Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tính toán thiết kế đường ống, thùng cao vị, bơm chất lỏng cho nhà máy sãn xuất soda có năng suất 12m3h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.25 KB, 19 trang )

BÀI TẬP LỚN
Môn: quá trình và thiết bị thủy lực trong công nghệ hóa học
Đề tài : Tính toán thiết kế đường ống, thùng cao vị, bơm chất lỏng cho nhà
máy sãn xuất soda có năng suất 12m3/h ?
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SÔĐA
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SÔĐA
1.Khái niệm chung
2. Lịch sử hình thành và phát triển
II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT
1. Phương pháp tự nhiên
2. Phương pháp Leslanc
3. Phương pháp Solvay hay phương pháp amôniac
4. Phương pháp cacbonat hóa xút
III. ỨNG DỤNG
1. Ứng dụng trong thủy tinh
2. Ứng dụng trong chất tẩy rửa
3. Ứng dụng trong hóa chất
IV. THỊ TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường châu á- thái bình dương
2. Thị trường toàn cầu
V. Ý NGHĨA VÀ SU THẾ CỦA SÔĐA
1. Ý nghĩa của sô da trong nền kinh tế quốc dân
2. Xu thế phát triển
VI. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
VII. BẢN VẼ CHI TIẾT
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SÔĐA
1. Khái niệm chung
1
Natri cacbonat, hay còn gọi là sôđa, là một sản phẩm khoáng chất tồn tại tự
nhiên ở quặng trona, nacolit và trong nước khoáng giàu natri cacbonat hoặc
nước biển. Sôđa được sử dụng cho nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp


hóa chất.
Ngoài sản xuất từ các loại quặng tự nhiên, sôđa còn được sản xuất tổng hợp
từ nguyên liệu đá vôi, muối và amoniac.
Quặng sôđa được tìm thấy với số lượng lớn ở Botswana, Trung Quốc (TQ), Ai
Cập, Ấn Độ, Kenia, Mêxicô, Pêru, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Hơn 60 loại
quặng sôđa đã được phát hiện trên toàn thế giới, và những loại quặng này đã
chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu (35 triệu tấn/năm). Còn 2/3 sản lượng là được
sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.
Sôđa có dạng nặng và dạng nhẹ. Sôđa nặng, với khối lượng riêng là 1
kg/dm3, được sử dụng cho sản xuất thủy tinh. Còn sôđa nhẹ, với khối lượng
riêng là 0,5kg/dm3, được sử dụng để sản xuất các loại hóa chất, xà phòng,
chất tẩy rửa. Sôđa cũng được sử dụng trong các ứng dụng: loại bỏ lưu huỳnh
từ khí thải của các ống khói, xử lý nước, tinh chế dầu, sản xuất chất nổ và cao
su tổng hợp.
Trong sản xuất công nghiệp hiện nay, soda có một vị trí rất quan trọng. Nó
len lỏi vào hầu hết quá trình công nghiệp từ các ngành công nghiệp hoá chất
đến công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…đều cần sự có mặt của soda. Nhu
cầu soda đứng thứ 11 tính về sản lượng khi so với các hợp chất vô cơ, hữu cơ,
kể cả hoá dầu.
Bởi tầm quan trọng của mình, soda được đề cập sản xuất từ những năm
1775. Năm 1775, Viện Hàn lâm khoa học Pháp nêu giải thưởng cho phát
minh tìm kiếm phương pháp sản xuất soda trong công nghiệp.
Natri bicacbonat NaHCO3 ; Xô Ða tinh thể (Na2CO3.10H2O và Na2CO3.H2O)
Natricacbonat rất quan trọng thường dùng trong công nghiệp xà bông giấy
xenlulozo, dệt,thủy tinh , luyện kim và nhiều nghành khác.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
2
Trong sản xuất công nghiệp hiện nay, soda có
một vị trí rất quan trọng. Nó len lỏi vào hầu hết quá trình công nghiệp từ
các ngành công nghiệp hoá chất đến công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…

đều cần sự có mặt của soda. Nhu cầu soda đứng thứ 11 tính về sản lượng
khi so với các hợp chất vô cơ, hữu cơ, kể cả hoá dầu. Bởi tầm quan trọng
của mình, soda được đề cập sản xuất từ những năm 1775. Năm 1775, Viện
Hàn lâm khoa học Pháp nêu giải thưởng cho phát minh tìm kiếm phương
pháp sản xuất soda trong công nghiệp. Năm 1773 Va-lơ đã đề ra phương
pháp sản xuất xút bằng cách cho acid chì vào dung dịch muối ăn đặc, theo
phản ứng:
2NaCl + H2O + xPbO = 2NaO[(x-1)PbO].PbCl2
Phương pháp này không được ứng dụng trong công nghiệp vì nồng độ xút
tạo thành trong dung dịch rất nhỏ, mức độ chuyển hoá của phản ứng rất
chậm, acid chì lại rất độc, hại cho sức khoẻ.
Vì vậy phương pháp này chỉ mang tính chất lịch sử chứ không có tác dụng
thực tế sản xuất
3
Sau đó, Lê-bơ-lan đưa ra phương pháp chế tạo soda từ
muối ăn, acid sulphuric và đá vôi. Năm 1791 Lê-bơ-lan đã xây dựng nhà máy
sản xuất soda theo phương pháp của mình ở gần Paris.Từ đó phương pháp
Lê-bơ lan ngày càng hoàn chỉnh và chiếm độc quyền trong công nghiệp chế
tạo các hợp chất kiềm. Phương pháp Lê-bơ-lan tuy đã giải quyết được nhu
cầu công nghiệp ở thế kỷ XVIII tuy vậy vẫn tồn tại nhiều nhược điểm: sản
phẩm chưa tinh khiết, quá trình sản xuất phức tạp, nặng nhọc…
Năm 1861, Solvay, kỹ sư người Bỉ đã phát minh ra
phương pháp amoniac để chế tạo soda. Năm 1865, công suất xưởng chế tạo
soda theo phương pháp Solvay đạt 10 tấn/ngày. Phương pháp Solvay lúc đầu
bị sự cạnh tranh mạnh bởi phương pháp Lê-bơ-lan. Sau đó, do tính ưu việt về
sự tinh khiết của sản phẩm, giá thành thấp, điều kiện làm việc nhẹ nhàng so
với phương pháp Lê-bơ-lan, không bao lâu phương pháp Solvay đã chiếm ưu
thế và được phát triển mạnh. Cho đến năm 1900, sản xuất soda theo phương
pháp này đã chiếm tới 90% tổng sản lượng soda, và cho đến sau chiến tranh
thế giới lần I phương pháp Lêbơ- lan thực tế không còn tồn tại trong công

