Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

đánh giá hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn quốc tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.18 KB, 22 trang )

Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng lan rộng trên khắp các lĩnh vực, trên
khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tự do hoá thương mại là một trong
những biểu hiện của hiện tượng toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế. Nó thể hiện
thông qua việc các quốc gia, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, nỗ lực tiến
hành các cuộc đàm phán nhằm cắt giảm và tiến dần đến xóa bỏ hoàn toàn hàng rào
thuế quan tại các quốc gia, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng
hóa, mở cửa thị trường.
Tuy nhiên, tự do hóa trong thương mại cũng mang đến không ít rủi ro cho thị
trường nội địa của từng quốc gia. Mặc dù lên tiếng ủng hộ quan điểm tự do hóa
nhưng hẳn là không một Chính phủ nào lại dễ dàng chấp nhận việc các doanh nghiệp
nước nhà bị yếu thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường quốc gia
mình. Bởi vậy, họ đã đưa ra các biện pháp tinh vi điều tiết được dòng vận động hàng
hóa ngoại thương nói chung, cũng như chung để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hệ
thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng áp dụng như là một trong những
hàng rào thương mại, là công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ các quốc gia đạt được
mục đích của mình.
Việt Nam, trong xu hướng hội nhập nền kinh tế, không tránh khỏi việc phải
tiến hành cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, hạn nghạch. Vì vậy, Chính phủ đã tiến hành
xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhằm đảm bảo chất
lượng hàng hóa, quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời cũng có tác dụng điều tiết
dòng hàng hóa ra vào thị trường Việt Nam.
Với đề tài "Từ thực tiễn hãy đánh giá hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật của Việt Nam nói chung. Đưa ra một số ý tưởng để giúp hệ thống tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam gần hơn với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
chung của thế giới", nhóm 8 tiến hành nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của hệ thống
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam với thực tiễn thị trường hàng hóa Việt
Nam nói chung, so sánh với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế, từ đó kiến
nghị một vài ý tưởng giúp hệ thống này hoàn thiện và gần hơn với các quy định, tiêu


chuẩn của quốc tế.
1
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
I. Khái quát một số quy định và tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật.
1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại TBT
Khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nước ngoài,
ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước
còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu.
Đây mới chính là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm của quốc gia đó có xuất khẩu
được hay không cũng như có thể được thị trường nước nhập khẩu chấp nhận hay
không.
Thuật ngữ "Rào cản kỹ thuật trong thương mại" hay "Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại" (TBT - Technical Barriers to Trade) chỉ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu cùng quy trình nhằm đánh
giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
đó. Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ
những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Tuy nhiên,
trên thực tế, chúng có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi
chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây
khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập
khẩu.
WTO có văn bản quy định về nội dung này, đó là Hiệp định về các Rào cản kỹ
thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade). Hiệp định TBT
đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi
ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá
hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá.
*Một số thuật ngữ được giải thích trong Hiệp định TBT (tại Phụ lục 3)
− Pháp quy kỹ thuật
Văn bản quy định các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan

đến sản phẩm và phương pháp sản xuất, bao gồm cả các điều khoản hành chính thích
hợp, mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn
liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng
cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.
− Tiêu chuẩn
Văn bản do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu
dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm
hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là
không bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu
2
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy
trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.
* Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn kỹ thuật
Là tất cả các sản phẩm, bao gồm sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp,
thường là: máy móc thiết bị, các sản phẩm tiêu dùng, nguyên liệu và các sản phẩm
phục vụ nông nghiệp.
* Các nội dung thường được nêu trong tiêu chuẩn kỹ thuật :
− Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng).
− Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến
đặc tính của sản phẩm.
− Các thuật ngữ, ký hiệu.
− Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…
* Các mục tiêu hợp pháp của các biện pháp kỹ thuật
− Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng.
− Bảo vệ đời sống của động thực vật.
− Bảo vệ môi trường.
− Ngăn chặn các thông tin không chính xác.
− Các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất lượng, hài hòa hóa
* Nguyên tắc hoạt động trong ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật

− Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại.
− Không phân biệt đối xử.
− Hài hòa hóa.
− Bình đẳng
− Công nhận lẫn nhau.
− Minh bạch.
1.2. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ( International Organization for
Standardization)
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là liên đoàn quốc tế của các cơ quan tiêu
chuẩn hoá quốc gia, là một tổ chức độc lập, phi chính phủ và là tổ chức tiêu chuẩn
hoá lớn nhất của thế giới hiện nay. Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của
công tác tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc
trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như góp phần vào việc
phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế.
Kết quả của các hoạt động kỹ thuật của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế ISO.
3
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
Phạm vi hoạt động của ISO bao trùm tất cả các lĩnh vực, trừ điện và điện tử
thuộc phạm vi trách nhiệm của Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).
ISO được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn nhưng chính thức bắt đầu hoạt
động từ ngày 23/02/1947. Ban Thư ký Trung tâm của ISO đặt tại Geneva, Thụy Sỹ
chịu trách nhiệm điều phối hệ thống tổ chức. Tính đến năm 2011 ISO có 164 thành
viên. Ngoài ra còn có 618 tổ chức quốc tế có quan hệ với các Ban Kỹ thuật và Tiểu
ban kỹ thuật của ISO.
Tính đến ngày 31 tháng 11 năm 2011, ISO đã xây dựng được 19.023 Tiêu
chuẩn quốc tế và các tài liệu dạng tiêu chuẩn. Các Tiêu chuẩn Quốc tế này cung cấp
những tiêu chuẩn hiện đại cho các sản phẩm, dịch vụ và thực hành tốt, giúp nâng cao
hiệu suất và hiệu quả của ngành công nghiệp; được xây dựng dựa trên sự đồng thuận
trên toàn thế giới.
Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tham gia

ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này.
Phải lưu ý rằng tổ chức ISO xây dựng các Tiêu chuẩn Quốc tế, nhưng tổ
chức ISO không chứng nhận cho bất kỳ tiêu chuẩn nào mình xây dựng. Thay vào đó,
việc đánh giá chứng nhận sẽ được tiến hành bởi các tổ chức chứng nhận, các tổ chức
riêng. Do đó, không có tổ chức hay công ty nào được chứng nhận bởi tổ chức ISO.
Khi một công ty hay tổ chức được chứng nhận theo một tiêu chuẩn ISO, họ sẽ
nhận được một chứng chỉ từ tổ chức chứng nhận. Mặc dù trên chứng chỉ có tên tiêu
chuẩn ISO nhưng không phải tổ chức ISO cấp chứng chỉ đó.
* Giới thiệu một số tiêu chuẩn ISO
− Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (bao gồm ISO 9000:2005, ISO 9001:2008, ISO
9004:2009, ISO 19011:2011) là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý
chất lượng, áp dụng cho mọi mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm
bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định
một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
+ Trong các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9001:2008 là
tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá hệ thống quản lí chất lượng của
một tổ chức và cấp chứng chỉ phù hợp. Tiêu chuẩn này quy định các
nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh
nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu về: hệ thống quản lý
chất lượng, trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý nguồn lực, tạo sản phẩm,
đo lường, phân tích và cải tiến.
+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các
tổ chức, doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát
4
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều
hành công việc. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách
hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh
chóng hơn.

− Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (bao gồm ISO 14001, ISO 14004, ISO 14010, ISO
14011, ISO 14012) là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường nhằm giúp các tổ
chức, doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường
xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề
cập đến 6 lĩnh vực: hệ thống quản lý môi trường, kiểm tra môi trường, đánh
giá kết quả hoạt động môi trường, ghi nhãn môi trường, đánh giá chu trình
sống của sản phẩm, các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm.
+ ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, quy định
các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của
hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng
nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý
môi trường phù hợp với ISO 14001. ISO 14001 đang được sử dụng bởi
ít nhất 223149 tổ chức ở trên 160 quốc gia và nền kinh tế.
− Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được
chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi
cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn
nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm
bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu
dùng.
Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn
diện bao gồm các yêu cầu về quản lý tài liệu hồ sơ, cam kết của lãnh đạo,
quản lý nguồn lực, hoạch định và tạo sản phẩm an toàn, kiểm tra xác nhận,
xác định nguồn gốc, trao đổi thông tin và cải tiến hệ thống.
− OHSAS 18000 : Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp
− ISO 27000: Hệ thống Quản lý An ninh thông tin
− ISO/IEC 17025: Những yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và
hiệu chuẩn
− ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế.
Trong hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam, đã có một số tiêu chuẩn tương
đương với các tiêu chuẩn ISO được ban hành như:

− TCVN ISO 9001:2008 tương đương với ISO 9001
− TCVN ISO 14001:2010 tương đương với ISO 14001
− TCVN ISO 22000:2007 tương đương với ISO 22000
− TCVN 7782:2008 tương đương với ISO/IEC 17025
5
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
Và nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác được xây dựng dựa trên các tiêu
chuẩn của ISO.
1.3. Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế IEC (International Electrotechnical
Commission)
IEC là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá được thành lập sớm nhất trên thế giới
(năm 1906). Mục tiêu của IEC là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong
lĩnh vực điện - điện tử và các vấn đề có liên quan như: Chứng nhận sự phù hợp tiêu
chuẩn điện và hỗ trợ cho thông hiểu quốc tế.
IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hoá và
chuyên môn quốc tế như: ISO, Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU; Ban Tiêu chuẩn
hoá Kỹ thuật điện Châu Âu - CENELEC. Đặc biệt, giữa IEC và ISO đã thiết lập một
thoả thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo thoả thuận này, phạm vi
hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện - điện tử. ISO và IEC
đã phối hợp thành lập một Ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt
trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1).
Tính đến năm 2013, IEC có 82 nước thành viên; trong đó có 59 thành viên đầy
đủ và 23 thành viên liên kết. Cuối năm 2011, Việt Nam đã được chấp nhận là thành
viên liên kết của tổ chức IEC với đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng.
Hoạt động chính của IEC là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế IEC
và các báo cáo kỹ thuật. Các tiêu chuẩn IEC hiện được áp dụng rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới, được các nước chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia, được viện
dẫn khi soạn thảo các hồ sơ dự thầu và hợp đồng thương mại.
Ngoài việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc tế IEC, IEC còn duy trì các

