Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu lựa chọn giải pháp chống thấm cho nền đập hồ chứa Khuôn Vố - Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 109 trang )



LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin được cảm ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn
GS.TS.Lê Kim Truyền đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tham gia giảng dạy khóa cao
học 18 trường Đại học Thủy lợi đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những
tri thức khoa học quý giá.
Tác giả cũng xin cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Thủy lợi, khoa Sau đại
học và Bộ môn Xây dựng Công trình thủy đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt
công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ, đông viên, khích lệ để luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tốt đẹp.

TÁC GIẢ


















LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được người nào
công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.

Kiều Văn Hải




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện công tác xử lý chống thấm
cho nền công trình thường không thể thiếu được. Việc chống thấm cho nền thường
rất phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên, giải pháp kỹ thuật và công nghệ
thi công.
Trong xu hướng phát triển kỹ thuật xây dựng nói chung và xử lý nền nói
riêng có rất nhiều tiến bộ, nhiều giải pháp đã được ứng dụng mang lại hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu lựa chọn giải pháp thích hợp với đặc điểm địa chất của nền móng
và công nghệ thi công mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao.
Với công trình hồ chứa Khuôn Vố tỉnh Bắc Giang có đặc điểm địa chất khá
phức tạp móng tuyến đập được đặt trên các đới đá phong hóa mạnh đến phong hóa
vừa và phong hóa nhẹ yêu cầu chống thấm cho nền phải tạo màng chống thấm ở
dưới nền đập, kéo dài đường thấm dưới nền nhằm hạn chế thấm trong các đới đá
đồng thời giảm bớt áp lực thấm lên đáy móng công trình. Việc lựa chọn một giải
pháp cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kết cấu công trình này mang lại hiệu quả

kinh tế và bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho công trình.
2. Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu tổng quan các giải pháp chống thấm cho nền công trình và điều
kiện ứng dụng của từng giải pháp.
Đề xuất lựa chọn giải pháp chống thấm cho nền đập hồ chứa Khuôn Vố.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu liên quan dến giải pháp chống thấm cho nền công trình.
Kế thừa những kết quả đã nghiên cứu về chống thấm cho nền công trình.
4. Kết quả dự kiến đạt được:
Nắm được tổng quan các phương pháp xử lý chống thấm cho nền công trình
và điều kiện ứng dụng.
Đề xuất giải pháp chống thấm cho nền đập hồ chứa Khuôn Vố.


2
CHƯƠNG 1
NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA
DÒNG THẤM DƯỚI ĐÁY MÓNG CÔNG TRÌNH

1.1 Mở đầu
Khi xây dựng các công trình trên nền đất yếu hoặc đá phong hóa thường công
trình tiếp xúc với nền đất nền, hai bên vai công trình là những bộ phận thường là
loại thấm nước, trừ khi công trình đặt trên nền đá tốt và được xử lý phần tiếp giáp
theo đúng quy trình kỹ thuật. Để bảo đảm cho công trình ổn định và không bị mất
nước chúng ta phải xử lý chống thấm tốt, trước hết phải tìm nguyên nhân phát sinh
dòng thấm để có giải pháp phù hợp với diều kiện tự nhiên của nền và đạt yêu cầu kỹ
thuật, giá thành hạ.
1.2 Nguyên nhân phát sinh dòng thấm dưới đáy móng công trình
Khi công trình làm việc, sẽ tạo ra sự chênh lệch mực nước giữa thượng và hạ
lưu. Nước sẽ di động qua các kẽ rỗng trong đất nền và hai bên vai công trình tạo

thành dòng thấm. Đối với công trình và môi trường xung quanh, dòng thấm gây ra
những ảnh hưởng bất lợi như sau:
- Làm mất nước từ hồ chứa;
- Gây áp lực lên các bộ phận công trình giới hạn miền thấm (bản đáy, tường
chắn );
- Mất ổn định công trình: xói nền, xói vai đập…;
- Có thể làm biến hình đất nền và hai vai, đặc biệt là ở khu vực dòng thấm thoát
ra, có thể dẫn đến sụt lún, nghiêng, lật công trình;
- Dòng thấm hai bên vai công trình khi thoát ra hạ lưu có thể làm lầy hoá một
khu vực rộng, làm ảnh hưởng đến ổn định của bờ và điều kiện đi lại, sản xuất ở hạ
lưu công trình.
Dòng thấm trong môi trường đất rỗng được chia thành 2 loại:


3
1.2.1. Dòng thấm có áp
Khi nó bị giới hạn từ phía trên bởi biên cứng, dòng thấm không có mặt
thoáng; chuyển động của dòng thấm giống như nước chảy trong ống có áp. Đây là
trường hợp khi xét dòng thấm dưới đáy các công trình.
1.2.2. Dòng thấm không áp
Khi nó không bị giới hạn từ phía trên bởi công trình. Đây là trường hợp dòng
thấm hai bên vai công trình, dòng thấm qua đập đất. Giới hạn phía trên của dòng
thấm là mặt thoáng hay mặt bão hoà, tại đây có áp suất bằng áp suất khí trời.
1.3 Những vấn đề cơ bản của dòng thấm dưới đáy móng công trình
Nhiệm vụ của nghiên cứu dòng thấm là tìm ra quy luật chuyển động của nó
phụ thuộc vào hình dạng, kích thước các bộ phận công trình là biên của dòng thấm;
xác định các đặc trưng phân bố áp lực thấm lên các bộ phận công trình, phân bố
gradien thấm trong miền thấm, và trị số lưu lượng thấm. Trên cơ sở các tính toán
này, người thiết kế sẽ chọn được hình thức, kích thước, cấu tạo hợp lý của công
trình, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn của nó ( ổn định về trượt, ngăn ngừa biến

hình nền…) và tính kinh tế của phương án chọn.
Vấn đề nghiên cứu dòng thấm từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học thế giới. Vào thế kỷ 18 đã có các công trình nghiên cứu của Lômônôxôv,
Becnoulli, Euler. Từ năm 1856, Darcy đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và tìm
ra định thấm tuyến tính mà ngày nay được gọi là định luật thấm Darcy.
Những thành tựu nổi bật về lý thuyết thấm đã được công bố trong các tác
phẩm của Jucovxki(1898), Pavlovxki(1922). Đóng góp vào sự phát triển phương
pháp thủy lực trong lý thuyết thấm có công của Duypuy, Côzeny, Aravin, Numerov,
Ughintrux, Trugaev và nhiều nhà khoa học khác. Việc giải bài toán thấm bằng
phương pháp thủy lực đã đạt được kết quả phong phú cho các sơ đồ bài toán phẳng
của thấm có áp. Với bài toán thấm không có áp mới chỉ giải quyết được cho một số
sơ đồ đơn giản.