nghiệp. Hiện nay trong công nghiệp tồn tại chủ yếu phương pháp amoniac,
4
còn phương pháp Lê-bơ-lan chỉ tồn tại ở một vài khâu trong quá trình cải
tiến phương pháp soda từ nguyên liệu natrisunphat.
Các nguồn soda trong tự nhiên.
Soda hay các hợp chất kiềm nói chung hình thành trong tự nhiên một cách
hoàn toàn khách quan. Có thể nói trong thiên nhiên có hai dạng hợp chất
kiềm có thể khai thác một cách dễ dàng:
- Từ dạng rêu biển ở một số vùng đại dương miền Tây Nam Tây Ban Nha có
tới 25–30% Na2CO3 trong tro.
- Từ các hồ hoặc các mỏ ở những miền thung lũng có mưa nhiều, không khí
khô và gần núi đá vôi. Các hợp chất kiềm khi đó nằm ở dạng các muối ngậm
nước:
Na2CO3.nH2O, Na2CO3.NaHCO3.2H2O.
Nói chung các dạng hợp chất kiềm này ở
dạng không tinh khiết, chứa nhiều hợp chất tan của các muối clorua, Sunphat
và các chất không tan. Một số nơi trên thế giới có các hồ và mỏ lớn
natricacbonat: Magafdi ở Châu Phi, Bora, Tơ-ron ở châu Mỹ, vùng Cát Biên,
Segadin ở Châu Âu, Lu-na ở Ấn Độ. Hiện nay nguồn cacbonat trong thiên
nhiên vẫn được sử dụng, khai thác và chế biến để dùng vào các ngành công
nghiệp hoá chất và luyện kim. Năm 1926 ở Mỹ xây dựng nhà máy chế biến
natricacbonat thiên nhiên theo phương pháp bốc hơi tự nhiên và nhân tạo
dung dịch nước hồ chứa natricacbonat tới nồng độ 12-14% rồi đem kết tinh.
Những nơi có natricacbonat nằm sâu dưới đất người ta khai thác bằng cách
cho nước
nóng xuống giếng khoan hoà tan tới nồng độ Na2CO3 đạt 32 độ Bo-mê thì
đưa lên mặt đất và đem kết tinh. Muốn được sản phẩm tinh khiết phải hoà
tan ra và kết tinh phân đoạn. Nhờ đó soda khai thác ở tự nhiên vẫn có độ tinh
khiết cao so với các phương pháp tổng hợp hiện nay.
5

II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT
Hiện nay trên thế giới, tùy thuộc vào tài nguyên và điều kiện kinh tế mỗi
nước, quá trình sản xuất sô đa có thể thực hiện theo một trong các phương
pháp sau:
1. Khai thác sô đa thiên nhiên.
Sô đa thiên nhiên nằm dưới dạng các dung dịch nước có chứa các muối
khoáng, trong đó có khoáng Na
2
CO
3
hòa tan. Trong các nguồn nước khoáng
chứa sô đa thì hồ Sirlis thuộc bang California, Mỹ có chứa 4 - 6% Na
2
CO
3

nguồn khai thác sô đa thiên nhiên lớn nhất thế giới do Công ty American
Postash and - Chemical Corp khai thác. Với công suất 160.000 tấn sô đa/ năm
thì phải xử lý trên 4 triệu m
3
nước khoáng, tiêu tốn nhiều nhiệt để bay hơi
nước, do đó giá thành sản phẩm khá cao và khó cạnh tranh trên thị trường
hiện nay. Vì vậy, sản xuất sô đa từ nguồn muối tự nhiên chỉ chiếm dưới 3%
tổng lượng sản xuất hàng năm.
2. Phương pháp Leslanc
Nguyên lý : Ðiều chế Na2SO4 muối ăn và axít H2SO4 :
2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl

Sau đó nung trong lò quay cùng với than và Canxicacbonat ở 1000oC
Na2SO4 + 2C +CaCO3 = Na2SO4 + CaS + +2CO2

3. Phương pháp Solvay hay phương pháp ammoniac :
Nguyên liệu đầu là dung dịch NaCl, chuyển hóa bằng amôniac và khí CO2 để
tạo thành sản phẩm trung gian NaHCO3
a. Cơ sở lý thuyết của quá trình sản xuất:
Quá trình điều chế Na2CO3 thực hiện qua 2 giai đoạn :
-Ðiều chế NaHCO3 :
NaCl +NH3 + CO2 + H2O => NaHCO3 + NH4Cl (1)
-Từ NaHCO3 diều chế NaCO3 :
6
2NaHCO3 <=> Na2CO3 + CO2 + H2O (2)
Phản ứng (1) tạo thành NaHCO3 có hiệu suất cao nhất 30-32% và dưới
84%. CO2 được điều chế từ phản ứng nung vôi :
CaCO3 = Cao + CO2 (3)
Cao dùng dể điều chế Ca(OH)2 :CaO + H2O = Ca(OH)2
Ca(OH)2 dùng để tái sinh NH3 từ NH4Cl tạo thành trong phản ứng (1)
2NH4 Cl + Ca(OH)2 = 2NH3 + CaCl2 + 2H2O
Theo lý thuyết thì NH3 không bị tiêu hao ,do vậy trong thực tế nguyên liệu
chủ yếu để điều chế Na2CO3 là NaCl và đá vôi .
-Dung dịch NaCl khoảng 350 310g/l cần phải loại bỏ các ion Ca2+ và
Mg2+.
-khí CO2 được sử dụng trong công nghiệp Xô Ða có hàm lượng khoảng 39
->40% và nhiệt độ khoảng 30oC.
* Giai đoạn 1:
Điều chế NaHCO3 bao gồm ba công đoạn
+Ðiều chế nước muối amôn .
+Ðiều chế NaHCO3 .
+Lọc NaHCO3 .
*Giai đoạn 2:
-Công đoạn nung .
-Công đoạn tái sinh amôniac .

