Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.11 MB, 152 trang )

- 1 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
LỜI TÁC GIẢ


Trong thời gian từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2010, luận văn thạc sĩ với
đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông
Đáy" được tác giả hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Kỹ thuật Tài
nguyên nước, các thầy, cô ở các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức
chuyên môn trong thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Việt Hòa đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn bè trong lớp Cao học 16Q, các đồng
nghiệp ở Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi nơi tác giả
công tác đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cảm ơn các tổ chức, cá nhân, cơ
quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài
liệu cho bản luận văn này.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài nghiên cứu rất rộng liên quan đến
rất nhiều tài liệu cơ bản, khối lượng tính toán nhiều, mặc dù có nhiều cố gắng
nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả xin trân trọng tiếp thu các ý kiến
đóng góp của các thầy cô, các bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2010
Tác giả


Nguyễn Mạnh Hùng
- 2 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 9
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 11
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. 11
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 11
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 12
4.1. Nội dung nghiên cứu. 12
4.2. Phương pháp nghiên cứu. 12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 14
1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu. 14
1.1.1. Phạm vi nghiên cứu. 14
1.1.2. Đặc điểm địa hình. 15
1.1.3. Đặc điểm địa chất. 17
1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn. 17
1.2.1. Đặc điểm khí hậu 17
1.2.2. Các đặc trưng khí hậu 18
1.2.3. Lưới trạm quan trắc thuỷ văn. 23
1.2.4. Mạng lưới sông ngòi 24
1.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. 26
1.3.1. Tổ chức hành chính, dân cư và lao động. 26
1.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. 28
1.4. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội. 36
1.4.1. Dự báo phát triển dân số và lao động. 36
- 3 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
1.4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế. 37
1.4.3. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế. 37

1.5. Hiện trạng tuyến thoát lũ và hệ thống đê điều. 43
1.5.1. Tuyến thoát lũ. 43
1.5.2. Hệ thống đê điều. 47
1.6. Hiện trạng ngập lụt sông Đáy. 53
1.7. Vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết. 55
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ KH VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT P.ÁN PHÒNG
CHỐNG LŨ VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI CỦA LƯU VỰC SÔNG ĐÁY
57
2.1. Phân vùng bảo vệ. 57
2.1.1. Khái niệm về phân vùng bảo vệ 57
2.1.2. Cơ sở phân vùng vùng thủy lợi. 57
2.1.3. Các phương pháp phân vùng bảo vệ tiêu ở nước ta hiện nay. 58
2.2. Phân cấp đê. 63
2.3. Tiêu chuẩn tính toán lũ và phạm vi tính toán 65
2.3.1. Mục tiêu 65
2.3.2. Tiêu chuẩn chống lũ nội tại 65
2.3.3. Chống lũ khi có phân lũ 65
2.3.4. Phạm vi tính toán của mô hình 66
2.4. Diễn biến của nước lũ sông Đáy 71
2.4.1. Trong trường hợp không phân lũ 74
2.4.2. Trong trường hợp có phân lũ 78
2.5. Tổ hợp lũ giữa các sông 81
2.6. Đề xuất các giải pháp cơ bản chống lũ 90
2.6.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 90
2.6.2. Các giải pháp cơ bản chống lũ lưu vực sông Đáy 92
- 4 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP, PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ
VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI LŨ LỤT CỦA LƯU VỰC SÔNG ĐÁY

94
3.1. Lựa chọn mô hình tính toán thuỷ lực. 94
3.2. Tài liệu sử dụng trong tính toán 111
3.3. Kiểm nghiệm và xác định bộ thông số của mô hình Mike11 114
3.4. Kết quả tính toán các phương án 122
3.5. Lựa chọn giải pháp, phương án phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên
tai lũ lụt của lưu vực sông Đáy 136
3.6. Hiệu quả chống lũ mang lại khi thực hiện các giải pháp. 140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
I. Kết luận. 141
II. Kiến nghị 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 147
Phụ lục 1. Mặt cắt ngang sông Đáy 147
Phụ lục 2. KQ tính toán chi tiết MNmax - Theo các trường hợp tính 149
Phụ lục 3. KQ tính toán chi tiết Qmax - Theo các trường hợp tính 151
- 5 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số diện tích ruộng đất theo cao độ đặc trưng trong lưu vực 16
Bảng 1.2. Lưới trạm quan trắc vùng nghiên cứu 18
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tối cao, tối thấp tại các trạm 19
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình tháng, năm tại các trạm (giờ) 20
Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại các trạm (Đơn vị m/s) 20
Bảng 1.6. Lượng bốc hơi trung bình tháng, năm 21
Bảng 1.7. Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm 21
Bảng 1.8. Tần suất lượng mưa 1, 3, 5, 7 ngày max vụ mùa tại một số trạm 23
Bảng 1.9. Trạm quan trắc mực nước và lưu lượng 23
Bảng 1.10. Dân số và mật độ dân số năm 2006 28
Bảng 1.11. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính 29

Bảng 1.12. Hiện trạng phát triển chăn nuôi 30
Bảng 1.13. Hiện trạng các khu cụm công nghiệp lưu vực sông Đáy 31
Bảng 1.14. Dự báo phát triển dân số phân theo vùng bảo vệ 36
Bảng 1.15. Dự báo đàn gia súc gia cầm theo vùng bảo vệ đê 39
Bảng 1.16. Dự kiến quy mô không gian và dân cư thành thị lưu vực sông Đáy
giai đoạn đến 2020 41
Bảng 1.17. Mặt cắt ngang tuyến thoát lũ tại một số vị trí trên dòng chính sông
Hoàng Long 46
Bảng 1.18. Các đường tràn điều tiết lũ huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức 50
Bảng 1.19. Tổng hợp hiện trạng các tuyến đê chính LVS Đáy 53
Bảng 2.1.
Mật độ dân số của các tỉnh trong hệ thống sông Đáy 62
Bảng 2.2. Diện tích, dân số của các vùng được bảo vệ 63
Bảng 2.3. Phân cấp các tuyến đê trong lưu vực sông Đáy 64
Bảng 2.4. Mạng lưới hệ thống sông Hồng – Thái Bình 67
Bảng 2.5. Chỉ tiêu cơ bản của các lưu vực gia nhập khu giữa 70
- 6 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Bảng 2.6. Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm 73
Bảng 2.7.
Đặc trưng mực nước lũ các tháng khi không có phân lũ vào sông Đáy 75
Bảng 2.8. Mực nước lũ lớn nhất vào tháng VIII khi không có phân lũ tại các
vị trí trên sông Đáy và sông Hoàng Long 75
Bảng 2.9. Đặc trưng mực nước lưu lượng lũ lớn nhất năm tại các trạm khi
không có phân lũ 76
Bảng 2.10. Tần suất mực nước lũ lớn nhất năm khi không có phân lũ vào sông
Đáy 76
Bảng 2.11. Tần suất mực nước lũ lớn nhất tháng VIII khi không phân lũ vào
sông Đáy 76
Bảng 2.12. Lưu lượng lũ lớn nhất năm tương ứng với tần suất thiết kế khi

