Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THPT LÊ HỮU TRÁC ĐỀ THI THỬ LỊCH SỬ 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.08 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG LẦN I
TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC I ( Năm học 2010 - 2011 )
MÔN : LỊCH SỬ
Thời gian làm bài : 180 phút.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 7 điểm )
Câu 1. ( 2 điểm )
Dựa vào đâu để khẳng định rằng : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc
đúng đắn, sáng tạo ?
Câu 2. ( 3 điểm )
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta gặp phải những khó khăn về đối ngoại như thế nào ?
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương và biện pháp gì để giải quyết những
khó khăn đó ?
Câu 3. ( 2 điểm )
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực Dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào là chiến
dịch tiến công lớn nhất của quân và dân ta ? Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc, anh ( chị ) hãy làm
rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó.
II. PHẦN TỰ CHỌN ( 3 điểm ). Thí sinh được chọn một trong hai câu ( Câu 4. a hoặc 4. b ).
Câu 4. a. ( 3 điểm )
Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung
Quốc đạt được trong những năm 1978 - 2000.
Câu 4. b. ( 3 điểm )
Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của Cách mạng Campuchia từ năm 1945 đến nay.
________ Hết _________

ĐÁP ÁN
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 7 điểm )
Câu 1. ( 2 điểm )
Dựa vào đâu để khẳng định rằng : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng là một cương lĩnh cách mạng giải phóng
dân tộc đúng đắn, sáng tạo ?


- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng ( từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930 ) ở Hương Cảng, Trung Quốc. Đây là văn kiện quan
trọng đầu tiên của Đảng ta. Mặc dù còn sơ lược nhưng nó đã vạch ra cho cách mạng Việt Nam con
đường đúng đắn. ( 0,5 đ).
- Nội dung Cương lĩnh :
+ Về đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam : Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản. ( 0,25 đ )
+ Về nhiệm vụ cách mạng : Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm
cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công - nông - binh, tổ chức quân đội công
nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng
chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất…( 0,25 đ )
+ Về lực lượng cách mạng: Tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, đoàn kết với đông đảo nông
dân và lãnh đạo nông dân đấu tranh, liên minh với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc ít nhất trung lập phú
nông, trung - tiểu địa chủ và tư sản dân tộc chưa ra mặt phản cách mạng. ( 0,25 đ )
1
+ Về lãnh đạo cách mạng : là giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
( 0,25 đ )
+ Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam phải liên lạc, đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức
và vô sản thế giới. ( 0,25 đ )
- Ý nghĩa của Cương lĩnh : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo, kết hợp
nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh
này. ( 0,25 đ)
Câu 2. ( 3 điểm )
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta gặp phải những khó khăn về đối ngoại như thế
nào ? Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương và biện pháp gì để giải
quyết những khó khăn đó ?
a) Khó khăn về đối ngoại: ( 1 đ)
Quân đội các nước Đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã lũ lượt kéo vào nước ta.

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, có 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh.
Chúng kéo theo bọn tay chân từ các tổ chức phản động như Việt Quốc, Việt Cách.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội Anh tạo điều kiện cho quân đội Pháp quay trở lại xâm lược
nước ta. Lợi dụng tình hình đó bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách
mạng.
b) Chủ trương, biện pháp của Đảng và Chính phủ:( 2 đ)
*) Trước ngày 6/3/1946, chủ trương hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng
đánh Pháp ở Nam Bộ. (0,75đ)
- Biện pháp : Nhân nhượng cho bọn tay sai của Trung Hoa Dân quốc 4 ghế trong Chính phủ liên
hiệp, 70 ghế trong Quốc hội. Cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông cho 20 vạn
quân Trung Hoa Dân quốc, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường, Đảng tuyên bố tự
giải tán; trừng trị đích đáng bọn phản động khi có đủ bằng chứng.
- Ý nghĩa : Hạn chế thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay
sai. Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng; Đồng thời tránh được xung đột
vũ trang cùng một lúc với nhiều kẻ thù nguy hiểm; tạo điều kiện tập trung lực lượng đánh Pháp ở
Nam Bộ.
*) Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, chủ trương hoà với Pháp để đẩy nhanh quân
Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc. (1,25 đ)
- Sau khi chiếm đóng các đô thị miền Nam, đầu năm 1946, Pháp vạch kế hoạch tiến công ra Bắc
thôn tính cả Việt Nam. Chúng điều đình với quân Trung Hoa Dân quốc và kí với Tưởng Hiệp ước
Hoa - Pháp (28/2/1946).
- Hiệp ước Hoa - Pháp đặt Việt Nam trước hai sự lựa chọn: một là đánh Pháp, hai là hoà với Pháp.
- Ngày 3/3/1946, Trung ương Đảng đã họp quyết định chọn giải Pháp " Hoà để tiến".
- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện của Chính phủ Pháp - Xanhtơni bản Hiệp
định Sơ bộ : Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp
Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho Pháp đem 15.000 quân ra Bắc thay thế quân Trung Hoa
Dân quốc và rút dần trong thời hạn 5 năm; hai bên ngừng mọi xung đột vũ trang, giữ nguyên quân
đội tại vị trí cũ…
- Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước nhân
nhượng một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá để tranh thủ thời gian hoà hoãn quý báu. Đây là nhân