b. Ðiều chế muối amôn hóa:
Công đoạn này là cho nước hấp thụ NH3 để tạo thành nước muối amôn
hóa . Khí NH3 và CO2 tan trong nước sẽ xảy ra các phản ứng :
2NH3 + CO2 + H2O = (NH4)2CO3 (4)
(NH4)2CO3 + CO2 + H2O = 2NH4HCO3 (5)
và cả phản ứng tạo thành cacbonat :
2NH3 + CO2 = NH2COONH4
7
Khí chưng có nhiệt độ 67 - 69oCđược đưa vào thiết bị làm lạnh (3) bằng
nước.Sau đó đưa vào thiết bị hấp thụ (2) phần lớn NH3 và 1 phần CO2 trong
khí chưng được hấp thụ trong thiết bị nay .Khí lên tháp chưng (1) để tiếp tục
hấp thụ khí NH3 và CO2 , sau đó vào tháp rửa (5) sau khi ra khỏi tháp (5) đã
hấp thụ được khoảng 21,5g/l NH3 & 8,2 g/l CO2 được đưa vào tháp (1) Dung
dịch nước muối amôn hóa ra qua hệ thống làm lạnh (11) để hạ nhiệt độ
xuống 30oC rồi sang công đoạn cacbon hóa .
c. Cacbon hóa nước muối amôn hóa :
Trong công đoạn này, nước muối amôn có tác dụng với CO2 tạo thành huyền
phù Natri cacbonat - Quá trình này được gọi là cacbon hóa .
2NH3 + CO2 + H2O = (NH4)2CO3 (4)
(NH4)2CO3 + CO2 + H2O = 2NH4HCO3 (5)
Khi lượng HCO3 đủ lớn ,bắt đầu xảy ra phản ứng trao đổi ion tạo thành
NaHCO3 kết tủa.
NH4HCO3+ NaCl <=> NaHCO3 + NH4Cl
Hiệu suất tạo thành NaHCO3 phụ thuộc vào nồng độ trong khí và vào nhiệt
độ NaHCO3 được băng chuyền đưa vào phiễu (1) rồi vào lò nung Xô Ða (2)
dài khoảng 25m.
Thời gian nung khoảng 3 giờ ,lò đốt bằng mazut hoặc than .Không khí dùng
để đốt nhiên liệu được thổi qua thiết bị trao đổi nhiệt (3) tới 300oC ,rồi vào
buồng đốt (4). NaHCO3 bị phân hủy thành Na2CO3 có hàm lượng khoảng 96
-> 98% ,sản phẩm ra lò được (5) đưa vào kho ,sau khi đã làm sạch.

Sau khi phân hủy cacbonat chủ yếu có CO2 ,hơi nước và một ít NH3 và bụi Xô
Ða được đưa qua xyclon (6),khí có nhiệt độ 125oC tập trung vào ống thu khí
(7)được làm sạch bằng khí lò Xô Ða ra .
Sau đó khí vào phía dưới tháp rửa (9) có hàm lượng CO2 khoảng 90% và
nhiệt độ là 30oC được đưa vào công đoạn cacbon hóa.
d. Tái sinh amôniac :
Thu hồi NH3 từ dung dịch lọc chứa NH3 dưới dạng NH4Cl , (NH4)2CO3 ,
NH4HCO3
(NH4)2CO3 -> NH3 + CO2 + H2O
8
2NH4Cl + Ca(OH)2 = 2NH3 + CaCl2 + 2H2O
NH3 tạo thành được tách khỏi dung dịch bằng cách chưng cất
4. Phương pháp cacbonat hóa xút.
Phương pháp cacbonat hóa xút là phương pháp đơn giản nhất, chỉ cần dùng
CO
2
xúc qua dung dịch xút sẽ thu được sô đa theo phản ứng:
CO
2
+ 2NaOH = Na
2
CO
3
+ H
2
O
Sau đó làm nguội và kết tinh Na
2
CO
3

.10 H
2
O rồi lọc tách và làm mất nước sẽ
thu được sô đa (Na
2
CO
3
). Tuy nhiên nguyên liệu xút lại đắt hơn sô đa do phải
qua giai đoạn điện phân, cô đặc dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng nên giá
thành của xút cao, chỉ những nước có giá điện năng rẻ mới có thể sử dụng
phương pháp này. Tỷ lệ sô đa đi từ xút hiện nay trên thế giới chiếm dưới 10%
tổng lượng sô đa sản xuất và sức cạnh tranh kém.
III. ỨNG DỤNG
1. Ứng dụng trong thủy tinh
Sôđa chiếm 13 - 15% trong số nguyên liệu được
đưa vào cho sản xuất thủy tinh, nó được sử dụng để nấu thủy tinh, làm giảm
nhiệt độ nấu chảy của cát silic trong quá trình nấu chảy và làm tăng tính
mềm dẻo. Mặc dù sôđa chỉ là vật liệu có khối lượng lớn thứ hai trong sản xuất
thủy tinh, nhưng nó lại chiếm tới 50 - 60% tổng chi phí nguyên liệu đầu vào
1. Ứng dụng trong chất tẩy rửa
9
Sôđa được sử dụng làm chất độn và chất phụ gia
trong xà phòng và chất tẩy rửa; đặc biệt nhu cầu sôđa cho chất tẩy rửa chiếm
khoảng 10 - 12% trên toàn thế giới. Hiện mức tiêu thụ sôđa cho thị trường
chất tẩy rửa đã tăng khoảng 100 nghìn tấn/năm do giảm sử dụng
perborat (vì đã được thay thế bằng percacbonat).
2. Ứng dụng trong hóa chất
Sôđa được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều sản
phẩm hóa chất gốc natri, chiếm 30% nhu cầu. Các sản phẩm hóa chất này
được sử dụng trong nhiều ứng dụng như: nông nghiệp, tác nhân làm sạch và

