Thực trạng hệ thống thuế & các kiến nghị cải cách hệ thống thuế ở Việt Nam
1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THUẾ Ở VIỆT NAM
1.1 Cơ cấu hệ thống thuế ở Việt Nam
Các sắc thuế hiện hành ở Việt Nam
Stt Sắc thuế Ngày ban hành Hiệu lực từ ngày
1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 10.7.1993 1.1.1994
2 Thuế nhà, đất 19.5.1994 1.1.1995
3 Thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao
23.07.2004 01.07.2004
4 Thuế chuyển quyền sử dụng
đất
22.6.1994 1.7.1994
5 Thuế tài nguyên 16.4.1998 1.6.1998
6 Thuế giá trị gia tăng 09.04.2007 04.06.2007
7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 14.02.2007 01.01.2007
8 Thuế tiêu thụ đặc biệt 29.11.2005 01.01.2006
9 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 15.12.2005 01.01.2006
2000 2002 2003 2004 2005 2006
TỔNG THU 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Thu trong nước (Không kể thu từ
dầu thô) 50.95 51.29 51.67 54.77 52.49 52.03
Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 21.7 20.24 18.88 16.85 17.12 16.58
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài 5.22 5.87 6.53 7.91 8.36 9.25
Thu từ khu vực công, thương
nghiệp, dịch vụ ngoài quốc
doanh 6.39 6.27 6.8 6.95 7.42 7.9
Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1.96 0.62 0.1 0.07 0.06 0.04
Thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao 2.02 1.89 1.94 1.84 1.85 1.85
Lệ phí trước bạ 1.03 1.07 1.19 1.37 1.23 1.2
Thu xổ số kiến thiết 2.17 2.45 2.4 2.39 2.32 2.2
Thu phí xăng dầu 2.41 2.42 2.1 1.88 1.73 1.42
Trang1/17
Thực trạng hệ thống thuế & các kiến nghị cải cách hệ thống thuế ở Việt Nam
Thu phí, lệ phí 2.99 2.44 2.15 2.19 1.84 1.78
Các khoản thu về nhà đất 3.11 4.43 6.93 9.15 7.78 7.35
Các khoản thu khác 1.95 3.59 2.65 4.18 2.79 2.45
Thu từ dầu thô 25.93 21.4 24.15 25.43 29.16 29.82
Thu từ hải quan 20.89 25.49 22.23 18.29 16.7 15.32
Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu
thụ đặc biệt hàng nhập khẩu;
Thu chênh lệch giá hàng nhập
khẩu 14.95 17.83 14.12 11.34 10.36 9.4
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập
khẩu 5.94 7.66 8.1 6.94 6.33 5.92
Thu viện trợ không hoàn lại 2.23 1.82 1.95 1.51 1.66 2.83
1.2 Nhận xét hệ thống thuế ở Việt Nam
1.2.1 Nhận xét về chính sách thuế
1.2.1.1Ưu điểm
Chính sách thuế đã bắt đầu phát huy được tác dụng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất đã tạo ra môi trường bình đẳng về pháp luật cho sự
cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chính sách thuế từng bước tạo ra sự công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng khác
nhau, góp phần thúc đẩy đầu tư vốn, cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm giá thành
…
Thuế thu nhập cá nhân
Luật Thuế TNCN vừa được ban hành đã đảm bảo được nguyên tắc công bằng và khả năng
nộp thuế, thể hiện ở chỗ: Người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập
như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ
các nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế; người có thu
nhập thấp chưa phải nộp thuế.
Ngoài ra, đối tượng nộp thuế có bổ sung thêm cá nhân có thu nhập chịu thuế từ đầu tư
vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ thừa kế, quà tặng.
Thu nhập chịu thuế được mở rộng đối với các khoản như: thu nhập từ đầu tư vốn; thu
nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản trong đó có chuyển nhượng quyền sở
hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở; chuyển nhượng quyền thuê đất, thuế mặt nước; một số
khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng; thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức cá cược,
casino.
