiên

tài.
Câu 4: Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Một số gợi ý:
- Khổ cuối đã thể hiện sự giã từ của Lor-ca qua hành động: ném – lá bùa, ném – trái
tim.
- Hành động lặp lại, mạnh mẽ, chủ động khước từ sự bảo vệ, sự sống hàm ý về một
cuộc giã từ dứt khoát, kiên quyết.
- Hành động đã thể hiện tư tưởng cao đẹp, lớn lao của người nghệ sĩ: muốn thực sự
mãi mãi ra đi để không cản trở khát vọng sáng tạo của thế hệ sau.
- Lor-ca là một tấm gương sáng, một cuộc đời sống và chết vì đất nước, nhân dân, vì
những người xung quanh mình.
Câu 2: (3 điểm)
Các bạn học sinh lớp 12 khi được hỏi “sẽ chọn nghề gì để làm hồ sơ dự thi vào
các trường đại học?”, có bạn trả lời: “Mình sẽ chọn nghề mà sau này có thể kiếm
được
thật nhiều tiền”, bạn khác lại cho rằng: “Sẽ chọn nghề mà mình yêu thích”.
Anh/chị có suy nghĩ gì trước những ý kiến trên? Hãy trình bày quan điểm của mình
bằng một bài văn ngắn.
Câu 2: (3 điểm)
*) Yêu cầu chung:
- Thí sinh cần thể hiện năng lực viết bài nghị luận xã hội; phải huy động những hiểu
biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, ý kiến của
mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng; được tự do bày tỏ ý kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân thành,
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
*) Yêu cầu cụ thể:
1) Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận. Khẳng định tầm quan trọng của việc lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh cuối cấp: Quyết định đến tương lai,hạnh phúc của bản
thân, ảnh hưởng tới cả gia đình và xã hội. 0.5đ
2) Bàn luận về những quan điểm chọn nghề của học sinh lớp 12

