Bài tập 1: Tìm hiểu các thương hiệu lớn ( hàng may mặc) trong Vicom Thủ Đức.
Vincom Thủ Đức tọa lạc tại tuyến đường trung tâm sầm uất nhất của quận Thủ Đức,
đóng vai trò cửa ngõ trọng yếu phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, kết nối
những tuyến phố quan trọng của thành phố như Xa lộ Hà Nội, Tô Ngọc Vân, Kha Vạn
Cân… với tỉnh Bình Dương.
Dưới đây là các thương hiệu lớn về hàng may mặc mà bạn có thể tìm thấy trong Vincom
- Oshirma collections : đồ công sở
- MILVUS: áo sơ mi
- Maxx Psort, Sài Gòn : đồ thể thao
- Reebook; Lotto
- Adidas ;Vinfashion; emigo; an phước ; pierre cardin; may 10
- Bonjour ; sabinie : đồ lót
- Phong phú : đồ trẻ em
- Power essence : sơ mi
- The travel store ba lô
- Nón Sơn : nón
- Bata : dày, dép
- Adidas ;Vinfashion; emigo; an phước ; pierre cardin; may 10: quần áo thời trang
Bài tập 2: Tìm hiểu 3 địa chỉ công ty wash cho sản phẩm ngành may
1. CÔNG TY TNHH MAY MẶC WASH JEAN VINA
- Tên giao dịch: WASH JEAN VINA GARMENT CO.,LTD
- Địa chỉ: 42/4G Tô Ký, ấp Mới 1, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí
Minh
2. Công ty TNHH TM Chiến Lược
wash, nhuộm, tẩy các loạiquần jean, khaki, áo thun, áo khoác, áo jacket, mũ nón, túi xách,
vải , giày
- Địa Chỉ : D11/17B Quách Điêu, ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Tp.HCM
- Điện Thoại : (08) - 5428 4522 - 6259 9459
- Email :
3. Thanh Quang- Công ty TNHH TMDV MAY MẶC WASH THANH QUANG
May mặc- sản xuất và buôn bán ; chuyên gia công gia công wash quần jean, kaki
- Địa chỉ : 18/17 KP5 TTN 1, P.TÂN THỚI NHẤT, Q.12, TP. HCM
BÀI TẬP 2: Xem lại incoterms hãy giải thích tại sao trong thương mại quóc tế
hiện nay người ta thường dùng các điều kiện thương mại quốc tế sau : FOB,
CFR, CIF
Khi việc kinh doanh quốc tế càng phát triển, hàng hóa được chuyên chở bằng
container chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, các điều kiện FOB, CFR và CIF vẫn được các
DN “ưu ái”, 2 điều kiện này sở dĩ ở Việt Nam phổ biến vì ít rủi ro hơn
Lâu nay, do thói quen, một phần do trình độ và thiếu thông tin, phần lớn các doanh
nghiệp Việt Nam chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tàu là hết trách
nhiệm. Còn khi nhập khẩu, thường đề nghị bạn hàng nước ngoài chào hàng theo điều
kiện CIF, hoặc CFR (giá hàng và cước phí) để tránh rắc rối
- Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng điều kiện CIF: Có thể thấy đối với doanh nghiệp
xuất khẩu theo điều kiện này sẽ giúp doanh nghiệp thu được giá trị ngoại tệ cao. Nếu
doanh nghiệp thiếu vốn có thể dùng thuế tín dụng thế chấp tại ngân hàng ,điều này giúp
cho các doanh nghiệp có thể vay được số tiêng cao hơn , tạo điều kiện cho doanh nghiệp
có thể chủ động trong hoạt động giao hàng, không phụ thuộc vào điều kiện container do
người nhập khẩu chỉ định. Còn đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu
trong nước tăng doanh số , giải quyết việc làm cho cộng đồng . Thêm vào đó , các cán bộ
nghiệp vụ trong các doang nghiệp xuất nhập khẩu sẽ có một khoản tỷ lệ gọi là tiền hoa
hồng- commission cho những người giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp liên hệ mua bảo
hiểm hàng hóa và thuê tàu.