hệ thống đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn IEC, đó là:
− IECEE: Hệ thống thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các
thiết bị và linh kiện kỹ thuật điện.
− IECQ: Hệ thống đánh giá chất lượng linh kiện điện.
− IECEx: Hệ thống chứng nhận với tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng
trong môi trường dễ cháy nổ.
1.4. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế CAC (Codex Alimentarius
Commission)
Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế CAC do Tổ chức Nông lương
Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng sáng lập vào năm 1963
nhằm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, các hướng dẫn về
6
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
thực phẩm và các tài liệu liên quan như quy phạm thực hành theo Chương trình Tiêu
chuẩn Thực phẩm của FAO/WHO.
Mục tiêu của CAC là xây dựng, ban hành tiêu chuẩn thực phẩm hướng tới bảo
vệ sức khoẻ người tiêu dùng và đảm bảo tính công bằng trong thương mại quốc tế về
thực phẩm và thúc đẩy các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc xây dựng
các tiêu chuẩn về thực phẩm. Bên cạnh đó, CAC còn ban hành những quy phạm thực
hành, hướng dẫn, các biện pháp khuyến nghị nhằm hỗ trợ, chi tiết hoá các yêu cầu về
thực phẩm, góp phần minh bạch hoá, hài hoà và thuận lợi hoá thương mại quốc tế.
Giữa CAC và ISO đã có một thoả thuận chung về phạm vi tiêu chuẩn hoá
trong lĩnh vực thực phẩm của hai tổ chức, trong đó Ban kỹ thuật ISO/TC 34 của ISO
chỉ chủ yếu xây dựng các tiêu chuẩn về phương pháp thử, còn CAC - xây dựng các
tiêu chuẩn về các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể của sản phẩm.
Hiện tại, CAC đã có 186 thành viên. CAC triển khai hoạt động kỹ thuật của
mình thông qua 24 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn, Nhóm đặc trách và các Ban điều phối
khu vực. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của CAC từ năm 1989.
Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam (gọi tắt là Ủy ban Codex Việt Nam)
là tổ chức Quốc gia liên ngành do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, có chức năng

tham mưu về công tác tiêu chuẩn hóa cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
đến thực phẩm; thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia các hoạt động về tiêu chuẩn
thực phẩm của các tổ chức quốc tế và khu vực; đồng thời đề xuất các chính sách
quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam theo xu hướng hòa
nhập với tiêu chuẩn quốc tế. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Uỷ ban Codex Việt Nam có
trách nhiệm điều phối các hoạt động của Uỷ ban thông qua Văn phòng Uỷ ban
Codex Việt Nam.
Trong hệ thống tiêu chuẩn của Codex hiện nay gồm có hơn 100 tiêu chuẩn,
hướng dẫn và quy phạm thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn 200 tiêu chuẩn
về chất lượng thực phẩm, 1.777 điều khoản về phụ gia thực phẩm, 3.086 mức dư
lượng tối đa đối với thuốc bảo vệ thực vật, 481 mức dư lượng tối đa đối với thuốc
thú y trong thực phẩm.
HACCP - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, là một hệ
thống các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa toàn diện và hiệu quả trong quá
trình sản xuất từ nguyên liệu - bán thành phẩm - thành phẩm, kiểm soát các yếu tố
nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ, môi trường, con người tham gia quá trình và
đặc biệt phân tích, xác lập và tổ chức kiểm soát các điểm trọng yếu dễ phát sinh
trong quá trình tránh những rủi ro liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, do Ủy
ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm CODEX ban hành. Nó được Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) yêu cầu tất cả các nước thành viên và các nước trong quá trình gia nhập
7
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
WTO áp dụng chúng, coi đây là phương tiện kiểm soát an toàn thực phẩm trong
thương mại thế giới.
8
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
II. Khái quát về hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật của Việt
Nam
2.1. Khái niệm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2007) đưa ra cách hiểu như sau:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức
khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh
quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản để bắt buộc áp dụng.
2.2. Khái quát về hệ thống Tiêu chuẩn của Việt Nam
* Cấu trúc của Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam gồm:
− Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN
− Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS
* Các l oại tiêu chuẩn
− Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một
phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
− Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt
động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
− Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối
tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
− Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp
đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra,
phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu
đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

9
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
− Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu
về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.
Tính đến hết năm 2006, tổng số TCVN đã ban hành là hơn 8000. Tuy nhiên,
trong số đó nhiều tiêu chuẩn đã huỷ bỏ hoặc được soát xét thay thế, vì vậy Hệ thống
Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành khoảng 6000 TCVN.
2.3. Khái quát về hệ thống Quy chuẩn kĩ thuật của Việt Nam
* Cấu trúc của hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật Việt
Nam gồm:
− Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
− Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
* Các loại quy chuẩn kỹ thuật
− Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp
dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,
quá trình.
− Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn
cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt,
an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường,
an toàn bức xạ và hạt nhân;
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực
phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn
chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và
hoá chất dùng cho động vật, thực vật.
− Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất
lượng môi trường xung quanh, về chất thải.
− Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá

trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng,
bảo trì sản phẩm, hàng hóa.
− Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ
kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính,
khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao,
vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.
Theo thống kê của Tổng Cục Đo lường tính đến ngày 25 tháng 12 năm 2012,
nhà nước ta đã ban hành 343 Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
10
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
III. Một số quy định liên quan đến tiêu chuẩn hàng hóa của EU.
Hiện tại EU đang tạo ra các tiêu chuẩn thống nhất và hài hoà cho toàn EU đối
với các lãnh vực sản phẩm chính nhằm thay thế hàng ngàn các tiêu chuẩn quốc gia
khác nhau. Tuy nhiên các quốc gia thành viên được phép đưa ra thêm các yêu cầu
cho ngành công nghiệp của mình. Tuy nhiên, nếu sản phẩm nào đáp ứng được những
yêu cầu tối thiểu sẽ được cho phép lưu hành tự do tại EU.
CENELEC, CEN và ETSI là 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá của Châu Âu, đã đưa ra
các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU) trong từng lĩnh vực riêng biệt và tạo ra
Hệ thống tiêu chuẩn hoá Châu Âu.
Hàng hóa đưa vào lưu thông trong thị trường EU không chỉ phải thỏa mãn các
yêu cầu về chất lượng mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về mội trường, trách
nhiệm xã hội,…. Các tiêu chuẩn hàng hóa của EU tuân thủ chặt chẽ Hiệp định về
Rào cản kỹ thuật trong thương mại TBT và các tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế như ISO, IEC, … thậm chí có những mức quy định kỹ thuật cao hơn, chặt
chẽ hơn. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn của EU còn hướng đến sự thân thiện với môi
trường như bao bì, nhãn sinh thái … Đặc biệt là nhóm nông sản và thực phẩm, các
quy định bắt buộc là các tiêu chuẩn về chất lượng, các vật liệu từ nhựa tiếp xúc với
thực phẩm, đóng gói, bảo vệ môi trường rất khắt khe trái cây muốn vào thị trường
này phải đạt chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu Global GAP.
Nhãn CE (European Conformity) là tuyên bố về trách nhiệm của nhà sản xuất.

Dấu CE được in trên sản phẩm đồng nghĩa với việc công bố sản phẩm thỏa những
yêu cầu của châu Âu, và được chấp nhận tại hầu hết các nước trên thế giới. Chứng
nhận CE là bắt buộc đối với hàng hóa và được coi như hộ chiếu thương mại vào thị
trường Châu Âu (và cả một số nước khác ngoài Châu Âu như Mỹ, Malaysia, Úc,
Iran…). Nếu không có chứng nhận CE thì hàng hóa sẽ bị Hải quan nước nhập khẩu
thu giữ và không cho phép hàng hóa lưu thông vào nước của họ. Tuy nhiên tiêu
chuẩn CE không phải là tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm mà là các tiêu chuẩn về
an toàn. Một sản phẩm đạt tiêu chuẩn CE điều đó nói lên rằng sản phẩm này đạt độ
an toàn cho người sử dụng theo tiêu chuẩn của Châu Âu. Tuy nhiên, khi sản xuất sản
phẩm theo tiêu chuẩn CE, các khâu điều được kiểm soát chặt chẽ, mọi thứ trở nên
bài bản và có quy định rõ ràng cụ thể nên vô hình chung giúp tránh các sai xót không
đáng có, nên sản phẩm có chất lượng hơn và mẫu mã cũng sẽ đẹp hơn.
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp SA 8000 (Social
Accountability) là tiêu chuẩn đưa các yêu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội
đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành năm 1997. Đây là một tiêu
chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, được
xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên
11
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. doanh nghiệp
được chứng nhận SA 8000 sẽ phải giải trình về các vấn đề như: an toàn sức khỏe tại
nơi làm việc, sử dụng lao động trẻ em, thời gian làm việc, lương và các phúc lợi xã
hội, quản lý doanh nghiệp, quan hệ với cộng đồng dân cư…
Tại Việt Nam, các sản phẩm được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia được gắn dấu hợp quy CR, trong đó có mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em,
thiết bị điện và điện tử,… là những mặt hàng bắt buộc phải có dấu CR khi lưu thông
trên thị trường Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng hàng hóa trên thị trường Việt
Nam còn lỏng lẻo, tồn tại nhiều hạn chế, các sản phẩm đều có dấu hợp quy CR chưa
phổ biến, hoặc có dấu nhưng là dấu giả…
Theo tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ,

