LỜI TÁC GIẢ
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ với đề tài:
“Nghiên cứu áp dụng giải pháp đê chắn sóng mái nghiêng xây dựng khu neo
đậu tàu thuyền trú bão vùng ven bờ nước ta” được hoàn thành ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo,
cơ quan, gia đình và bạn bè.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th
ầy giáo TS. Nguyễn Trung Anh
và Thầy giáo GS.TS. Lê Kim Truyền đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho
tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu khoa học
công nghệ tiêu giảm sóng cho việc xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão ở Việt
Nam” trường Đại học Thủy lợi, Phòng thí nghiệm tổng hợp trường Đại học Thủy
lợi đ
ã hết sức giúp đỡ cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng đào tạo đại học và
Sau đại học, khoa Công trình - Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả còn được sự cổ v
ũ, động viên khích lệ
thường xuyên và giúp đỡ về nhiều mặt của gia đình và bạn bè.
Với thời gian và kiến thức còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy,
cô giáo, của Quý vị quan tâm và bạn bè.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn
Đoàn Mạnh Vũ
LỜI CAM KẾT
Tên tôi là: Đoàn Mạnh Vũ
Học viên lớp: 17C/ CS2
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội
dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
Đoàn Mạnh Vũ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện 3
5. Kết quả đạt được 3
6. Nội dung luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH KHU NEO ĐẬU TÀU THUYỀN
TRÚ BÃO
1.1 Tiềm năng xây dựng khu neo đậu TTTB vùng ven bờ nước ta 5
1.1.1 Ở các cửa sông, lạch
5
1.1.2 Các vũng, vịnh 7
1.1.3 Các đầm phá 7
1.2 Tổng quan khu neo đậu tàu thuyền trú bão Việt Nam 8
1.2.1 Khu neo đậu tàu thuyền trú bão ven bờ biển 8
1.2.1.1 Khu vực ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng 8
1.2.1.2 Khu vực ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình 8
1.2.1.2 Khu vực ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình 8
1.2.1.3 Khu vực ven biển Thanh Hóa, Nghệ An 9
1.2.1.4 Khu vực ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị 10
1.2.1.5 Ven biển tỉnh Thừa Thiên 10
1.2.1.6 Khu vực biển Đà N
ẵng 10
1.2.1.7 Khu vực bờ biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định 11
1.2.1.8 Khu vực bờ biển các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa 12
1.2.1.9 Khu vực bờ biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu 12
1.2.1.10 Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 13
1.2.2 Neo đậu tàu thuyền trú bão vùng hải đảo 13
1.3 Yêu cầu cấp thiết phải xây dựng các khu tàu thuyền trú bão 15
1.4 Các hạng mục công trình khu neo đậu tàu thuyền trú bão 16
1.4.1 Đê chắn sóng, chắn cát 16
1.4.2 Địa điểm khu neo đậu tránh trú bão 17
1.4.3 Yêu cầu kỹ thuật khu TTTTB 17
1.4.3.1 Vùng nước đậu tàu 17
1.4.3.2 Luồng vào khu tránh trú bão 19
1.4.3.3 Cơ sở dịch vụ hậu cần của khu tránh trú bão 20
1.5 Một số tồn tại thường gặp đối với đê chắn sóng mái nghiêng 20
1.6 Kết luận chương 1 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG ĐÊ CHẮN
SÓNG MÁI NGHIÊNG KHU TÀU THUYỀN TRÚ BÃO
2.1 Điều kiện tự nhiên vùng ven bờ 23
2.1.1 Đặ
c điểm địa hình địa mạo 23
2.1.1.1 Đặc điểm chung 23
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo các cửa sông, vũng, vịnh 24
2.1.2 Đặc điểm địa chất 25
2.1.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn 26
2.1.3.1 Gió, bão, dông, áp thấp nhiệt đới 26
2.1.3.2 Nước biển- mật độ, nhiệt độ, độ mặn 27
2.1.3.3 Mưa 28
2.1.3.4 Mức nước biển, thủy triều, nước dâng 29
2.1.3.5 Sóng biển 31
2.1.3.6 Dòng chảy biển 35
2.1.4 Diễn biến bồi xói tại các vũng, vịnh, cửa sông 39
2.1.4.1 Diễn biến bồi xói tại các cửa sông 39
2.1.4.2 Diễn biến tại các vũng vịnh 40
2.2 Các giải pháp kết cấu đê chắn sóng mái nghiêng 40
2.2.1 Đê chắn sóng mái nghiêng bằng đất 41
2.2.2 Đê mái nghiêng ruột bằng bao tải cát 43
2.2.3 Đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá 44
2.3 Sử dụng khối phủ để xây dựng đê chắn sóng mái nghiêng 46
2.3.1
Đê mái nghiêng có khối phủ bằng khối Tetropod 46
2.3.2 Đê mái nghiêng phủ khối Tribar 47
2.3.3 Đê mái nghiêng có khối phủ bằng khối Hohlquader 48
2.3.4 Đê mái nghiêng có khối phủ bằng khối Dolos 49
2.3.5 Khối phủ Akmons 49
2.3.6 Đê mái nghiêng có khố phủ bằng khối Stabit 50
2.4 Điều kiện thi công xây dựng các ĐCS mái nghiêng khu neo đậu TTTB
vùng ven bờ
51
2.4.1 Đặc điểm về tổ chức thi công 52
2.4.1.1 Thi công ở nơi nước sâu 52
2.4.1.2 Thi công xây dựng ở nơi sóng gió 52
2.4.1.3 Thi công trong các điều kiện khác 53
2.4.2 Một số bộ phận đặc biệ
t của tổ chức thi công công trình khu neo đậu