không có phân lũ vào sông Đáy 77
Bảng 2.13. Lưu lượng lũ lớn nhất tháng VIII tương ứng với tần suất thiết kế
khi không có phân lũ vào sông Đáy 77
Bảng 2.14.
Đặc trưng mực nước lũ vào các tháng khi có phân lũ vào sông Đáy 78
Bảng 2.15. Đặc trưng mực nước lưu lượng lũ của các năm phân lũ vào sông
Đáy 79
Bảng 2.16. Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm 81
Bảng 2.17. Mực nước lũ và tần suất xuất hiện của các trận lũ lớn tại Ba Thá
và các trạm tương ứng 84
Bảng 2.18.
Đặc trưng về tỷ lệ lưu lượng lũ lớn nhất giữa trạm Ba Thá và Sơn Tây 87
Bảng 2.19. Đặc trưng về tỷ lệ lưu lượng lũ lớn nhất giữa trạm Hưng Thi và
Sơn Tây 88
Bảng 3.1. Các trạm thuỷ văn dùng để kiểm định mô hình 113
Bảng 3.2. Kết quả mực nước lớn nhất tính toán và thực đo thời kỳ mô phỏng
mùa lũ 8/1996 tại một số vị trí 115
Bảng 3.3. Kết quả mực nước lớn nhất tính toán và thực đo thời kỳ kiểm định
- 7 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
mùa lũ 7/2004 tại một số vị trí 118
Bảng 3.4. Mực nước, lưu lượng lớn nhất các trường hợp chống lũ nội tại 122
Bảng 3.5. Kết quả tính toán mực nước lớn nhất trường hợp phân lũ theo các
phương án 130
Bảng 3.6. Lưu lượng lớn nhất trong các trường hợp phân lũ theo các phương
án 131
Bảng 3.7. Tổng hợp mực nước lớn nhất trong các phương án tính toán 132
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ lưu vực sông Đáy và vùng phụ cận 15
Hình 1.2. Bản đồ sơ họa vùng phân chậm lũ sông Đáy 34

Hình 1.3. Bản đồ các khu phân chậm lũ sông Hoàng Long 35
Hình 2.1. Bản đồ phân vùng bảo vệ hệ thống sông Đáy 60
Hình 2.2. Sơ đồ tính toán thuỷ lực toàn mạng sông Hồng - Thái Bình 66
Hình 2.3. Bản đồ mạng sông và các trạm thủy văn trên hệ thống sông Đáy 72
Hình 2.4. Tương quan mực nước lũ giữa hai trạm Ba Thá và Phủ Lý 82
Hình 2.5. Tương quan mực nước lũ giữa hai trạm Bến đế và Phủ Lý 82
Hình 2.6. Quan hệ mực nước lớn nhất năm giữa 2 trạm Bến Đế và Hưng Thi 85
Hình 2.7.
Quan hệ mực nước lớn nhất tại Bến Đế và Q lớn nhất năm tại Hưng Thi . 85
Hình 2.8.
Quan hệ mực nước lũ lớn nhất năm giữa 2 trạm Sơn Tây và Ba Thá 86
Hình 2.9.
Quan hệ mực nước lũ lớn nhất tháng VIII giữa trạm Sơn Tây và Ba Thá 86
Hình 3.1. Sơ đồ tính toán thuỷ lực toàn mạng sông Hồng - Thái Bình 114
Hình 3.2. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
8/1996 Tại các trạm trên sông Đà 116
Hình 3.3. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
8/1996 Tại các trạm trên sông Thao 116
Hình 3.4. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
8/1996 tại các trạm trên sông Đáy 117
- 8 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Hình 3.5. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
8/1996 tại các trạm trên sông Hoàng Long 117
Hình 3.6. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
7/2004 trạm Bến Ngọc - Sông Đà 119
Hình 3.7. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
7/2004 trạm Việt Trì - Sông Thao 119
Hình 3.8. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
7/2004 trạm Hà Nội - Sông Hồng 120

Hình 3.9. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
7/2004 trạm Nam Định - Sông Đào 120
Hình 3.10. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
7/2004 trạm Phủ Lý - Sông Đáy 121
Hình 3.11. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ
7/2004 trạm Bến Đế - Sông Hoàng Long 121
Hình 3.12. Cải tạo hệ thống sông Đáy theo phương án 2.1 128
Hình 3.13. Cải tạo hệ thống sông Đáy theo phương án 2.2 129
- 9 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Nằm ở hữu ngạn sông Hồng, sông Đáy dài 240km có cửa vào tại Hát Môn
trên sông Hồng, trước kia sông Đáy trực tiếp chuyển nước sông Hồng ra biển qua
cửa Như Tân. Từ năm 1937 đã xây dựng đập Đáy, phân lũ sông Hồng vào sông
Đáy bảo vệ cho thủ đô Hà Nội và vùng hạ du trong trường hợp những năm có lũ
lớn như trận lũ tháng 8/1945 và tháng 8/1971. Sau trận lũ 1971, đập Đáy được cải
tạo lại nhằm đảm bảo lưu lượng phân lũ qua công trình tối đa là 5000m
P
3
P/s. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu năm 2002 của một số cơ quan khoa học, khả năng phân lũ
qua đập Đáy hiện nay khoảng 2800-4000m
P
3
P/s.
Từ năm 1937 đến nay sông Đáy rất ít khi phải phân lũ, lòng sông bị chết dần,
hầu như không còn dòng chảy trên đoạn từ Đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh (dài
23km), đồng thời cùng với việc phát triển chung của cả nước, lưu vực sông Đáy
đã có những thay đổi đáng kể như cơ cấu kinh tế, đô thị hóa như Hà Nội, Phủ Lý,