hiện ở Việt Nam mới chỉ có 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ đủ tiêu chuẩn dán nhãn
sinh thái. Hiện Việt Nam chưa có quy định bắt buộc cũng như chưa có tiền lệ dán
nhãn sinh thái sản phẩm hàng hoá, nhưng ở trong nước đã xuất hiện các sản phẩm,
dịch vụ thân thiện với môi trường và có những sản phẩm dịch vụ có nhu cầu được
cấp nhãn sinh thái, để quảng bá cho các nỗ lực bảo vệ môi trường của mình.
Việt Nam cũng có quy định chặt chẽ về việc ghi nhãn hàng hóa. Một số nội
dung về ghi nhãn có thể kể ra như: các thông tin thuộc nội dung bắt buộc gồm tên
hàng hóa; tên địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng của
hàng hóa; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; ngày sản xuất; thời hạn sử
dụng; thời hạn bảo quản; hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; xuất xứ hàng
hóa; nội dung thông tin được ghi bằng tiếng Việt, hoặc làm nhãn phụ ghi những
thông tin thuộc nội dung bắt buộc trên bằng tiếng Việt đính kèm nhãn nguyên gốc
của hàng hóa đó trước khi đưa ra bán ở thị trường Việt Nam.
IV. Một số quy định liên quan đến tiêu chuẩn hàng hóa của Mỹ.
Mỹ liên tục được xếp hạng là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới trong suốt một
thế kỷ qua. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu, Mỹ đang đối mặt với sự
cạnh tranh của các luồng hàng hóa từ các nước đang phát triển. Phản ứng lại tình
trạng này, Mỹ đã đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ về mặt kỹ thuật để kiểm soát chất
lượng hàng hóa, bảo vệ người tiêu dùng.
Chính sách của Mỹ về việc áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đối với hàng hóa
nhập khẩu dựa trên hiệp định về rào cản kĩ thuật thương mại TBT của WTO. Hiện
Mỹ đang nhập khẩu khoảng 15.000 loại sản phẩm hàng hóa tiêu dùng từ khắp nơi
trên thế giới.Những sản phẩm tiêu dùng có kiểm soát muốn được thông quan nhập
khẩu vào thị trường Mỹ, cần phải có giấy chứng nhận Hợp chuẩn tổng quát đối với
mỗi chuyến hàng, đánh giá hợp chuẩn phải đạt chứng nhận ISO 17025. Hàng hóa
phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn theo đạo Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng, thậm chí
12
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
các sản phẩm này còn phải chịu tiêu chuẩn an toàn theo đạo Luật các chất gây hại
liên bang.

* Một số quy định cần chú ý về tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa tại Mỹ:
− Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSA): bất cứ hàng tiêu dùng nào muốn
nhập khẩu vào Mỹ đều bị từ chối nếu sản phẩm đó không tuân thủ một tiêu
chuẩn an toàn sản phẩm hiện hành hoặc yêu cầu về nhãn hiệu được quy định
được chứng nhận hoặc xác định là có hại.
− Từ tháng 7 năm 2012, các sản phẩm hàng hóa xuất vào Mỹ phải đáp ứng quy
trình sản xuất đạt chuẩn HACCP.
− HCCP – Quy chế kiểm dịch động vật của Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược
Phẩm Hoa Kỳ (FDA): Được vận dụng trong sản phẩm đóng hộp, dược phẩm,
hóa mỹ phẩm.
− Luật liên bang về các chất nguy hiểm: quy định việc dán nhãn những sản
phẩm độc hại dùng trong gia đình có thể gây thương tích hoặc bệnh tật đáng
kể cho người sử dụng khi sử dụng chúng một cách bình thường: chất độc, chất
ăn mòn, chất độc hại…
− GAP: Thực hành tốt trong sản xuất nông nghiệp hay sản xuất nông nghiệp
sạch (Good Agriculture Practices).
− GMP (Good Manufacturing Practices) là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt,
được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm
kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm
từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục
vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người
điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến. Chứng nhận
này giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được
kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng
cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.
Tại Việt Nam, vào ngày 28 tháng 01 năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chính thức ban hành tiêu chuẩn VIETGAP (Vietnamese Good
Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
dựa trên 4 tiêu chí: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm (gồm các biện
pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch),

môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông
dân; truy tìm nguồn gốc sản phẩm (tiêu chuẩn này cho phép xác định được những
vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm). Sản phẩm nông nghiệp được chứng
nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được thừa nhận trên thị trường Việt Nam.
13
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
Theo quyết định của Bộ Y tế Việt Nam, Tiêu chuẩn GMP là bắt buộc đối với
tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
V. Đánh giá sự phù hợp với thực tiễn của hệ thống tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật của Việt Nam
5.1. Tính bao quát
Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, nhất là sau khi Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày càng được xây dựng và ban
hành bao trùm nhiều loại hàng hóa khác nhau, với quy mô trung ương đến địa
phương, góp phần đáp ứng những yêu cầu cơ bản về phát triển sản xuất, kinh doanh
và thương mại, đồng thời cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải
quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh do những đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội qua
các giai đoạn phát triển của đất nước. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được áp
dụng rộng rãi trên khắp các ngành: công nghiệp, công nghệ - thực phẩm, nông
nghiệp, xây dựng, điện - điện tử, tài nguyên - môi trường , giao thông - vận tải, hóa
chất và nhiều lĩnh vực khác.
5.2. Tính minh bạch
Minh bạch là một trong những nguyên tắc mà Hiệp định về các rào cản kỹ
thuật trong thương mại (TBT) đề cập đến. Là thành viên của WTO, Việt Nam chấp
hành nguyên tắc đó bằng việc luôn công khai các văn bản liên quan pháp luật nói
chung và hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nói riêng. Không chỉ có thông
báo đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nước mà còn phải thông báo
công khai trên trường quốc tế.
Các doanh nghiệp khi được tiếp cận dễ dàng với những văn bản này thì sẽ chủ
động hơn trong việc điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo các quy định yêu cầu kỹ