TTTB
53
2.4.2.1 Bến công trình tạm 53
2.4.2.2 Thiết bị thi công 53
2.4.2.3 Công tác lặn 54
2.4.2.4 Điều kiện vật liệu xây dựng 55
2.4.2.5 Bê tông 59
2.6 Kết luận chương 2 60
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
ĐÊ CHẮN SÓNG MÁI NGHIÊNG KHU NEO ĐẬU TÀU THUYỀN
TRÚ BÃO VÙNG VEN BỜ
3.1 Hình thức bố trí mặt bằng đê chắn sóng 61
3.1.1 Yêu cầu chung bố trí đê chắn sóng 61
3.1.2 Các hình thức bố trí mặt bằng đê ch
ắn sóng 61
3.1.2.1 Đê lồi giao nhau 62
3.1.2.2 Đê kiểu đảo song song với bờ 62
3.1.2.3 Một cặp đê bố trí vuông góc với bờ 62
3.2 Thiết kế mặt cắt ngang đê chắn sóng 65
3.2.1 Cao trình đỉnh đê 65
3.2.2 Chiều rộng đỉnh đê 69
3.2.3 Chọn mái dốc 69
3.3 Vấn đề ổn định đối với đê chắn sóng 69
3.3.1 Phân bố áp lực sóng trên mái nghiêng 71
3.3.2 Áp lực sóng âm (phản áp lực sóng) 73
3.4 Vấn đề xử lý nền khi xây dựng đê chắn sóng 73
3.4.1 Yêu cầu chung về tính toán ổn định đê chắn sóng mái nghiêng 73
3.4.2 Tính ổn định đê 75
3.4.2.1 Ổn định của đê trên nền đất (trượt sâu) 75
3.4.3.2 Tính toán ổn định trượt phẳng của đê chắn sóng mái nghiêng 78
3.4.3.3 Ổn định cục b
ộ của mái đê chịu tác động của sóng 78
3.4.3.4 Tính lăng thể giữ chân và ổn định chung của lớp bảo vệ 83
3.5 Vấn đề xử lý nền khi xây dựng ĐCS 84
3.5.1 Thay thế nền đất yếu dưới công trình 84
3.5.1.1 Tính toán một số thông số lớp đệm cát 85
3.5.1.2 Công nghệ thi công thay thế nền cát trong nước 86
3.5.2 Xử lý nền bằng cọc cát 87
3.5.2.1 Nguyên lý làm việc và ưu nhược điểm của cọc cát 87
3.5.2.2 Mộ
t số nội dung tính toán thiết kế xử lý nền bằng cọc cát 88
3.5.2.3 Vật liệu và yêu cầu về vật liệu 90
3.5.2.4 Trình tự thi công 90
3.6
Phân tích lựa chọn loại khối phủ phù hợp cho việc xây dựng khu neo
đậu tàu thuyền trú bão
92
3.6.1 Tình hình sử dụng và ưu nhược điểm một số loại khối phủ 92
3.6.2 Các tiêu chí để lựa chọn 92
3.6.2.1 Trọng lượng của khối phủ trong cùng điều kiện sóng 92
3.6.2.2 Khả năng ổn định và tự điều chỉnh trên mái dốc 93
3.6.2.3 Hệ số rỗng của lớp phủ trên mái
đê 93
3.6.2.4 Số lượng khối phủ cần bảo vệ mái đê 94
3.6.2.5 Công tác ván khuôn 94
3.6.2.6 Điều kiện thi công chế tạo 94
3.6.2.7 Lựa chọn khối phủ 95
3.7 Một số kết quả thí nghiệm đối với ĐCS mái nghiêng 95
3.7.1 Các nội dung thực hiện 95
3.7.2 Giới thiệu thiết bị thí nghiệm và độ chính xác của thiết bị 96
3.7.2.1 Máng sóng 96
3.7.2.2 Xác định tỷ lệ mô hình 97
3.7.2.3 Lựa chọn kết cấu đê điển hình để chế tạo mô hình 97
3.7.2.4 Chế tạo mô hình ĐCS 99
3.7.2.5 Kết quả thí nghiệm 99
3.8 Kết luận chương 3 100
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG ĐÊ CHẮN SÓNG MÁI
NGHIÊNG CHO KHU NEO ĐẬU TÀU THUYỀN TRÚ BÃO NGỌC
HẢI
4.1 Giới thiệu dự án 101
4.1.1 Tổng quan khu neo đậu TTTTB Ngọc Hải 101
4.1.2 Điều kiện tự nhiên 102
4.1.2.1 Đặc điểm khí tượng 102
4.1.2.2 Đặc điểm thuỷ văn 105
4.1.2.3 Đặc điểm địa hình 107
4.2 Thiết kế mặt cắt đê chắn sóng 107
4.2.1 Chọn tuyến ĐCS 107
4.2.2 Xác định mặt cắt đê 108
4.2.2.1 Các thông số tính toán 108
4.2.2.2 Các giải pháp thiết kế 111
4.2.2.3 Xác định các thông số mặt cắ
t đê theo “Hướng dẫn thiết kế đê
biển” năm 2010
111
4.3 Tính trọng lượng khối phủ 114
4.4 Tính ổn định đê 115
4.4.1 Tính toán ổn định trượt sâu 115
4.4.2 Tính toán ổn định trượt ngang 116
4.5 Tổ chức thi công xây dựng ĐCS 117
4.4.1 Thiết bị thị công 118
4.4.2 Trình tự thi công 118
4.4.3 Các quy định khi thi công 118
4.4.3 Kiểm tra bảo dưỡng 119
4.5 Kết luận chương 4 119
KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được 120
2. Tồn tại kiến nghị 121
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1
Hình 1.1: Khu tránh bão và cảng cá Cái Rồng (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) 9
Hình 1.2: Khu tránh bão Cửa Lân (huyện Tiền Hải, Thái Bình) 9
Hình 1.3: Khu tránh bão Phú Hải huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế 10
Hình1.4: Khu neo đậu TTTTB Cần Giờ,thành phố Hồ Chí Minh 13
Hình1.5: Mô tả những hư hỏng của ĐCS mái nghiêng 21
Chương 2
Hình 2.1: Địa hình vùng biển Việt Nam (Ảnh trên Google Earth) 23
Hình 2.2: Biểu đồ thống kê bão vào các vùng biển Việt Nam theo tháng [18] 27
Hình 2.3: Hoàn lưu lớp nước biển Đông tháng 10 ( Võ Văn Lành, Lê Đức Tố
xây dựng)[25]
38
Hình 2.4: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng đất 42
Hình 2.5: Kết cấu mái nghiêng sử dụng trong giai đoạn 1 43
Hình 2.6: Kết cấu đê mái nghiêng sử dụng trong giai đoạn 2 43
Hình 2.7: C
ấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá. 45
Hình 2.8: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng khối Tetropod ở cảng
Crescent
47
Hình 2.9: Cấu tạo đê mái nghiêng bằng khối Tetropod ở cảng Hawail - A; B
hai cỡ đá