Ninh Bình, Nam Định và sự phát triển của cụm công nghiệp, trung tâm thương
mại, du lịch, giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân làm suy giảm khả
năng thoát lũ.
Hệ thống công trình phòng chống lũ trên sông Đáy vừa đảm nhiệm
phòng chống lũ do bản thân sông Đáy đồng thời phải đảm nhiệm việc phân lũ
sông Hồng vào sông Đáy khi có lũ lớn xảy ra trên sông Hồng, một số vấn đề
còn tồn tại của lưu vực như sau:
- Nhiều công trình thuỷ lợi phục vụ phòng chống lụt bão được xây dựng,
hiện nay đã xuống cấp hư hỏng, chưa được đầu tư sửa chữa, một số đoạn đê
hữu Đáy còn thiếu độ cao so với mực nước chống lũ thiết kế, các ẩn hoạ khác
như tổ mối, sạt trượt trong đê luôn xảy ra, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống
sinh hoạt của nhân dân,
- Hệ thống tả Đáy cơ bản đảm bảo chống được mực nước lũ thiết kế, Tuy
- 10 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
nhiên do kinh phí tu bổ, sửa chữa hàng năm còn hạn chế, cần được nâng cấp
tu bổ, gia cố mái đê, cơ đê, mặt đê kết hợp giao thông.
- Lòng dẫn thoát lũ của sông Đáy hiện tại chưa được nạo vét nên một số
đoạn bị co thắt, gây ách tắc làm giảm khả năng tiêu thoát lũ.
- Toàn bộ hệ thống đê sông Đáy được thiết kế chống lũ với điều kiện có
các khu phân chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức và hữu Đáy thuộc Hà Nam.
Trong tương lai, với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao. Để
đảm bảo chống lũ, bảo vệ an toàn cho khu vực, nhằm giảm thiểu số lần phân,
chậm lũ tiến tới loại bỏ hoàn toàn các khu phân chậm lũ sông Đáy, trong trường
hợp lũ xuất hiện tương tự lũ 9/1985 lũ lịch sử là vấn đề thách thức. Đồng thời
yêu cầu chống lũ của các tuyến đê sẽ tăng lên do mực nước thiết kế tăng lên
và thời gian duy trì lũ kéo dài.
Trong nhiều năm qua, các cơ quan nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và
PTNT và các Bộ, ngành liên quan đã có nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng
thoát lũ của hệ thống sông Đáy và các nghiên cứu, dự án về vấn đề môi

trường, dân sinh kinh tế vùng bị ảnh hưởng trong lưu vực. Tuy nhiên, trước
những thay đổi quan trọng như: việc mở rộng thành phố Hà Nội bao gồm cả
các vùng phân lũ, vùng chậm lũ của Hà Tây; việc xây dựng các hồ chứa lớn
trên thượng nguồn tham gia cắt lũ; sự phát triển kinh tế xã hội trong các vùng
bị ảnh hưởng khi phân lũ sông Đáy thì việc xem xét, đánh giá và đề xuất các
kịch bản quy hoạch phòng chống lũ và đê điều trong các trường hợp phân lũ
hoặc cải tạo sông Đáy thành sông tự nhiên hoặc có điều tiết là hết sức cần
thiết.
Trên đây là lý do chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông
Đáy”.
- 11 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, ứng dụng công nghệ tiên tiến để lựa
chọn giải pháp giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo chống lũ, nhằm giảm thiểu số lần
phân, chậm lũ tiến tới loại bỏ các khu phân chậm lũ sông Đáy.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng thoát lũ và chống lũ của hệ thống sông Đáy, nguyên
nhân và tồn tại.
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất và lựa chọn các giải pháp
phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt của lưu vực sông Đáy, nhằm giảm
thiểu số lần phân, chậm lũ tiến tới loại bỏ các khu phân chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ
Đức (Hà Nội), Hữu Đáy thuộc Hà Nam.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Lưu vực sông Đáy nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, toạ độ địa lý:
Từ 20
P
0

P- 21P
0
P20’ vĩ độ Bắc và từ 105P
0
P- 106P
0
P30’ kinh độ Đông, bao gồm địa phận 4
tỉnh và 1 Thành phố là: TP. Hà Nội mở rộng (gồm các quận, huyện phía hữu sông
Hồng TP. Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây), tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và 4
huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
Toàn lưu vực được giới hạn:
Phía Bắc và phía Đông là sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt
với chiều dài 242 km.
Phía Tây Bắc là sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài 33 km.
Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa sông Hồng và sông Mã bởi
các dãy núi Cúc Phương, Tam Điệp, núi Mai An Tiêm đến sông Càn, phân chia
- 12 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
ranh giới giữa tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Ranh giới lưu vực kết thúc tại cửa
sông Càn đổ ra biển.
Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài bờ biển khoảng 75 km
từ cửa Ba Lạt đến cửa sông Càn.
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1. Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên dân sinh và kinh tế xã hội lưu vực sông
Đáy.
- Đánh giá hiện trạng phòng chống lũ, hệ thống đê điều, các nguyên nhân
và tồn tại.
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất và lựa chọn các giải
pháp phòng, chống lũ sông Đáy.