thuật của hàng hóa. Từ đó, không chỉ lợi ích của các doanh nghiệp mà cả lợi ích
quốc gia được bảo vệ trong quá trình hội nhập kinh tế, cũng như thu hút đầu tư và
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào nước ta.
5.3. Tính khoa học
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được đưa ra đảm bảo an toàn cho con
người, bảo vệ động thực vật, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời khuyến
khích được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Việt Nam thuộc
mọi thành phần kinh tế nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng
hóa có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực, quốc tế.
Vì vậy để đảm bảo quyền lợi chung cho quốc gia và phát triển kinh tế, các tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được đặt ra phải đảm bảo tính khoa học, không thể đặt
14
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
ra một cách bừa bãi, các chỉ tiêu không được quá thấp vì có thể ảnh hưởng đến chất
lượng hàng hóa, gây hại cho người tiêu dùng, nhưng cũng không được đặt ra quá
cao, nếu không phù hợp với trình độ sản xuất chung của các doanh nghiệp trong
nước, sẽ gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh của họ.
Trong Điều 13 Chương II, và điều 31 chương III của Luật tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật Việt Nam có quy định xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có
thể căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; kết
quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; hoặc kết quả đánh giá, khảo
nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Ở Việt Nam hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có vai trò quan
trọng và quyết định trong việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia cũng như tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, giám định,
chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
cho hàng hóa.
5.4. Tính thống nhất
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng là một văn bản quy phạm pháp luật. Do
đó, nó cũng đòi hỏi sự thống nhất chặt chẽ để đảm bảo cho việc áp dụng được thuận

lợi, hạn chế những tranh chấp xung đột trong thực thi.
Điều này thể hiện ở chỗ các văn bản tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong
cùng một lĩnh vực, cùng một đối tượng, cùng một chỉ tiêu không được có những
mức quy định khác nhau. Trước khi ban hành quy định mới, phải hủy bỏ quy định cũ
có cùng đối tượng quy định.
Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định số
4287/QĐ-BKHCN trong đó trông báo hủy bỏ TCVN 6776 : 2005 về Xăng không chì
– Yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời tại quyết định số 4288/QĐ-BKHCN ban hành cùng
ngày, công bố áp dụng TCVN 6776 : 2013 về Xăng không chì – Yêu cầu kỹ thuật.
Như vậy, đã đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật,
các tổ chức, doanh nghiệp từ đó không bị nhầm lẫn và áp dụng thuận tiện hơn trong
thực tế.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn và quy chuẩn được ban hành cũng quy định cụ
thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, để không bị chồng chéo trong quản
lý, thực hiện và giải quyết khi có các tranh chấp, khiếu nại xảy ra. Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng thường là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm
tra thực hiện các Quy chuẩn.Tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ
thuật còn được thể hiện ở giữa việc ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật trên thực tế.
15
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
Hiện nay, ở Việt Nam, tính thống nhất trong hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật còn chưa cao. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật chưa được áp dụng
rộng rãi, đôi khi áp dụng còn rất lỏng lẻo không thực hiện theo đúng như văn bản về
tiêu chuẩn , quy chuẩn đã đề ra .
5.5. Tính khả thi.
Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hiện nay nhìn chung
đang được dần hoàn thiện và không ngừng đổi mới phù hợp với hệ tiêu chuẩn quốc
tế. Các hệ tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng xây dựng có căn cứ vào điều kiện
và tình hình thực tế, có thể áp dụng và đem lại nhiều tác động tích cực như giúp đảm

bảo chất lượng hàng hóa và an toàn cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng,
thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra của các cấp,
Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn và quy chuẩn quỹ thuật Việt Nam còn chưa đ-
ược áp dụng rộng rãi, chưa phát huy được hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể.
Ví dụ như trường hợp của thép Việt Nam, Quy chuẩn 7 được bạn hành nhằm thống
nhất về chất lượng của các sản phẩm thép trên thị trường, đồng thời loại bỏ những
loại thép không rõ nguồn gốc, kém chất lượng từ Trung Quốc, bảo vệ sản xuất trong
nước và quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn áp dụng,
một số doanh nghiệp sản xuất thép đã áp dụng quy chuẩn 7 cho rằng, việc áp dụng
“lợi bất cập hại”. Các sản phẩm áp dụng quy chuẩn khó bán, bị ế.
Nguyên nhân là vì khi áp dụng quy chuẩn 7 phải tuân theo các yêu cầu kỹ
thuật, kích thước, khối lượng trên 1m chiều dài; mác thép và tính chất cơ học theo
TCVN 1601-2008; thậm chí ghi nhãn phải rõ ràng, không tẩy xóa, trên nhãn phải in
đầy đủ các thông tin, tên địa chỉ cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, số hiệu tiêu chuẩn do
nhà sản xuất công bố áp dụng, dấu hợp quy, mác thép, khối lượng của bó thép hoặc
cuộc thép, thời gian sản xuất Để áp dụng quy chuẩn này, doanh nghiệp buộc phải
thay đổi thiết bị để sản xuất thép cốt bê tông theo đúng tiêu chuẩn, chi phí giá thành
cho mỗi sản phẩm từ tăng khoảng 3 đến 5%. Vì thế, giá của thép áp dụng quy chuẩn
7 cao hơn thép chưa áp dụng quy chuẩn nên khó bán hơn. Trong khi đó thì người
tiêu dùng rất gặp khó khăn trong việc phân biệt đâu là sản phẩm hợp quy chuẩn, sản
phẩm nào không, và thường thì sẽ mua những sản phẩm nào có giá rẻ hơn. Như vậy,
chẳng những chưa bảo vệ được người tiêu dùng, mà còn gây khó khăn cho doanh
nghiệp.
5.6. Tính cập nhật.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam được cập nhật thường
xuyên, không ngừng được rà soát, bổ sung, phù hợp với tình hình phát triển của thị
trường hàng hóa, trình độ khoa học công nghệ và sự phát triển của đất nước. Hàng
năm, Bộ Khoa học và Công nghệ đều có kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
Năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ lên kế hoạch xây dựng 887 TCVN trên các
16

Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
lĩnh vực như viễn thông, công nghệ thông tin,vật liệu xây dựng, thiết bị y tế, hóa
dược, trồng trọt, chăn nuôi, nông - lâm - thủy sản, dệt may, cơ khí máy móc….
Trong đó, phần lớn là chấp nhận hoặc tham khảo xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn
quốc tế ISO, IEC, CODEX, tiêu chuẩn khu vực châu Âu EN, hay tiêu chuẩn của một
số quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật, Nga…
Lấy trường hợp mũ bảo hiểm làm ví dụ:
Ngày 08 tháng 10 năm 2001, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là
Bộ Khoa học và Công nghệ) ra quyết định số 51/2001/QĐ-BKHCNMT quy định mũ
bảo hiểm dành cho người đi xe máy phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
5756 - 2001 về Mũ bảo vệ cho người đi mô tô và xe máy.
Đến ngày 28 tháng 4 năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (QCVN
2:2008/BKHCN), như vậy, với hàng hóa mũ bảo hiểm đã có những quy định bắt
buộc áp dụng về kỹ thuật. Trong văn bản Quy chuẩn được ban hành tại thời điểm
này đã có nhiều mục quy định cụ thể và chặt chẽ về mặt kỹ thuật của mũ bảo hiểm,
ví dụ như:
+ Về cấu tạo phải có các bộ phận: vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động, (lớp đệm
bảo vệ) và quai đeo.
+ Mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da
và tóc của người sử dụng.
+ Có quy định cụ thể về khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo.
+ Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có
vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai
ốc, khóa quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không
được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.
+ Quy định về phạm vi che và bảo vệ của vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động;
về mức chịu đựng va đập và hấp thụ xung động… của mũ bảo hiểm…
+ Và đến năm 2009, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thông tư 23/2009/TT-
BKHCN quy định đối với việc sử dụng thống nhất dấu chất lượng đối với mũ

bảo hiểm, trong điều 4 chỉ rõ: "Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, dấu CS và
tem “đã kiểm tra” hết hiệu lực sử dụng. Từ thời điểm này, tất cả mũ bảo hiểm
sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường thống nhất sử dụng dấu hợp
quy CR.”
17
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
Đánh giá chung
Hệ thống Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam đã và đang ngày càng
khẳng định tác dụng và vai trò quan trọng của mình trong kiểm soát chất lượng hàng
hóa, bảo vệ người tiêu dùng, quản lý kinh tế xã hội.
Ưu điểm:
− Về cơ bản, Hệ thống này đã và đang được xây dựng sát với các đối tượng trên
thực tế, liên tục được soát xét, chỉnh lý, sửa đổi hoặc thay thế mới các quy
định đã lạc hậu một cách kịp thời theo yêu cầu quản lý, phù hợp với thực tiễn.
− Số lượng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam tương đương hoặc được
xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn của quốc tế, khu vực và nhà nước tiên tiến
ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Hệ thống. Nếu năm
2000 Việt Nam có 1300 TCVN tương đương với TCQT và TCNN, thì đến hết
tháng 12 năm 2006 con số này là 2077.
− Tính đồng bộ, thống nhất về nội dung ngày càng được chú trọng. Các thủ tục
và phương pháp xây dựng Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật luôn được cải
tiến theo hướng hài hoà với thông lệ quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc của
Hiệp định TBT.
− Đầu tư cho nghiên cứu, thử nghiệm, khảo thí trong phòng thí nghiệm ngày
càng được chú trọng. Hoạt động chuyển giao công nghệ từ các quốc gia tiên
tiến cũng được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Các tổ chức và doanh
nghiệp Việt Nam đang từng bước nỗ lực học hỏi để nâng cao chất lượng, tiêu
chuẩn sản phẩm và khả năng cạnh tranh của mình.
Nhược điểm:
− Do trình độ khoa học công nghệ trong nước còn lạc hậu so với nhiều quốc gia