phụ gia thực phẩm. Mặc dù, đôi khi xút lỏng cũng được dùng thay thế cho
sôđa nhưng sôđa vẫn là lựa chọn chính vì sẵn có và chi phí thấp.
IV. THỊ TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường châu á- thái bình dương
TQ là nước có công suất sôđa tăng lớn nhất trong suốt năm 2006, tuy
nhiên, giá sôđa chỉ tăng gần 5USD/ tấn, vì mức tăng trưởng xuất khẩu sôđa
bị chậm lại trong vài năm qua. Trong năm 2006, TQ xuất khẩu 1,8 triệu tấn
sôđa, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2005. Nhưng năm 2006, TQ lại nhập khẩu
sôđa cao hơn năm 2005, do đó tổng xuất khẩu sôđa của TQ bị giảm 3% (52
nghìn tấn).
Dennis Kostick, một chuyên gia về sôđa tại USGS khẳng định, các nhà sản
xuất đang xem xét việc mở rộng thị trường sôđa sang Nam Mỹ và châu Á. TQ
10
đã vượt mức tăng trưởng của châu Á trên thị trường sôđa trong vài năm gần
đây.
Cuối năm 2005, Công ty Tata Chemicals (TCL) - một công ty thuộc Tập
đoàn Tata (Ấn Độ) đã mua được hãng sản xuất sôđa Brunner Mond với các
hãng kinh doanh của hãng đặt ở Kenia và Netherland. Điều này cho phép TCL
tham gia vào các thị trường xuất khẩu mới ở châu Âu, châu Phi và Đông Á.
Cũng trong thời gian này, một nhà sản xuất khác của Ấn Độ là Gujarat
Heavy Chemicals (GHCL) đã mua được nhà máy sôđa của Rumani với trị giá
24 triệu USD, và trong năm 2006 mua được nhà máy sôđa thứ hai của nước
này.
GHCL đang tiến tới mục tiêu phát triển các thị trường ở trung tâm và Đông
Âu, vì nhu cầu của các lĩnh vực bao gồm thủy tinh, hóa chất, gốm sứ, xi măng,
vật liệu chịu lửa và thép đang tăng ở khu vực này. Ngoài ra, Ấn Độ đang nắm
giữ các phương pháp nhằm tăng công suất để phục vụ cho thị trường nội địa
và thị trường xuất khẩu đang tăng trưởng.
2. Thị trường toàn cầu
Các nguyên liệu thô cho sản xuất sôđa có rất nhiều và hầu như không thể cạn

kiệt. Cho dù trữ lượng quặng trona có giới hạn, nhưng trữ lượng đá vôi,
muối, amoniac lại rất phổ biến và rất nhiều. Đôi khi, sôđa được sản xuất như
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nhôm từ nephelin xienit.
Giá sôđa ở Đông Âu được đoán là sẽ tăng 5 Euro (6,6USD)/ tấn
Trong vài năm gần đây, Công ty Rio Tinto đã phát triển quặng trona Kazan ở
khu vực Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện nay Công ty Sođa Eti đang khai thác vùng
trầm tích Trona Beypazari cũng được đặt tại khu vực Ankara của nước này.
Một tập đoàn đầu tư ở Bắc Kinh (TQ) đã xây dựng một nhà máy với trị giá
100 triệu USD tại Kungrad (Ubêkitxtan). Nhà máy này đã đi vào hoạt động
giữa năm 2006 với công suất 100 nghìn tấn sôđa/ năm nhờ sử dụng nguồn
muối lấy từ Barsakelmes và đá vôi lấy từ Jamanssay. Ubêkitxtan sẽ tiêu thụ
khoảng 60 - 70 nghìn tấn/năm và còn lại là xuất khẩu.
Sôđa tổng hợp đắt hơn (tính cả về các chi phí sản xuất và tiêu hao năng
lượng) so với đi từ các quặng sôđa tự nhiên trên thế giới. Tuy nhiên, sôđa
tổng hợp có chất lượng cao hơn rất nhiều so với sôđa được sản xuất từ
quặng trona.
Các sản phẩm phế thải của quy trình Solvay (tổng hợp sôđa) đều có hại cho
môi trường, và có thể gây ra những vấn đề quản lý phế thải nguy hiểm. Hiện
nay, biện pháp để kiểm soát và làm giảm các sản phẩm công nghiệp phế
thải/phát thải các độc tố ra môi trường đang được đặt ra đối với quá trình
sản xuất sôđa tổng hợp. Ngoài ra, quá trình sản xuất sôđa tổng hợp đòi hỏi
nhiều nhân lực hơn so với sản xuất sôđa từ tự nhiên.
Tóm lại, sôđa tổng hợp vẫn có những lợi ích riêng (mặc dù đắt hơn và có hại
cho môi trường) - chất lượng là một trong những ưu điểm của chúng. Tuy
11
nhiên, theo Alan William, một nhà quản lý ở Anh, sôđa là một sản phẩm hàng
hóa trong nhiều lĩnh vực. Cả quy trình Solvay cho sản xuất sôđa tổng hợp và
quy trình monohyđrat cho sản xuất sôđa từ tự nhiên đều có thể sản xuất ra
sôđa với những đặc tính có thể thay đổi được, do đó, sự khác nhau giữa 2 sản
phẩm này là rất ít.