- Ứng dụng mô hình thủy lực MIKE 11, lựa chọn các giải pháp phòng,
chống lũ sông Đáy.
- Đánh giá hiệu quả phòng chống lũ.
4. 2. Phương pháp nghiên cứu.
Cách tiếp cận theo các bước sau:
- Tiếp cận theo quan điểm hệ thống.
- Tiếp cận theo đáp ứng yêu cầu của khu vực
- Tiếp cận công nghệ, phương tiện kỹ thuật mới trong nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn , giữa công tác nội nghiệp và thực địa .
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- 13 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
- Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu (tài liệu hiện trạng và
phương hướng phát triển dân sinh kinh tế - xã hội, hiện trạng các công trình
tiêu úng và chống lũ, tài liệu địa hình lòng dẫn sông Đáy…).
- Phương pháp phân tích thống kê các tài liệu dân sinh kinh tế, tài liệu
khí tượng, thuỷ văn.
- Phương pháp tổng hợp địa lý xây dựng sơ đồ mạng thuỷ lực, bản đồ
Mapinfor, phân tích đánh giá tài nguyên nước và sự biến đổi của chúng theo
không gian bằng phương pháp phân vùng hay hệ số tham số tổng hợp.
- Phương pháp phân tích hệ thống đánh giá về tài liệu, đặc trưng của
vùng nghiên cứu.
- Phương pháp mô hình toán thuỷ văn, thuỷ lực (Áp dụng mô hình thuỷ
lực MIKE 11 để diễn toán dòng chảy lũ).
- Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia).

- 14 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU


1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Phạm vi nghiên cứu.
Lưu vực sông Đáy nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, toạ độ địa lý:
Từ 20
P
0
P- 21P
0
P20’ vĩ độ Bắc và từ 105P
0
P- 106P
0
P30’ kinh độ Đông, bao gồm địa phận 4
tỉnh và 1 Thành phố là: TP. Hà Nội mở rộng (gồm các quận, huyện phía hữu sông
Hồng TP. Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây), tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và 4
huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
Có diện tích tự nhiên 798.446ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp
353.473ha chiếm 44% diện tích tự nhiên.
Dân số 8.912,7 nghìn người chiếm khoảng 1/3 dân số vùng Bắc Bộ.
* Toàn lưu vực được giới hạn:
Phía Bắc và phía Đông là sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt
với chiều dài 242 km.
Phía Tây Bắc là sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài 33 km.
Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa sông Hồng và sông Mã bởi
các dãy núi Cúc Phương, Tam Điệp, núi Mai An Tiêm đến sông Càn, phân chia
ranh giới giữa tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Ranh giới lưu vực kết thúc tại cửa
sông Càn đổ ra biển.

Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài bờ biển khoảng 95 km từ
cửa Ba Lạt đến cửa sông Càn.
- 15 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

1.1.2. Đặc điểm địa hình.
Nhìn chung toàn lưu vực có địa hình biến đổi khá phức tạp, chia cắt mạnh
nhất là khu vực đầu nguồn thuộc các chi lưu như sông Bôi, sông Đập, sông Lãng,
sông Tích, sông Thanh Hà. Cao độ biến đổi thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam và từ Tây sang Đông. Có thể chia ra 3 dạng địa hình: Vùng núi, vùng bán
BẢN ĐỒ LƯU VỰC SÔNG ĐÁY VÀ VÙNG PHỤ CẬN
TỶ LỆ 1/50.0000
Hình vẽ 1.1. Bản đồ lưu vực sông Đáy và vùng phụ cận

- 16 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
sơn địa và vùng đồng bằng. Bề rộng trung bình của lưu vực khoảng 60km.
Các khu vực nằm ở bờ tả sông Tích và bờ tả sông Đáy hầu hết là đồng bằng
phì nhiêu, cao độ biến đổi cao thấp không đều nhưng hướng chính là thấp dần ra
biển và cũng hình thành những vùng trũng theo dạng lòng máng như sông Nhuệ,
sông Sắt và cao dần ra phía sông Đáy, sông Hồng. Cao độ ruộng đất từ sông Hồng
đến quốc lộ 6 trung bình là 4 ÷ 6m, nơi cao nhất 9 ÷ 10m. Từ quốc lộ 6 đến Phủ
Lý cao độ trung bình từ 3 ÷ 1,5m, dưới Phủ Lý ra biển trung bình từ 0,5 ÷ 3,0m
nhưng cao độ tập trung nhất là 0,5 ÷ 1,5m, tuy nhiên có nơi khá trũng.
Bên hữu ngạn sông Đáy và sông Tích bao gồm cả 3 dạng địa hình đồi núi,
bán sơn địa và đồng bằng, địa hình chia cắt mạnh, cao độ ruộng đất biến đổi lớn từ
25m ÷ 0,5m. Vùng đồi núi chiếm 60 ÷ 70% diện tích tự nhiên, các dãy núi có cao
độ từ 500m ÷ 1500m, có nhiều núi đá vôi với các hang động Karst phát triển
mạnh. Dải đồng bằng ven bờ hữu cũng bị chia cắt khá phức tạp do các nhánh sông
suối. Sau dải đồng bằng là vùng bán sơn địa giầu tiềm năng trải dài từ Ba Vì cho

tới Tam Điệp.
Bảng 1.1. Một số diện tích ruộng đất theo cao độ đặc trưng trong lưu vực
TT
Cao độ (m)
Diện tích (ha)
1
0,0
÷
1,0
72.047
2
1,0 ÷ 1,5
45.680
3
1,5 ÷ 2,0
39.676
4
2,0 ÷ 3,0
43.114
5
3,0 ÷ 5,0
51.763
6
5,0
÷
10,0
49.941
7
Lớn hơn 10,0
180.045