- Thanh niên, học sinh ngày nay có rất nhiều quan niệm về việc lựa chọn nghề
nghiệp, thậm chí có những quan niệm đối lập nhau. Việc đó tưởng chừng đơn giản,
nhưng thực ra lại rất quan trọng bởi nó thể hiện quan điểm sống, lí tưởng sống của
tuổi trẻ. 0.5đ
- Bàn luận về tính hai mặt của những quan niệm chọn nghề nêu trên:
a) Chọn nghề kiếm ra thật nhiều tiền: 0.5đ
+ Tiền rất quan trọng trong cuộc sống mỗi con người: Thỏa mãn nhu cầu cá nhân,
tạo lập hạnh phúc, giải quyết công việc, giúp đỡ người thân, góp phần xây dựng đất
nước… Mọi nghề nghiệp suy cho cùng cũng là kiếm tiền
để phục vụ cuộc sống.
+ Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả, có nhiều thứ không thể mua bằng tiền như:
Danh dự, uy tín, hạnh phúc, lòng nhân ái …Do vậy, chọn nghề chỉ với mục đích kiếm
tiền con người sẽ trở nên thực dụng, toan tính, cơ hội.
Hơn nữa, nghề nghiệp đó mà bản thân không có khả năng, hoặc không yêu thích nó,
thì sẽ khó thoát khỏi áp lực, trở thành gánh nặng suốt đời.
b) Chọn nghề mình yêu thích: 0.5đ
+ Sẽ có nhiều hứng thú, niềm vui và sự say mê, sáng tạo trong công việc; hiệu quả
công việc rõ rệt, thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
+ Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu cá nhân ngày một nâng cao,
nếu chỉ chú ý đến yêu thích mà không chú ý đến thu nhập và khả năng của bản thân
thì sẽ khó duy trì được tình yêu đối với nghề nghiệp của mình.
(Mỗi ý cần có dẫn chứng minh họa hòa lồng với lí lẽ)
3) Quan điểm chọn nghề của bản thân. 1.0đ
- Quan tâm đến sở thích cá nhân và mức thu nhập sau khi được nhận việc. (kết hợp
cả hai quan niệm trên)
- Cần phải căn cứ vào năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của xã hội đối
với ngành nghề đó…khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
- Chọn nghề theo yêu cầu của quê hương, đất nước. Tâm huyết với những nghề
nghiệp hữu ích với gia đình, quê hương…, ta sẽ tìm thấy niềm vui, sự hứng thú và lợi
ích thiết thực; ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Câu 1 (3.0 điểm)
“Theo báo cáo chưa đầy đủ của Bộ Y tế, từ 28 đến hết mùng 5 Tết, các cơ sở
y tế trên toàn quốc tiếp nhận hơn 6.200 trường hợp nhập viện do đánh nhau, trong đó
có 15 trường hợp tử vong.
So với những năm trước, con số này đã tăng vọt. Trong đó chỉ tính riêng đêm giao
thừa và mùng 1 Tết, đã có hơn 800 ca chấn thương do đánh nhau phải nhập viện,
trong ngày mùng 2 - 3 Tết, mỗi ngày có gần 930 trường hợp phải nhập viện ”.
(Báo Vietnamnet ngày 24.02.2015)
Anh/ chị viết một bài văn ngắn thể hiện suy nghĩ gì về hiện tượng trên?
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 ®iÓm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm, vấn đề dân tộc nổi lên
hàng đầu; văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 không thể là tiếng nói riêng
của mỗi cá nhân mà tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của
toàn dân tộc. Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ
bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay
nô lệ. Đây là văn học của những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lý tưởng
chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh
những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở
bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm
lớn. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là nhấn mạnh thêm
trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối vơi cộng đồng. Lời văn sử thi cũng thường
mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng”.
(Ngữ văn 12, tập một – NXBGD 2013- trang 12,13)
Câu 1 (0,5 điểm):
Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ khoa học
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2 (0,5 điểm):
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong
hoàn cảnh lịch sử, xã hội có gì đặc biệt? Hoàn cảnh lịch sử, xã hội ấy có ảnh hưởng
tới văn học Việt Nam giai đoạn này như thế nào?
Câu 3 (0,75 điểm):
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4 (1,25 điểm):
Lấy câu văn “Nhân vật chính của văn học Việt Nam 1945 - 1975 thường tiêu biểu
cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện
và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng.” làm câu chủ đề, viết một
đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 5 câu) theo chủ đề ấy.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Đáp án A
Câu 2 (0,5 điểm):
+ Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong
hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm.
+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học tất yếu phải
đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc.
Câu 3 (0,75 điểm): Nội dung chính đoạn văn: thể hiện khuynh hướng sử thi
và một số biểu hiện cụ thể của nó (đề tài, nhân vật, lời văn) trong văn học Việt
Nam 1945- 1975
Câu 4 (1,25 điểm):
+ HS biết viết một đoạn văn theo yêu cầu của đề bài (cả nội dunh/chủ đề và
hình thức).
+ Chấp nhận những cách kiến giải khác nhau của HS, miễn là đoạn văn trình
bày đúng phương thức diễn dịch, với số câu theo quy định, phát triển các khía cạnh
của chủ đề một cách lô gíc, chặt chẽ, không mắc, hoặc mắc rất ít lỗi về diễn đạt
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?”
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến)
1. Ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu là:
A. Chỉ những hiểm hoạ từ thiên nhiên.
B. Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển.
C. Cả giông bão tự nhiên và hiểm hoạ đối với chủ quyền của đất nước.
2. Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này?
3. Ý nghĩa việc gợi lại truyền thuyết đó là:
A. Gợi nhắc về cội nguồn dân tộc.
B. Nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
C. Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý thức đoàn kết đấu tranh vì Tổ quốc.
D. Cả A,B,C.
4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả tu từ của phép điệp trong đoạn thơ?
5. Ý nghĩa của mỗi từ sóng trong hai câu thơ cuối là gì?
A/ PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết lí giải nghĩa của từ, hiểu nghĩa của từ
trong văn bản.
2. Yêu cầu về kiến thức:
1. (0,25 điểm) Mục đích của câu hỏi học sinh đọc hiểu được nghĩa của từ.