47
Hình 2.10: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng ở cảng Hawail. 48
Hình 2.11: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng khối Hohlquader
ở cảng Wakayama
48
Hình 2.12: Cấu tạo đ
ê chắn sóng gia cố mái bằng khối Dolos 49
Hình 2.13: Kích thước hình học khối Dolos 49
Hình 2.14: Kích thước hình học khối Akmon 50
Hình 2.15: Cấu tạo đê mái nghiêng bằng khối Stabit 51
Hình 2.16: Thi công ĐCS 51
Hình 2.17: Thiết bị nổi thi công công trình biển 54
Hình 2.18: Thiết bị nổi thi công công trình biển 54
Hình 2.19: Công tác lặn 55
Hình 2.20: Xi măng bền Sun Phát 57
Hình 2.21: Một số vải địa kỹ thuật 59
Chương 3
Hình 3.1: Đê hỗn hợp (Eastern Port, alexandria, Ai Cập) 62
Hình 3.2: Đê kiểu đảo song song với bờ 62
Hình 3.3: Đê kiểu đảo vuông góc với bờ 63
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí đê chắn cát giảm sóng 63
Hình 3.5: Ảnh hưởng của tiến độ xây dựng đê chắn cát giảm sóng đến ổn định
của đê (vùng gạch chéo bị xói)
64
Hình 3.6: Độ dốc quy đổi tính sóng leo 66
Hình 3.7: Các thông s
ố xác định cơ đê 67
Hình 3.8: Biều đồ áp lực sóng tính toán lớn nhất tác dụng lên mái dốc 71
Hình 3.9: Đồ thị để xác định phản áp lực của sóng 73
Hình 3.10: Sơ đồ xác định tâm trượt ban đầu 75
Hình 3.11: Sơ đồ tính trượt cung tròn cho đê chắn sóng mái nghiêng 77
Hình 3.12: Sơ đồ tính ổn định trượt cả thân đê 77
Hình 3.13: Phạm vi bảo vệ mái
đê theo công thức Irribarren 80
Hình 3.14: Sơ họa phương pháp đệm cát 85
Hình 3.15: Tàu hút bùn tự hành đào nền ĐCS để đệm cát 87
Hình 3.16: Sơ đồ bố trí cọc cát 88
Hình 3.17: Biểu đồ xác định khoảng cách giữa các cọc cát 88
Hình 3.18: Trình tự thi công cọc cát nén nhồi nở hông 91
Hình 3.19: Thiết bị chuyên dụng thi công đóng cọc cát dưới nước 92
Hình 3.20a: Ván khuôn khối Akmon 94
Hình 3.20b: Ván khuôn khối Tetrapod 94
Hình 3.21: Lưu trữ khối Xbloc 95
Hình 3.22: Phòng thí nghiệm 96
Hình 3.23: Đầu đo thí nghiệm 97
Hình 3.24a: Mặt cắt ngang nguyên hình 99
Hình 3.24b: Mặt cắt ngang mô hình 99
Hình 3.25: Khối Akmon cải tiến 99
Chương 4
Hình 4.1: Vị trí công trình 101
Hình 4.2: Bình đồ bố trí tuyến ĐCS khu neo đậu TTTB Đồ Sơn 102
Hình 4.3: Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm MC10 109
Hình 4.4: Sơ đồ cung trượt và phân giải khối trượt 116
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Chương 1
Bảng 1.1: Một số cửa sông có tiềm năng xây dựng khu neo đậu TTTTB 5
Chương 2
Bảng 2.1: Những đặc trưng thủy triều ven biển Việt Nam 30
Bảng 2.2: Độ cao mực nước dâng ven biển Việt Nam 31
Bảng 2.2: Tần suất chiều cao H
3%
(m) và chu kỳ sóng T
0
(tại vùng biển miền Bắc VN 33
Bảng 2.3: Tần suất chiều cao H
3%
(m) và chu kỳ sóng T
0
(s) tại vùng biển miền
Trung Việt Nam
34
Bảng 2.4: Tần suất chiều cao H
3%
(m) và chu kỳ sóng T
0
(s) tại vùng biển Việt Nam 35
Bảng 2.5: Trường sóng trung bình thực đo tại các trạm ven dọc bờ biển nước ta
(Độ cao sóng trung bình, chu kỳ sóng trung bình và tốc độ gió trung bình)
36
Bảng 2.6: Độ cao sóng hữu hiệu cực đại và chu kỳ sóng tương ứng theo số liệu
thống kê nhiều năm tại các trạm ven dọc bờ biển nước ta
36
Bảng 2.7: Phân cỡ đá theo trọng lượng (kg) 44
Bảng 2.8:
Kích thước của khối Akmon (Trung Quốc) 50
Chương 3
Bảng 3.1: Hệ số nhám trên mái dốc 68
Bảng 3.2: Trị số gia tăng độ cao 68
Bảng 3.3: Hệ số k
t
71
Bảng 3.4: Hệ số P
tcl
72
Bảng 3.5: Giá trị của hệ số F
fr
để tính khối lượng viên đá theo TCN222-95 83
Bảng 3.6: Khối lượng và thể tích của các khối ứng với chiều cao sóng 5m 93
Bảng 3.7: Độ rỗng một số lớp bảo vệ bằng khối dị hình 94
Bảng 3.8: Tóm tắt kích thước một số đê chắn sóng đã xây dựng 99
Bảng 3.9: Các giá trị thiết kế mô hình theo tỷ lệ 1:40 99
Chương 4
Bảng 4.1: Số lượng các cơn bão đổ ở khu vực Hải Phòng và vùng lân cận (1984-
2009) chỉ tính các cơn bão có tốc gió >= 15m/s
104
Bảng 4.2: Mực nước trạm Hòn Dấu ứng với các tần suất (1974-2009) 105
Bảng 4.3: Độ cao, độ dài, tốc độ và chu kỳ sóng lớn nhất 106
Bảng 4.4: Tọa độ điểm trạm MC10 108
Bảng 4.5: Mực nước thiết kế tần suất 109
Bảng 4.6: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 110
Bảng 4.7: Kết quả tính sóng mặt cắt MC10 110
Bảng 4.8: Thông số sóng thiết kế 111
1
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là nước có đường bờ biển dài chạy dọc theo 28 tỉnh, thành phố. Vị
trí địa lý tạo cho đất nước ta một tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển và vùng
ven biển, cửa sông. Hiện nay, phát triển kinh tế và khai thác nguồn lợi biển là một
trong những chiến lược quan trọng của đất nước, trong đó nghề cá và khai thác hải
s
ản, công việc truyền thống lâu đời của người dân ven biển nước ta đang được đặc
biệt quan tâm.