4
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương pháp số và công cụ
máy tính, nói chung có thể giải được bài toán thấm với biên bất kỳ cho bài toán
phẳng và bài toán không gian, thấm ổn định và không ổn định…
1.4 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến dòng thấm dưới đáy móng công trình
Một trong những vấn đề quan trong nhất cần phải giải quyết khi thiết kế
công trình thủy lợi là dự báo chế độ của hệ thống công trình – nền. Sự phức tạp của
bài toán này được thể hiện ở chỗ: cần phải tính đến hàng loạt các yếu tố tác động
như: địa hình, các điều kiện địa chất công trình; các đặc thù kết cấu của công trình
cũng như các biện pháp và kết cấu chống thấm ở thân và nền công trình; khả năng
dao động mực nước ở thượng hạ lưu… Độ chính xác trong xác định các tính chất
thấm của các loại đất ở thân và nền của đập đất. Mặc dù, đã có nhiều thành tựu về
phát triển các phương pháp và phương tiện kỹ thuật nhằm xác định các tính chất cơ
lý của đất, trong nền có kết cấu địa tầng phức tạp, giá trị tính toán các thông số của
dòng thấm phụ thuộc vào sự tương tác của các hệ số thấm giữa các lớp đất nền.Việc
hoàn thiện nghiên cứu thấm trong nền công trình cần gắn với việc cải thiện phương

pháp khảo sát địa chất công trình nói chung và trong việc xác định các tính chất đất
nền nói riêng.
1.5 Các mô hình tính toán thấm dưới đáy móng công trình
1.5.1. Tính thấm bằng phương pháp giải tích
1.5.1.1. Phương pháp cơ học chất lỏng
Phương pháp này do Viện sĩ N.N. Pavlôpxki khởi xướng và đã đạt được lời
giải chính xác cho một số bài toán thấm có biên đơn giản.
Trong bài toán thấm phẳng, gọi h là hàm số cột nước thấm, ta có:
h = h (x, y). (1.1)
Trong môi trường thấm với các giả thiết đã nêu ở phần trên, phương trình vi
phân cơ bản của dòng thấm là:

∂∂
+=
∂∂
22
22
hh
0
xy
(1.2)


5
Với công cụ toán học là các hàm giải tích một biến phức z = x + iy, tác giả
đã tìm được thế vị phức của dòng thấm trong một số bài toán đơn giản. Chuyển
động của dòng thấm được mô tả bởi lưới thấm gồm 2 họ đường:
- Đường đẳng thế, gọi tắt là đường thế, là tập hợp các điểm có cùng cột nước
h (h = const).
- Đường dòng là quỹ đạo chuyển động của một hạt nước trong miền thấm.

1.5.1.2. Phương pháp cơ học chất lỏng gần đúng
Với các đường viền thấm phức tạp có 2, 3 hay nhiều hàng cừ, Pavlôpxki đã
dùng phương pháp phân đoạn để giải gần đúng bài toán thấm. Sau đó Trugaep đã
phát triển thành phương pháp hệ số sức kháng, đưa ra các công thức giải tích để tính
hệ số sức kháng cho từng đoạn. Viện sĩ Lavrenchiep đề xuất phương pháp biến đổi
các cừ, dẫn đến các bảng tra để xác định áp lực thấm tại các điểm đặc trưng của
đường viền thấm.
1.5.1.3. Phương pháp tỷ lệ đường thẳng
Vài nét lịch sử: Khi phương pháp cơ học chất lỏng chưa phát triển thì người
ta đã dùng phương pháp tỷ lệ đường thẳng (TLĐT) để giải các bài toán thấm qua
nền công trình. Phương pháp này do Blai đề xướng dựa trên các tài liệu quan trắc từ
các công trình thực tế. Ông cho rằng dọc theo tia dòng đầu tiên (đường viền thấm
của công trình), độ dốc thuỷ lực không thay đổi, không phụ thuộc vào hình dạng
của đường viền thấm (có cừ hay không có cừ). Từ giả thiết này, có thể vẽ được biểu
đồ áp lực thấm lên đáy công trình, tính được gradien và lưu tốc thấm bình quân
trong toàn miền thấm.
Trong quá trình giải bài toán thấm, dựa vào sự quan trắc tỷ mỉ hơn quá trình
tổn thất cột nước thấm dọc theo đường dòng đầu tiên, Len đã phát hiện ra rằng trên
những đoạn đường viền thẳng đứng, mức độ tiêu hao cột nước thấm lớn hơn so với
đoạn đường viền nằm ngang. Từ đó Len đã đề xuất việc cải tiến phương pháp của
Blai để các kết quả thu được phù hợp với thực tế hơn.
Ngày nay mặc dù đã có nhiều phương pháp hiện đại để tính thấm, nhưng
phương pháp TLĐT vẫn còn được sử dụng trong những trường hợp sau:


