Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề cương chi tiết ôn thi môn Kế toán tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.18 KB, 33 trang )

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Câu 1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ
Câu 2: Phân loại TSCĐ, Ý nghĩa của từng tiêu thức
Câu 3: Đánh giá TSCĐ trong doanh nghiệp
Câu 4 : Các phương thức sửa chữa TSCĐ trong doanh nghiệp
Câu 5: Khái niệm đặc điểm vật liệu, công cụ dụng cụ
Câu 6: Các phương pháp tính giá xuất kho
Câu 7: Các hình thức trả lương cho người lao động
Câu 8: Làm rõ các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp theo quy định hiện
hành
Câu 9: Nội dung các phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kì
Câu 10 : Làm rõ tiêu chuẩn ghi nhận DT tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ trong
doanh nghiệp
Câu 11 : Hãy làm rõ các phương thức bán hàng chủ yếu trong doanh nghiệp
Câu 12 : Nguyên tắc vốn bằng tiền trong DN
Câu 13 : Nguyên tắc kế toán vốn vay trong DN
Câu 14 : Nêu cách xác định các khoản dự phòng
Câu 1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ
- Khái niệm:
1
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 03,04), một nguồn lực của doanh
nghiệp được coi là TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
+ Nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách đáng tin cậy
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (Thông tư 45 giá trị từ
30.000.000 đồng trở lên)
- Đặc điểm:
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần.


+ TSCĐ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Xem thêm chuẩn mực kế toán 03,04 và Thông tư 45 để phân tích thêm
Liên hệ với kế toán?
Câu 2: Phân loạiTSCĐ, Ý nghĩa của từng tiêu thức
- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất và mục đích sử dụng
trong hoạt động SXKD
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành hai loại:
TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vât chất do doanh nghiệp nắm giữ
để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất mà có thể nhìn thấy và chạm
vào được, TSCĐ hữu hình được sử dụng cho hoạt động SXKD và thoả mãn 4 tiêu chuẩn
nhận biết với TSCĐ. TSCĐ hữu hình có thể là một TSCĐ có kết cấu độc lập hoặc là một hệ
thống bao gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết với nhau để thực hiện một hay một số
chức năng nhất định
Trong TSCĐ hữu hình, căn cứ vào nhóm TS có cùng tính chất và mục đích sử dụng
trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc, thiết bị
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
2
+ TSCĐ hữu hình khác
Vật kiến trúc được hiểu là tất cả những vật được kết cấu có tính chất kiên cố. Nhà
cửa, vật kiến trúc được xếp vào TSCĐ hữu hình bao gồm tất cả những công trình XDCB
hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà kho, nhà cửa, tháp nước, sân bãi, các
công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, cầu tàu….
Máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp như máy móc
chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị đơn lẻ……….

Phương tiện vận tải là các phương tiện dùng để vận tải bằng đường sắt, đường bộ,
đường thuỷ, hàng không như ô tô, xe tải, tàu hoả và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống
thông tin, hệ thống điện, nước, băng chuyền tải vật tư, hàng hoá
Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh
doanh, quản lý hành chính như máy vi tính, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất
lưuợng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt…
Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm cũng được xếp vào TSCĐ hưũu
hình. Cây lâu năm như cà phê, chè, cao su,vườn cây ăn quả. Súc vật làm việc như voi, bò,
ngựa cày kéo…và súc vật nuôi lấy sản phẩm như bò sữa, súc vật sinh sản. Đối với súc
vậtlàm việc/cho sản phẩm thì từng con súc vật thoả mãn đủ tiêu chuẩn của TSCĐ được coi
là TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn
đồng thời 4 tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là TSCĐ hữu hình
Và loại cuối cùng là TSCĐ hữu hình khác bao gồm các TSCĐ hữu hình chưa được
xếp vào các loại TSCĐ nói trên như các tác phẩm nghệ thuật, sách báo chuyên môn, kỹ
thuật….
- TSCĐ vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị
và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
vô hình
Trong TSCĐ vô hình, căn cứ vào nhóm TS có cùng tính chất và mục đích sử dụng
trong các hoạt động của doanh nghiệp, gồm:
+ Quyền sử dụng đất
+ Quyền phát hành
+ Bản quyền, bằng phát minh sáng chế
+ Nhãn hiệu hàng hoá
+ Phần mềm máy vi tính
3
+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
+ TSCĐ vô hình khác
Quyền sử dụng đất là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử
dụng đất. Toàn bộ chi phí doanh nghiệp chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng các