Mức đầy đủ
Mã 1: Phương án B
Mức không tính điểm
Mã 0: Các phương án khác.
Mã 9: Không trả lời.
2. (0,5 điểm)
Truyền thuyết được gợi lại trong đoạn thơ trên là Con Rồng cháu tiên
(Hoặc Lạc Long Quân và Âu Cơ)
3. Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản.
Mức đầy đủ
Mã 2: Phương án D(0,25 điểm)
Mức không tính điểm
Mã 0: Các phương án khác.
Mã 9: Không trả lời.
4. (0,5 điểm) Điệp từ: Nếu, Tổ quốc, biển, mẹ, sóng…
Điệp cấu trúc: Tổ quốc…từ biển.
Nhịp thơ sôi trào mạnh mẽ: Nỗi trăn trở, đau đáu về tổ quốc…(0,5 điểm)
5. Ý nghĩa của từ sóng trong hai câu thơ cuối:
- Sóng 1: Những hiểm hoạ đe doạ an ninh, chủ quyền, hoà bình của đất
nước.(0,5 điểm)
- Sóng 2: Tinh thần yêu nước, ý thức về chủ quyền của đất nước, sẵn
sàng bảo vệ Tổ quốc.(0,5 điểm)
Câu 2 (12,0 điểm):
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Đây là lời bày tỏ táo
bạo của người phụ nữ hiện đại”, cũng có ý kiến khẳng định: “Tư tưởng của bài thơ
bắt rễ rất sâu từ quan niệm tình yêu của người phụ nữ hiện đại”.
Qua bài thơ anh (chị) có quan điểm như thế nào về hai ý kiến trên và trình bày
suy nghĩ của mình về quan niệm tình yêu của thế hệ trẻ thời hiện đại
a. Đặt vấn đề: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
b. Giải quyết vấn đề:

* Giải thích ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất: “Đây là lời bày tỏ táo bạo của người phụ nữ hiện đại”. Ý
kiến này nhấn mạnh đến sự chủ động, mạnh dạn, thẳng thắn, tự do thổ lộ lòng mình,
vượt qua những phép tắc, lễ nghi của xã hội cũ để đến với người mình yêu của người
phụ nữ.
- Ý kiến thứ hai: “Tư tưởng của bài thơ bắt rễ rất sâu từ quan niệm tình yêu
của người phụ nữ hiện đại”. Ý kiến này khẳng định sự hiểu biết một cách đầy đủ, sâu
sắc, có chiều sâu của sự khám phá, tìm hiểu về tình yêu của người phụ nữ thời hiện
đại.
- Đánh giá về hai ý kiến trên: Cả hai ý kiến đều khẳng định vẻ đẹp trong tình
yêu của người phụ nữ hiện đại: sự chủ động, mạnh mẽ, táo bạo, thẳng thắn Nhưng
cả hai ý kiến chưa thấy được vẻ đẹp cổ điển, truyền thống trong tình yêu của người
phụ nữ.
* Phân tích để làm sáng tỏ:
- Vẻ đẹp hiện đại: Qua bài thơ người đọc nhận thấy người phụ nữ đang yêu có
thái độ hoàn toàn chủ động trong tình yêu.
+ Người phụ nữ khao khát tự khám phá, nhận thức bản thể, khát khao được
vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp tìm đến miền bao la để hiểu chính mình.
+ Tình yêu được thể hiện một cách chân thành, không hề giấu diếm: Đó là khát
vọng muốn thấu hiểu tình yêu, được sống thủy chung trong tình yêu, được vĩnh viễn
hóa, bất tử hóa tình yêu
+ Người phụ nữ dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc.
- Vẻ đẹp cổ điển: Bài thơ có những cung bậc cảm xúc trong tình yêu mà ta đã
bắt gặp rất nhiều trong thơ ca truyền thống: Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, với sự
thủy chung, yêu là chân thành và hướng tới hạnh phúc gia đình.
- Vẻ đẹp trong tình yêu của người phụ nữ được thể hiện thông qua việc sử
dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp nghệ thuật: thể thơ năm chữ, hình ảnh ẩn dụ
“sóng”, cách ngắt nhịp linh hoạt, phép trùng điệp, nghệ thuật đối
* Bình luận về các ý kiến:
- Hai ý kiến trên là hai cách đánh giá, cảm nhận về vẻ đẹp mạnh mẽ, chân