6
- Đối với các công trình nhỏ, tầng thấm mỏng, đường viền thấm đơn giản:
giải theo phương pháp TLĐT cho kết quả chính xác theo yêu cầu kỹ thuật.
- Đối với các công trình lớn: thường dùng phương pháp TLĐT để sơ bộ kiểm
tra chiều dài đường viền thấm trước khi đi vào tính toán theo các phương pháp

chính xác hơn.
- Đối với các công trình trên nền đá: thường áp dụng phương pháp này để
tính toán áp lực thấm lên đáy công trình.
1.5.2. Tính thấm bằng phương pháp sử dụng lưới thấm
1.5.2.1. Khái niệm lưới thấm
Trong môi trường đồng nhất, đẳng hướng, lưới thấm được hình thành bởi hai
họ đường cong trực giao nhau. Các đường cong này thể hiện hình ảnh chuyển động
của các hạt nước trong môi trường thấm.
- Đường dòng: biểu diễn quỹ đạo của các phần tử nước chuyển động trong
miền thấm;
- Đường thế (gọi tắt của đường đẳng thế hay đường đẳng cột nước): tập hợp
các điểm có cùng cột nước thấm.
Trên hình 2-7a thể hiện một lưới thấm đã vẽ xong, trong đó đường viền thấm
dưới đáy công trình là đường dòng đầu tiên (A-M); mặt tầng không thấm là đường
dòng cuối cùng (I-I). Đường đáy sông (kênh) phía thượng lưu (OA) là đường thế
đầu tiên; đường đáy thoát nước ở hạ lưu (MN) là đường thế cuối cùng. Phần miền
thấm giữa 2 đường dòng kề nhau gọi là ống dòng; phần miền thấm giữa 2 đường thế
kề nhau gọi là dải thế.



7
20
19
18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3
2
1
H
Jr
a)

b)

Hình 1.1: Sơ đồ tính thấm bằng phương pháp lưới
a) Lưới thấm; b) Biểu đồ gradien thấm J
R
r

Hai họ đường dòng và đường thế tạo thành một lưới có các mắt lưới hình
vuông cong. Tại những vị trí mà các đường dòng, đường thế gần sát vào nhau là nơi
có dòng thấm mạnh (gradien thấm lớn); ngược lại, tại vị trí có các đường dòng,
đường thế thưa là nơi có dòng thấm yếu.
Lưới thấm chỉ phụ thuộc vào dạng hình học của miền thấm mà không phụ
thuộc vào hệ số thấm, cột nước, chiều dòng thấm, và kích thước tuyệt đối của công
trình.
1.5.2.2. Các phương pháp xây dựng lưới thấm
Để xây dựng lưới thấm, có thể sử dụng các phương pháp khác nhau:
a) Phương pháp giải tích: Viết phương trình họ đường dòng, đường thế, như
đã nêu ở mục trên. Phương pháp này chỉ áp dụng được một số sơ đồ miền thấm đơn
giản nhất.
b) Phương pháp thí nghiệm tương tự điện (EGĐA)
Phương pháp này dựa trên cơ sở tương tự về hình thức giữa phương trình mô
tả dòng thấm và phương trình dòng điện trong môi trường dẫn điện. Viện sĩ
Pavlôpxki đã nghiên cứu dùng máy EGĐA để vẽ lưới thấm cho các dạng miền thấm
khác nhau. Phương pháp này có ưu điểm là bảo đảm mức chính xác cao, giải được
các trường hợp miền thấm phức tạp, môi trường thấm không đồng nhất, không đẳng
hướng, và các bài toán thấm không gian.
c) Phương pháp thí nghiệm trên mô hình khe hẹp: Dựa trên sự tương tự về
hình thức giữa phương trình mô tả dòng thấm trong môi trường thấm với phương



8
trình mô tả dòng chảy tầng của chất lỏng nhớt trong một khe hẹp giữa 2 tấm kính,
Aravin đã thiết lập được các biểu thức tương quan giữa 2 loại chuyển động này.
Trong thí nghiệm, dùng các tia màu để đánh dấu đường dòng và dùng suy diễn
(theo tính chất trực giao của lưới thấm) để vẽ họ đường thế.
Do những khó khăn về kỹ thuật thực hành, phương pháp mô hình khe hẹp
còn chưa được ứng dụng rộng rãi.
d) Phương pháp vẽ lưới bằng tay: Dựa vào các đặc điểm của lưới thấm như
đã mô tả ở mục 1, có thể vẽ được lưới thấm bằng tay cho những miền thấm phẳng,
đồng nhất đẳng hướng. Cách thức thực hiện là vẽ và sửa dần cho đến khi đạt được
một lưới thấm trực giao có các mắt lưới hình vuông cong. Mức độ chính xác của
phương pháp phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người vẽ, nói chung có thể
đạt được độ chính xác yêu cầu của bài toán kỹ thuật.
1.5.3. Tính thấm bằng phương pháp số
Xuất phát từ phương trình cơ bản và các điều kiện biên, có thể sử dụng các
phương pháp số để tìm các đặc trưng của dòng thấm. Thường sử dụng 2 phương
pháp chính là phương pháp sai phân và phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH).
1.5.31. Phương pháp sai phân
Miền thấm được chia thành những ô hình chữ nhật có kích thước các ô lưới
bằng nhau a x b như hình 1.2.
y+b
a a
x,
x, y x+a, y
x, y - b
x - a, y
b
b
a


Hình 1.2: Sơ đồ lưới sai phân
Các đại lượng vi phân dh, dx, dy được chuyển thành những đại lượng sai
phân tương ứng

h,

x,

y. Những đạo hàm riêng cấp một và cấp hai
22
22
hhhh
,, ,
xy
xy
∂∂ ∂ ∂
∂∂
∂∂



9
2
22
2
22
h h(x a,y) h(x,y)
;
xa
h h(x a,y) 2h(x,y) h(x a,y)

;
xa
h h(x,y b) h(x,y)
;
xb
h h(x,y b) 2h(x, y) h(x,y b)
,
yb
∂ +−

=




∂ + − +−
=




∂ +−

=



∂ +− + −

=





(1.3)