Một trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2007-2009
đối với hoạt động cung cầu khoáng chất trên thế giới là sự định hình lại của
các ngành sản xuất mà trong đó khoáng chất được sử dụng như nguyên liệu
đầu vào quan trọng.
Quá trình hợp lý hóa sản xuất diễn ra sau đó - khi các thị trường như xe ôtô,
xây dựng, sản xuất thủy tinh, chuyển một phần các trung tâm sản xuất của
mình sang các nước đang phát triển - đã làm thay đổi hoàn toàn các chuỗi
cung ứng truyền thống.
Sau thời kỳ khủng hoảng, quá trình phục hồi của sản lượng công nghiệp toàn
cầu đã diễn ra nhanh nhất tại các nước đang phát triển - khu vực phát triển
nhanh của thế giới, nơi mà quá trình hiện đại hóa và sự gia tăng của các tầng
lớp trung lưu giàu có đang đảm bảo cho nhu cầu đối với hầu như tất cả các
loại hàng hóa, từ nhà cửa cho đến thiết bị điện tử công nghệ cao.
Ngành sản xuất sôđa đã không đứng ngoài quá trình chuyển đổi này. Những
thị trường tiêu thụ cuối cùng của ngành, ví dụ các lĩnh vực sản xuất thủy tinh,
chất tẩy rửa và hóa chất, đã trở thành một phần của sự phục hồi nhanh khi
nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trở lại.
Kết quả là ngành sản xuất hóa chất có tính kiềm này - cho dù khai thác từ các
nguồn nguyên liệu tự nhiên hay sản xuất theo phương pháp tổng hợp - đã
thoát khỏi tình trạng trầm lắng sâu của thị trường trong những năm 2009 -
2010 và trỗi dậy trong tình trạng tương đối ít bị tổn thương.
Theo các công ty sản xuất hóa chất, nhu cầu sôđa trong năm 2011 đã rất
thuận lợi ở hầu hết tất cả các thị trường, trong đó một số thị trường đã thể
hiện sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu này.
Các nhà sản xuất sôđa tại Bắc Mỹ, Ấn Độ, Kenia, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu
Âu hiện đang vận hành với công suất ổn định, còn các nhà sản xuất Trung
Quốc cũng đang hoạt động với công suất vận hành tối ưu. Cung cầu sôđa trên
phần lớn các thị trường đã trở nên sít sao, một số thị trường có những dấu
hiệu thiếu nguồn cung.
Tập đoàn Tata Chemicals của Ấn Độ đang ở vị thế tốt để đáp ứng xu hướng

của thị trường. Tata Chemicals hiện đang vận hành các cơ sở sản xuất sôđa
tại Ấn Độ, Kenia, Anh và Mỹ, với tổng công suất 5,3 triệu tấn/ năm, khiến cho
Tập đoàn này trở thành nhà sản xuất sôđa lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau
hãng Solvay của Bỉ.
Tata Chemicals cũng đánh giá rằng tiêu thụ sôđa đang tăng ở tất cả các thị
trường, trong khi đó các khu vực đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ,
12
châu Mỹ La tinh, Đông Nam á đang thể hiện tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao
và lành mạnh.
Nhưng một thách thức then chốt đối với các nhà sản xuất sôđa là vấn đề chi
phí đầu vào cao của nguyên liệu và năng lượng. Vấn đề này có vẻ như đang
ảnh hưởng đến tất cả các nhà sản xuất sôđa ở tất cả các khu vực trên thế
giới.
Nhu cầu sôđa trên thế giới
Trung Quốc là nhà sản xuất sôđa lớn nhất thế giới, với sản lượng năm 2009
đạt 19,35 triệu tấn, chiếm gần một nửa tổng sản lượng sôđa toàn cầu. Vì vậy
Trung Quốc cũng đang đóng vai trò chi phối đối với công suất sôđa của thế
giới. Nước có thể cạnh tranh gần nhất với Trung Quốc là Mỹ với sản lượng
sôđa năm 2009 đạt 10 triệu tấn. tiếp theo sau là các nước với công suất nhỏ
hơn như Nga (2,3 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (1,5 triệu tấn), Ấn Độ (1,5 triệu tấn).
Các nhà sản xuất sôđa trên thế giới có những ước tính khác nhau về sản
lượng sôđa toàn cầu năm 2011, nhưng nhìn chung họ đều nhất trí cho rằng
nhu cầu sôđa đang hồi phục.
Công ty FMC Wyoming, nhà sản xuất trona của Mỹ, tin rằng nhu cầu toàn cầu
năm 2011 đạt khoảng 50-51 triệu tấn, tương đương tốc độ tăng trưởng 4-
5% hoặc cao hơn năm 2010 vài triệu tấn. Theo FMC Wyoming, năm đạt mức
sản lượng cao nhất trước đây là năm 2008. Sau đó, nhu cầu đã giảm mạnh
trong năm 2009 khi kinh tế toàn cầu suy thoái. Nhu cầu sôđa bắt đầu tăng
trở lại vào năm 2010 và có khả năng trong năm 2010 sẽ đạt cao hơn mức của
năm 2008 (48,5 triệu tấn).

Các nhà kinh doanh sôđa tại Mỹ dự báo nhu cầu sôđa năm 2011 sẽ cao hơn
5% so với năm 2010, trong khi đó nhu cầu sôđa năm 2010 đã cao hơn năm
trước 9%. Theo dự báo này, nhu cầu sôđa ở tất cả các lĩnh vực sử dụng đang
khá mạnh, dẫn đầu là các ngành sản xuất kính xây dựng và sản xuất xe ôtô
tại các thị trường mới nổi, và xu hướng này có khả năng sẽ tiếp tục cho đến
năm 2015.
Tiêu thụ sôđa đang tăng vững tại tất cả các nước đang phát triển và các thị
trường mới nổi. Trên thực tế, nhu cầu sôđa tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng
đã cao hơn dự kiến. Nhu cầu tại châu Âu và Bắc Mỹ tăng cao hơn năm trước,
bất chấp những thông tin tiêu cực về các cuộc khủng hoảng nợ công tại các
nước trong hai khu vực này.
Nhà sản xuất mới nổi của Thổ Nhĩ Kỳ là Công ty Eti Soda đã thông báo về tình
hình nhu cầu mạnh hơn trong năm 2011 và cho rằng nguồn cung đang trở
nên sít sao chủ yếu do một số điểm thắt nút cổ chai trong sản xuất sôđa tại
Trung Quốc.
Theo Eti Soda, thị trường sôđa hiện đang tăng trưởng tại Trung Quốc, Ấn Độ,
Nam Mỹ và các nước đang phát triển, còn thị trường tại châu Âu và Mỹ duy
trì ở cùng mức như năm trước.
13
Trong hội nghị các nhà phân tích thị trường sôđa cuối tháng 6/2011, các nhà
quản lý của Công ty Solvay cho rằng họ thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa
châu Âu và Mỹ: Nhu cầu sôđa tại châu Âu đang hồi phục rõ rệt, nhất là ở các
nước phía Bắc châu Âu, trong khi đó tại Mỹ vẫn chưa có những dấu hiệu thực
sự về sự cải thiện nhu cầu sôđa. Theo Solvay, cả thị trường Mỹ và châu Âu
đều được duy trì nhờ nhu cầu từ châu Mỹ La tinh và châu Á.
Xu hướng đi lên của thị trường sôđa Mỹ
Công ty Solvay hiện là nhà sản xuất sôđa lớn nhất thế giới, với sản lượng 7
triệu tấn/ năm được sản xuất tại các nhà máy ở Bungari, Trung Quốc, Ai -
Cập, Pháp, Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Mỹ. Tại Mỹ, Solvay vận
hành một nhà máy khai thác trona tại vùng đầm lầy Green River ở bang