Khu vực biển nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão biển Đông và có chế
độ thủy hải văn thay đổi theo mùa. Theo thống kê từ 1954 đến nay, trung bình hàng
năm nước ta chịu sự đổ bộ của trên 6 cơn bão, có những cơn bão mạnh như cơn bão
năm 1997, 2005. Đây là b
ất lợi lớn cho phát triển kinh tế biển và đặc biệt là nghề
đánh bắt và khai thác hải sản. Cơn bão Linda năm 1997, bão số 8 năm 2001 đã làm
chìm và hư hỏng của các địa phương hàng nghìn tàu thuyền khai thác hải sản, trong
đó có cả những tàu thuyền đã vào neo đậu trong các khu tránh trú bão. Hàng năm
ngoài việc làm hư hỏng nhiều công trình biển, công trình bảo vệ bờ, đánh chìm một
số lượng đáng kể tàu thuyền, sóng gió còn cướp
đi sinh mạng của nhiều ngư dân khi
đang hoạt động đánh bắt trên biển.
Trước yêu cầu cấp bách bảo vệ tàu thuyền đánh cá và khai thác hải sản trên
biển, việc đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão (KNĐTTB) đang là một
trọng tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn. Ngày
09/08/2011 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1349/QĐ-TTg phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030, với quan điểm quy hoạch chính như sau :
1. Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phù hợp với Chiến lược phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương.
2. Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thành một hệ thống, trên cơ sở
lợi dụng tối đa các địa điểm có điều kiện t
ự nhiên thuận lợi, gần các ngư trường,
2
vùng biển có tần suất bão cao, phù hợp tập quán của ngư dân, đảm bảo an toàn cho
người và tàu cá, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
3. Chú trọng xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở hải đảo, nhất là
những đảo tiền tiêu của Tổ quốc, đảo có vị trí quan trọng về hậu cần dịch vụ nghề
khai thác xa bờ góp phần thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và giữ
vững an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và hải đảo.
Để đảm bảo an toàn cho tàu cá trong các KNĐTTB, KNĐTTB phải là vùng
nước “yên tĩnh”. Các khu tránh trú bão (KTTB) ở nước ta chủ yếu lợi dụng địa hình
che chắn, nằm trong các vũng vịnh, cửa sông để hạn chế đáng kể các tác động của
sóng gió. Những KTTB chưa được che chắn tốt khi có gió bão thì phải xây dựng đê
chắn sóng (ĐCS). Theo Quyết định số 1349/QĐ-TTg c
ủa Chính phủ có 131 KTTB
được xây dựng trên cả nước, trong đó nhiều KTTB cần có hạng mục ĐCS. Nước ta,
ngoài các hải đảo xa bờ, vùng biển ven bờ và cửa sông có điều kiện tự nhiên phù
hợp với xây dựng công trình chắn sóng dạng mái nghiêng. Việc chọn kết cấu đê mái
nghiêng hợp lý, chọn khối phủ phù hợp với điều kiện khu vực xây dựng, tăng khả
năng hấp thụ
, giảm phản xạ sóng, việc ổn định khối phủ, ổn định đê cũng cần nhiều
tìm tòi. Ngoài ra vấn đề thiết kế hạng mục ĐCS hiện nay ở một số công trình vẫn
còn khiếm khuyết nhất định và sản phẩm công trình còn phụ thuộc vào yếu tố chủ
quan. Vì vậy vấn đề nghiên cứu áp dụng giải pháp ĐCS mái nghiêng phục vụ xây
dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão vùng ven biển nước ta hiện đang là vấn
đề đang được ưu tiên quan tâm.
II. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu phục vụ cho việc áp dụng (thiết kế và thi công) đê chắn sóng
mái nghiêng để xây dựng công trình bảo vệ vùng ven bờ và khu neo đậu tàu thuyền
tránh trú bão.
- Tăng hiệu quả tiêu giảm sóng, đảm bảo ổn định lớp phủ và ổn định các đê
chắn sóng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, công trình bảo vệ
bờ.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là đê chắn sóng mái nghiêng vùng ven bờ.
3
IV. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện
- Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố.
+ Tiếp cận qua công trình thực tế.