Trong đó x, y là tọa độ của điểm nút cần xét thuộc lưới.
Việc tìm nghiệm của phương trình

h = 0 chuyển thành việc giải một hệ
phương trình đại số tuyến tính để tìm các giá trị h(x, y) tại những điểm nút.
Phương pháp sai phân tuy đơn giản nhưng ít được dùng để giải các bài toán
thấm có điều kiện biên phức tạp do những nhược điểm về kỹ thuật chia lưới.
1.5.2.2. Phương pháp phần tử hữu hạn
Theo phương pháp này, miền thấm
được chia thành những hình tam giác có
kích thước và hình dạng khác nhau phù hợp
với các biên và tính chất của dòng thấm ở
các khu vực khác nhau (khu vực có cường
độ thấm mạnh thì chia thành các phần tử có
kích thước nhỏ và ngược lại).
Trong bài toán thấm phẳng, ổn định,
cột nước h(x, y) tại một điểm bất kỳ được
xác định khi biết giá trị cột nước h tại 3
đỉnh i, j, m của phần tử (hình 1.3):


y
j
i

x
m

Hình 1.3: Sơ đồ phần tử tam
giác
.
Với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, phương pháp phần tử hữu hạn đã trở
thành thông dụng và là một công cụ mạnh để giải các loại bài toán thấm khác nhau:
có áp và không áp, ổn định và không ổn định, phẳng và không gian


10
1.6 Xử lý chống thấm cho nền đập ở một số công trình trên thế giới và Việt Nam
Bảng 1.1: Một số công trình xử lý nền bằng khoan phụt ở Việt Nam

TT Tên công trình
Nội dung và quy mô,
thông số kỹ
thuật công trình
Tổng
giá
trị hợp
đồng
(10
P
6
P
VNĐ
Thời gian
thực hiện

Chủ đầu

Bắt
đầu
Hoàn
thành
1

Công trình thủy
điện Đa Mi
( Lâm Đồng)
Khoan phụt xử lý nền,
chiều sâu khoan <30m,
với khối lượng 10426m
7706 1997 2000
Ban
Quản lý
DATĐ 6
2
Công trình thủy
lợi Cà Giây
(Bình Thuận)
Khoan phụt chống thấm
thân đập, chiều sâu
khoan <25m
660 1998 2000
Ban
Quản lý
DATL415
3

Công trình hồ
chứa nước Tân
Giang ( Ninh
Thuận)
Khoan phụt tạo màng
chống thấm, gia cố &
khoan tiêu nước nền đập;
khoan phụt đá cấp 7-8
với chiều sâu khoan
<30m
3395 1999 2000
Ban
Quản lý
DATL415
4
Công trình hồ
chứa nước Sông
Lòng Sông
Khoan phụt chống thấm
gia cố nền đập,khoan qua
đá, chiều sâu khoan <30m
586 2002 2003
Ban
Quản lý
DATL415
5
Công trình
hồ chứa nước
EAKAO
( Đắk Lắk)

Khoan phụt xử lý thấp
Tràn; Khoan phụt qua đá
cấp
7-8; chiều sâu
hố khoan <20m
120 2002 2002
Sở
NN&PTNT
tỉnhĐắk Lắk


11
6
Công trình Hồ
chứa nước
EASÚP Thượng
(Đắk Lắk)
Khoan phụt xử lý nền
đập chính; Khoan phụt qua
đất, đá cấp 4-6; chiều
sâu hố khoan <20m
589.7
2001
2001
2002
2003
Ban
Quản lý
DATL 413
7

Công trình Hồ
chứa nước Buôn
Joong(Đắk Lắk)
Khoan phụt xử lý nền
đập; Khoan phụt qua đất, đá
cấp 4-6; chiều
sâu hố khoan <20m
2002 2003
Ban
Quản lý
DATL 413
8
Công trình Đăk
Lô (Đắk Lắk)
Khoan phụt xử lý chống
thấm đập chính; khoan qua
đất, đá cấp 4-6; chiềusâu
khoan <20m
825 2003 2003
Ban
Quản lý
DATL 413
9
Công trình thủy
điện Quảng Trị
Khoan phụt chống thấm &
gia cố nền đập; khoan qua
đá cấp 7-8; chiều sâu khoan
<30m
3005 2005 2006

Ban Quản lý
DATĐ 2
10
Công trình thủy
điện A Vương -
Quảng Nam
Khoan phụt cống dẫn dòng;
khoan qua bê tông, đá cấp 7-
8; chiều sâu khoan <30m;
Khoan phụ xử lý nền đập
dâng, khoan qua đá cấp 7-8;
chiều sâu khoan<50m
1000
1000
2004
2004
2004
2006
Ban
Quản lý
DATĐ 3
11
Công trình thủy
điện Akroet - Đà
Lạt - Lâm Đồng
Khoan phụt gia cố hành lang
đường ống áp lực
544 2004 2004
Công ty
điện lực 2

12
Công trình hồ
chứa Định Bình(
Bình Định)
Khoan phụt xử lý và khoan
tiêu nước nền đập, khaon
qua đá cấp 7-8; chiều sâu
khoan <30m
13091 2005 2006
Ban
Quản lý
DATL 410



12
Bảng 1.2: Một số công trình sửa chữa đập bằng khoan phụt trên thế giới

TT Tên đập Nước
V.
liệu
làm
lõi
giữa
Chiều
cao
(m)
Chiều
dài
(m)

Năm
xảy
ra sự
cố
Hư hỏng quan
trắc được
Biện pháp đã
sử dụng
1 Arkabutla USA 25 1948
Xuất hiện
nước đục
Phụt vữa
2 Amensse Switzland 17 140 1956
Thấm quá
mức
Phụt vữa
3
Battle
River
Canada ML 14 548 1956
Thấm quá
mức, xoáy
Lấp vết nứt,
lỗ sụt
4 Bomba Italy 60 681 1961
Thấm quá
mức
Phụt vữa
5
Boqueirao

de
Cabeceiras
Brazin CL 60 1958 Nứt Lấp lỗ sụt
6 Caldeirao Brazin CL 22 1957
Xuất hiện
nước đục
Thấm quá
mức
Phụt vữa
7 Bullileo Chile GC 70 270 1982
Xuất hiện
nước đục
Thấm quá
mức, xuất
hiện lỗ sụt
Lấp vết nứt,
lỗ sụt.
Hạ mực
nước hồ
8 Caspe Spain 55 380 1989
Thấm quá
mức, xuất
Phụt nền


