Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Bài tập nghiệp vụ mầm non Danh từ trong sự phát triển về mặt từ vựng của trẻ mần non 4 đến 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.66 MB, 101 trang )

Bài tập nghiệp vụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ
Đề tài :

Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thò Hải Anh
Người thực hiện : Nguyễn Thò Thanh Vân (SBD : 128)
Đinh Thò Mỹ Duyên (SBD : 20)
LỚP : ĐH MẦM NON – KHÓA 2 – QUẬN 5
NĂM 2010
Trang
4
Bài tập nghiệp vụ
Lời ngỏ
Trong thời gian qua, chúng tôi được học
tập, được thầy cô truyền đạt những kiến
thức, những kinh nghiệm bổ ích trong
việc giảng dạy tiếng Việt cho trẻ Mầm
Non. Đó là hành trang quý báu , chúng
tôi sẽ đem theo suốt cuộc hành trình
trong sự nghiệp giáo dục Mầm Non.
Bằng những kiến thức đã học, những vận
dụng từ thực tiễn kinh nghiệm dạy trẻ,
cùng với sự hướng dẫn tận tình của gia1o
viên hướng dẫn đã giúp chúng tôi hoàn
thành đề tài “Danh từ trong sự phát
triển từ vựng của trẻ mầm non 4 đến 6
tuổi”.


Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
thêm nữa từ phía thầy cô để chúng tôi có
thêm những kinh nghiệm quý báu trong
việc dạy tiếng Việt cho trẻ Mầm Non.
Chúng tôi chân thành cảm ơn cô Vũ Thò
Hải Anh, chúc cô thật nhiều sức khỏe
hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Học Viên : Nguyễn Thò Thanh Vân
Đinh Thò Mỹ Duyên
Trang
5
Baứi taọp nghieọp vuù
Trang
6
Bài tập nghiệp vụ
PHẦN I :
PHẦN MỞ ĐẦU
I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ
được thực tại hóa trong lời nói. Mối quan hệ giữa lời nói chính là mối quan hệ giữa
cái chung và cái riêng, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau
những hiểu biết, kinh nghiệm. Ngôn ngữ không chỉ tồn tại cho riêng một cá nhân
nào mà cho cả cộng đồng. Ngôn ngữ mang tính xã hội.
“Ngôn ngữ là hệ thống những đơn vò vật chất và những quy tắc hoạt động
của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý thức
của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kỳ một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn
cụ thể nào” (Mai Ngọc Chữ – Hoàng Trọng Phiên). Như Bác Hồ cũng đã từng dạy:
“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng
ta phải giữ gìn nó”
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa của nhận thức, là vũ khí để

chiếm lónh kho tàng kiến thức của dân tộc và nhân loại. Đối với trẻ mầm non ngôn
ngữ trẻ phát triển rất mạnh, vậy việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan
trọng và phải được bắt đầu từ rất sớm “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi trí tuệ và là
kho tàng của mọi tri thức” K.D.Usinxky.
Số lượng từ của trẻ phát triển phụ thuộc rất lớn vào sự ảnh hưởng của môi
trường xung quanh, môi trường giao tiếp của trẻ. Môi trường càng phong phú thì sự
hiểu biết của trẻ thể hiện qua vốn từ càng đa dạng. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp
sự hướng dẫn chỉ bảo trực tiếp của những người gần gũi trẻ có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển vốn từ của trẻ. Vốn từ của trẻ 4 -6 tuổi tăng rất nhanh (Trẻ 4 tuổi
có thể sử dụng đến 1200 từ và tăng lên 2000 từ ở lúc 6 tuồi – Dựa theo nghiên cứu
Trang
7
Bài tập nghiệp vụ
của Lưu Thò Lan) mà trong đó theo thống kê của viện khoa học giáo dục Hà Nội
thực hiện năm 2001 cho ta thấy danh từ chiếm 40,5% trong tổng số lượng vốn từ
của trẻ hiện có.
Cần phải tích lũy số lượng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ của trẻ. Mặc
dù chức năng cơ bản của từ không phải là giao tiếp nhưng thiếu từ thì giao tiếp trở
nên khó khăn. Đó chính là những từ về những gì xung quanh trẻ (ở gia đình ở
trường mầm non) những từ có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt, học tập, vui chơi
của trẻ.
Đến 4-6 tuổi về cơ bản trông số vốn từ của trẻ đã có đủ loại từ . Tuy nhiên
vốn từ của trẻ có số lượng danh từ lớn nhất (chiếm khoảng 40% số lượng từ), sau
đó mới là động từ (chiếm khoảng 31% số lượng từ ) và tính từ (khoảng 6,8%), các
loại từ khác xuất hiện muộn hơn và với một tỷ lệ thấp.
Giáo viên mầm non là những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ và số
lượng của danh từ trong toàn bộ vốn từ của trẻ cũng cho chúng ta thấy được sự
quan trọng của danh từ trong sự phát triển từ vựng của trẻ mầm non lứa tuổi 4 -5
tuổi và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài nói trên.
II./ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :

Vấn đề nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học đường rất được quan
tâm chú ý và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và trên rất nhiều các quốc gia
khác nhau.
Ở Liên Xô nhiều tác giả nổi tiếng nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em như :
A.M.Sakharovich, A.A.Leontev…, đặc biệt là Chikhieva với đề tài “Phát triển ngôn
ngữ trẻ em dưới sáu tuổi đến trường phô thông”.
Ở Pháp có tác giả nổi tiếng như : Angtoan Grogoa, Piegiep Lezino…
Ở Mỹ có tác giả như : M.A.Kchunsky, N.Jakokobon,….
Trang
8
Bài tập nghiệp vụ
Ở nước ta ngày càng có nhiều đề tài nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ em trước tuổi học đường:
* Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi – Lưu Thò Lan
* Những cứ liệu ban đầu về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi vườn trẻ –
Đoàn Thiện Thuật.
* Tác động ngôn ngữ của những người xung quanh đối với trẻ em – Lê Danh
Khiêm.
* Dấu hiệu của việc nắm từ ở trẻ nhỏ thể hiện qua lời nói – Lê Quang Thiên
* Dạy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo – Tạ Thò Ngọc Thanh
Nhìn chung vấn đề ngôn ngữ của trẻ em được các nhà khoa học quan tâm và
nghiên cứu và tìm hiểu các bước phát triển của trẻ về mặt từ vựng và ngữ pháp.
Việc nghiên cứu đề tài “Danh từ trong sự phát triển từ vựng của trẻ mầm non lứa
tuổi 4 – 6 tuổi” là nhằm giúp cho ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển
mạnh trong lứa tuổi mầm non.
III./ ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Đề tài chúng tôi chọn là đề tài đi chuyên sâu về vấn đề thực hành. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là trẻ Việt Nam lứa tuổi 4 – 6 tuổi của lớp Chồi và lớp
Lá tại trường Mầm Non 9 – Quận 5 – Thành Phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên
cứu của đề tài là nghiên cứu về “Danh từ” của trẻ mầm non lứa tuổi 4 – 6 trên cơ

sở quan sát hoạt động của trẻ trong các giờ học và giờ chơi của các lớp học nói
trên.
IV./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Để thực hiện đề tài trên đây người viết đã phối hợp và sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như sau :
1./ Phương pháp quan sát :
Bao gồm quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.
Trang
9
Bài tập nghiệp vụ
2./ Phương pháp thống kê :
Tập hợp các số liệu thống kê của một số trẻ vào đầu năm và cuối
năm
3./ Phương pháp phân tích :
Dựa trên các quan sát và số liệu thống kê để phân tích vấn đề.
4./ Phương pháp giảng dạy :
Sử dụng các bài giảng – các phương pháp giảng dạy để phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài.
V./ CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN :
- Lời ngỏ
- Phần I : PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I : Lý do chọn đề tài
Chương II : Lòch sử nghiên cứu vấn đề
Chương III : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương IV : Phương pháp nghiên cứu
- Phần II: NỘI DUNG
Chương I : Dẫn luận về danh từ
Chương II : Nghiên cứu – khảo sát về danh từ trong sự phát triển về
từ vựng của trẻ mầm non lứa tuổi 4 – 6 tuổi ở Trường Mầm Non 9 –
Quận 5.

Chương III : Những biện pháp giúp phát triển khả năng sử dụng danh
từ của trẻ.
- Phần III : KẾT LUẬN
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Mục lục
Trang
10
Bài tập nghiệp vụ
PHẦN II
NỘI DUNG
CHƯƠNG I :
DẪN LUẬN VỀ DANH TỪ
I./ KHÁI NIỆM VỀ DANH TỪ :
Danh từ là từ có nghóa sự vật chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
Ví dụ :
Chỉ người như : ông bà, bố mẹ, anh chò em những người thân trong gia
đình.
Chỉ động vật như: chó, mèo, heo, gà…
Chỉ thực vật như : Lúa, ngô, khoai, sắn…
Chỉ đồ vật như : Xe, cầu tuột…
Chỉ hiện tượng : nắng, mưa, sấm, chớp…
Chỉ các khái niệm trừu tượng: Thói quen, tình nết, tật, thói, thái độ, tư tưởng.
Ví dụ : Hư, ngoan,…
Với trẻ mầm non việc hiểu khái niệm danh từ còn đơn giản trẻ nói được và
hiểu được khi trẻ được nghe, được nhìn thấy những điều và sự vật hiện tượng đã
xảy ra trước mắt trẻ, lâu ngày sự việc này tích lũy và hình thành khái niêm danh từ
theo thời gian, tâm lý và sự phát triển của độ tuổi và sự thu nhập thông tin của trẻ ở
thế giới xung quanh.
Vì vậy muốn cho trẻ có khái niệm về danh từ và sự phát triển danh từ của
trẻ phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên mầm non và những người lớn thường xuyên