Lợi ích khi áp dụng điều kiện FBO:
- Tước hết ta có thể thấy hầu hết tất cả các nước nhập khẩu theo điều kiện này không chỉ
giảm chi phí cho quốc gia khi phải thanh toán tiền cho phần nhập khẩu như hiện nay, tiết
kiệm được các chi phí về tiền bảo hiểm, cước tàu phải trả cho nước ngoài do đó số ngoại
tệ nhập khẩu sẽ giảm mà đối với các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu sẽ phải trả tiền
quỹ để mở L/C thấp
- Khi các doanh nghiệp xuất khẩu đều giao hàng theo điều kiện CIF, thì chắc chắn thị
trường dịch vụ cho thuê tàu biển và các sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ này trong nước sẽ có thêm cơ hội phát triển, tăng doanh thu. Các doanh
nghiệp xuất khẩu cũng được lợi vì sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với xuất khẩu
theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng tín dụng thư
(L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. doanh nghiệp lại được quyền
chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu do người nhập khẩu
chỉ định.
- Việc các doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu đối tác nước ngoài chào hàng theo điều kiện
FOB, cũng rất có lợi đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu. Họ sẽ phải trả ít tiền ký
quỹ hơn để mở L/C, không phải lo ngay tiền vận chuyển vì khi hàng cập cảng họ mới có
nghĩa vụ phải chi tiền, doanh nghiệp cũng không bị tồn vốn hoặc không phải trả lãi vay
ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu. Theo thông lệ,
các cá nhân giao dịch trực tiếp cũng được hưởng “hoa hồng” của các công ty bảo hiểm và
hãng tàu. Họ xứng đáng được hưởng khi xúc tiến xuất nhập khẩu theo giải pháp này, thay
vì mất tiền trả cho bảo hiểm và cước tàu nước ngoài.
- Như vậy việc xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB sẽ tiết kiệm
được ngoại tệ từ cước phí vận chuyển, góp phần giảm nhập siêu đồng thời góp phần xây
dựng đội ngũ tàu biển và vận tải phát triển công nghiệp quốc tế của Việt Nam
FOB
Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.
“Lan can tàu” là ranh giới được sử dụng lâu đời
- Bên bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa cho tới thời điểm
hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.
- Bên mua chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng
hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.
Vấn đề phân bổ chi phí
- Bên bán không phải chịu chi phí mua bảo hiểm, chi phí thuê tàu, các chi phí phát sinh kể
từ thời điểm hàng qua lan can tàu(Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến
khi hàng qua lan can tàu sẽ do bên bán chịu)
- Bên mua sẽ phải chịu chi phí về thuê tàu, các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua
lan can tàu
Điều kiện FOB là điều kiện mà bên mua (bên nhập khẩu) chủ động thuê tàu và
chấp nhận rủi ro đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng vượt qua lan can tàu tại cảng bốc
xếp. Về mặt lợi ích kinh tế, áp dụng điều kiện FOB sẽ có thể giúp bên nhập khẩu giảm
giá thành hàng hóa (vì có thể thuê được tàu với giá cả hợp lý) nhưng đổi lại họ phải chấp
nhận những rủi ro như đã phân tích.
CIF
Người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc xếp hàng hóa (cảng gửi hàng)
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại cảng bốc xếp chứ không phải tại cảng đích(rủi ro sẽ
được chuyển giao từ bên bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu
tại cảng bốc xếp (cảng gửi hàng))
- Những chi phí ngoài chi phí vận chuyển, chi phí mua bảo hiểm thông thường từ cảng bốc
xếp đến cảng đích sẽ do bên mua gánh chịu
Vấn đề phân bổ chi phí
- Bên bán sẽ chịu chi phí liên quan đến hàng hóa trước thời điểm hàng hóa vượt qua lan
can tàu tại cảng bốc xếp, thuế xuất khẩu, lệ phí xin phép xuất khẩu và các chi phí nhà
nước khác liên quan đến thủ tục xuất khẩu.
- Thuế nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu và chi phí liên quan sẽ do bên mua gánh chịu.
bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng
đích. Trong hợp đồng các bên cần làm rõ về loại, quốc tịch, tuổi, đặc tính, chất lượng của
tàu, thời gian vận chuyển, lịch và lý trình vận chuyển…-> bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ
thuê tàu vận chuyển theo đúng quy định của hợp đồng.
Tuy nhiên, khi hàng đã đến cảng đích thì ai chịu chi phí dỡ hàng thì cần phải thỏa thuận
cụ thể
CFR
- Người bán chịu trách nhiệm, bằng chi phí của mình, đưa hàng tới cảng bốc xếp chỉ định
và hoàn thành việc giao hàng khi hàng đã vượt qua lan can tàu tại cảng bốc xếp
- Về thời điểm chuyển rủi ro thì, mọi rủi ro về mất mát, hư hại đối với hàng hóa cũng như
mọi chi phí phát sinh them do các tình huống xẩy ra sau thời điểm giao hàng được
chuyển từ người bán cho người mua khi hàng vượt qua lan can tàu.
Bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa từ cảng bốc xếp đến
cảng đích.