13
hiện lỗ sụt
9
Churchill
Falls

Canada SM 21 410 1972
Xuất hiện
nước đục
Thấm quá
mức
Đắp đê quây
TL
10 Daggs USA CL 19 1973
Xuất hiện hố
sụt
Lấp lỗ sụt
11 Golder USA 40 762 1964
Thấm quá
mức
Hạ mực
nước hồ
Phụt vữa
12 Great Lake
Great
Britain
8 515 1967
Thấm quá
mức
Lấp hố sụt
13 Hewenden
Great
Britain
12 230 1972
Xuất hiện hố
sụt

Lấp hố sụt
14 Kibum
South
Africa
51 825 1981
Xuất hiên
nước đục
Quan trắc,
khảo sát,
phụt vữa
15
Lluest
Wen
Great
Britain
CL 20 1969
Xuất hiên
nước đục,
lỗ sụt
Hạ mực
nước hồ
Phụt vữa
16
Logan
Martin
USA CL 30 1870 1964
Thấm quá
mức
Quan rắc,
khảo sát,

phụt vữa
17
Lower
Slade
Great
Britain
11 120 1970
Xuất hiện hố
sụt
Lấp hố sụt
18 Magic USA CL 41 214 1911
Xuất hiện
nước đục, lún
đập, thấm
Lấp hố sụt


14
manh, nứt
19 Shell Oil USA SM 14 114 1954
Nứt, chuyển vị
ngang,
thấm mạnh
Lấp hố sụt
20 Tarbela Pakistan GC 145 2743 1974
Xuất hiện hố
sụt
Lấp hố sụt
21 Teton USA ML 93 225 1976
Xuất hiện

nước đục
Thấm quá
mức, xuất
hiện lỗ sụt
Lấp hố sụt,
hạ mức nước
hồ
22
Three
Sister
Canada 21 670 1974
Xuất hiện hố
sụt
Lấp hố sụt
23
Walter F.
George
Lock (A)
USA CL 52 4140 1968 Hố sụt
Quan trắc
phụt vữa
24
Walter F.
George
Lock (B)
USA CL 52 4140 1982
Thấm quá
mức
Lấp hố sụt
25 Washakie USA SW 19 381 1935

Sục cát lên,
xuất
hiện hố sụt
Lấp hố sụt



15
Kết luận chương 1

Khi xây dựng các công trình trên nền thấm nước, nếu tạo ra sự chênh lệch cột
nước giữa thượng hạ lưu công trình thì khả năng sẽ tạo ra dòng thấm. Khi có dòng
thấm qua công trình sẽ làm cho hồ mất nước thượng lưu và dòng thấm có thể gây nên
mất ổn định công trình; dòng thấm mạnh hay yếu phụ thuộc chủ yếu vào tính chất cơ
lý của nền, loại đất đá, mức độ phong hóa…độ chênh cột nước và chiều dài đường
thấm (J). Để tính toán mức độ thấm nước dưới đáy công trình có nhiều phương pháp,
lựa chọn phương pháp nào cần phải phân tích điều kiện thưc tế và yêu cầu kết quả
cao hay thấp. Kết quả tính toán là những số liệu ban đầu để đánh giá khả năng mất
nước của nền công trình và giải pháp xử lý chống thấm cho nền. Trong thực tế ngoài
kết quả tính toán cần phải tiến hành ép nước thí nghiệm ngoài hiện trường để đánh
giá mức độ chống thấm của nền công trình.




16
CHƯƠNG 2
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XỬ LÝ CHỐNG THẤM CHO NỀN ĐẬP

2.1 Mở đầu

Đối với công trình thủy lợi, sức phá hoại của tự nhiên là một yếu tố thường
xuyên tồn tại. Cho đến nay, toàn bộ lý luận và kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy
được trong thực tiễn tuy đã có thể hạn chế được khả năng phá hoại công trình trong
một phạm vi nhất định nhưng vẫn không thể xóa bỏ triệt để được khả năng này.
Trong các yếu tố tự nhiên uy hiếp an toàn của công trình thủy lợi thì yếu tố
chủ yếu là điều kiện thủy văn, thủy lực và địa chất. Ngoài ra các yếu tố do con
người gây ra như công tác khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành và quản lý công
trình không hợp lý hay không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, hay cả những tác
động phá hoại môi trường như đốt phá rừng bừa bãi, việc đô thị hóa làm giảm diện
tích lớp phủ thực vật dẫn đến thay đổi môi trường tự nhiên làm thay đổi điều kiện
khí hậu, chế độ thủy văn, thủy lực của các lưu vực sông, v.v… cũng gây ra những
thảm họa, những sự cố công trình thủy lợi không chỉ thiệt hại về của cải vật chất mà
nhiều khi tổn thất về nhân mạng cũng rất nghiêm trọng.
Các nguyên nhân gây sự cố ở các đập có thể phân theo nhóm chủ yếu:
• Nguyên nhân do yếu tố tự nhiên (địa chất, mưa bão, lũ…).
• Nguyên nhân do yếu tố khảo sát, thiết kế.
• Nguyên nhân do yếu tố thi công.
• Nguyên nhân do yếu tố quản lý, vận hành.
Do đặc thù của đập đất có thể xây dựng trên nhiều loại nền, dễ thích ứng với
độ lún của nền, tận dụng được vật liệu địa phương, giảm giá thành, thi công đơn
giản… nên ngày càng được phổ biến rộng rãi ở nước ta cũng như trên thế giới. Tuy
nhiên cũng có không ít số lượng đập đất được xây dựng trên nền đất yếu (về cường
độ hoặc khả năng chống thấm hoặc cả hai) và trong quá trình triển khai xây dựng
một công trình đập đất nào đó từ khâu khảo sát đến thiết kế, thi công và quản lý vận
hành, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà không đánh giá đúng thực trạng địa chất


17
của nền để xác định giải pháp kỹ thuật xử lý nền phù hợp dẫn đến các sự số đáng
tiếc cho công trình. Những giải pháp xử lý chống thấm cho nền đập:

- Tường chống thấm bằng tường răng kết hợp lõi giữa;
- Chống thấm bằng sân phủ;
- Chống thấm bằng cừ;
- Khoan phụt vữa xi măng ;
- Phương pháp tạo hào chống thấm bằng vật liệu – Xi măng- Bentômite;
- Các giải pháp kết hợp.
2.2 Đặc điểm và phân loại nền đập
Nền đập đất phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Đủ cường độ chống cắt;
- Chịu tải tốt;
- Ít thấm nước.
Nền có cường độ chống cắt nhỏ dễ gây mất ổn định cho thân đập. Nếu sức chịu
tải kém nền sẽ lún nhiều và lún không đều. Nền thấm nước mạnh sẽ tiêu hao quá
nhiều nước làm giảm hiệu ích của hồ, mặt khác có thể gây xói ngầm và đẩy trồi đất.
Dựa vào địa chất người ta phân nền thành 4 loại:
- Nền đá hoặc nền đá có lớp phủ không dày;
- Nền sỏi, cuội rất dày thấm nước mạnh;
- Nền cát nhỏ và có lớp bùn;
- Nền sét.
Hai loại nền đầu tiên thường có cường độ chống cắt cao và chịu tải tốt. Nền sỏi
cuội hoặc đá nứt nẻ nhiều có nhược điểm thấm nước mạnh.
Với nền sét chủ yếu phải xét cường độ chống cắt. Nền cát nhỏ và có bùn là loại
nền rất xấu. Nền thiên nhiên phức tạp nếu không được xử lý thích đáng là một trong
những nguyên nhân phá hoại đập. Do đó phải dựa vào các tính chất cơ lý của nền để
thiết kế mặt cắt đập. Bất kỳ nền như thế nào đều có thể đắp đập một cách an toàn
nếu biết xử lý tốt. Trên nền bùn xấu, cường độ chống cắt nhỏ, khả năng thoát nước
kém, có thể đắp đập cao 20 - 30m.


18

Vấn đề thấm nước qua thân đập, biện pháp phòng chống thấm, cấu tạo thân đập,
ổn định của mái và giá thành công trình đều liên quan với nền tốt hay xấu. Bởi vậy
phải coi trọng việc lựa chọn và xử lý nền đập đất.
2.3 Đặc điểm và phân loại các phương pháp nhằm tăng ổn định nền nền
2.3.1. Nhóm làm chặt đất trên mặt bằng cơ học
Là một trong những phương pháp cổ điển nhất, đã được sử dụng từ lâu trên
thế giới. Bản chất của phương pháp là dùng các thiết bị cơ giới như xe lu, máy đầm,
búa rung làm chặt đất. Các yếu tố chính làm ảnh hưởng đến khả năng đầm chặt
của đất gồm: độ ẩm, công đầm, thành phần hạt, thành phần khoáng hoá, nhiệt độ
của đất và phương thức tác dụng của tải trọng. Để làm chặt đất cần phải xác định
được độ ẩm tốt nhất ứng với giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất.
Do được làm chặt, các chỉ tiêu về độ bền của đất tăng lên đáng kể, tính biến
dạng và tính thấm giảm đi. Hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong
xây dựng đường giao thông, sân bay, các công trình thủy lợi và trong xây dựng dân
dụng, công nghiệp. Có một số phương pháp làm chặt đất bằng cơ học như sau:
+ Làm chặt đất bằng đầm rơi:
Bản chất của phương pháp là dùng đầm rơi bằng vật nặng làm chặt đất. Vật
đầm thường làm bằng bê tông cốt thép hoặc bằng gang, có khối lượng từ 2 đến 4 tấn,
cho rơi từ độ cao 4 ÷ 5m. Chiều dày nén chặt của đất phụ thuộc vào đường kính, khối
lượng và chiều cao rơi của vật đầm cũng như tính chất của đất. Thông thường, độ
chặt của đất tăng lên ở các lớp trên mặt và giảm đi ở những lớp phía dưới.
+ Làm chặt đất bằng đầm lăn:
Bản chất của phương pháp là dùng đầm lăn, xe lu để làm chặt đất. Phương
pháp này thường được sử dụng khi làm đường giao thông. Tuỳ thuộc trọng lượng xe
lu và số lần đầm mà chiều sâu làm chặt có thể đạt đến 0,5 ÷ 0,6 m. Khi dùng đầm
lăn có mặt nhẵn, do chiều dày lớp đất được đầm nhỏ nên hiệu suất đầm thường
thấp, chất lượng đầm không đều, khối lượng thể tích của đất giảm theo chiều sâu.
Vì vậy đối với các công trình đắp đất lớn dùng đầm mặt nhẵn không hiệu qủa. Đối
với các loại đất dính dạng cục thì dùng đầm lăn chân dê mang lại hiệu qủa cao hơn,



19
chất lượng đầm đều hơn và tạo ra mặt ráp liên kết tốt giữa các lớp đất đầm với
nhau.
Hiện nay, người ta còn sử dụng cả đầm lăn bánh hơi để đầm chặt cả đất dính
và đất rời. Mức độ đầm chặt phụ thuộc vào số lần đầm, chiều dày lớp đầm, áp suất
bánh xe, tải trọng xe, vận tốc di chuyển của xe cũng như độ ẩm và cấu tạo của đất.
Muốn đất được đầm chặt như nhau ở mọi nơi thì yêu cầu tải trọng đầm phải phân bố
đều lên các bánh xe, không phụ thuộc vào độ gồ ghề của mặt đất và sức chịu tải của
đất tại các vị trí đầm.
+ Làm chặt đất bằng đầm rung:
Phương pháp làm chặt đất bằng đầm rung chủ yếu dùng để nén chặt đất cát.
Nếu hàm lượng hạt sét trong đất nhỏ hơn 6% thì hiệu qủa nén chặt thường gấp 4 ÷ 5
so với các phương pháp đầm nén khác. Bản chất của phương pháp là dùng các chấn
động tạo ra các dao động liên tục có tần số cao và biên độ nhỏ, làm cho tính toàn
khối của đất bị phá họai, các hạt cát di chuyển đến chỗ trống giữa các hạt có kích
thước lớn hơn. Tác dụng của đầm rung lớn nhất khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng
khi mà tần số dao động của máy trùng với tần số dao động của đất đầm.
Chiều dày lớp đất được làm chặt bằng đầm rung thường thay đổi từ 0,3 đến
1,5 m, đôi khi đến 2 m.
2.3.2. Nhóm làm chặt đất dưới sâu bằng chấn động và thuỷ chấn
Khi đất cát hoặc đất đắp có chiều sâu phân bố lớn thường dùng phương pháp
chấn động hoặc thủy chấn để nén chặt.
+ Nén chặt đất bằng chấn động:
Để nén chặt đất cát ở dưới sâu người ta thường dùng các loại đầm chuỳ có
tần số 2900 ÷ 3000 vòng/phút. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủa nén chặt đất là
gia tốc chấn động, độ ẩm của đất, khoảng cách giữa các vị trí đầm, tính đàn hồi của
đất và bán kính máy chấn động. Khi làm chặt đất cát ở độ sâu nhỏ hơn 3 m thì bán
kính làm chặt có thể đạt 1,5 m. Khi bán kính máy chấn động tăng thì gia tốc chấn
động và hệ số nén chặt chấn động cũng tăng lên.

