Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

thư viện học liệu trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.14 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
454
THƯ VIỆN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN
E-LEARNING LIBRARY

SVTH: LÊ ĐỨC QUANG
Lớp 06N – Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin
GVHD: HUỲNH NGỌC THỌ
Bộ môn Công nghệ – Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin

TÓM TẮT
Trong quá trình học tập, việc tìm kiếm tài liệu, trao đổi kiến thức và áp dụng các kiến thức đã
học được là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có điều kiện
mua sách cũng như có một định hướng, phương pháp học tập tốt. Đề tài Thư viện học liệu
trực tuyến được nghiên cứu với ý tưởng tạo nên một thư viện điện tử trực tuyến, có khả năng
lưu trữ các tài liệu điện tử giúp sinh viên có thể linh hoạt, dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và
sử dụng tài liệu cũng như trao đổi kiến thức với các sinh viên khác.
ABSTRACT
In a study proccess, it is important for students to research information, exchange knowledge
and apply them. However, most students do not have enough conditions to buy books as well
as to have a method or guide to success in study. Online library is designed with the main idea
is to create an online library, which has the ability of saving all data. Students can easily
access, research and apply the data as well as exchange information with other students.
1. MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập, việc tìm kiếm tài liệu, trao đổi kiến thức và tìm ra cho mình
một phương pháp học tập thật hiệu quả là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế không
phải bất kì một sinh viên nào cũng có điều kiện để mua các loại sách tham khảo, tài liệu hay
với điều kiện hạn chế của mình. Thêm vào đó, tâm lí rụt rè, thiếu tự tin khi ở chỗ đông người
(trong các lớp học, câu lạc bộ học tập...) càng khiến cho các bạn không thể trao đổi ý kiến,
kiến thức và tham gia thảo luận các vấn đề về học tập.
Ý tưởng tạo ra một thư viện điện tử có đầy đủ tiện ích như một thư viện thật sự nhằm


giúp các bạn sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tài liệu trên Internet, học tập và trao
đổi kiến thức trực tuyến cũng như trang bị cho mình khả năng tham luận các chủ đề được đưa
ra.
Chỉ với một chiếc máy tính được kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và sử dụng
các tiện ích của thư viện bất kì lúc nào.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Ứng dụng của Internet và E-Learning vào phương pháp
học tập của học sinh, sinh viên.
2. NỘI DUNG
2.1. Tiện ích lưu trữ và đọc tài liệu trực tuyến
Tiện ích này cho phép các thành viên đọc các tài liệu trực tiếp trên Internet mà không
cần phải tải tệp tin về máy. Đây là điều hết sức tiện lợi cho những ai không có máy riêng và
đang sử dụng máy ở các điểm internet công cộng hoặc không có nhiều thời gian cho việc chờ
đợi tải tệp tin về máy:
 Các đầu sách được chia theo chủ đề các môn học, các lĩnh vực kiến thức khác
nhau.(Hình 2.1)
 Số lượng đầu sách trong được sắp xếp theo trang, mỗi trang sẽ hiển thị 25 đầu sách
theo thứ tự từ mới về cũ (sách mới sẽ ở trên) (Hình 2.1)
 Cho phép thành viên đăng tải các tài liệu lên thư viện cùng chia sẻ kiến thức.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
455
 Hỗ trợ tiện ích từ điển trực tuyến, cho phép các thành viên tra nhanh nghĩa của một
từ, một cụm từ một cách nhanh chóng chỉ với một cái click chuột (dịch từ tiếng
Anh sang tiếng Việt và ngược lại)

Hình 2.1 – Danh mục đầu sách
 Cho phép các thành viên thảo luận về các vấn đề trong từng tài liệu
 Thành viên có thể lựa chọn tải tệp tin về máy hoặc đọc trực tiếp qua Internet

Hình 2.2 – Đọc tài liệu trực tuyến
 Mọi tài liệu do thành viên đăng tải sẽ được Ban Quản Lí Thư viện kiểm tra và

xét duyệt trước khi được hiển thị trên danh sách tài liệu của Thư viện
2.2. Tiện ích Hỏi và Đáp
Tiện ích này cho phép các thành viên được gửi các thắc mắc, các vấn đề cần giải quyết
lên thư viện nhờ thầy cô giáo hoặc các sinh viên khác trợ giúp và trả lời
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
456
 Phân chia theo thể loại câu hỏi, lĩnh vực cần thắc mắc (danh mục)
 Các câu hỏi của từ thể loại được sắp xếp theo trang, mỗi trang chứa 25 câu hỏi
và xếp theo thứ tự các câu hỏi mới được đưa lên đầu danh sách