Về cao độ đất nông nghiệp ở vùng núi và bán sơn địa có điều kiện cấp và thoát
nước bằng tự chảy bởi các công trình đập dâng, hồ chứa, kênh tách lũ núi vv
Các khu vực đồng bằng về mùa khô hầu hết phải dùng động lực để cấp nước
trừ một số diện tích đầu nguồn sông Đáy và khu vực giáp biển lợi dụng thủy triều.
- 17 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Mùa mưa tiêu úng hầu hết phải dùng động lực, tuy nhiên vẫn có thể lợi dụng tự
chảy tuỳ theo thời gian và điều kiện khí tượng thủy văn.
1.1.3. Đặc điểm địa chất.
Là một lưu vực mà phần lớn diện tích là thuộc đồng bằng châu thổ sông
Hồng. Do quá trình chuyển động kiến tạo đã qua với các kỷ Permier, Trias,
Đệ tam, Đệ tứ; cùng với tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, nhiệt độ,
nóng, ẩm, mưa làm phong hoá tạo ra nền địa chất nham thạch, đất đai không
đồng nhất trên toàn bộ lưu vực sông. Với các lớp bồi tích, trầm tích, phù sa
khá dày thể hiện một bồn địa mới được hình thành. trải qua thời kỳ biển lấn
lần 1, lần 2 và thời kỳ phát triển kế thừa, biển lùi, miền trũng võng chuyển
sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo ra một đồng bằng rộng lớn ngập nước
đó là đồng bằng sông hồng trong đó có phần thuộc lưu vực sông Đáy. Với
điều kiện địa mạo và cấu tạo địa chất có thể nói lưu vực sông Đáy về địa chất
thủy văn được chia làm 2 hệ chứa nước khác nhau.
- Thành hệ chứa nước trong trầm tích đệ tứ và trong Mácma.
- Nước chứa trong trầm tích hạt thô.
Nói chung nước chứa trong hệ thứ nhất có thể khai thác quy mô nhỏ tưới
cho hoa màu và cây trái, nước trong hệ thứ 2 trữ lượng phong phú phân bố
khắp nơi có thể khai thác dùng cho sinh hoạt.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN.
1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Trên lưu vực sông Đáy có tổng số 13 trạm khí tượng và 24 trạm đo mưa,
nhưng tới nay chỉ còn 24 trạm đo, trong đó có 8 trạm khí tượng còn hoạt động
đó là Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội, Hà Đông, Phủ Lý, Nho Quan, Ninh Bình, Nam

Định. Có những trạm đo mưa đã được quan trắc từ rất sớm như trạm Láng
(1886), Hà Đông (1936), Sơn Tây (1933), Nam Định (1911), Nho Quan
(1935), Ninh Bình (1930), Văn Lý (1927), Lâm Sơn (1919). Tuy nhiên giai
- 18 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
đoạn trước khi hoà bình lập lại 1954 số liệu quan trắc thường bị gián đoạn bởi
chiến tranh tài liệu không được liên tục, chất lượng không tốt, hạn chế cho
việc sử dụng. Dưới đây là một số trạm khí tượng cơ bản trên lưu vực sông
Đáy và vùng phụ cận.
Bảng 1.2. Lưới trạm quan trắc vùng nghiên cứu
TT Trạm
Các yếu tố quan
trắc
Thi gian
1
Ba Thá
Đo mưa
1960 – 2008
2
Hà Đông
Khí tượng
1936-1946,1957-2008
3
Mỹ Đức
Khí tượng
1962-2008
4
Quốc Oai
Đo mưa
1960-2007

5
Sơn Tây
Khí tượng
1933-1946, 1956-2008
6
Thạch Thất
Đo mưa
1960-2008
7
Vân Đình
Đo mưa
1960-2006
8
Xuân Mai
Đo mưa
1962-2007
9
Láng
Khí tượng
1886-2008
10
Phú Xuyên
Đo mưa
1960-2007
11
Thanh Oai
Đo mưa
1961-2006
12
Ba Vì

Khí tượng
1960-2007
13
Thường Tín
Đo mưa
1960-2007
14
Phủ Lý
Khí tượng
1960-2008
15
Kim Bôi
Khí tượng
1960-2008
16
Hưng Thi
Đo mưa
1961-2007
17
Lâm Sơn
Đo mưa
1960-2007
18
Chi Nê
Khí tượng
1960-2008
19
Yên Thuỷ
Đo mưa
1960-2000

20
Bến Đế
Đo mưa
1960-2007
21
Nam Định
Khí tượng
1911 – 1946,1960-2007
22
Ninh Bình
Khí tượng
1960 – 2008
23
Văn Lý
Khí tượng
1960 – 2000
24
Kim Sơn
Khí tượng
1961 – 2000
1.2.2. Các đặc trưng khí hậu
a) Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,3
P
0
PC ÷ 23,4P
0
PC.
Nhiệt độ trung bình mùa Đông thường dưới 20
P
0

PC. Nhiệt độ trung bình tháng I
- 19 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
thấp nhất trong năm đạt từ >16P
0
Pc, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối từ 39P
0
PC ÷
42,8
P
0
PC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 2P
0
PC ÷ 6P
0
PC.
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tối cao, tối thấp tại các trạm
Đơn vị: P
o
PC
Trạm
Tháng
Loại
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm
Ba Vì
T
P
0
P

C
16,7
17,5
20,0
24,0
27,0
28,3
28,8
28,3
27,1
24,6
21,3
17,8
23,4
Tmax
30,6 34,4 37,0 38,3 39,1 39,6 39,3 38,5 36,6 34,7 32,2 30,1 39,6
Tmin
4
6,1
7
12,4
17,1
20,1
19,9
22,3
17,3
14,3
6,8
2,8
2,8

Sơn
Tây
T
P
0
P
C
16,3 17,4 20,2 23,9 26,9 28,6 28,9 28,3 27,2 24,8 21,4 17,8 23,5
Tmax
31,4
33,3
38,0
37,8
40,5
41,0
39,7
38,7
36,7
37,7
34,0
31,2
41,0
Tmin
4,6 5,4 4,5 13 17,3 20,4 19,5 19,8 17,2 15,4 9,2 5,1 4,5

Đông
T
P
0
P

C
16,9
17,9
20,2
24,0
26,7
28,9
29,0
28,2
27,0
24,9
21,6
18,0
23,6
Tmax
31,3 35,2 36,5 37,9 38,8 39,5 38,9 37,3 35,6 34,6 32,6 38,8 39,5
Tmin
5,4
6,1
9,7
13,3
16,5
20,5
17,0
13,9
10,7
4,8
8,4
3,6
3,6

Láng
T
P
0
P
C
16,7 17,5 20,1 24,1 27,5 29,0 29,3 28,6 27,6 25,2 21,6 18,2 23,8
Tmax
33,1
35,1
37,2
38,8
42,8
40,4
40,0
39,0
37,1
35,7
34,7
31,9
42,8
Tmin
2,7 5 7 9,8 15,4 20 21 20,9 16,1 12,4 6,8 5,1 2,7
Phủ