+ Tiếp cận qua các nguồn thông tin khác.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá.
+ Phương pháp lý thuyết có kết hợp với thí nghiệm mô hình vật lý.
V. Kết quả dự kiến đạt được
- Nêu được cơ sở khoa học cho việc xây dựng
đê chắn sóng mái nghiêng khu
neo đậu tàu thuyền trú bão.
- Đề xuất một số nội dung liên quan đến thiết kế và thi công các đê chắn
sóng, giảm cát phục vụ cho việc xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão vùng ven
bờ ở Việt Nam.
VI. Nội dung của luận văn:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Mục đích của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Cách tiếp cận và ph
ương pháp thực hiện.
5. Kết quả dự kiến đạt được.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH KHU NEO ĐẬU TÀU THUYỀN
TRÁNH TRÚ BÃO (TTTTB).
1.1 Tiềm năng xây dựng khu neo đậu TTTTB vùng ven biển nước ta.
1.2 Tình hình xây dựng khu neo đậu TTTTB Việt Nam.
1.3 Yêu cầu cấp thiết phải xây dựng các khu neo đậu TTTTB.
1.4 Các hạng mục công trình chính khu neo đậu TTTTB.
1.5 Một số hư hỏng thường gặp đối với đê chắn sóng mái nghiêng.
1.6 Kết luận chương 1.
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG ĐÊ CHẮN SÓNG
MÁI NGHIÊNG KHU NEO ĐẬU TTTTB
2.1 Điều kiện tự nhiên vùng ven bờ.
2.2 Các giải pháp kết cấu đê chắn sóng (ĐCS) mái nghiêng.
2.3 Sử dụng khối phủ bảo vệ mái xây dựng ĐCS mái nghiêng.
2.4 Điều kiện thi công xây dựng các ĐCS khu neo đậu TTTTB vùng ven bờ.
2.5 Kết luận chương 2.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG ĐCS
MÁI NGHIÊNG KHU NEO ĐẬU TTTTB VÙNG VEN B
Ờ
3.1 Hình thức bố trí mặt bằng ĐCS
3.2 Thiết kế mặt cắt ngang ĐCS.
3.3 Áp lực sóng lên ĐCS mái nghiêng.
3.4 Vấn đề ổn định đối với ĐCS mái nghiêng.
3.5 Vấn đề xử lý nền khi xây dựng ĐCS mái nghiêng.
3.6 Phân tích lựa chọn loại khối phủ phù hợp cho việc xây dựng khu neo đậu
tàu thuyền trú bão.
3.7 Một số kết quả thí nghiệm đối với ĐCS mái nghiêng.
3.8 Kết luận ch
ương 3.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG ĐCS MÁI NGHIÊNG CHO KHU
NEO ĐẬU TTTTB NGỌC HẢI
4.1 Giới thiệu dự án.
4.2 Thiết kế mặt cắt ngang đê chắn sóng.
4.3 Tính trọng lượng khối phủ
4.4 Tính ổn định đê
4.5 Tổ chức thi công xây dựng ĐCS
Kết luận chương 4.
KẾT LUẬN
1. Những kết quả đạt được.
2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện lu
ận văn và kiến nghị.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH KHU NEO ĐẬU TÀU THUYỀN
TRÁNH TRÚ BÃO
1.1 Tiềm năng xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão (TTTTB) vùng
ven biển nước ta. [23]
Việt Nam là một trong số những quốc gia có tiềm năng rất lớn về phát triển
kinh tế biển. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, cửa sông là điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển hệ thống cảng đường thủy hay các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
nghề
khai thác hải sản trên biển. Các khu neo đậu TTTTB chủ yếu vẫn lợi dụng sự
che chắn của địa hình nên chúng thường nằm ở trong các cửa sông, lạch, các vũng
vịnh ven bờ và hải đảo.
1.1.1 Ở các cửa sông, lạch
Do tập quán của ngư dân các cửa sông, lạch đổ ra biển hiện nay vẫn là khu
vực có số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản vào tránh trú bão nhiều nhất, tiếp theo
mới
đến các khu TTTTB nằm trong các vũng vịnh lớn. Mật độ các cửa sông trên
dọc chiều dài bờ biển nước ta tương đối lớn, trung bình khoảng 20 km có một cửa
sông. Khoảng 90 cửa sông có các điều kiện như chiều rộng, độ sâu… có tiềm năng
xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền. Theo chiều từ Bắc vào Nam, đại diện cho ba
miền có thể kể đến một số cửa sông như sau:
Bảng 1.1: Mộ
t số cửa sông có tiềm năng xây dựng khu neo đậu TTTTB
TT Tên cửa sông Tên sông Ra vịnh, biển Thuộc tỉnh/ t.phố
1 2 3 4 6
1 Lục Vịnh Cái Lân Vịnh Hạ Long Quảng Ninh
2 Nam Triệu Bạch Đằng Vịnh Hải Phòng Hải Phòng
3 Văn Úc Văn Úc Vịnh Bắc Bộ -
4 Thái Bình Thái Bình - H.Phòng-T.Bình
5 Lân Lân - Thái Bình
6 Lạch Giang Ninh Cơ - Nam Định
7 Đáy Đáy - N.Định-N.Bình
8 Lạch Trường Lạch Trường - Thanh Hóa
9 Lạch Trào(Hới) Mã - -
6
1 2 3 4 6
10 Lạch Quèn Lạch Quèn - Nghệ An
11 Hội Lam (Cả) - N.An-Hà Tĩnh
12 Sót Hạ Vàng - Hà Tĩnh
13 Gianh Gianh - Quảng Bình
14 Nhật Lệ Nhật Lệ - -
15 Việt Thạch Hãn - Quảng Trị
16 Thuận An Hương - Thừa Thiên-Huế
17 Tư Hiền Đầm Cầu Hai - -
18 Thuận Phước Hàn Vịnh Đà Nẵng TP Đà Nẵng
19 Đại Thu Bồn - Quảng Nam
20 Đại Trà Khúc Biển Đông Quảng Ngãi
21 Mỹ Á Trà Câu - -
22 Đề Ghi Mỹ Cát - Bình Định
23 Phước Hòa Côn Vịnh Quy Nhơn -
24 Sông Cầu Sông Cầu Vịnh Xuân Đài Phú Yên
25 Tuy Hòa Đà Rằng Biển Đông -
26 Hà Liên Cái Ninh Hòa Đầm Nha Phu Khánh Hòa
27 Hà Ra Cái Nha trang Vịnh Nha Trang -
28 Đông Hải Dinh Biển Đông Ninh Thuận
29 Cà Ná Cà Ná - -
30 Liên Hương Lòng Sông Biển Đông Bình Thuận
31 Phú Hải Cái Vịnh Phan Thiết -
32 Cái Mép Thị Vải Biển Đông V.Tàu-TP.HCM
33 Ngã Bảy Lòng Tào - TP.HCM
34 Tiểu Tiền Giang - Tiền Giang
35 Đại Tiền Giang - T.Giang-Bến Tre
36 Cổ Chiêm Tiền Giang - B.Tre-Trà Vinh
37 Bồ Đề Bồ Đề - Cà Mau
38 Cửa Lớn Cửa Lớn Vịnh Thái Lan -
39 Rạch Giá Cái Lớn - Kiên Giang
7
1.1.2 Các vũng, vịnh
Trên dải bờ biển nước ta cùng với hệ thống cửa sông còn có một hệ thống
vũng, vịnh tương đối dày (trung bình khoảng 70 km bờ biển có một vũng, vịnh).