phát triển khác, năng lực của doanh nghiệp trong nước còn kém, vì vậy các chỉ
tiêu trong các quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam còn ở mức thấp, các doanh
nghiệp nước ngoài dễ dàng có thể đáp ứng được. Chất lượng hàng hóa phần
lớn chưa thể so bì được với các quốc gia tiên tiến khác. Điều đó đồng nghĩa
rằng mức độ an toàn của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa cũng như mức
độ bảo vệ hệ sinh thái, môi trường ở Việt Nam… còn kém.
− Bên cạnh đó, công tác quản lý thị trường còn chưa thực sự nghiêm túc, làm
cho các hàng hóa kém chất lượng hoặc chưa được kiểm định chất lượng ồ ạt
trà trộn vào thị trường gây khó khăn cho việc thực thi áp dụng và kiểm tra các
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật.
18
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
VI. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và
quy chuẩn kĩ thuật của Việt Nam gần hơn với các tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật chung của thế giới.
6.1. Các giải pháp ở cấp độ quốc gia
− Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Mặc dù các tiêu chuẩn
của quốc tế và các quốc gia tiên tiến khác đặt ra những đòi hỏi cao và mức bảo
vệ cho người tiêu dùng qua đó cũng cao hơn so với ở Việt Nam, nhưng không
vì thế mà áp dụng một cách cứng nhắc các tiêu chuẩn đó, mà cần có kế hoạch
hoạch định dần dần, cụ thể phù hợp với trình độ sản xuất và khoa học kỹ thuật
trong nước.
− Chú trọng tính thống nhất và khả thi trong việc ban hành các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật.
− Đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia, theo kịp với trình độ quốc tế.
− Giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức đối với các cơ quan quản lý
và doanh nghiệp về nội dung cũng như tầm quan trọng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn quốc gia và quốc tế thông qua các lớp đào tạo, chương trình giới thiệu,
các cuộc thảo luận

− Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc cải thiện và nâng cao chất
lượng của sản phẩm, thông qua hỗ trợ về tài chính, chuyển giao công nghệ,
hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hành các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật.
− Tham gia rà soát hiệp định, xây dựng tiêu chuẩn quốc tế và tận dụng quyền
nhận xét các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, đàm phán nhằm đạt nhiều thuận
lợi cho quốc gia.
6.2. Ở cấp độ doanh nghiệp
− Đầu tư đổi mới công nghệ: Đổi mới công nghệ sản xuất là một trong những
giải pháp quan trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất
khẩu của Việt Nam hiện nay. Một mặt làm giảm giá thành sản xuất, mặt khác
nâng cao chất lượng do đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về
bao bì đóng gói, an toàn vệ sinh, quy trình chế biến.
− Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các tác động của các quy
định tiêu chuẩn và quy định của sản phẩm tránh rơi vào tình thế bị động khi
các tiêu chuẩn thay đổi.
19
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
− Hoạch định kỹ càng chiến lược sản phẩm, khai thác có hiệu quả các lợi thế
cạnh tranh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện
đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến
trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
− Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, ISO 14001, HACCP…
và các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến khác
− Đào tạo nguồn nhân lực: áp dụng các quy định và tiêu chuẩn quốc gia và quốc
tế của sản phẩm liên quan đến môi trường doanh nghiệp cần có kế hoạch đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường. Tìm hiểu các quy
định và tiêu chuẩn cũng như áp dụng chúng phải được coi là một hoạt động
thường xuyên của doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp phải đối mặt
với các vấn đề môi trường trong tiêu thụ sản phẩm.

− Tăng cường công tác thông tin: Một trong những vấn đề chính mà các doanh
nghiệp của những nước đang phát triển hay gặp phải trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu là việc thiếu thông tin về tiêu chuẩn và các biện pháp về sức khoẻ hay
kiểm dịch áp dụng đối với sản phẩm của họ tại các thị trường trọng điểm. Khó
khăn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hạn chế trong việc tiếp cận các
nguồn thông tin thị trường, sản phẩm. Ngoài sự hỗ trợ thông tin của các cơ
quan chức năng, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tiếp cận các nguồn
thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền
thông quốc tế, các tổ chức trong nước và quốc tế, các bạn hàng.
6.3. Ở cấp đa phương
− Công khai minh bạch và tham gia soạn thảo tiêu chuẩn. Các tổ chức tiêu
chuẩn quốc tế, tổ chức thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu hàng Việt
Nam tạo các điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận thông tin về quy định và
tiêu chuẩn, tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế.
− Hỗ trợ kỹ thuật: Cần có sự chuyển giao công nghệ của các nước phát triển cho
Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng
cấp các thiết bị kiểm tra chất lượng của mình, góp phần đáp ứng tốt hơn yêu
cầu chất lượng ngày càng gia tăng của các nước nhập khẩu.
− Các cơ quan viện trợ đa phương có thể giúp Việt Nam thông qua các dự án,
các khoá đào tạo, tham gia các hội nghị quốc tế, giải quyết tranh chấp thương
mại.
− Thừa nhận lẫn nhau các thủ tục chứng nhận và đánh giá sự phù hợp. Các tổ
chức và diễn đàn kinh tế quốc tế cần có các hoạt động thiết thực nhằm hài hoà
các loại tiêu chuẩn khác của các nước nhập khẩu theo hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế, trên cơ sở đó các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các
20
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
nước đang phát triển có thể chuẩn mực hoá hệ thống sản xuất của mình theo
tiêu chuẩn quốc tế, tránh việc chạy theo các loại tiêu chuẩn rất khác nhau,
thậm chí chồng chéo mâu thuẫn của các nước nhập khẩu.

21
Bài thảo luận học phần Tổng luận thương phẩm học ___________ Nhóm 8_Lớp 1402ITOM1411
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tổng luận thương phẩm học - Đại học Thương Mại
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (2006)
Các website:
/> /> /> /> /> /> /> /> và nhiều trang web khác.
22

×