T
P
0
P
C

16,9
17,6
20,0
23,8
26,9
29,0
29,1
28,2
27,0
24,7
22,0
18,0
23,6
Tmax
32,8 33,9 37,3 38,9 39,1 39,4 39,4 37,8 36 34,4 34,1 30,4 39,4
Tmin
5,2
5,9
6,9
12,2
17,1
19,4
20,8
21,8
16,3
14
9,5
5,5
5,2
Nam

Định
T
P
0
P
C
16,7 17,3 19,8 23,5 27,3 29,0 29,3 28,6 27,5 24,9 21,8 18,4 23,7
Tmax
32,3
35,2
36,7
38,3
39,5
40,1
39,4
37,8
35,8
36,4
34,4
31,3
40,1
Tmin
5,5 5,8 9,0 12,1 17,2 19,2 21,3 22,5 16,7 14,6 9,0 5,1 5,1
Ninh
Bình
T
P
0
P
C

16,3
17,0
19,7
23,4
27,3
28,2
29,2
28,4
27,2
24,8
21,5
17,4
23,4
Tmax
32,4 33,3 36,6 37,5 39,2 39,0 39,3 37,9 35,4 33,3 31,4 30,0 39,3
Tmin
5,7
6,3
10,1
13,0
17,7
19,1
21,6
21,9
16,8
14,8
10,6
5,8
5,7
Văn


T
P
0
P
C
16,5 16,7 19,0 22,8 27,1 28,8 29,4 28,7 27,6 25,0 21,8 18,5 23,5
Tmax
32,0
29,1
34,0
31,7
36,5
37,6
37,6
35,9
33,8
32,4
31,6
28,0
37,6
Tmin
6,5 6,5 10,2 12,3 17,5 19,6 21,5 22,3 16,7 14,1 10,4 6,4 6,4
b) Số giờ nắng: số giờ nắng trong năm của vùng nghiên cứu khoảng
1400 ÷1700 giờ/năm, phân bố không đồng đều theo mùa, mùa hè bình quân 6
- 20 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
đến 7 giờ/ngày, mùa đông khoảng 1,5 giờ/ngày.
Bảng 1.4. Số gi nắng trung bình tháng, năm tại các trạm (gi)
Tháng

Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Ba Vì
64 47 53 86 174 174 186 172 181 163 141 112 1558
Sơn Tây 61 49 52 92 169 170 178 181 180 158 137 122 1548
Hà Đông
67 55 39 85 154 153 152 168 163 153 130 107 1427
Láng 73 48 47 91 180 170 191 170 173 162 138 120 1563
Phủ Lý
65 46 48 85 165 169 173 165 172 151 134 114 1489
Nam Định 78,0 39,2 43,9 97,6 202,1 185,9 222,5 174,1 178,2 174,6 145,1 129,3 1665
Ninh Bình
83,4 45,9 45,0 93,2 202,1 181,3 217,1 171,4 167,0 166,9 139,1 128,5 1641
Văn Lý
88,4 44,1 44,5 96,9 217,5 196,8 230,4 180,0 180,1 184,3 148,8 128,4 1740
c) Tốc độ gió: Về mùa hè, lúc đầu gió có hướng chủ yếu là Tây Nam sau
chuyển sang Đông Nam, tốc độ gió trung bình ở đồng bằng đạt 1-:- 2m/s.
Về mùa Đông, khu vực chịu ảnh hưởng của hai luồng gió: gió Đông Bắc
và gió Đông Nam luân phiên nhau thổi vào lưu vực với tỷ lệ xấp xỉ nhau. Gió
lớn nhất mùa Đông không mạnh bằng mùa Hè, thường chỉ đạt 10-:-20m/s.
Mùa Hè tốc độ gió lớn nhất tuyệt đối ở vùng núi chỉ từ 25-:-30m/s, còn
đồng bằng ven biển có thể lên gần 50m/s khi có bão và có thể xảy ra bất kỳ
hướng nào.
Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại các trạm (Đơn vị m/s)
TT
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
1
Ba Vì

1,4
1,6
1,5
1,9
1,7
1,5
1,2
1,1
1,0
1,1
1,0
1,0
1,3
2
Sơn Tây
1,4
1,6
1,5
1,6
1,5
1,4
1,4
1,2
1,1
1,1
1,1
1,2
1,3
3
Hà Đông

1,7
1,8
1,9
1,9
1,8
1,7
1,6
1,2
1,1
1,1
1,3
1,3
1,5
4
Láng
1,9
2,1
2,0
2,2
2,1
1,8
1,8
1,5
1,6
1,7
1,7
1,7
1,8
5
Phủ Lý

1,9
1,9
1,6
1,9
1,9
1,8
1,8
1,5
1,8
1,8
2,0
2,0
1,9
6
Nam Định
2,4
2,3
2,0
2,3
2,4
2,3
2,4
2,0
2,2
2,5
2,2
2,3
2,3
7
Ninh Bình

2,2
2,0
1,7
1,9
2,0
1,9
2,1
1,6
2,0
2,2
2,1
2,1
2,0
8
Văn Lý
3,7
3,7
3,5
3,8
4,2
4,1
4,4
3,3
3,4
3,7
3,6
3,6
3,8
- 21 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

d) Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi đo theo ống Piche trung bình nhiều năm
tại các trạm quan trắc trong vùng dao động từ 690 ÷ 1000 mm. Mùa nóng bốc
hơi nhiều hơn mùa lạnh. Tháng VI và tháng VII đạt 90-:-110mm. Tháng III là
tháng có lượng bốc hơi ít nhất trong năm, chỉ đạt 38-:-47mm.
Bảng 1.6. Lượng bốc hơi trung bình năm
(Đo bằng ống Piche)
Đơn vị: mm
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Ba Vì
46,9
31,2
39,4
58,1
76,5
91,0
69,1
48,5
60,0
61,7
59,7
55,0
696,9
Sơn Tây
54,7
43,4
47,9
50,8
70,0