chi phí liên quan trực tiếp đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước như chi phí san
lấp, đền bù, cải tạo mặt bằng, chi mua quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ hình thành lên
giá trị quyền sử dụng đất.
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm: quyền sử dụng đất được nhà nước
giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao
gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn); quyền sử dụng đất
thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời
gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền
còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm: quyền sử dụng đất được
Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian
thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi
phí kinh doanh theo số năm thuê đất; thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được
hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
Quyền phát hành là Toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp chi ra để có được
quyền phát hành sẽ hình thành lên TSCĐ vô hình quyền phát hành
Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua lại bản quyền, bằng phát minh
sáng chế của các nhà phát minh hay những chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các công
trình nghiên cứu, thử nghiệm được nhà nước cấp bằng sáng chế sẽ hình thành lên TSCĐ vô
hình bản quyền, bằng phát minh sáng chế.
Nhãn hiệu hàng hoá là một từ, cụm từ hay 1 biểu tượng để phân biệt 1 loại sản phẩm
nào đó của công ty. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để mua nhãn hiệu hàng hoá sẽ
hình thành lên TSCĐ vô hình Nhãn hiệu hàng hoá. Nhãn hiệu hàng hóa hình thành từ nội bộ
của doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.
Phần mềm máy vi tính
4
Toàn bộ chi phí doanh nghiệp chi ra để có được giấy phép và giấy phép nhượng
quyền (giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất….)

TSCĐ vô hình khác như quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công thức
pha chế, kiểu dáng công nghiệp ….
Một số những khoản chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho
doanh nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng
cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho
giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ
hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.
Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này tạo điều kiện thuận lợi cho người tổ chức kế
toán TSCĐ sử dụng TKKT một cách phù hợp. Các TKKT sử dụng trong kế toán tổng hợp
và kế toán chi tiết TSCĐ được thiết kế, xây dựng trên cơ sở cách phân loại này, phân loại
theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất và mục đích sử dụng trong các hoạt động của
doanh nghiệp.
b.Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
- TSCĐ tự có: là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
Đó là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp (ngân sách cấp, tự bổ sung, hình thành từ góp vốn liên doanh…) hoặc
bằng nguồn vốn vay.
- TSCĐ thuê ngoài:là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng
quyền sử dụng trong một khoản thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê
TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp có quyền khai thác và sử dụng
theo hợp đồng thuê và có trách nhiệm quản lý liên đới, là những TSCĐ không thuọcc quyền
sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có quyền định đoạt. tuỳ theo điều khoản của
hợp đồng thuê mà TSCĐ được chia thành TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính
+ TSCĐ thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro
và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
+ TSCĐ thuê hoạt động: là thuê tài sản nhưng không phải thuê tài chính.
Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọng TSCĐ thuộc sở
hữu của doanh nghiệp trong tổng TSCĐ, cung cấp thông tin cho những đối tượng có quan
tâm để có thể đánh giá được tình hình tài chính và quy mô tài sản của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó cũng xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại TSCĐ.

5
Ngoài ra còn có rất nhiều cách phân loại TSCĐ khác như phân loại TSCĐ căn cứ
vào tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp chia ra làm TSCĐ phục vụ cho mục đích kinh
doanh, TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng, TSCĐ bảo quản
hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước…
Câu 3: Đánh giá TSCĐ trong doanh nghiệp
* Nguyên giá TSCĐ:
- Khái niệm: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lý mà doanh nghiệp phải
bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Xác định nguyên giá TSCĐ
+ TSCĐ do mua sắm
Nguyên giá TSCĐ = giá mua (trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
mua được hưởng) + thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + phí tổn trước
khi dùng
Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua
chưa có thuế GTGT
Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc
dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp thì kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua có
thuế GTGT (tổng giá thanh toán)
+ TSCĐ mua trả chậm:
Nguyên giá TSCĐ = giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua + thuế (không bao gồm
thuế được hoàn lại) + phí tổn trước khi dùng.
+ TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi
• Mua dưới hình thức trao đổi lấy 1 TSCĐ tương tự thì nguyên giá của TSCĐ nhận
về bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi
•Mua dưới hình thức trao đổi lấy 1 TSCĐ không tương tự hoặc TSCĐ khác thì
nguyên giá TSCĐ nhận về được xác định như sau
= Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau

khi cộng thêm các khoản phải trả hoặc trừ đi các khoản phải thu về) + thuế + phí tổn trước
khi dùng
+TSCĐ hình thành từ hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản
6
Nguyên giá TSCĐ = giá quyết toán của công trình + phí tổn trước khi dùng
+ TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến
• Nếu là đơn vị hạch toán độc lập:
Nguyên giá TSCĐ = giá trị còn lại ghi trên sổ đơn vị cấp (hoặc giá trị thực tế đánh
giá của hội đồng giao nhận) + phí tổn trước khi dùng
• Nếu là đơn vị hạch toán phụ thuộc đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, giá
trị hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại trên bộ hồ sơ TSCĐ của đơn vị bị điều chuyển để ghi sổ
kế toán
Nếu là đơn vị hạch toán độc lập nguyên giá TSCĐ bao gồm giá trị còn lại ghi trên
sổ đơn vị cấp (hoặc giá trị thực tế đánh giá của hội đồng giao nhận) cộng với phí tổn trước
khi dùng mà bên nhận TSCĐ phải chi ra
+ TSCĐ nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp liên doanh, phát hiện thừa, biếu
tặng, viện trợ…
Nguyên giá TSCĐ = giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận hoặc tổ chức
định giá chuyên nghiệp + phí tổn trước khi dùng.
- TSCĐ thuê tài chính:
Nguyên giá TSCĐ = giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản + chi
phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính (đàm phán, giao dịch )
Chú ý: Nguyên giá tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các
trường hợp sau:
a. Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quy định của pháp luật;
b. Nâng cấp tài sản cố định: xây lắp, trang bị thêm, cải tiến làm tăng chất lượng sản
phẩm sản xuất ra, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động
của TSCĐ.
c. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định.
Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các

căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số
khấu hao luỹ kế của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.
TSCĐ còn được đánh giá theo chỉ tiêu thứ 2 là theo giá trị còn lại
* Giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế (số khấu hao
luỹ kế, cộng dồn số khấu hao trích vào chi phí SXKD của TSCĐ)
7
Như vậy, trong mọi trường hợp, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn
lại. Do vậy việc ghi sổ kế toán phải bảo đảm phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị của
TSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
Câu 4 : Các phương thức sửa chữa TSCĐ trong doanh nghiệp
4.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên
- Là loại hình sửa chữa có tính chất bảo quản , bảo dưỡng thường xuyên với TSCĐ
quy mô sửa chữa nhỏ,chi phí sửa chữa phát sinh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của
doanh nghiệp
- PP kế toán : khi phát sinh chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Nợ TK 627,641,642( bộ phận sản xuất, bán hàng, quản lý DN)
Có TK 111,112,152…
4.1 Kế toán sửa chữa lớn mang tính phục hồi
- Là loại hình sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ, chi phí
sửa chữa phát sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của DN. Công việc sửa chữa có thể
tiến hành trong kế hoạch or ngoài kế hoạch
- PPKT
+) Sửa chữa theo k.h( Sửa chữa lớn)
Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335
+) khi sửa chữa thực tế phát sinh
Nợ TK 241.3
Nợ TK 133

Có TK 111,112,331
- khi hoạt động sửa chữa hoàn thành
TH1 : Chi phí sửa chữa thực tế = chi phí dự toán
Nợ TK 335- Dự toán
Có TK 241.3- Thực tế
TH2 : Chi phí sửa chữa thực tế < chi phí dự toán
Nợ Tk 335 - Dự toán
Có Tk 241.3- Thực tế
Có Tk 627,641,642- Phần dự toán thừa
8
TH3 : Chi phí sửa chữa thực tế > chi phí dự toán
Nợ TK 335 - Dự toán
Nợ Tk 627,641,642 - Nếu phần vượt dự toán nhỏ
Nợ TK 142,242 - Nếu phần vượt dự toán lớn chờ phân bổ kỳ sau
Có Tk 241.3- Thực tế
Câu 5 – khái niệm đặc điểm VL-CCDC
5.1- khái niệm
Vật liệu là những đối tượng lao động, và là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm,
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lương của sản phẩm được sản xuất.
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động thiếu ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn của TSCĐ,
CCDC tham gia vào nhiều chu kì sxkd và chuyển dịch dần giá trị vào sản phẩm. Căn cứ
vào cách phân bổ và chi phí CCDC trong doanh nghiệp gồm CCDC thuộc loại phân bổ 1
lần(100% giá trị) và CCDC phân bổ từ 2 lần trở lên
5.2 - Đặc điểm
* Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao động chủ yếu
được tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm. Nguyên vật liệu có các đặc điểm chủ yếu
sau:
• Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thường không giữ lại
hình thái vật chất ban đầu.