Wyoming và sở hữu một mỏ sôđa khai thác theo phương pháp dung dịch ở
Colorado, nhưng mỏ này đã ngừng sản xuất từ năm 2004.
Tuy đã bị tụt hạng so với Trung Quốc và trở thành nước sản xuất sôđa lớn
thứ hai trên thế giới, nhưng Mỹ vẫn là nước cung ứng sôđa tự nhiên lớn nhất
thế giới, chủ yếu được sản xuất ở vùng đầm lầy Green River. Tại đây, tài
nguyên khoảng 47 tỷ tấn trona có thể khai thác đang nằm trong các vỉa
quặng trên một khu vực có diện tích 1000 dặm vuông. Nguồn quặng này đủ
để đáp ứng nhu cầu sôđa của thế giới trong vài trăm năm, nó được hình
thành trong quá trình bay hơi nước của hồ Gosiute thời cổ.
Hiện có 4 công ty đang khai thác sôđa tự nhiên tại vùng Green River. Ngoài
Công ty Solvay Mỹ thì còn có 3 công ty khác là FMC Wyoming, OCI Chemicals
và Tata Chemicals.
Một nhà sản xuất sôđa quy mô lớn khác của Mỹ là Công ty Searles Vally
Minerals tại California, chi nhánh của Công ty Nirma (Ấn Độ). Tổng cộng, các
nhà sản xuất sôđa tại Mỹ có công suất danh định 14,5 triệu tấn.
Trung Quốc là nước sản xuất sôđa lớn nhất thế giới, nhưng Mỹ lại đang dẫn
đầu thị trường xuất khẩu sôđa: Năm 2008 Mỹ đã xuất khẩu khoảng 5,4 triệu
tấn sôđa (tương đương 45% sản lượng trong nước). Trong các năm trước sự
trông cậy vào thị trường xuất khẩu khiến cho các nhà sản xuất sôđa tại Mỹ dễ
bị tổn thương, nhưng trong 18 tháng qua yếu tố này đã giúp họ duy trì sản
xuất trong bối cảnh thị trường Mỹ trì trệ.
Các nhà sản xuất Mỹ đã thông báo sự sụt giảm đáng kể của nhu cầu sôđa nội
địa trong năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nhu cầu trên thị trường sôđa nội địa của Mỹ đã giảm 15% trong năm 2009
và chỉ hồi phục được 5% trong năm 2010, tiếp theo là sự tăng trưởng chậm
trong năm 2011, với nhu cầu chỉ tăng 1-2%.
Nhưng bất chấp sự suy thoái trên thị trường nội địa, các nhà sản xuất sôđa
Mỹ vẫn nhận được các đơn đặt hàng lớn, đạt được giá bán cao và vận hành
với toàn bộ công suất - chủ yếu là nhờ thị trường xuất khẩu.
14

Một trong những bằng chứng cho điều này là việc Công ty FMC đã cho khởi
động lại nhà máy Granger của mình. Nhà máy này đã tạm ngừng sản xuất từ
tháng 7/2011 nhưng hiện đã được vận hành trở lại với công suất 500.000
tấn/ năm, đạt công suất thiết kế. FMC đồng thời cũng công bố đã bắt đầu kế
hoạch mở rộng nhà máy để đạt công suất 1,2 triệu tấn/ năm trong vài năm
tới.
Cách đây 10 năm, các nhà sản xuất Trung Quốc đã vận hành hầu như toàn bộ
các nhà máy sản xuất sôđa trong nước với công suất cao nhất để xuất khẩu
sản phẩm này với giá bằng hoặc gần bằng giá thành. Nhưng ngày nay Trung
Quốc thà chấp nhận giảm tỷ lệ vận hành công suất chứ không muốn bán lỗ,
trong khi đó giá thành sản xuất sôđa của họ cũng đã giảm hơn so với trước.
Năm 2011 Mỹ đã tăng xuất khẩu sôđa do tình hình tiêu thụ trì trệ trong nước
kết hợp với khả năng cạnh tranh cao của các nhà máy sôđa thuộc các công ty
Mỹ ở nước ngoài.
Công ty FMC không phải là nhà sản xuất sôđa duy nhất của Mỹ mà hiện đang
có kế hoạch mở rộng sản xuất. Các công ty khác của Mỹ cũng đang xem xét
khởi động một số dự án sản xuất sôđa trong thời gian 2014 - 2015.
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia thị trường xuất khẩu sôđa
Thị trường sôđa châu Âu cũng đã chứng kiến sự nổi lên của một nhà xuất
khẩu mạnh, đó là Công ty Eti Soda - liên doanh giữa một công ty quốc gia và
một công ty tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ.
Công ty Eti Soda được thành lập năm 1998 và bắt đầu tham gia thị trường
sôđa từ năm 2009. Ngay trong năm sản xuất đầu tiên của mình, Eti Soda đã
đạt mục tiêu sản lượng là 1 triệu tấn sôđa/ năm. Công ty xuất khẩu 93-95%
của tổng sản lượng sôđa này, trong đó 87% được bán sang thị trường châu
Âu.
Trước đó, Công ty Soda Sanayi là nhà sản xuất sôđa duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ,
với một nhà máy sản xuất sôđa theo phương pháp tổng hợp, công suất 1 triệu
tấn/ năm.
Việc Eti Soda tham gia thị trường sôđa đã ảnh hưởng bất lợi đến một số nhà