76,0
75,7
64,4
65,4
69,4
65,3
61,6
744,6
Hà Đông
61,5
52,4
53,7
54,0
73,6
94,4
100,8
70,1
66,1
79,2
78,3
75,7
859,7
Láng
65,9
54,2
57,6
65,2
93,0
98,2
97,6

83,3
91,3
98,3
89,7
84,2
978,5
Phủ Lý
57,8
45,6
47,0
52,5
81,1
95,1
100,6
70,8
69,4
84,0
79,2
74,3
857,4
Nam Định
55,2
40,9
39,4
50,7
86,8
92,9
104,7
77,5
69,4

79,3
72,4
66,7
836
Ninh Bình
57,4
40,2
38,1
50,6
86,2
97,1
106,8
75,0
70,4
81,6
76,0
72,2
852
Văn Lý
59,2
38,9
35,8
47,2
93,0
111,1
125,5
99,7
92,8
101,9
92,0

76,7
974
e) Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối của không khí trong vùng nhiều
năm đều vượt trên 80%. Độ ẩm tháng này so với tháng khác biển đổi rất ít,
giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất chỉ chênh nhau 5% -:-10%. Những
ngày mùa đông khô hanh, độ ẩm có thể giảm xuống dưới 20%. Trong những
ngày mưa phùn độ ẩm không khí có thể tăng lên đến trên 90%.
Bảng 1.7. Độ ẩm tương đối trung bình tháng nhiều năm
(Đơn vị: %)
TT
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
1
Ba Vì
85
86
88
87
85
84
85
86
85
83
76
76
84
2
Sơn Tây

84
85
87
88
85
83
82
86
85
83
82
82
84
3
Hà Đông
83
86
88
89
83
84
84
88
88
83
88
80
85
4
Láng

80
83
85
85
80
81
81
84
82
79
78
77
81
5
Phủ Lý
82
85
85
86
83
80
84
83
84
80
79
78
82
6
Nam Định

85
88
91
89
85
83
82
85
85
83
82
82
85
7
Ninh Bình
85
88
91
89
84
83
81
85
85
83
82
83
85
8
Văn Lý

85
89
92
91
86
83
82
84
84
82
81
82
85
f) Chế độ mưa: Mưa chia làm hai mùa rõ rệt trong năm, mùa khô bắt đầu
- 22 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, trong các tháng này có số
ngày mưa chiếm rất ít và lượng mưa đạt được trong tháng cũng rất bé. Mùa
mưa từ (5 ÷ 10) trong thời kỳ này hay xảy ra những trận mưa từ mưa vừa đến
mưa to, có khi mưa rất to.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến 10, lượng mưa mùa mưa chiếm trên 80 ÷ 85
% tổng lượng mưa cả năm, trong thời kỳ này hay xảy ra những trận mưa từ
mưa vừa đến mưa to, có khi mưa rất to tập trung vào 2 tháng 8 và 9, lũ lụt
cũng thường xảy ra trong thời gian này, đặc biệt có những ngày lượng mưa
lớn trên 300 mm nằm trong tháng 9.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, trong
các tháng này có số ngày mưa chiếm rất ít và lượng mưa đạt được trong tháng
cũng rất bé, lượng mưa chiếm khoảng 15 ÷ 20 % tổng lượng mưa năm , cho
nên những khu vực đồi núi và bán sơn địa thường rất khô hạn trong thời gian
này (tháng 1 và tháng 2 là tháng ít mưa nhất trong năm)

Xem xét quy luật phân bố mưa gây úng thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày max
trong lưu vực sông Đáy cho thấy: số lần mưa 1 ngày max nằm trong 3 ngày
max chiếm khoảng 30%, trường hợp 3 ngày max trong 5 ngày max chiếm
70% và 5 ngày max nằm trong 7 ngày max chiếm 85%.
Lượng mưa lũ rất lớn, lượng mưa 1 ngày lớn nhất đạt từ 300-550 mm, ba
ngày lớn nhất đạt 450-770 mm, lượng mưa 5 ngày lớn nhất đạt từ 500-836
mm. Năm xuất hiện mưa lớn thường không đồng bộ giữa các vùng. Vùng
thượng và trung lưu sông Đáy lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện 30/X-
31/XI năm 2008 và tháng XI/1984 vùng hạ du lượng mưa 5 ngày lớn nhất
xuất hiện vào năm 1980, vùng lưu vực sông Hoàng Long lượng mưa 5 ngày
lớn nhất xuất hiện vào tháng IX/1985 gây nên lũ lịch sử trên sông Hoàng
Long
- 23 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Bảng 1.8. Tần suất lượng mưa 1, 3, 5, 7 ngày max vụ mùa tại một số trạm
Đơn vị (mm)
Trạm
Đặc
trưng
XR
maxo
Cv Cs
X
R
P%

1
3
5
10

20
Ba Thá
1max
131
0.41
1.22
302
256
234
203
170
3max
192
0.43
1.61
474
392
353
301
247
5max
228
0.45
1.21
549
463
421
363
301
Hà Đông

1max
111
0.42
2.08
282
228
204
171
139
3max
169
0.40
1.23
382
325
297
258
218
5max
193
0.43
1.07
447
380
349
303
255
Phủ Lý
1max
133

0.45
1.16
322
271
247
213
177
3max
202
0.44
0.89
467
400
368
321
271
5max
230
0.42
0.88
516
444
410
360
305
Nho Quan
1max
150
0.52
2.30

439
345
302
246
192
3max
222
0.55
2.41
685
531
463
372
286
5max
252
0.54
2.59
778
599
519
416
320
Nam Định
1max
140
0.49
1.16
355
298

270
231
190
3max
205
0.45
1.24
501
420
382
328
272
5max
236
0.45
1.20
572
481
438
378
313
Kim Bôi
1max
157
0.43
1.03
362
309
284
247

208
3max
234
0.43
1.33
558
468
426
367
305
5max
261
0.43
1.50
632
527
477
408
337
Ninh Bình
1max
159
0.52
1.51
435
356
319
268
215
3max