Đây là tiền đề quan trọng để phát triển các cảng giao thông và các cảng chuyên
dụng. Trên thực tế hầu hết hệ thống cảng biển Việt Nam đã và đang xây dựng ở các
vũng, vịnh ven bờ bi
ển. Khu neo đậu TTTTB là một loại cảng chuyên dụng với
những đặc thù riêng: Làm nơi neo đậu cho các tàu thuyền khai thác hải sản thường
kết hợp với cảng cá, tàu cá là loại tàu có công suất từ vài chục đến vài trăm CV….
Các tiêu chí để đánh giá tiềm năng xây dựng khu neo đậu tàu thuyền ở các
vũng vịnh được đưa ra như sau:
1-Vùng nước tương đối yên tĩnh, đảm bảo cho tàu thuyền ra vào thuận lợi neo
đậu trong c
ả điều kiện khí hậu, hải văn bất thường.
2- Độ sâu luồng lạch đủ lớn và mức độ sa bồi luồng lạch thấp.
3- Có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng thuận lợi .
Theo đó, có thể đánh giá mức độ thuận lợi cho việc xây dựng khu neo đậu
tàu ở các vũng, vịnh ven biển nước ta như sau:
+ Mức độ
đáp ứng cao: Các vũng vịnh thuộc vùng Bắc Bộ có địa hình che chắn
tốt như vịnh Cửa Lục, cảng Cái Lân, các vũng vịnh Trung Bộ có hệ số đóng kín cao
như vũng Rô, vịnh Cam Ranh, cấu tạo bờ từ đá gốc, ít hệ thống sông suối đổ vào
giảm mức độ bồi lắng.
+ Mức độ trung bình: Các vũng vịnh thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ và ven các đảo
phía nam n
ửa kín, bờ chủ yếu là cát , ít sông suối đổ vào.
+ Mức độ đáp ứng thấp: Các vũng vĩnh thuộc bắc và nam Trung Bộ cùng một số
đảo phía nam, ít được địa hình che chắn, cấu trúc thạch học bờ chủ yếu là cát .
Theo đánh giá ở một số tài liệu, tiềm năng phát triển cảng ở vũng, vịnh có
mức độ được ưu tiên cao chiếm 31%, trung bình chiếm 21%, và thấp chiếm 48% .
1.1.3 Các đầ
m phá
Bờ biển miền Trung có loại hình bờ biển kết hợp đầm phá khá phong phú,
đặc biệt tại các tỉnh Thừa Thiên- Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Nhiều đầm
8
phá có điều kiện tự nhiên tốt như đủ độ sâu luồng tàu, kín sóng gió… thuận lợi cho
việc xây dựng khu neo đậu TTTTB có thể kể tới như đầm Cầu Hai (Thừa Thiên-
Huế), đầm Đề Gi, Trà Ồ (Bình Định), đầm Cù Mông, Ô Loan (Bình Định), đầm
Môn, Nha Phu (Khánh Hòa)….
1.2 Tình hình xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Việt Nam.
1.2.1 Khu neo đậu tàu thuyền trú bão ven bờ biển
1.2.1.1 Khu vực ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng
Khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng với đặ
c điểm có nhiều núi đá, dãy núi ăn ra
biển tạo nên rất nhiều vũng, vịnh tự nhiên. Những vũng, vịnh này tạo thành nhiều
khu nước yên tĩnh rất thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền. Ngư dân ở đây từ xa
xưa đã sử dụng những vị trí này làm cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu thuyền rất an toàn.
Dạng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão (TTTTB) thứ hai của ngư dân
khu vực này là trên m
ạng lưới sông rất phong phú của Quảng Ninh, Hải Phòng. Đó
là các cửa sông hoặc vào trong các sông và thường gần với các cảng cá, bến cá, nơi
lưu thông sản phẩm đánh bắt thuận lợi. Các vị trí chính là: Tại Quảng Ninh: Trong
sông Tiên Yên, huyện Tiên Yên, cách cửa sông 10km; trên sông Ka Long, xã Hải
Xuân, Vĩnh Trung, thành phố Móng Cái… Tại Hải Phòng: Trong sông Bạch Đằng,
Văn Úc, sông Cấm…
Quảng Ninh, Hải Phòng là hai tỉnh có nhiều khu neo đậu tránh trú bão
(KNĐTTB) (theo thống kê của Sở GTVT Quảng Ninh hiện toàn tỉnh có 53 vị trí
neo đậu tàu thuyền tránh trú bão) phần lớn có quy mô nhỏ, lẻ mang tính tự phát.