sản xuất lâu năm khác tại châu Âu. Ví dụ, tháng 9/2009 Công ty Brunner
Mond đã phải đóng cửa nhà máy sôđa 420.000 tấn/ năm của mình tại Hà
Lan.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất thủy tinh và kính xây dựng có thể là ngành
tiêu thụ sôđa quan trọng trong vài năm tới. Các nhà sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ
trong lĩnh vực này đang phát triển mạnh và tìm cách đầu tư vào châu Á và
Trung Đông để mở rộng thị trường.
Sản xuất sôđa tại Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất sôđa hàng đầu thế giới với những công ty như
Marine Sơn Đông (công suất 2,5 triệu tấn/ năm) và Sanyo Đường Sơn (công
suất 2 triệu tấn/ năm). Tuy phần lớn sản lượng sôđa này đều được tiêu thụ
15
trong nước, nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng nổi lên vị trí hàng đầu trên
thị trường sôđa thế giới nhờ đã tăng công suất sôđa lên gấp đôi chỉ sau một
thập niên, đạt 24 triệu tấn/ năm.
Trong vài năm qua, sự tham gia của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu
đã tăng mạnh: Năm 2008, Trung Quốc đã xuất khẩu trên 2 triệu tấn sôđa. Sự
gia tăng mạnh của hoạt động xuất khẩu sôđa này đã là nguyên nhân gây ra
những lo ngại cho các nhà sản xuất Mỹ mà từ trước đến nay thường chiếm tỷ
lệ lớn trong xuất khẩu sôđa sang các thị trường châu Á.
Tuy nhiên, cân bằng lực lượng này trên thị trường xuất khẩu sôđa lại đang
dịch chuyển. Trong vài năm qua, giá thành sôđa sản xuất tại Trung Quốc đã
liên tục tăng. Mặt khác, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng tiếp tục tăng
giá so với USD. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất sôđa Mỹ
trên thị trường châu Á đã tăng lên, sản phẩm của họ đã có thể cạnh tranh với
sản phẩm của Trung Quốc ở tất cả các nơi.
Nhu cầu sôđa trong nước của Trung Quốc hiện đang gia tăng và đạt khoảng
20 triệu tấn trong năm 2011 (tăng khoảng 8%). Nhu cầu sôđa ở các nước
châu Á khác cũng tăng khoảng 3-4%/ năm, mặc dù nhu cầu của Nhật Bản
vẫn rất yếu sau thảm họa động đất và sóng thần tháng 3/2011.

Tuy nhiên, chính sách của chính phủ Trung Quốc đối với việc phát triển ngành
sản xuất sôđa hiện đang gây lo ngại cho các nhà đầu tư. Lần đầu tiên, kế
hoạch 5 năm của Trung Quốc đã xếp ngành sản xuất sôđa vào trong số những
ngành “tiêu hao nhiều năng lượng” - đây là những ngành được yêu cầu
không nên đầu tư cho mục đích xuất khẩu sản phẩm, vì về cơ bản chúng đang
xuất khẩu năng lượng ra nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ khả năng của chính phủ trung ương
Trung Quốc trong việc thực thi kế hoạch 5 năm nói trên, vì họ cho rằng nó
mâu thuẫn với quyền lợi của các địa phương. Các chính quyền địa phương
luôn mong muốn và khuyến khích đầu tư thông qua các biện pháp như miễn
giảm thuế, do đó vẫn sẽ có những nhà máy được xây dựng mà không đáp ứng
các tiêu chí của chính phủ trung ương.
Nhưng các biện pháp hạn chế phát triển công nghiệp sôđa của Trung Quốc
cũng có những tác dụng nhất định. Do đó, trong các tháng cuối năm 2011
xuất khẩu sôđa của Trung Quốc đã giảm mạnh.
Triển vọng thị trường
Hiện tại, nhu cầu của các hộ sử dụng cuối cùng là một trong những yếu tố
làm yên lòng các nhà sản xuất sôđa.
Nhu cầu sôđa trên thị trường châu Âu tuy đang tăng chậm do sự suy yếu của
ngành xây dựng, nhưng thị trường này đang dần hồi phục. Tại Anh, thị
trường thủy tinh và kính xây dựng đang hoạt động tốt nhờ sự mất giá của
đồng bảng anh.
16
Trên toàn thế giới, đang có những dấu hiệu về nhu cầu cao đối với sôđa. Theo
Công ty Tata Chemicals, thị trường kính phẳng toàn cầu đã quay trở về xu
hướng tăng trưởng, hoạt động đầu tư mới tại các nước đang phát triển đang
được thực hiện dựa trên cơ sở của các nền tảng mạnh. Thị trường chất tẩy
rửa cũng duy trì ở trạng thái lành mạnh, nhu cầu của người sử dụng đang là
động lực mạnh cho sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất sôđa và các phụ
gia dùng cho các chất tẩy rửa. Ngành khai khoáng ở hầu hết các khu vực trên