223
0.51
1.36
593
490
441
373
303
5max
260
0.48
1.31
666
555
502
428
350
1.2.3. Lưới trạm quan trắc thuỷ văn.
Cũng như tài liệu điều tra về khí tượng và đo mưa, việc quan trắc mực
nước và lưu lượng trên sông được tiến hành đồng thời từ thời Pháp thuộc.
Nhưng nhìn chung hệ thống đo này cũng chỉ hoạt động có tính đồng bộ và
đảm bảo chất lượng kể từ 1960 trở lại đây.
Bảng 1.9. Trạm quan trắc mực nước và lưu lượng
TT Trạm Sông
Vị trí địa l
Yếu tố
quan
trắc
Thi gian
Kinh độ

Đông
V độ
Bắc
1
Ninh Bình
Đáy
105
P
0
P
58’
20
P
0
P
16’
H,Q
1960 - 2008
2
Độc Bộ
Đáy
106
P
0
P
05’
20
P
0
P

15’
H,Q
1957 - 2008
3
Như Tân
Đáy
106
P
0
P
06’
20
P
0
P
00’
H,Q
1957 - 2008
4
Nam Định
Đào


H, Q
1957 - 2008
5
Trực Phương
Ninh Cơ



H, Q
2001 - 2008
6
Lâm Sơn
Bùi


H, Q
2000 - 2009
UGhi chúU: H - Mc nưc
Q – Lưu lượng
- 24 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
1.2.4. Mạng lưới sông ngòi
1. Đặc trưng dòng chính sông Đáy
Trước đây, sông Đáy là phân lưu của sông Hồng, từ năm 1937 đến nay
sông Đáy chỉ được phân lũ sông Hồng vào các năm 1940, 1945, 1969, 1971.
Sông có chiều dài 240km, lòng sông hẹp và nông do bồi lắng, sông có bãi
rộng và nhiều khu trũng có bụng chứa lớn, nên có khả năng điều tiết rất lớn,
hệ số uốn khúc khá lớn.
+ Lũ và tiêu úng: Khả năng tiêu thoát về mùa mưa của vùng nghiên cứu
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mực nước trên sông Đáy
Lũ trên sông Đáy thường xuất hiện chậm hơn so với lũ sông Hồng.
Thành phần lũ gồm: sông Đào Nam Định, sông Tích, sông Hoàng Long, sông
Vạc, bản thân sông Đáy và triều biển. Lũ sông Hồng trước 1990 được phân
qua sông Đào sang sông Đáy chiếm khoảng 80 ÷ 90% tổng lượng lũ trên sông
Đáy, sau năm 1990 do có hồ Hoà Bình điều tiết tổng lượng lũ phân sang có
giảm đi song vẫn chiếm 70 ÷ 80% còn lại các sông khác chỉ chiếm 20 ÷ 30%.
Lũ ở thượng nguồn sông Đáy thường xuất hiện nhanh, đỉnh nhọn, khi về đến
đồng bằng lại bị chặn bởi lũ sông Đào và thuỷ triều khiến cho lũ béo ra và kéo

dài.
2. Các phụ lưu
a) Sông Tích: Lòng hẹp và nông lại quanh co nhiều, hệ số uốn khúc lớn
nên khả năng tải nước kém, nhưng thềm sông phía bờ hữu rộng và nhiều khu
đất trũng, nên lũ bị điều tiết nhiều có khả năng kéo dài nhiều ngày. Ngày
22/8/1971 khi nước lũ sông Hồng lên đỉnh cao nhất thì đê Khê Thượng vỡ
không hàn khẩu được, nước lũ sông Đà chảy vào Đầm Long qua cống Chuốc
rồi đổ vào sông Tích: Qmax= 675m
P
3
P/s lúc 19h/22/8 và tổng lượng thời đoạn
22/8 - 4/8 là 450 x 10
P
6
PmP
3
P.

- 25 -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
b) Sông Thanh Hà Là một nhánh sông của sông Đáy, gồm hai nhánh bắt
nguồn ở dãy núi đá vôi, chảy qua vùng trũng rồi nhập thành một dòng chảy ra
sông Đáy tại cửa Bạch Tuyết cách khoảng gần 1 km ở phía thượng lưu Bến
Đục (nay là cầu bê tông Đục Khê). Trên dòng chính sông Thanh Hà, đoạn
phía dưới Chợ Bến, người ta làm một hồ chứa với một tràn Cầu Dậm bằng bê
tông dài 256m, theo thiết kế cũ với cao trình mặt tràn là +5,7m có khả năng
làm khu chứa nước trước và sau lũ, có khả năng điều tiết một phần lũ nhỏ, cấp
nước cho những cánh đồng phía hạ lưu sông Thanh Hà trong mùa khô. Diện
tích lưu vực:390km
P

2
P.
c) Sông Nhuệ Nhiệm vụ chính của nó là lấy nước sông Hồng vào qua
cống Liên Mạc phục vụ lấy nước tưới cho vùng đất rộng phía hữu sông Hồng
và tả sông Đáy từ Hà Nội đến Hà Nam và dẫn nước tiêu thoát nước cho vùng
đất khoảng 107.530ha.
d) Sông Đào Nam Định là một phân lưu của sông Hồng chảy vào sông
Đáy ở Độc Bộ, Sông rộng 200 ÷ 300m nhưng lòng sông dốc và sâu, độ sâu
trung bình khoảng 10 m, sông chuyển một lượng nước khá lớn về mùa lũ gây
ra lũ lớn ở hạ lưu sông Đáy (theo số liệu thực đo năm 1971, lưu lượng lớn
nhất ở Nam Định là 6.700 m
P
3
P/s).
Ngoài ra còn các sông trục trong hệ thống như: sông Sui, Rịa, sông Bến
Đang, Ghềnh, Chanh, Hệ Dưỡng, Vân, Thắng Động, Đức Hậu, Mới, Trinh
Nữ, Cầu Hội
e) Sông Hoàng Long dài 125 km, đoạn chảy giữa khu Bắc Ninh Bình là
khu vực hạ lưu có chiều dài trên 31km. Chế độ dòng chảy của sông Hoàng
Long rất phức tạp:
+ Mực nước mùa kiệt phụ thuộc vào nước dềnh lên từ sông Đáy do ảnh
hưởng thuỷ triều và lượng nước bổ sung vào sông Đáy từ sông Đào Nam
Định.

×