thành, táo bạo trong tình yêu của người phụ nữ thời hiện đại. Hai ý kiến không mâu
thuẫn, không phủ định nhau mà góp phần bổ sung cho nhau.
- Cả hai ý kiến đều trân trọng quan niệm hiện đại về tình yêu.
- Bài thơ không chỉ dừng lại ở những gì sôi nổi bề ngoài. Sau những gì mạnh
mẽ nhất lại ẩn chứa vẻ đẹp nữ tính, thủy chung.
c. Kết thúc vấn đề: Đánh giá khái quát toàn bài
Câu 1 (8,0 điểm):
Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngôi sao đã đến xin thần Dớt
thay đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói: Con không thích đứng ở góc
đường chân trời. Ở đó con không có gì nổi bật cả. Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ:
Quan trọng là ngươi có toả sáng ở nơi mình đang đứng không.
Suy nghĩ của anh / chị về ý nghĩa triết lí nhân sinh của câu chuyện trên.
Câu 1 (8,0 điểm):
I. Yêu cầu chung
1. Về kĩ năng
- Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời
sống và những trải nghiệm của riêng mình… Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề
thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.
- Biết cách xử lí một đề văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí đặt ra trong tác
phẩm văn học, kết cấu hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc đủ sức
thuyết phục.
2. Yêu cầu về kiến thức
- Hiểu biết về triết lí nhân sinh sâu sắc được gửi gắm qua câu chuyện. Trong
cuộc sống không có vị trí nào tầm thường, không có công việc nào thấp hèn, chỉ có
những người không cố gắng nỗ lực để làm tốt công việc của mình mà thôi
- Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa triết lí nhân sinh từ câu chuyện
- Lấy được một vài dẫn chứng trong thực tế để minh hoạ
II. Yêu cầu cụ thể
Bài làm của thí sinh có thể khai thác những hiểu biết, nêu những suy nghĩ và
trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau:

1. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện:
- Lời ngôi sao nhỏ:
+ Mong muốn thay đổi vị trí trên bầu trời để được nổi bật
+ Lí do: Ngôi sao quan niệm góc đường chân trời là vị trí tầm thường
Lời của ngôi sao đã đánh đồng vị trí nó đang đứng với giá trị của chính bản
thân
- Lời thần Dớt: điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là sự toả sáng
- Ý nghĩa của câu chuyện: vị trí trên bầu trời không quan trọng bằng việc toả
sáng. Ngôi sao nhỏ nếu không toả sáng ở vị trí mình đang đứng thì sao có thẻ toả
sáng ở nơi cao xa nào đó.
2. Suy nghĩ về ý nghĩa triết lí nhân sinh được gợi lên từ câu chuyện
- Trong cuộc sống không có vị trí nào tầm thường, không có công việc nào
thấp hèn, chỉ có những người không cố gắng nỗ lực để làm tốt công việc của mình mà
thôi
+ Mỗi vị trí, mỗi công việc trong cuộc sống đều có giá trị và ý nghĩa riêng. Vì
vậy, mỗi người cần không ngừng nỗ lực để tạo lập giá trị bản thân bằng cách làm tốt
công việc của mình (dẫn chứng)
+ Nhận thức đúng vị trí và công việc mình đang có cũng là coi trọng bản thân.
Đổ lỗi cho hoàn cảnh bắt nguồn từ sự tự ti và hèn nhát, tất yếu sẽ dẫn tới thất bại. Bởi
vì một công việc được cho là giản đơn cũng đòi hỏi tâm huyết và nỗ lực cao nhất của
mỗi người (dẫn chứng)
- Con người làm thế nào để toả sáng trong cuộc đời?
+ Mỗi người tuỳ thuộc vào năng lực, sở trường, điều kiện thực tế để lựa chọn
cho mình vị trí và công việc thích hợp
+ Phải từ suy nghĩ đúng đắn, xác định mục tiêu và kiên trì thực hiện, có như
vậy mới đạt đến thành công để toả sáng
Sự toả sáng do mỗi người chúng ta thắp lên bằng sự nỗ lực và cố gắng không
ngừng.
- Phê phán:
+ Phê phán những kẻ thụ động, thiếu ý chí, chỉ biết mong chờ sự may mắn