Thuế xuất, nhập khẩu và thuế GTGT
Chính sách thuế đã góp phần khuyến khích xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu không phải chịu thuế
giá trị gia tăng, đồng thời được hoàn lại toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đã nộp ở đầu vào.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp (thuế SDĐNN)
Trang2/17
Thực trạng hệ thống thuế & các kiến nghị cải cách hệ thống thuế ở Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế SDĐNN từ năm 2003 đến năm 2010 là một
chủ trương lớn được đa số cử tri cả nước tán thành. Thực sự, với người nông dân mức sống của
họ thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về
miễn, giảm thuế SDĐNN lần này là Nhà nước đầu tư trực tiếp phần thuế cho hộ nông dân nhằm
giúp họ có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, việc miễn giảm thuế cho họ còn mang một ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần đẩy
nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, nâng cao phần nào đời sống nông thôn, hạn chế tốc độ phân
cấp giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn hiện nay.
Mặt khác, số thuế từ SDĐNN chiếm tỷ trọng không lớn so với tổng thu ngân sách và
Chính phủ cũng đã có lộ trình điều chỉnh, giảm dần từ vài năm trước, nên không ảnh hưởng gì
lớn đến việc cân đối ngân sách của các địa phương.
Theo nội dung của Nghị quyết, các đối tượng được miễn thuế SDĐNN bao gồm:
− Hộ nông dân sử dụng diện tích trong hạn mức quy định tại Luật Đất đai, kể cả hộ nông dân
đó được cho, tặng, thừa kế, nhận chuyển nhượng đất để sản xuất nông nghiệp, mà tổng diện
tích của hộ đó chưa vượt hạn điền.
− Hộ nông trường xã viên, xã viên HTXNN nhận đất giao khoán của doanh nghiệp, HTX để sản
xuất nông nghiệp.
− Hộ nông dân đưa ruộng đất vào thành lập các HTXNN theo Luật HTX.
− Toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ được xác định là hộ nghèo theo quy định
chuẩn hộ nghèo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và tổ chức, cá nhân có đất sản xuất
nông nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 của Chính phủ.
Các đối tượng được giảm thuế bao gồm:
− Đất của các tổ chức, doanh nghiệp đang quản lý và trực tiếp sản xuất chưa thực hiện việc giao
khoán cho các hộ nông trường viên.
− Đất của các tổ chức, tổ chức kinh tế-xã hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực
lượng vũ trang đang sử dụng đất hoặc đấu thầu giao đất cho các tổ chức, cá nhân khác sản
xuất và thu lại bằng tiền hoặc hiện vật.
− Đất của hộ gia đình có sản xuất nông nghiệp nhưng không phải là hộ nông dân.
− Diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn điền của các hộ nông dân và các hộ khác.
− Các hộ được giảm thuế nêu trên, nếu trong năm sản xuất gặp thiên tai gây thiệt hại mùa màng
cũng sẽ được xem xét giảm thuế do thiên tai.
1.2.1.2Bất cập, hạn chế
Thuế GTGT
Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật thuế GTGT hiện hành còn bộc lộ một số hạn chế
cần được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước trong tình hình mới.
Một là, về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT:
Trang3/17
Thực trạng hệ thống thuế & các kiến nghị cải cách hệ thống thuế ở Việt Nam
Luật thuế GTGT hiện hành quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
Quy định này là phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta thời gian qua, tuy nhiên trong quá
trình thực hiện và cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một số hàng hoá,
dịch vụ nếu tiếp tục áp dụng không chịu thuế GTGT sẽ không còn phù hợp do không đảm bảo
tính liên hoàn trong việc khấu trừ thuế đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Do đó, cần rà soát để
chuyển sang đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT và tạo thuận lợi
hơn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung cụ thể hoá các dịch vụ tài
chính mới chưa được quy định trong Luật, như: dịch vụ hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ,...(gọi chung là các dịch vụ tài chính phái sinh) và
các giao dịch chuyển nhượng vốn để đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện và phù
hợp với thông lệ quốc tế.
Hai là, về thuế suất thuế GTGT
Năm 1997, khi ban hành Luật thuế GTGT, ngoài thuế suất 0%, còn có 3 mức thuế suất:
5%, 10 % và 20%. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2004; áp dụng Luật sửa đổi bổ sung: bỏ thuế suất
20%, chỉ còn 2 thuế 5% và 10%. Trong đó 5 % là mức thuế suất ưu đãi, được áp dụng đối với
hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu của
người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, trước những khó khăn của nền kinh tế, diện áp
dụng mức thuế suất 5% cũng được mở rộng và chưa theo đúng nguyên tắc nêu trên. Từ đó dẫn
đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một số hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất này không
những không phải nộp thuế mà còn được hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước, do đó, cần thiết rà
soát lại diện áp dụng mức thuế suất 5% để phù hợp với thực tiễn.