Hình 2.3 – Các chủ đề thảo luận
 Các thành viên được phép tham gia thảo luận các vấn đề mà thành viên khác đã
đăng lên chuyên mục

Hình 2.4 – Nội dung thảo luận trong từng chủ đề
 Thành viên được quyền sửa các trả lời mà mình đã đăng, nhưng không được
phép xóa trả lời đó, cũng như không được quyền can thiệp vào các trả lời của
thành viên khác (Ngoại trừ thành viên Điều Hành)
2.3. Tiện ích Trắc nghiệm trực tuyến
Cho phép thành viên tự làm các bài trắc nghiệm theo các chủ đề có sẵn để làm quen với
phương pháp kiểm tra mới trong các trường học hiện nay. Ngoài ra, đây cũng là một cách học
tập giúp nâng cao khả năng và tốc độ tư duy của người làm.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
457
 Các bài trắc nghiệm được phân chia theo chuyên mục, chủ đề, môn học riêng
 Các bài trắc nghiệm được sắp xếp theo trang, mỗi trang chứa 25 bài và xếp theo
thứ tự các bài trắc nghiệm mới được đăng sẽ đưa lên trước

Hình 2.5 – Danh mục bài trắc nghiệm
 Các trắc nghiệm được chạy trên nền ứng dụng Flash, có khả năng thông báo

Đúng – Sai và cho người làm biết lựa chọn đúng ở mỗi câu làm
 Các bài trắc nghiệm chỉ được thành viên Điều Hành chuyên mục trắc nghiệm
đăng, các thành viên không được phép đăng trắc nghiệm riêng lên thư viện

Hình 2.6 – Flash trắc nghiệm
2.4. Các tiện ích phụ khác
Ngoài các tiện ích chính cần có của một thư viện điện tử, thư viện còn có các tiện ích
phụ kèm theo như:
 Quản lí ghi chú cá nhân: cho phép người dùng lưu trữ và quản lí các ghi chú cá
nhân trong quá trình làm việc
 Hộp thư cá nhân: cho phép người dùng trao đổi thư từ với các thành viên khác
của thư viện cũng như gửi thư ra các hộp thư có trên Internet (YahooMail,
Gmail, Hotmail ... )
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
458
 Giải trí: tiện ích nghe nhạc, xem clip hài trực tuyến nhằm giải trí sau những giờ
học căng thẳng, quick chat box…
3. KẾT LUẬN
Đề tài đã giải quyết về cơ bản các yêu cầu đã đặt ra đối với một Hệ thống thư viện học
liệu trực tuyến. Các tiện ích về mặt cơ bản cần có của một thư viện đã được hoàn thành và có
thể sử dụng tốt.
Các tiện ích đã hoàn thành: Thư viện tài liệu trực tuyến; Hỏi – Đáp trực tuyến; Trắc
nghiệm trực tuyến; Các tiện ích phụ như đã nêu ở Mục 2.4;
Các tiện ích đang tiếp tục xây dựng: Phòng học trực tuyến: các thành viên có thể đăng kí
các phòng học trực tuyến, ở đây các học viên sẽ được các thầy cô hướng dẫn trực tiếp qua các
slide và công nghệ VoIP; Quản lí điểm sinh viên: xem điểm trực tuyến; Phân chia nhóm thành
viên và quyền hạn cũng như thao tác dựa trên quyền hạn trực tiếp trên thư viện thay vì phải
vào vùng quản trị; Khắc phục các khuyết điểm, tối ưu hóa, sắp xếp các tiện ích, quản lí dữ liệu
một cách hợp lí hơn…
Chủ đề E-Learning đang là một vấn đề được nhiều trường, nhiều tổ chức giáo dục quan

tâm và phát triển. Chính vì thế, Thư viện học liệu trực tuyến E-Learning Library là một đề tài
có tính thực tiễn cao. Không chỉ về mặt công nghệ, E-Learling còn là một phương pháp học
tập tốt cho các sinh viên mới làm quen với quy chế Tín chỉ của các trường ĐH, CĐ hiện nay.
Hỗ trợ tốt hơn nữa trong vấn đề tự học, thảo luận, tham luận các vấn đề, kiến thức trực tuyến.
Thành viên còn có cơ hội giao lưu, làm quen với rất nhiều các thành viên khác ở các lớp,
trường, thành phố khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chris Snyder and Michael Southwell, PHP Pro Security 2005, Apress.
[2] Hệ thống trắc nghiệm Flash: Quiz Flash Template, www.templatekit.com
[3] PHP Chat Box, www.gerd-tentler.de
[4] Từ điển trực tuyến VDICT, www.vdict.com
[5] Paul Hudson, PHP in a Nutshell 2005, O’Reilly Publisher, www.oreilly.com.


×