+ Phê phán những kẻ tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân, sống mờ nhạt, vô vị
3. Bài học thực tiễn
- Mong muốn có một vị trí, một công việc thích hợp là khát vọng chính đáng
của con người. Tuy nhiên, tất cả đều phải bắt đầu từ sự nỗ lực, vượt lên hoàn cảnh,
vượt lên chính mình…
- Đối với thanh niên, cần chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống có ý
chí, bản lĩnh để vươn tới thành công.
- Sự toả sáng không chỉ dừng lại ở một thời điểm, một khoảnh khắc mà phải là
cả hành trình trong cuộc đời bất cứ ai.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức, lập luận chặt
chẽ, bài viết giàu cảm xúc, có tính phát hiện, sáng tạo; lỗi diễn đạt không đáng kể
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn yêu cầu của đè; cảm nhận vấn đề khá sâu
sắc, tinh tế; bài có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về dùng từ,
diễn đạt
- Điểm 3-4: Tỏ ra hiểu đề nhưng khai thác chưa sâu; diễn đạt rõ ý; mắc một số
lỗi về dùng từ, đặt câu
- Điểm 1-2: Bài viết lúng túng, chưa hiểu hết yêu cầu của đề; nhiều sai sót về
diễn đạt
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề
Phần II. Tự luận (7.0 điểm)
Trong phần kết tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã
viết: “…nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi
tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch,
tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt
trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giẫm trên mặt
đất chắc chắn, hòa lẫn vào đám đông…”.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm
trên? Qua cuộc đời, số phận của người phụ nữ này nhà văn đã đặt ra những vấn đề gì
trong hiện thực đời sống?

Phần II: Tự luận (7.0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng liên hệ với hiện
thực đời sống xã hội.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn
Nguyễn Minh Châu, học sinh cần thể hiện rõ những suy nghĩ của bản thân về hình
tượng người đàn bà hàng chài và nhận thức được những vấn đề của hiện thực đời
sống mà nhà văn gửi gắm qua hình tượng này.
Sau đây là một số gợi ý:
* Hình tượng người đàn bà hàng chài:
- Người phụ nữ có cuộc đời lam lũ, nghèo đói (gia đình đông con, nghèo túng,
thiếu ăn quanh năm, lao động khó nhọc, vất vả ).
- Người phụ nữ có cuộc đời đầy đau khổ, bế tắc (thường xuyên bị chồng hành hạ
nhưng vì nhiều lý do khác nhau, người phụ nữ này không thể bỏ chồng, cũng chưa
thể tìm cho gia đình mình một lối thoát, ).
- Tâm hồn cao đẹp, lòng bao dung, tình thương yêu con vô bờ bến,…(nhẫn nại
chịu đựng, thấu hiểu chồng, hy sinh tất cả vì con,…).
- Người phụ nữ từng trải, hiểu sâu sắc lẽ đời (thấu hiểu những nỗi phức tạp của
đời sống, …)
* Những vấn đề của đời sống xã hội:
Qua cuộc đời, số phận của người đàn bà hàng chài, học sinh nhận thức được
những vấn đề của đời sống xã hội mà nhà văn đã đặt ra:
- Tình trạng nghèo đói và tăm tối trong cuộc sống của con người có thể dẫn đến sự
tha hóa về phẩm chất đạo đức, khiến con người trở nên xấu xa, tàn nhẫn với chính
người thân trong gia đình.
- Bạo lực gia đình đã và đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, là nguyên nhân gây
ra nỗi bất hạnh cho con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
- Tương lai của trẻ thơ - những đứa trẻ như con của người đàn bà hàng chài - sẽ
như thế nào khi lớn lên trong một thế giới lạc hậu, nghèo đói và đầy bạo lực?