1.2.1.2 Khu vực ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình
Khu vực này bờ biển là dạng bãi bồi châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, ít
có các vũng, vịnh để thuận lợi làm nơi neo đậu tàu thuyền nghề cá. Các khu neo đậu
TTTTB của ngư dân thường nằm trong các kênh ngang, cửa cống nối ra các con
sông chính (các sông đổ ra biển), như cống Lân –Thái Bình, Quần Vinh –Nam
Định…, hay vũng, lạch được đào đắ
p trong các bãi bồi, cồn nơi còn hoang sơ kín
sóng gió, thường cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
11
Khu neo đậu tàu thuyền là âu thuyền Thọ Quang nằm trong vũng của vịnh Đà Nẵng.
Hiện nay âu này đang bị quá tải so với số lượng tàu thuyền hiện có tại đây, và âu
thiếu trụ neo, cửa ra vào nhỏ, cạn gây khó khăn cho tàu bè ra vào, nước bị ô nhiễm
do quá nhiều chất thải thủy sản đổ xuống.
1.2.1.7 Khu vực bờ biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
+Quảng Nam có nhiều nhánh sông tại khu vực thành phố
Hội An với cửa Đại nối
ra biển tạo thành hệ thống cảng tự nhiên rất phong phú. Thực tế từ nhiều thế kỷ qua
cho thấy khu vực này đã là một thương cảng sầm uất cho nhiều thuyền buôn qua lại.
Khu vực này thường có số lượng lớn tàu thuyền đánh bắt của ngư dân tại địa
phương và các tỉnh lân cận vào tránh trú bão khi biển động.
Tại An Hòa huyệ
n Núi Thành giáp với Quảng Ngãi có hai cửa sông hiện
cũng là vị trí rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu trú bão và đây là nơi có tiềm năng
xây dựng cảng tổng hợp phục vụ phát triển nghề cá.
+Quảng Ngãi: Bờ biển của Quảng Ngãi có nhiều cửa sông, vũng vịnh thuận lợi
làm khu neo đậu TTTTB. Các cửa sông có thể kể đến như: Cửa Sa Cần, huyện Bình
Sơn, là nơi rất thuận lợ
i cho tàu thuyền neo đậu TTB, nhưng hiện nay bị quá tải do
số lượng tàu thuyền vào neo đậu quá nhiều; tại Cổ Lũy (cửa sông Trà Khúc), huyện
Tư Nghĩa. Các vũng, vịnh là: Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh, vịnh có địa hình che chắn
tốt; cửa Mỹ Á, xã Phổ Quang huyện Đức Phổ, là vịnh kín có sông chảy vào vịnh;
cửa Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, nằm trong vũng được địa hình xung quanh che
chắn, ở
đây đã xây dựng xong khu TTTTB nhưng cửa sông bị bồi lấp gây khó khăn
cho tàu thuyền vào neo đậu.
+Bình Định: Cửa Tam Quan giáp với Quảng Ngãi, từ cửa sông trở vào là khu tàu
thuyền ngư dân neo đậu với chiều dài nhiều km, khu vực này có khả năng neo đậu
tránh trú bão của số lượng lớn tàu thuyền. Hiện tại cửa sông đã xây dựng đê chắn
sóng ngăn cát cho luồng tàu nhưng hiệu quả công trình không cao, luồng vào vẫn
x
ảy ra bồi lấp gây khó khăn cho tàu thuyền đi lại.
Bờ biển Bình Định cũng có một hệ thống hồ, đầm phá với số lượng đáng kể,
các cửa đầm đổ ra biển là khu vực ngư dân neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão
12
thuận lợi. Có thể kể đến các vị trí thuộc Đầm Đề Gi, huyện Phù Cát, cửa Hà Ra (của
đầm Trà Ồ), huyện Phù Mỹ. Tuy vậy các nơi neo đậu TTTTB này còn mang tính tự
phát, chưa được xây dựng một cách quy mô.
1.2.1.8 Khu vực bờ biển các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa
Dọc bờ biển Phú Yên, Khánh Hòa có nhiền khu vực địa hình bờ thấp xen kẽ
với núi đá nhô ra biển tạo nên này một hệ thống đầm phá của vùng đất thấp xen k
ẽ
với các vũng vịnh. Các khu neo đậu TTTTB ở đây nằm trong các vũng vịnh, đầm
phá hay cửa sông :
+Khu neo đậu nằm trong các vũng vịnh lớn kín gió do được địa hình che chắn
như ở vũng Rô, huyện Đông Hòa hay vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú
Yên, vịnh Cam Ranh, thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa. Ba địa điểm trên đã được
Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu neo đậu TTTTB với quy mô lớn cho
hàng nghìn tàu cá cho mỗi khu.