+ Nén chặt đất bằng thủy chấn:


20
Khi lớp cát cần nén chặt có chiều dày lớn thì người ta dùng phương pháp
thủy chấn. Bản chất của phương pháp là vừa phun nước vừa tạo chấn động tác dụng
vào đất cát. Khi đó lực dính giữa các hạt giảm đi, các hạt lớn sẽ lắng xuống còn các
hạt nhỏ sẽ nổi lên, hình thành chuyển động xoắn ốc làm phát sinh cấp phối mới và
như vậy sẽ hình thành cấp phối tốt nhất của đất ở trạng thái nén chặt.
Để thi công nén chặt đất bằng phương pháp thủy chấn, người ta đóng vào
trong đất những ống thép đường kính 19 ÷ 25mm và có đầu nhọn, phần ống dưới
dài khoảng 50 ÷ 60cm, có đục lỗ xung quanh với đường kính 5 ÷ 6mm. Lợi dụng
sức nước cao áp để đưa ống thép và máy chấn động đến độ sâu thiết kế và cho máy
chấn động làm việc nén chặt đất từ dưới lên trên, mỗi đoạn làm chặt thường từ 30 ÷
40cm trong khoảng thời gian 40 ÷ 120 giây. Sau khi làm chặt được lớp đất thứ nhất
thì lại nâng máy đầm lên làm chặt lớp đất thứ 2 và cứ làm như vậy làm chặt cho đến
khi lên mặt đất.
2.3.3. Nhóm gia cố nền bằng thiết bị tiêu nước thẳng đứng
Đối với các nền đất sét yếu, do hệ số thấm của đất sét rất nhỏ nên qúa trình
cố kết của đất nền ở điều kiện bình thường cần rất nhiều thời gian. Trong khi đó hầu
hết các công trình xây dựng lại đòi hỏi tốc độ thi công nhanh, đảm bảo tiến độ yêu
cầu. Do vậy, người ta thường dùng các thiết bị tiêu nước thẳng đứng kết hợp với gia
tải để làm tăng nhanh tốc độ cố kết của đất nền. Thiết bị tiêu nước thẳng đứng gồm
nhiều loại khác nhau. Nguyên lý làm việc của các loại này là, dưới tác dụng của tải
trọng ngoài, trong đất sẽ xuất hiện gradient thủy lực làm cho nước lỗ rỗng thoát ra
theo phương ngang về phía các thiết bị tiêu nước, sau đó chảy tự do theo phương
dọc theo các thiết bị để thoát nước lên mặt đất. Như vậy, việc đặt các thiết bị tiêu
nước thẳng đứng trong nền đất có tác dụng rút ngắn chiều dài đường thấm và dẫn
đến giảm thời gian hoàn thành cố kết. Các công nghệ gia cố bằng tiêu nước thẳng
đứng bao gồm:

+ Gia cố nền bằng cọc cát, giếng cát:
Giếng cát và cọc cát được sử dụng rộng rãi để tăng nhanh qúa trình cố kết
của đất nền, làm cho đất nền có khả năng biến dạng đều và nhanh chóng đạt đến


21
giới hạn ổn định về lún. Tùy thuộc vào đặc điểm công trình xây dựng và cấu trúc
nền mà người ta dùng cọc cát hay giếng cát.
Giếng cát đóng vai trò thoát nước là chính nên gia cố nền bằng giếng cát
thường đi kèm với biện pháp gia tải để thoát nước nhanh.
Khi gia cố nền bằng cọc cát thì cọc cát vừa có tác dụng nén chặt vừa có tác
dụng thay thế đất nền, do phần lớn độ lún của nền đất kết thúc trong qúa trình thi
công, vì thế có thể xây dựng công trình ngay mà không phải đợi thời gian cố kết nền.
+ Gia cố nền bằng bấc thấm và các thiết bị tiêu nước chế tạo sẵn (PVD):
Bấc thấm là thiết bị tiêu nước thẳng đứng chế tạo sẵn, gồm nhiều loại, chiều
rộng thường 100 ÷ 200mm, dày 3 ÷ 5 mm. Lõi của bấc thấm là một băng chất dẻo
được bọc bởi lớp vải địa kỹ thuật polyeste không dệt, bằng vải địa cơ propylene
hoặc giấy tổng hợp có nhiều rãnh nhỏ để đưa nước lên cao nhờ mao dẫn. Để cắm
bấc thấm vào đất nền đất người ta dùng một máy chuyên dụng tự hành. Sau khi thi
công bấc thấm, người ta cũng tiến hành gia tải nén trước giống như đối với giếng
cát. Để nước thoát ra dễ dàng từ đầu bấc thấm người ta thường phủ lên phía trên
mặt lớp đất yếu một lớp vải địa kỹ thuật và trên lớp vải địa kỹ thuật đắp một lớp cát
hạt to làm lớp thấm nước.
2.3.4. Phương pháp gia cố nền bằng năng lượng nổ
Phương pháp này cũng đã được sử dụng từ lâu trên thế giới. Bản chất của
phương pháp này là dùng năng lượng của sóng nổ để nén chặt đất. Người ta bố trí
các quả mìn dài trong các giếng, phân bố theo mạng lưới tam giác đều và sâu hết
chiều dày lớp đất yếu. Phía trên các qủa mìn người ta đổ cát thành đống hoặc đặt
các thùng đựng cát không đáy. Khi mìn nổ, năng lượng được tạo ra sẽ nén đất ra
xung quanh, cát sẽ rơi xuống lấp đầy vào giếng vừa được tạo ra. Sau đó, người ta

tiếp tục đổ thêm cát vào giếng và đầm tới độ chặt yêu cầu.