3. Cách cho điểm:
Học sinh có thể trình bày bài theo nhiều cách khác nhau, có thể không đề cập đến
tất cả những khía cạnh của vấn đề mà chỉ đi sâu một vài ý. Do vậy, giáo viên cần
vận dụng linh hoạt đáp án, không đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết
sáng tạo, thể hiện được quan điểm riêng một cách thuyết phục. Chấp nhận những
cách lý giải, suy nghĩ khác với đáp án nếu hợp lý.
Thang điểm:
- Điểm 6-7: Bài viết thể hiện rõ suy nghĩ về nhân vật người đàn bà hàng chài,
nhận thức sâu sắc về vấn đề xã hội nhà văn đã đặt ra trong tác phẩm. Bố cục rõ ràng,
lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 4-5: Cơ bản trình bày được suy nghĩ về nhân vật người đàn bà hàng chài
và nhận thức được những vấn đề xã hội trong tác phẩm. Bố cục rõ ràng, lập luận
tương đối chặt chẽ, còn mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 2-3: Chưa thể hiện rõ được suy nghĩ về nhân vật và vấn đề xã hội nhà văn
đặt ra. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, nội dung quá sơ lược, sai lạc về kiến thức.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn.
Đề 2. “Trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới”.
Từ ý kiến của Ta-go, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề giữ gìn
bản sắc dân tộc.
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dầu không thanh lịch cũng người Tràng An
(Ca dao)
Vâng, câu ca dao ấy đã khái quát những nét thanh lịch của con người mảnh đất ngàn
năm văn hiến. Có lẽ, chính những nét đẹp đó đã để lại trong lòng mỗi người con của
mảnh đất này thật nhiều hoài niệm. Là nhà văn sinh ra ở đất kinh kì, Nguyễn Khải đã
thể hiện sự tinh tế nhạy cảm của mình trước những nét văn hoá rất riêng của Hà Nội
qua truyện ngắn "Một người Hà Nội được rút từ tập “Hà Nội trong mắt tôi". Tác
phẩm không chỉ thể hiện sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp vãn hoá của miền đất
này, không chỉ là sự xót xa cho sự mai một của những giá trị văn hoá, mà quan trọng

hơn là cả tác phẩm đã để lại cho mỗi chúng ta thật nhiều suy ngẫm về việc giữ gìn
bản sắc văn hoá trong cuộc sống hôm nay.
Có thể nói, “Một người Hà Nội" là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải.
Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối
của thời cuộc. Những nét đẹp tính tuý nhất của người Tràng An dường như đã được
hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ tác giả
không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào
những điều hết sức bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn
làm nổi bật được những nét tính cách độc đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy
nghĩ của bà Hiền được thể hiện trước tiên qua cái cách mà bà chọn chồng là một ông
giáo tiểu học hết sức bình thường "khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc", cái quyết định
dừng sinh con ở tuổi bốn mươi, trái hoàn toàn với quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh
cỏ" của xã hội ta lúc bây giờ, Là một người phụ nữ nhưng bà luôn chủ động, tự tin
việc quản lí gia đình bởi bà ý thức rất rõ vai trò quan trọng của một người vợ, người
mẹ: "người đàn bà mà không là nội tướng thì cái gia đình ấy chả ra sao". Không
những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ cái nhỏ nhất như ngồi ăn, chuyện cầm
bát, cầm đũa, múc canh, Rồi khi hai đứa con trai lần lượt xin ra chiến trường, người
mẹ ấy "cũng đau đớn mà bằng lòng" vì không muốn con sống bám vào sự hi sinh của
bạn bè. Ở bà người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp trường tồn
vĩnh cửu của Hà Nội: "Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không
thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi". Có thể nói cái cốt
cách của Hà Nội còn được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật này. Đó là sự
linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh
nào vẫn luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự trọng nhưng
cũng hết sức khéo léo, thông minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc
trưng trong lối sông của người Hà Nội lộ cái quý phái, sang trọng, lịch lãm của ngưòi
Hà Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái cảm nhận hết sức tinh tế "trời rét,
mưa rây lả lướt dù đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt" đến cái cách lau chùi bát hoa
thuỳ rong ngày giáp Tết một cách hết sức tỉ mi, đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường
tồn vĩnh cửu ở một người Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong

nhân vật bà Hiền vừa có một Hà Nội trí tuệ, hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà
Nội đài các kiêu sa, cổ kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có tuổi, bà Hiền vẫn là "hạt
bụi vàng của Hà Nội".
Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà
còn hướng đến tất cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý
thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn hoá có thể một cách đơn giản là tất cr
những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã hội, chừng nào con người
còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn. Dù ở bất kì thời đại nào thì văn hoá cũng
đóng vai trò hết sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi
dân tộc, góp phần không vào việc hình thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng
không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi khi xưa đã nhắc đến truyền thống văn hoá của dân
tộc ngay sau khi tư tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của "áng thiên cổ hùng văn Đại
cáo bình Ngô:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt tnrớc lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước

×