• Giá trị nguyên vật liệu sản xuất cũng được chuyển toàn bộ vào giá tri sản phẩm do nó
chế tạo ra sản phẩm
• Nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loạivà thường chiểm tỉ trọng lớn trong chi phí sản
xuất.
• Để đảm bảo yêu cầu sản xuất doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua, dự
trữ và quản lý chặt chẽ chúng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị.
• Giá trị nguyên vật liệu dự trữ thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tàI sản lưu động
của doanh nghiệp
* Công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp sản xuất là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ
hoặc thời gian sử dụng ngắn. Công cụ dụng cụ có các đặc điểm sau:
• Về đặc điểm vận động thì công cụ dụng cụ cũng có thời gian sử dụng khá dài nên giá
trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tương sử dụng.
9
• Về giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý, theo dõi thì
hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng một lần hoặc là phân bổ
dần trong một số kỳ nhât định.
• Liên hệ với kế toán?
Câu 6 Các phương pháp tính giá xuất kho
Khi xác định giá trị hàng xuất kho, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương
pháp sau:
.1 Phương pháp nhập trước xuất trước
Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo
giá thực tế của từng số hàng xuất. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số
vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có
xu hướng giảm.
2. Phương pháp nhập sau xuất trước
Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Phương pháp này ngược với phương
pháp trên, chỉ thích hợp với giai đoạn lạm phát
3. Phương pháp giá bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân (bình quân

cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập)

Giá thực tế nguyên vật
liệu, hàng hoá xuất dùng
=
Số lượng xuất
dùng
x
Giá đơn vị
bình quân

Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách
* Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần
nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá
bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá.

Đơn giá bình quân
của cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ
trước)
Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
10
- Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa chính
xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.
- Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần
Đơn giá bình quân

sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần
nhập
4. Phương pháp giá đích danh
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào
thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ
nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của
hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho
được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ
những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng
ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.
Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương
pháp này.
Câu 7 : Các hình thức trả lương cho ng lao động
7.1 Khái niệm
Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa
người lao động với ng sử dụng lao dộng phì hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trong
nền kinh tế
7.2 Các hình thức trả lương
a) Hình thức trả lương theo thời gian
Đây là hình thức tiền lương mà thu nhập của một người phụ thuộc vào hai yếu tố: số thời
gian lao động thực tế trong tháng và trình độ thành thạo nghề nghiệp của người lao động.
Chế độ trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, nhưng nhược điểm là
chỉ mới xem xét đến mặt số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng, nên vai trò kích thích sản
xuất của tiền lương hạn chế.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn áp dụng hình thức trả lương này để trả cho đối tượng công
nhân chưa xây dựng được định mức lao động cho công việc của họ, hoặc cho công việc xét

thấy trả lương theo sản phẩm không có hiệu quả, ví dụ: sửa chữa, kiểm tra chất lượng sản
phẩm hoặc sản xuất những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao.
11
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp trả lương theo thời gian, người ta áp dụng trả
lương theo thời gian có thưởng.
b) Hình thức trả lương theo sản phẩm
Lương trả theo sản phẩm là chế độ tiền lương mà thu nhập của mỗi người tuỳ thuộc vào hai
yếu tố: Số lượng sản phẩm làm ra trong tháng và đơn giá tiền công cho một sản phẩm.
Số lượng sản phẩm làm ra do thống kê ghi chép. Đơn giá tiền công phụ thuộc vào hai yếu
tố: Cấp bậc công việc và định mức thời gian hoàn thành công việc đó.
Có thể nói rằng hiệu quả của hình thức trả lương theo sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc rất
nhiều vào công tác định mức lao động có chính xác hay không. Định mức vừa là cơ sở để
trả lương sản phẩm, vừa là công cụ để quản lý.
Trong thực tế chúng ta thường áp dụng 4 hình thức trả lương theo sản phẩm sau:
* Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Hình thức này được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất, trong điều kiện quá
trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức và kiểm tra nghiệm
thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Đơn giá xác định như sau:
ĐG = L/Q hoặc ĐG = L x T
Trong đó: ĐG : Đơn giá sản phẩm.
L : Lương theo cấp bậc
Q : Mức sản lượng
T : Mức thời gian
* Trả lương tính theo sản phẩm tập thể
Là một hình thức tiền lương áp dụng cho những công việc nặng nhọc có định mức thời gian
dài, cá nhân từng người không thể làm được hoặc làm được nhưng không đảm bảo tiến độ,
đòi hỏi phải áp dụng lương sản phẩm tập thể.
Khi áp dụng hình thức này cần phải đặc biệt chú ý tới cách chia lương sao cho đảm bảo
công bằng hợp lý, phải chú ý tới tình hình thực tế của từng công nhân về sức khoẻ, về sự cố
gắng trong lao động.

* Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Thường áp dụng để trả cho cán bộ quản lý và công nhân phục vụ. khi áp dụng hình thức này
có hai tác dụng lớn:
12
Thắt chặt mối quan hệ giữa cán bộ quản lý, công nhân phục vụ với công nhân trực tiếp sản
xuất và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý phải quan tâm tới việc thúc đẩy sản xuất phát triển.
Để áp dụng nó, cần tiến hành qua hai bước:
Bước 1: Xác định đơn giá gián tiếp (ĐG
GT
)
Bước 2: Tính lương sản phẩm gián tiếp (L)
c)Lương khoán
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượnng
công việc mà họ hoàn thành.
Để áp dụng lương khoán cần chú ý hai vấn đề sau: tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo
đúng tiến độ và chất lượng, và thực hiện thật nghiêm chỉnh chế độ khuyến khích lợi ích vật
chất. Mức thưởng, phạt cao hay thấp là tuỳ thuộc vào phần giá trị làm lợi và phần giá trị bị
thiệt hại hư hỏng.
Câu 8 : Làm rõ các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành
8.1 Quỹ BHXH : là quỹ chi trả cho ng lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường
hợp họ bị mất khả năng lao động( tạm thời or vĩnh viễn) . Được hình thành bằng cách trích
theo 1 tỷ lệ 26 %( Áp dụng 1/1/2014) Trong đó 18 % được tính vào chi phí sản xuất kd, 8%
do người lao ddoongjj đóng góp trừ vào lương.
8.2 Quỹ BHYT : Là quỹ tài trợ cho ng lao động tham gia đóng góp quỹ trong hoạt động
khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ. Quỹ được hình thành bằng cách trích theo 1 tỷ lệ = 4,5%.,
trong đó 3% tính vào chi phí sản xuaatskd còn lại 1,5% do ng lao động đóng góp trừ vào
lương.
8.3 Quỹ BHTN : Chi trả cho ng lđ đóng quỹ bị mất việc làm or chấm dứt hợp đồng lao động
nhưng chưa tìm dc việc làm. Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ = 2% , trong đó 1%
do ng sử dụng lao động chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% do ng lao động đóng

đc trừ vào lương
13
8.4 Quỹ KPCĐ : LÀ quỹ dáp ứng nhu cầu chi tiêu của hội đồng công đoàn. Được hình
thành bằng cách trích theo tỷ lệ 2% trên tiền lương thực tế phải trả người lao động và do ng
sử dụng lao động chịu, tính vào chi phí sản xuất kd.
Câu 9 Nội dung các phương pháp đánh giá giá trị sp dở dang ck
Các phương pháp đánh giá spdd: sau khi đã tổng hợp chi phí để tính giá thành của sản
phảm hoàn thành, KT cần phải tiến hành đáng giá spdd là khối lượng sp, công việc còn
đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ.
9.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính
trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí khác(chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sản xuất chung) tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
Công thức:
CPsxdd ck = CPsxdd đầu kì + CP NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ(VLC) x Số lượng sp
dd cuối kỳ
Số lượng sp hthanh + slg sp dd cuối kỳ

Ưu điểm: phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang
cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng.
Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác.
Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên
vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn
so với đầu kỳ.
Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang
theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần cung cấp khối lượng sản phẩm dở
dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho

sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất(như nguyên vật
liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp ) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản
phẩm dở dang như sau:
14
Công thức:
CPsxdd ck = CPsxdd đầu kì + CP NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ(VLC) x Số lượng sp
dd cuối kỳ
Số lượng sp hthanh + slg sp dd cuối kỳ

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (như chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
CP chế biến khác = CP chế biến khác dd đầu kì + CP chế biến # phát sinh trong kỳ x Số
lượng sp dd quy đổi
Số lượng sp hthanh + slg sp dd quy đổi
Số lượng sp dd quy đổi = Số lượng sp dd cuối kì x mức độ( Tỷ lệ) hoàn thành
Ưu điểm: phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương pháp trên.
Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản
phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
chiểm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản xuất dở dang đầu kỳ
và cuối kỳ biến động lớn.
Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn
thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi
phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Ưu điểm: tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm.
Nhược điểm: độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thông thường,
khó xác định được định mức chuẩn xác.
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí

hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức.
Câu 10 : LÀm rõ tiêu chuẩn ghi nhận DT tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ trong
doanh nghiệp
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát
sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu
15
. Việc xác định doanh thu theo pháp luật hiện hành về kế toán thực hiện theo chuẩn mực kế
toán số 14 (doanh thu và thu nhập khác) đã được quy định tại Quyết định số 149/2001/QĐ-
BTC ngày 31/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó (trích dẫn nội dung chuẩn mực):
a)- Đối với hàng hoá: ' 10. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất
cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

b)- Đối với dịch vụ: '16. Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi
kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về
cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả
phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của
giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung
cấp dịch vụ đó.'