nhượng cuối cùng.
- Ý nghĩa :Tránh nổ ra một cuộc chiến tranh quá sớm, không cân sức, tạo điều kiện cho cuộc kháng
chiến lâu dài mà ta biết là không thể tránh khỏi.
Câu 3. ( 2 điểm )
2
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực Dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào là chiến
dịch tiến công lớn nhất của quân và dân ta ? Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc, anh ( chị ) hãy
làm rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó.
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược ( 1945 - 1954 ), chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ là chiến dịch tiến công lớn nhất của quân và dân ta. ( 0,25đ).
a) Hoàn cảnh lịch sử :
*) Âm mưu của Pháp - Mĩ : Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông
Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava đã cho xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm
mạnh nhất Đông Dương, " một pháo đài bất khả xâm phạm " nhằm thu hút và tiêu diệt lực lượng chủ
lực của ta, hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của Kế
hoạch Nava. (0,25đ)
*) Chủ trương của ta :
- Tháng 12/1953, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch,
giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào, qua đó làm thất bại hoàn toàn Kế hoạch
Nava. Ta huy động một lực lượng lớn nhân lực, phương tiện vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí,
đạn dược, thuốc men, lương thực phục vụ cho chiến dịch. ( 0,25đ )
b) Diễn biến chính của chiến dịch: chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày
7/5/1954 qua ba đợt: (0,5đ)
- Đợt 1: Từ 13/3 đến 17/3/1954: Quân ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu
Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.
- Đợt 2: Từ ngày 30//3 đến ngày 26/4/1954 : Quân ta tấn công các cứ điểm phía đông phân khu
Trung tâm Mường Thanh như đồi E1, D1, C1, A1…
- Đợt 3 : Từ ngày 1 đến 7/5/1954: Quân ta mở cuộc tổng công kích, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ
Ban tham mưu và lực lượng địch, chiến dịch kết thúc toàn thắng.
c) Kết quả: Qua 56 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ địch ở tập đoàn cứ điểm Điện

Biên Phủ gồm 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh. ( 0,25đ)
d) Ý nghĩa :
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đập tan
hoàn toàn Kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Thực dân Pháp. Làm
xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại
giao. ( 0,5đ).
II. PHẦN TỰ CHỌN ( 3 điểm ).
Câu 4. a. ( 3 điểm )
Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà
Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 - 2000.
*) Nội dung cơ bản : (0,75 đ)
- Tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, mở đầu cho
công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung tại Đại hội
XII ( 9/1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10/1987) của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.(0,75 đ)
- Nội dung cơ bản của đường lối cải cách : (0,75 đ)
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. (0,25 đ)
+ Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa, nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
(0,25 đ)
+ Thực hiện mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. (0,25 đ)
*) Những thành tựu chính : (1,5 đ)
- Sau khi thực hiện đổi mới, đất nước Trung Quốc đã có nhiều biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979
- 1998), nền kinh tế Trung Quốc tến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưoiửng cao, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt…(0,5đ)
- Khoa học - kĩ thuật, văn hoá giáo dục Trung Quốc đạt nhiều thành tựu quan trọng : Năm 1964
thử thành công bom nguyên tử; từ tháng 11/1999 đến tháng 3/2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu
3
" Thần Châu "; ngày 15/10/2003, con tàu " Thần Châu 5" cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay
vào không gian vũ trụ. (0,5 đ)
- Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách - mở cửa đã chứng minh sự đúng đắn của

đường lối cải cách đất nước Trung Quốc; làm tăng sức mạnh và vị thế quốc tế của Trung Quốc. Là
bài học quý cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó có
Việt Nam. ( 0,5 đ)
Câu 4. b. ( 3 điểm )
Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của Cách mạng Campuchia từ năm 1945 đến năm
1991.
*) Tháng 10/1945, Thực dân Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Công
sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia đã
tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và giành được nhiều thắng lợi to lớn đặc biệt vào những
năm 1953 - 1954, giải phóng 1/4 lãnh thổ với 2 triệu dân. (0,5 đ).
*) 1954 - 1970: Thời kì hoà bình, trung lập của Chính phủ Xihanúc, Campuchia có điều kiện tiến
hành xây dựng đất nước. (0,5 đ).
*) 1970 - 1975: Ngày 18/3/1970, Mĩ giật dây bọn tay sai làm cuộc đảo chính lập đổ Xihanúc. Nhân
dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Mĩ xâm lược, mở rộng vùng giai phóng khắp nước.
Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnômpênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ
của nhân dân Campuchia. (0,5 đ).
*) 1975 - 1979: Campuchia dưới sự thống trị của Pôn Pốt - Iêng Xa ri, mọi thành quả cách mạng bị
thủ tiêu, cuộc sống của nhân dân bị đe doạ nghiêm trọng. Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện
Việt Nam, nhân dân Campuchia đã lật đổ chế độ diệt chủng (7/1/1979). (0,75 đ).
*) 1979 - 1991: Nhân dân Campuchia vừa phải thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước, vừa phải trải
qua một cuộc nội chiến kéo dài chống các thế lực đối lập với cách mạng dân chủ. Ngày 23/10/1991,
nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Hiệp định hoà binh về Campuchia được kí kết tại Pari, tạo
điều kiện cho nhân dân Campuchia khôi phục và phát triển đất nước. (0,75 đ).
4

×