+Khu neo đậ
u nằm trong đầm phá như: Đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, Phú
Yên hiện đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động; Lạch sông thuộc xã An Hải – An
Ninh Đông, trong đầm Ô Loan, huyện Tuy An, Phú Yên; đầm Môn, huyện Vạn
Ninh, Khánh Hòa nối ra vịnh Vân Phong; khu neo đậu thuộc xã Ninh Hải, huyện
Ninh Hòa, Khánh Hòa nằm trong đầm Nha Phu phục vụ cho tàu thuyền hai xã ven
đầm…
+Khu neo đậu TTTTB nằm trong các cửa sông: Khu neo đậu Đông Tác, thành
phố Tuy Hòa, hiện trong tình trạng quá tải vì số lượng tàu thuyền trong vùng mấy
nă
m qua tăng nhanh; lạch xã Hòa Hiệp Nam, sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa,
Phú Yên; khu neo đậu trên sông Tác Rớ, Vũng Me, Vĩnh Lương, thành phố Nha
Trang.…
1.2.1.9 Khu vực bờ biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu
Các tỉnh ở khu vực này có số lượng tàu thuyền tương đối lớn, tỷ lệ tàu
thuyền đánh bắt xa bờ có công suất máy lớn cao hơn các địa phương khác. Tại Ninh
Thuận các vịnh được xây dựng khu neo đậu cho ngư dân như Cà Ná, huy
ện Thuận
Nam; vịnh Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải. Phần lớn các khu TTTTB khác của ngư dân
14
+ Ở đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị có KTTB kết hợp cảng cá
diện tích mặt nước khoảng vài ha, khu neo đậu này chưa thật an toàn cho tàu thuyền
khi bão lớn do công trình chắn sóng chưa hoàn chỉnh.
+ Đảo Lý Sơn, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi có KTTB kết hợp cảng cá nằm ở phía
đông đảo nhưng công trình chắn sóng ở phía nam chưa xây dựng nên khi dông bão
mức độ an toàn chưa cao.
+ Cảng cá kế
t hợp KTTB thuộc đảo Phú Quý, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình
Thuận chuẩn bị được được đầu tư xây dựng làm khu neo đậu cấp vùng. Hiện tại
vũng neo đậu chưa có công trình chắn sóng và chưa nạo vét nên chỉ chứa được
khoảng 300 tàu thuyền so với yêu cầu hơn 1300 tàu của đảo và các khu vực lân cận.
Tháng 11 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số
2326/QĐ-BNN Phê duyệt Dự án đầ
u tư xây dựng công trình Khu neo đậu TTB cho
tàu cá đảo Phú Quý với tổng mức vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng, thời gian thực hiện
dự án từ năm 2012 đến năm 2017.
+ Khu vực Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có vịnh Bến Đầm
là vịnh tự nhiên được địa hình che chắn kín gió đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an
toàn. Hiện Bến Đầm đang phát triển thành một bến cả
ng tổng hợp và khắc phục dần
việc thiếu khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá.
+ Huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang có hai khu neo đậu chính cho tàu thuyền của
ngư dân là tại vịnh An Thới và cửa sông Dương Đông. Cửa sông Dương Đông hay
có sóng lớn mỗi khi trời có dông gây khó khăn cho tàu thuyền khi ra vào. Cửa sông
này cũng bị bồi lấp tương đối mạnh nên hiện đang được đầu tư xây dự
ng đê chắn
sóng - chắn cát và nạo vét luồng tàu. Vịnh An Thới là vịnh nửa hở đang được nâng
cấp mở rộng, tàu thuyền trú bão ở đây thường chọn góc khuất của vịnh để neo đậu
an toàn mỗi khi có bão.
15
1.3 Yêu cầu cấp thiết phải xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền
Hàng năm vào mùa mưa bão, nhiều tàu thuyền đánh cá và khai thác hải sản
bị bão đánh chìm gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của ngư dân. Theo tổng hợp
báo cáo thiệt hại do lũ bão đối với tàu thuyền cơn bão số 8 năm 2001 làm chìm
khoảng 1.800 tàu thuyền và hư hỏng trên 300 tàu thuyền đánh bắt cá và khai thác
hải sản, bão năm 2006 làm chìm khoảng 1.100 tàu thuyền và hư
hỏng trên 1.000
chiếc Chỉ riêng năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, trên toàn tỉnh Quảng Bình đã
có 58 tàu thuyền bị chìm, trong đó có 13 chiếc bị hư hỏng hoàn toàn, 40 chiếc bị
chìm tại bến và 5 chiếc bị chìm trên biển, tổng thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng.
Để giảm thiểu những thiệt hại đó cần phải có hệ thống khu neo đậu TTB an toàn,
thuận tiện để tàu thuyền vào trú ẩn. Việc
đầu tư xây dựng hệ thống các khu neo đậu
TTTTB là hết sức cần thiết, đặc biệt ở các vùng biển có tần suất bão cao.
Ở nhiều khu neo đậu đã có đê chắn sóng nhưng do đê chưa phù hợp dẫn đến
sóng trong vũng neo đậu vượt quá mức độ an toàn, mặc dù tàu thuyền đã vào thả
neo vẫn va đập vào nhau, va đập vào bờ gây hư hỏng, chìm tàu.
Thực tế hệ thống khu neo đậu TTTTB đ
ã được hình thành gắn liền với quá
trình khai thác đánh bắt hải sản của ngư dân tại các địa phương. Thông thường các
khu neo đậu TTB được lựa chọn dựa vào điều kiện địa tự nhiên và nhất là đặc điểm
và tập quán ngư dân trong vùng. Hiện nay nhiều KTTB ở nước ta còn ở dạng tự
phát, có quy mô nhỏ hoặc được đầu tư chưa đồng bộ, chưa đủ an toàn cho tàu
thuyề
n khi có những trận bão lớn. Nhiều khu neo đậu còn bị cạn luồng gây khó
khăn cho tàu thuyền mỗi khi ra vào bến. Bị chìm tàu, vỡ tàu nhiều khi là mất đi
phương tiện để sinh sống hay cả cơ nghiệp của một hoặc vài gia đình. Để sở hữu
một tàu đánh cá nhiều gia đình còn đang trong hoàn cảnh vay ưu đãi của ngân hàng
mấy trăm triệu đồng đóng tàu.
Theo thống kê trên cả nướ
c, từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng về số lượng
tàu thuyền đánh bắt xa bờ khoảng 11%, tốc độ tăng độ lớn công suất máy của tàu là
khoảng từ 1-2%. Số lượng tàu cá và kích thước trung bình của tàu đang tăng nhanh
ở các địa phương trong khi đó tốc độ phát triển, mở rộng các khu TTTTB chưa đáp