Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.24 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BẾN TRE

NĂM HỌC 2009 - 2010


Môn : NGỮ VĂN


Thời gian làm bài 150 phút (không kể phát đề)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm) :
Đoạn thơ sau đây thuộc phần nào của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) ? Vấn đề cốt lõi được đề
cập trong đoạn thơ là gì ?
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Câu II. (3,0 điểm) :
Có ý kiến cho rằng : “Không thầy đố mày làm nên”, lại có ý kiến : “Học thầy không tày học
bạn”. Ý kiến của anh (chị) thế nào?
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) sau đây.
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm).
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trích trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên :
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét


Tình yêu ta như cánh kiến hoia vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

HẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỨỚNG DẪN CHẤM
BẾN TRE

THI HỌC KÌ I LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


NĂM HỌC 2009 - 2010


Môn : NGỮ VĂN

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm):
1. Yêu cầu :
– Trình bày rõ ràng, chính xác, thuyết phục người đọc ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu…
– Có thể bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bạt được :
(a) Đoạn thơ thuộc phần ba của bài thơ Tây Tiến.
(b) Ở đoạn thơ này, Quang Dũng chủ yếu nói về quan niệm của người lính Tây Tiến trước cái
chết và ý chí quyết tâm của họ.
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
– Ý (a) : 1 điểm

– Ý (b) : 1 điểm
Câu II. (3,0 điểm):
1. Yêu cầu :
– Biết làm bài văn nghị luận : bố cục rõ ràng, kết cấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ chính xác, dẫn
chứng hợp lí, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Có thể bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bật được :
(a) Trình bày được : Vai trò của người thầy trong việc dạy học và sự hỗ trợ của bạn bè trong quá
trình học tập là rất cần thiết.
(b) Phát biểu suy nhghĩ theo hướng : Phải coi trọng việc học thầy nhưng cũng không vì thế mà
không học hỏi bạn bè.
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
– Mở bài : 0,5 điểm
– Thân bài : ý (a) 1 điểm ; ý (b) 1 điểm.
– Kết bài : 0,5 điểm
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm).
1. Yêu cầu :
– Biết làm bài văn nghị luận : bố cục rõ ràng, kết cấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ chính xác, dẫn
chứng hợp lí, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Có thể bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bật được :
(a) Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã được sử dụng thành công.
(b) Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống được dùng một cách sáng tạo
để diễn tả nội dung tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ quốc và Cách mạng.
(c) Đại từ nhân xưng mình - ta với sự biến hóa linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa – biểu cảm
phong phú vốn có của nó được khai thác rất hiệu quả.
(d) Những biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng ) quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ
của quần chúng được dùng nhuần nhuyễn.
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
– Mở bài : 0,5 điểm
– Thân bài : ý (a) 1 điểm ; ý (b) 1 điểm ; ý (c) 1 điểm ; ý (d) 1 điểm

– Kết bài : 0,5 điểm
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).
1. Yêu cầu :
– Biết làm bài văn nghị luận : bố cục rõ ràng, kết cấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ chính xác, dẫn
chứng hợp lí, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Có thể bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bật được :
(a) Đây là đoạn thơ hay, tiêu biểu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Đoạn thơ thể
hiện tình cảm với Tây Bắc, với nhân dân đất nước được hình tượng hóa bằng tình yêu giữa anh và em.
(b) Thấy được khả năng sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên, phát hiện chân lí của đời sống, quy
luật tình cảm.
(c) Đoạn thơ mang đậm chất triết lí.
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
– Mở bài : 0,25 điểm
– Thân bài : ý (a) 1,5 điểm ; ý (b) 1,5 điểm ; ý (c) 1,5 điểm
– Kết bài : 0,25 điểm

Chú ý :

– Những bài làm sáng tạo (có thể khác với đáp án nhưng thuyết phục được người đọc…) vẫn cho
đến điểm tối đa.
– Cần có cái nhìn tổng quát đánh giá bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm ; chú ý đến kĩ
năng vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài một cách hợp lí.


×