Câu 11 : hãy làm rõ các phương thức bán hàng chủ yếu trong doanh nghiệp
Phương thức tiêu thụ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong khâu bán hàng, để đẩy nhanh
được tốc độ tiêu thụ, ngoài việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã lựa chọn cho mình
những phương pháp tiêu thụ hàng hóa sao cho có hiệu quả là điều tối quan trọng trong khâu lưu
thông, hàng hóa đến đựơc người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Việc áp dụng
linh hoạt các phương thức tiêu thụ góp phần thực hiện được kế hoạch tiêu thụ củadoanh nghiệp.
Sau đây là một số phương thức tiêu thụ chủ yếu mà doanh nghiệp hay sử dụng.
11.1 phương thức bán hàng trực tiếp
16
Là phương thức DN giao hàng cho ng mua trực tiêp tại kho or tại các phân xưởng của DN.
Theo phương thức này thời điểm xuất kho giao hàng chính là thời điểm sp hàng hoá đc xác
định là tiêu thụ
• Phương pháp KT:
Khi xuất sphh giao cho khách hàng
+) P/a giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 :
Có TK 154- xuất trực tiếp tại phân xưởng
Có TK 155- xuất kho thành phẩm
Có TK 156- xuất hàng hoá
+) phản ánh DTBH
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 333.1
11.2 Phương pháp bán chuyển hàng
Là phương thức DN giao hàng cho ng mua theo dịa điểm ghi trên hoá đơn số sphh xuất
kho trong qtrinh vận chuyển vẫn thuộc sở hữu của DN, chỉ khi nào khách hàng thanh
toán or chấp nhận thanh toán thì số sp hh đc xác định tiêu thụ
• Phương pháp KT
+) Khi xuất sphh chuyển đến cho k.h
Nợ TK 157

Có Tk 154,155,156
+) Khi k.h chấp nhận thanh toán or thanh toán
P/a giá vốn Nợ Tk 632
Có TK 157
p/a DTBH Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 333.1
Số hàng chuyển đến cho k.h bị k.h trả lại
Nợ Tk 155,156- Nhập kho
Nợ TK 152- Phế liệu thu hồi NK
Nợ TK 111- Giá trị phế liệu thu hồi
17
Nợ Tk 138.1- Giá trị hư hỏng chờ quyết định xử lý
Có TK 157 – Hàng gửi bán bị trả lại
11.3 Phương thức bán hàng gửi đại lý
LÀ phương pháp DN bán hàng qua các đại lý sp hàng hoá xuất kho đại lý vẫn thuộc sở
hữu của DN, chỉ khi nào đại lý nộp báo cáo bán hàng or nộp tiền hàng thì số sphh đó
mới đc xác định là tiêu thụ
• Phương pháp kế toán
Tại đơn vị giao đại lý
- khi xuất sphh chuyểnđến đại lý
Nợ TK 157
Có Tk 154,155,156
- Khi đại lý nộp báo cáo bhang or nộp tiền hàng
p/a giá vốn : Nợ TK 632
Có Tk 157
p/a DTBH Nợ TK 111,115,131
Có TK 511
Có TK 333.1
p/a hoa hồng đại lý đc hưởng

Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111,112,131
11.4 Bán hàng trả góp
LÀ phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, khách hàng thanh toán làn đầu tại thời
điểm mua, số tiền còn lại khách hàng chấp nhận trả dần và phải chịu 1 tỷ lệ lãi suất nhất
định
• Phương pháp KT
p/a giá vốn Nợ TK632
Có TK 154,155,156
p/a tổng số thu từ bán hàng trả góp
Nợ TK111,112 - Số tiền khách hàng thanh toán lần đầu
Nợ TK 131- Số tiền khách hàng chấp nhận trả dần
Có TK 511- DTBH theo giá bán thanh toán ngay 1 lần
18
Có TK 333.1- VAT tính theo giá bán thanh toán 1 lần
Có TK 338.7 – Lãi trả góp
Định kỳ k/c lãi trả góp vào DT hđ tài chính
Nợ TK 338.7
Có TK 515
Câu 12 : Nguyên tắc vốn bằng tiền trong DN
Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ hiện thực do đơn vị sở hữu, tồn tại dưới
hình thái giá trị và thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà doanh nghiệp nào
cũng có và sử dụng.
• Nguyên tắc tiền tệ thống nhất
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng 1 đơn vị tiền tệ duy nhất là đồng
ngân hàng nhà nwocs VN để phản ánh
• Nguyên tắc cập nhật
Kế toán theo dõi phản ánh thwongf xuyên liên tục tình hình biến động chi tiết và biến