Mặt khác, tiêu chí phân định ranh giới áp dụng mức thuế suất 5% và 10% chưa rõ ràng:
vừa theo tên hàng hoá, dịch vụ, vừa theo công dụng hàng hoá, dịch vụ, vừa theo tính chất của
hàng hoá, dịch vụ, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất không thống nhất, nảy sinh vướng mắc
trong quá trình thực hiện.
Ví dụ: sản phẩm cơ khí tiêu dùng áp dụng mức thuế suất 10%, sản phẩm cơ khí là tư liệu
sản xuất áp dụng mức thuế suất 5%, trên thực tế có những sản phẩm cơ khí không thể phân định
được rõ ràng là dùng cho tiêu dùng hay dùng cho sản xuất.
Ba là, về điều kiện được khấu trừ, được hoàn thuế
Luật thuế GTGT hiện hành quy định căn cứ khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào là hoá đơn
GTGT mua hàng hoá, dịch vụ. Thực tiễn quản lý thuế thời gian qua cho thấy quy định nêu trên
chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, dễ bị lợi dụng khấu trừ khống hoặc hoàn thuế khống thông qua việc
sử dụng hoá đơn ghi chép không trung thực với thực tế giao dịch và các loại hoá đơn bất hợp
pháp khác để gian lận trong khấu trừ, làm giảm số thuế GTGT phải nộp hoặc tăng số thuế
GTGT được hoàn khống rút tiền ngân sách, gây bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các đối
tượng nộp thuế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện một
loại tội phạm kinh tế mới - tội phạm mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt
tiền thuế GTGT của Nhà nước như một số đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng của Luật
Doanh nghiệp và quy định về điều kiện được khấu trừ thuế, được hoàn thuế nêu trên để thành
lập doanh nghiệp nhằm mục đích mua, bán hoá đơn kiếm lời bất chính
Trang4/17
Thực trạng hệ thống thuế & các kiến nghị cải cách hệ thống thuế ở Việt Nam
Bốn là, về hình thức văn bản.
Thuế GTGT được thể hiện tại 3 văn bản Luật khác nhau là Luật thuế GTGT năm 1997,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT năm 2005. Mặt khác, năm 2006, Luật
Quản lý thuế (đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 01/7/2007) đã quy định các nội dung
về quản lý thuế như đăng ký, kê khai, nộp thuế, xử lý vi phạm để thay thế cho các quy định về
quản lý thuế trong các luật, pháp lệnh thuế đã được ban hành trước đây, trong đó có Luật thuế
GTGT. Với nhiều văn bản Luật cùng quy định về thuế GTGT nên chưa tạo thuận lợi cho việc
tra cứu, áp dụng pháp luật.
Thuế xuất, nhập khẩu
Cách thức áp mã số thuế tuỳ tiện, miễn, giảm thuế vô lối cho doanh nghiệp này mà không
cho doanh nghiệp khác... không chỉ làm nhà nước thất thu lớn mà còn làm méo mó môi trường
kinh doanh.
Điều nguy hiểm là những chính sách hướng dẫn không rõ ràng, không nhất quán từ cấp bộ
cho tới cấp tổng cục xuống các cục, chi cục hải quan sẽ tạo ra những kẽ hở lớn cho cán bộ, công
chức ngành này nhũng nhiễu.
Việc áp dụng giá tối thiểu tuy dễ thực hiện, đảm bảo chống gian lận về giá, nhưng lại
không phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều trường hợp không chính xác, mang tính áp đặt của
Nhà nước nên có tình trạng lạm thu hoặc thất thu.
Luật hiện hành chỉ quy định hình thức thu thuế theo tỷ lệ (ví dụ thu 30% giá trị/kg táo)
chưa quy định hình thức thu thuế theo mức thu tuyệt đối (ví dụ thu 5.000 đ/kg táo). Hình thức
thu thuế theo tỷ lệ tuy có ưu điểm là dễ áp dụng, nhưng trong trường hợp đối tượng nộp thuế
khai thấp giá trị tính thuế, nhưng cơ quan hải quan không có đủ cơ sở để xác định chính xác trị
giá nhập khẩu mà người mua phải thanh toán cho người bán
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Thuế chuyển quyền sử dụng đất là 4% đối với đất ở, đất xây dựng công trình và 2% đối
với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối Thuế chuyển quyền sử
dụng đất hiện nay quy định là quá cao, khiến người dân chấp nhận mua bán trao tay, không qua
đăng ký, làm cho Nhà nước thất thu thuế và không quản lý được việc sử dụng nhà đất.