thế giới cũng đang hồi phục và các ứng dụng mới trong các lĩnh vực như ắc
quy ion liti, khí đá phiến, xử lý ô nhiễm, sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu sôđa .
Trong năm 2011, giá sôđa đã duy trì ổn định ở tất cả các thị trường, với
những dấu hiệu mạnh của các nhà sản xuất cho thấy ưu tiên cao nhất của họ
là xử lý áp lực của giá đầu vào (nguyên liệu và nhiên liệu) theo cách sao cho
đảm bảo lợi nhuận đồng thời đáp ứng nhu cầu sôđa đang ngày càng tăng.
Vấn đề then chốt đối với các nhà sản xuất sôđa châu Âu là kiềm chế chi phí
sản xuất để tăng lợi nhuận. Nhu cầu tại khu vực đang được cải thiện và hoạt
động xuất khẩu cũng đang diễn biến tốt, do đó các nhà sản xuất sẽ có khả
năng tăng giá sôđa nếu cân bằng cung cầu thuận lợi.
Tuy nhiên, giá sôđa tăng cũng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất Trung Quốc
gia tăng sản lượng. Vấn đề là liệu các nhà sản xuất Mỹ và Trung Quốc có chấp
nhận hy sinh lợi nhuận để gia tăng thị phần của mình trên thị trường sôđa
hay không?
V. Ý NGHĨA VÀ SU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA SÔĐA
1. Ý nghĩa của sôđa trong nền kinh tế quốc dân
Muốn cho nền kinh tế và công nghiệp phát triển, các nước đều phải phát triển
các ngành công nghiệp sản xuất ra nguyên liệu cho công nghiệp, trong đó sô
đa là loại nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất ra các mặt hàng tiêu
dùng và nguyên liệu cho sản xuất một số kim loại màu và các loại thủy tinh
khác nhau. Hai lĩnh vực này sử dụng 50% tổng lượng sô đa sản xuất ra hàng
năm trên thể giới. Theo các nhà kinh tế tổng kết thì tiêu hao sô đa cho một
đơn vị sản phẩm của một số ngành như sau:
- Thủy tinh: 170 - 200 kg/ tấn
- Nhôm oxit: 145 - 225 kg/ tấn
- Chế tạo Creolit: 608 - 610 kg/ tấn
- Bột giặt tổng hợp: 540 - 560 kg/ tấn
- Dầu mỏ:
+ Tách S khỏi dầu: 350 kg/ tấn S
+ Tách dầu: 0,15 kg/ tấn dầu thô

+ Khoan dầu: 2 kg/m sâu
Theo thống kê, sản lượng sô đa trên thế giới năm 1985 là 29 triệu tấn và năm
2000 đạt 45 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu tấn. Đối với nước
17
ta, nhu cầu về sô đa cũng sẽ tăng khi các ngành công nghiệp thủy tinh, dầu
khí và luyện nhôm phát triển, còn hiện nay sô đa chủ yếu phục vụ cho sản
xuất bột giặt tổng hợp. Với đất nước trên 80 triệu dân và đang phát triển các
ngành sản xuất kim loại màu, thủy tinh dân dụng và công nghiệp, bột giặt
tổng hợp và dầu khí thì từ nay đến năm 2010, lượng sô đa tiêu thụ phải trên
200.000 tấn/ năm mới đạt mức 2,5 kg/ người. Tỷ lệ này thấp hơn 10 lần so
với các nước phát triến.
Khi sản xuất sô đa phát triển thì mức tiêu thụ muối của nước ta cũng sẽ tăng
theo. Với một đất nước có trên 2000 km bờ biển, có thể sản xuất muối natri
clorua (NaCl) theo phương pháp bốc hơi bằng năng lượng mặt trời. Để sản
xuất 1 tấn sô đa cần 1500 - 1600 kg NaCl công nghiệp. Như vậy, với sản
lượng sô đa hàng năm khoảng 200.000 tấn sẽ tiêu thụ trên 300.000 tấn NaCl,
tạo được việc làm cho hàng chục vạn diêm dân, phát huy được thế mạnh tài
nguyên và lao động của nước ta.
2. Xu thế phát triển
Trên thế giới, sản xuất sô đa tập trung chủ yếu vào phương pháp Solvay,
phương pháp này có nhiều ưu thế như:
- Sử dụng được muối NaCl khai thác từ nước biển hay từ các mỏ muối chứa
NaCl.
- Quá trình sản xuất thực hiện trong điều kiện nhiệt độ dưới 150
o
C, do đó an
toàn sản xuất cao.
- Dễ dàng cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất.
- Chất lượng sô đa cao, thỏa mãn được cho yêu cầu làm thủy tinh quang học.
- Năng suất lao động cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh lớn.

Tồn tại:
- Hiệu suất sử dụng NaCl < 75%.
- Lượng dung dịch thải bỏ lớn, cỡ 7 - 8m
3
/ tấn sản phẩm. Do đó sản xuất sô đa
theo phương pháp Solvay cần phải có nguồn nguyên liệu NaCl rẻ và đá vôi tốt
để giảm giá thành.
Để khắc phục các tồn tại này, hiện nay trên thể giới đang hướng sản xuất sô
đa liên hợp với sản xuất NH
3
để có nguồn CO
2
và NH
3
bổ sung thường xuyên.
Khi đó, sản xuất sô đa không tuần hoàn NH
3
mà tuần hoàn NaCl trong dung
dịch khi chưa phản ứng hết và bổ sung thêm lượng NaCl rắn có độ sạch
tương đối cao. Khi có trong quá trình sản xuất sô đa tạo ra 2 dạng sản phẩm
là sô đa và amoni clorua làm phân bón cho các cây trồng. Vì vậy, phương án
này đảm bảo sản xuất không có chất thải và giảm chi phí nguyên liệu tối đa.
Công nghệ sản xuất sôđa theo phương pháp tuần hoàn NaCl cho phép giảm
30% vốn đầu tư so với phương pháp tuần hoàn NH
3
vì không phải đầu tư cho
phân xưởng tái sinh NH
3
và chế tạo sữa vôi từ đá vôi. Do đó phương án tuần
18

hoàn NaCl có thể thích nghi với các vùng sản xuất sô đa không có khả năng
bố trí bãi thải và thiếu nguồn đá vôi tốt.
Vì vậy, để sản xuất sô đa phục vụ cho các ngành công nghiệp thì việc lựa chọn
phương pháp tuần hoàn NH
3
hoặc tuần hoàn NaCl trong giai đoạn hiện nay
là thích hợp không chỉ đối với nước ta mà còn thích hợp với nhiều nước trên
thế giới để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm sô đa.
19

×