động tổng hợp của từng loại tiền theo từng hình thái và trạng thái tồn tại của nó
• nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái
Mọi nghiệp vụ kte phát sinh coá liên quan đến ngoaijteej đều phải sử dụng tỷ giá hối
đoái để quy đổi ra VNĐ
Liên hệ với kế toán?
Câu 13 : Nguyên tắc kế toán vốn vay trong DN
- Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng khoản vay, lần vay, thời hạn vay tiền , lãi suất
tiền vay với từng đối tượng cung cấp tín dụng
- Trong trường hợp DN vay bằng ngoại tệ KT phải theo dõi chi tiết nguyên tệ và giá trị
đồng VN quy đổi theo tỷ giá thích hợp
Liên hệ với kế toán?
Câu 14 : Nêu cách xác định các khoản dự phòng (xem thêm Thông tư 228/2009 về
dự phòng )
Khái niệm Dự phòng: Dự phòng giảm giá là sự xác nhận về phương diện kế toán
một khoản giảm giá trị tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc
chắn.
19
* Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
- Nội dung: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính bao gồm khoản dự phòng giảm giá
đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn bị tổn
thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị thua lỗ.
- Thời điểm lập: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được trích lập và hoàn nhập
vào cuối niên độ kế toán (trừ trường hợp với những doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính
giữa niên độ thì lập cho kỳ kế toán quý).
- Đối tượng và phương pháp trích lập dự phòng:
+ Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư có giá thị
trường tại thời điểm kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ tại thời điểm mua vào của chứng khoán
(giá gốc).
Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư theo đúng quy
định của pháp luật, được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo

cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá gốc. Sau đó, tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự
phòng giảm giá chứng khoán đầu tư làm căn cứ hạch toán.
Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như chứng
khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật, cổ phiếu quỹ không được lập dự
phòng.
Phương pháp lập dự phòng;
Mức dự phòng cần lập cho niên độ N + 1 của chứng khoán i:
= Số lượng chứng khoán i hiện có cuối niên độ N (Giá đơn vị ghi sổ tại thời điểm mua vào
của chứng khoán i – giá đơn vị thị trường tại thời điểm kiểm kê của chứng khoán i)
Giá thị trường được xác định như sau:
Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính
theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình
quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.
Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng
khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau: Đối với các Công ty đã đăng ký giao
dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá
chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống
tại ngày lập dự phòng; Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch
20
của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá
trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán
tại thời điểm lập dự phòng.
Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các
doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày
giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
+ Với khoản đầu tư tài chính dài hạn, mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư bằng
số vốn đã đầu tư
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và

được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Mức trích tối đa cho
mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:
Mức dự phòng
tổn thất các
khoản đầu tư
tài chính
=
Vốn góp
thực tế của
các bên tại tổ
chức kinh tế
-
Vốn chủ sở
hữu thực

x
Số vốn đầu tư của doanh
nghiệp
Tổng số vốn góp thực tế
của các bên tại tổ chức
kinh tế
Trong đó:
Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế
toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng
cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế
năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn

vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế.
*Dự phòng phải thu khó đòi
- Nội dung: Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các
khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi
được do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán.
21
- Thời điềm lập: Dự phòng phải thu khó đòi được tính toán và ghi nhận vào cuối
niên độ kế toán (cuối kỳ kế toán với doanh nghiệp yêu cầu lập báo cáo tài chính giữa niên
độ).
- Các doanh nghiệp chỉ được trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi có đủ bằng
chứng chứng minh tính khó đòi của nó.
Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn
nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối
chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ
hoặc các cam kết nợ khác.
Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh
nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm
thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ,
xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
- Phương pháp trích lập dự phòng:
+ Mức trích lập dự phòng với khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán
Thời gian quá hạn thanh toán Mức trích lập dự phòng
6 tháng ≤ t < 1 năm
1 năm ≤ t < 2 năm
2 năm ≤ t < 3 năm
t≥ 3 năm
30 % giá trị nợ phải thu
50 % giá trị nợ phải thu

70 % giá trị nợ phải thu
100% giá trị nợ phải thu

+Mức trích lập dự phòng với khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có
thể không đòi được, doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự
phòng.
* Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Nội dung: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do
giảm giá vật tư, hàng hoá, thành phẩm có thể xaỷ ra trong kỳ kế toán tới.
- Thời điểm lập: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính toán và ghi nhận vào
cuối niên độ kế toán (trừ trường hợp với những doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa
niên độ thì lập cho kỳ kế toán quý).
- Đối tượng và phương pháp trích lập dự phòng:
22
+ Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại vật tư, hàng hoá … thuộc sở hữu
của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá ghi sổ kế toán.
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư,
hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc
hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí
dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá
trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng
khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời
điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với
giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị
giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
Mức dự phòng cần lập cho niên độ N + 1 của mặt hàng i:

= Số lượng mặt hàng i hiện có cuối niên độ N (Giá đơn vị ghi sổ mặt hàng i – giá trị
thuần đơn vị có thể thu hồi được tại thời điểm kiểm kê của mặt hàng i )
Trong đó giá trị thuần có thể thu hồi được tại thời điểm kiểm kê của mặt hàng i
chính là giá trị dự kiến thu hồi = giá bán ước tính của hàng tồn kho – chi phí để hoàn thành
sản phẩm và chi phí tiêu thụ ước tính.
II Bài tập
Bài 1: Số dư : TK 152 : 3000kg x 45.000đ/kg
TK 155 : 500 x 190.500đ/sp
VAT : 10%, TNDN -22%, Nhập trc -xuất trc
Nghiệp vụ ps 3/N
1) Mua VL nhập kho, thanh toán ngay =TM theo giá TT 30.030.000( 600 x 45.500đ/kg-
chưa VAT)
Nợ TK 152 : 27.300 (600x 45.500)
Nợ TK 133: 2.730
Có TK 111 : 30.030
2) Xuất kho VL dùng sx: 3.200kg
23
Nợ Tk 621 : 144.100 ( 3000 x 45.000 + 200 x 45.500)
Có TK 152 : 144.100
3) Lương phải trả cho các bp
Nợ TK 622 : 48.000
Nợ TK 627 : 15.000
Nợ TK 642 : 14.500
Có TK 334 : 77.500
4) Các khoản trích theo lg
Nợ TK 622 : 11.520(48000 x 24%)
Nợ TK 627 : 3.600 (15.000 x 24%)
Nợ TK 642 : 3.480(14.500 x 24%)
Nợ TK 334: 8.137,5(77500 x 10,5%)
Có TK 338 : 26.737,5(77.500 x 34,5%)

5) Xuất dụng cụ loại phân bổ ngắn hạn 3lan
Nợ TK 142 : 9.000
Có Tk 153 : 9.000
Nợ Tk 627 : 3.000
Có Tk 142 : 3.000
6) Trích KH các bp
Nợ TK627 : 2.500
Nợ Tk 642 : 1.600
Có TK 214 : 4.100
7) Chi phí mua ngoài
Nợ Tk 627 : 2.800
Nợ Tk 642 : 2.200
Nợ TK 133 : 500
Có TK 111 : 5.500
8) Hoàn thành nhập kho 1150 sp, dở dang 50( Mức độ hthanh : 60%)
Nợ TK 154 : 230.520
Có TK 621 : 144.100
Có TK 622 : 59.520( 48000+11520)
Có TK 627 : 26.900( 15000+3600+3000+2500+2800)
24
Đánh giá sp dd
+) Chi phí NVL TT dd ck = 144.100/(1150+50) x 50 = 6.004,1665
+) Chi phí NC TTdd ck = 59.520/(1150+50x60%) x (1150+50x60%) = 1.513,2203
+) Chi phí sxc dd ck =26.900/(1150+50x60%) x 30 = 683,8983
Giá thành sp = 0 + 230.520 –(6.004,1665 + 1.513,2203+683,8983) =222.318,71
Zdv = 222.318,71/1150 = 193,32
Nhập kho Nợ Tk 155 : 222.318,71
Có Tk 154 : 222.318,71
9) Xuất 1000sp bán trực tiếp
+) Nợ TK 632 : 188.910,05 ( 500x 190,5 + 500 x 193,32)

Có Tk 155 : 188.910,05
+) Nợ Tk 112 : 275.000
Có TK 511 : 250.000
Có TK 333.1: 25.000
10) Lãi vay
+) Ngẵn hạn Nợ TK 635 : 2.000
Có TK 338.8 : 2.000
+) Dài hạn Nợ TK2412 : 2.500
Nợ TK635 : 4.500
Có TK 338.8 : 7.000
11)Thanh lý
+) Nợ TK 214 : 50.000
Có Tk 211 : 50.000
+) Nợ TK 111: 2.000
Có Tk 711: 2000
12) Thanh toán tiền điện
Nợ TK 642 : 3.500
Nợ Tk 133 : 350
Có Tk 111 : 3.850
13)K/c thuế GTGT
VAT đv= 2730+500 +350=3580
VAT đr=25.000
25

×