Ví dụ: một hộ gia đình mua 1 ngôi nhà có diện tích đất 50 m2, với giá trung bình hiện nay
ở Hà Nội khoảng 30 triệu đồng/m2, chủ nhân phải đóng thuế CQSDĐ là 60 triệu đồng.
Trong thực tế hiện nay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với nhau, đa
số là thông qua hợp đồng chuyển nhượng được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận, hình thức
trao tiền qua tay mà không hề sử dụng đến tờ hóa đơn, nên đã xảy ra trường hợp là giá đất
chuyển nhượng thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá đất
mà UBND tỉnh quy định tại thời điểm trước bạ. Do vậy, trong trường hợp này thì cơ quan thuế
tính thu theo giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay là giá UBND
tỉnh quy định.
Trang5/17
Thực trạng hệ thống thuế & các kiến nghị cải cách hệ thống thuế ở Việt Nam
Từ thực tế này dẫn đến việc gia tăng và tồn tại chủ yếu hoạt động mua bán “trao tay” hoặc
lập hai hợp đồng mua bán, trong đó có một hợp đồng giả giảm giá bán để trốn thuế. Còn đối với
khu vực đất nông thôn lại diễn ra tình trạng mua bán bằng giấy viết tay, không qua giao dịch để
tránh nộp thuế.
Chính sách ban hành hiện nay chưa nhất quán, cùng một thời điểm thu như nhau, cùng
một diện tích đất, vị trí đất cũng như nhau mà căn cứ để tính thu khác nhau là không phù hợp
với thực tế.
Ví dụ: Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có sử dụng hóa đơn, giá thực tế ghi
trên hóa đơn cao hơn giá UBND tỉnh quy định, thì tính lệ phí trước bạ là giá ghi trên hóa đơn,
còn người chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo giá
đất UBND tỉnh quy định.
Thuế chuyển quyền sử dụng đất mang tính “cào bằng”, bất kỳ trường hợp sang nhượng
nào, dù có thu lợi nhuận hay không cũng đều phải đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vừa phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng
đất, lại vừa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thu nhập từ chuyển nhượng).
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đối tượng được miễn thuế sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp là các hộ nghèo (căn
cứ quy định chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
có đất sản xuất nông nghiệp tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế -
xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng xa.
Nhưng thực tế cho thấy, lợi dụng quan điểm vì người nghèo này của Nhà nước, mà một số
nơi đã trục lợi. Thực tế người dân nghèo không được miễn giảm gì cả, mà số tiền thuế miễn
giảm cũng chẳng được đưa vào ngân sách mà lại chảy vào túi một số kẻ chức trách. Đây là thực
tế đau lòng mà Đảng, Nhà nước ta đang ra sức loại bỏ
Chúng ta vẫn phải duy trì một bộ máy thu thuế cồng kềnh, quan liêu, trong khi tiền thu
được chỉ có 75 tỷ đồng/năm.
Thuế nhà, đất:
Công thức tính thuế nhà, đất:
Thuế nhà, đất = Diện tích đất x Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp x Bội số thuế
sử dụng đất nông nghiệp x Hệ số phân bổ theo tầng
Thuế nhà đất vẫn được tính dựa trên cơ sở là thuế đất nông nghiệp để nhân lên từ 1 đến 32
lần tùy theo vị trí là một điều bất hợp lý và thiếu sức thuyết phục. Điều này đã dẫn đến việc có
rất nhiều cá nhân và tổ chức ở các đô thị phản đối. Họ cho rằng họ ở “trên phố” và không làm
ruộng vậy thì không có lý do gì để lấy thuế đất nông nghiệp rồi nhân lên 32 lần để đánh thuế.
Khi thực hiện chuyển từ đánh thuế theo hiện vật sang đánh thuế theo thị trường thì chúng
ta lại không có cơ sở để xác định giá trị tài sản.
Trang6/17