22
2.3.5. Gia cố nền bằng vải địa kỹ thuật
Trong những năm gần đây, vải địa kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi ở
nước ta, nhất là trong gia cố nền đường giao thông. Tùy theo mục đích sử dụng, vải
địa kỹ thuật có thể được sử dụng để: (1) Làm chức năng như mặt phân cách nước
(2) Làm chức năng như vật liệu tiêu nước. Ngoài ra vải địa kỹ thuật còn dùng để
chống xói mòn, bảo vệ bờ vv.
2.3.6. Nhóm gia cố nền bằng chất kết dính
Bản chất của các phương pháp này là đưa vào nền đất các vật liệu kết dính
như ximăng, vôi, bitum nhằm tạo ra các liên kết mới bền vững hơn nhờ các quá
trình hoá lý và hoá học diễn ra trong đất, dẫn đến làm thay đổi tính chất cơ lý của
đất nền. Tùy vật liệu đưa vào mà có những công nghệ như sau:
+ Gia cố nền bằng phương pháp trộn vôi:
Khi trộn vôi vào đất, vôi có tác dụng hút ẩm làm giảm độ ẩm của đất và đóng
vai trò là chất kết dính liên kết các hạt đất. Khi tác dụng với nước, vôi chưa tôi có khả
năng ngưng kết và đông cứng nhanh trong vòng 5 đến 10 phút. Qúa trình hyđrát hoá
vôi chưa tôi có khả năng hấp thụ một khối lượng nước lớn (32 đến 100% khối lượng
ban đầu) nên nhanh chóng làm nền đất khô ráo, dẫn đến đất nền được nén chặt.
Để gia cố nền đất yếu ở dưới sâu người ta sử dụng cọc vôi hoặc cọc đất - vôi.
Vôi tác dụng với nước sẽ tăng thể tích nên tiết diện các cọc vôi sẽ tăng lên làm tăng độ
chặt của nền. Ngoài ra các tác động của vật lý và hóa học sẽ làm tăng độ bền nén, lực
dính và góc ma sát trong làm cho sức chịu tải tổng hợp của khối đất gia cố tăng lên.
+ Gia cố nền bằng phương pháp trộn ximăng:
Khi trộn ximăng vào đất sẽ xảy ra qúa trình kiềm và sau đó là quá trình thứ
sinh. Quá trình kiềm là quá trình thủy phân và hyđrát hóa ximăng, được coi là quá
trình hình thành nên độ bền của đất gia cố. Qúa trình kiềm sẽ tạo ra một lượng lớn
hyđroxit canxi làm tăng độ pH của nước lỗ rỗng trong đất, tạo điều kiện thúc đẩy

qúa trình thứ sinh. Ở điều kiện bình thường, các khoáng vật sét có thành phần hoá
học chính là các ôxít nhôm và silíc khá bền vững, khó bị hòa tan, song trong môi
trường kiềm có độ pH cao, chúng dễ bị hoà tan dẫn đến sự phá hủy của khoáng vật.


23
Các ô xít nhôm và silíc ở dạng hòa tan tạo nên một phần vật liệu đông cứng và làm
tăng cường độ của hỗn hợp đất ximăng. Quá trình thứ sinh xảy ra chậm chạp trong
một thời gian dài.
+ Gia cố nền bằng phương pháp trộn bi tum:
Bitum là chất kết dính hữu cơ gồm các chất cácbuahydro khác nhau và các
dẫn xuất không kim loại như ô xy, lưu huỳnh và nitơ.
Khi trộn bitum vào đất, bitum có tác dụng chủ yếu với các hạt sét, còn các
hạt bụi và hạt cát nhờ có bitum mà được dính kết, tích tụ lại dưới dạng ổ hoặc thấu
kính với hình dạng và kích thước khác nhau. Bitum tác dụng với hạt sét tạo thành
hỗn hợp hấp phụ lẫn nhau, có tính đàn hồi, có khả năng gắn chặt các hạt, kết quả là
nhận được vật liệu mới đất - bitum liên kết bởi màng đàn hồi vật chất sét - bitum, ổn
định đối với nước. Phương pháp gia cố đất bằng bitum thường được sử dụng nền
đường giao thông có chiều dày gia cố nhỏ.
+ Gia cố nền bằng keo polime tổng hợp:
Các chất polime tổng hợp không có sẵn trong thiên nhiên mà được tổng hợp
từ dầu mỏ, khí đốt, than đá Phân tử của chúng gồm rất nhiều khâu, nối với nhau
bởi liên kết hóa học, tạo nên những chuỗi xích có cấu trúc thẳng, phân nhánh và
mạng 3 chiều. Keo polyme tổng hợp có tính bám dính cao, thời gian đông cứng
nhanh. Khi cho keo vào đất các qúa trình hoá lý, vật lý và hoá học phức tạp giữa các
hạt đất và keo, tạo thành chuỗi xích thẳng đi xuyên qua khối đất, hình thành bộ
khung không gian bao bọc các hạt đất hoặc tiếp xúc các hạt đất, tạo nên cấu trúc
không gian thống nhất với polime. Keo polime tổng hợp thường được sử dụng để
gia cố nền hay làm móng hay mặt đường giao thông với đất không chứa cacbonat
và có độ pH nhỏ hơn 7.

+ Gia cố nền bằng dung dịch vữa ximăng:
Bản chất của phương pháp là phun vào lỗ rỗng của đất đá một lượng vữa
ximăng cần thiết để sau khi đông cứng, làm giảm tính thấm và tăng sức chịu tải của
nền. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi đối với các công trình thủy lợi, thích
hợp với các loại cát, đất sỏi và các loại nền đá nứt nẻ, đặc biệt hiệu qủa khi kích

×