tiếp xúc với trẻ.
Trang
11
Bài tập nghiệp vụ
II./ ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ :
1./ Đặc điểm về nghóa của danh từ :
Danh từ dùng làm tên gọi cho sự vật – hiện tượng : trẻ có thể gọi được tên
và hiểu được nghóa một cách khái quát chung tùy theo từng cấp độ tuổi và sự nhận
thức của trẻ :
Ví dụ :
Trẻ 4 -5 tuổi hiểu khái quát : quả cam, quả táo, …. Xe đạp, xe máy, xe ô tô…
Đối với trẻ 5-6 tuổi trẻ có thể hiểu được rõ hơn như là trái cây : quả cam,
quả táo…, phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp, xe ô tô…,
Đối với trẻ mầm non hiểu được ngữ nghóa của từ ở mứa độ 2 và 3 trong 5
mức độ của nhà khoa học Fedorenko ( người Nga) đã nghiên cứu và đặt ra thang
ngữ nghóa của từ khi nghiên cứu về sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ em.
• Mức độ zêrô (mức độ không) : mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Trẻ
hiểu được ý nghóa gọi tên này : mẹ, bố, bàn, bát… (nghóa biểu danh).
• Mức độ 1 : ý nghóa biểu niệm ở mức thấp, tên gọ chung của các sự
vật cùng loại: búp bê, bóng, cốc, nhà…
• Mức độ 2 : khái quát hơn : quả (cam, táo, xoài); xe (đạp, gắn máy, ô
tô); con (chó, gà, mèo…)
• Mức độ 3 : ở mức độ cao hơn mà trẻ 5-6 tuổi có thể nắm được:
phương tiện giao thông : ô tô, tàu thủy, xe máy; đồ vật: đồ chơi , đồ
nấu bếp, đồ dùng học tập…
• Mức độ 4 : Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: số
lượng, chất lượng, hành động… (học ở cấp phổ thông).
Tuy nhiên khả năng hiểu ngữ nghóa từ ở trẻ em diễn ra ở nhiều mức độ và
phụ thuộc theo sự phát triển và khả năng nhận thức ở trẻ và nhất là khả năng khái
quát ở trẻ của các lứa tuổi

Trang
12
Bài tập nghiệp vụ
Ví dụ : Trẻ từ 5 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo đã được giải thích cho trẻ hiểu là :
Các xe đạp, xe máy, xe ô tô là phương tiện giao thông vì nó chở người và vì nó đi
trên đường nên còn được giải thích thêm là phương tiện giao thông đường bộ.
Khái quát và nhận xét cho chúng ta thấy đối với trẻ mẫu giáo việc tạo môi
trường giao tiếp, phương pháp giảng dạy và môi trường sống sẽ giúp cho trẻ hiểu
được đúng nghóa của danh từ một cách chính xác và chất lượng hơn.
2./ Đặc điểm về khả năng kết hợp trong ngữ :
Danh từ có ý nghóa sự vật. Chúng ta nói danh từ có ý nghóa sự vật vì ngoài
những sự vật cụ thể như : Trâu, bò, lúa, ngô, khoai, sắn… còn có những hiện tượng
không phải là sự vật hiện hữu mà là sự vật về mặt tư tưởng, tinh thần như: Bụt,
Tiên, Thần,… chúng vẫn được gọi là danh từ vì chúng có ý nghóa sự vật.
Vì mang ý nghóa sự vật nên danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng đứng
đằng trước như : một, hai, những, mọi, các… và kết hợp với từ chỉ vò trí đứng sau
như : này, nọ, kia, ấy….
Chính vì thế mà các từ chỉ tư tưởng, tinh thần được gọi là danh từ (không kể
những danh từ riêng) vì chúng có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng đứng
trước và các chỉ từ đứng sau để trở thành ngữ nghóa.
3./ Đặc điểm về chức năng ngữ pháp trong câu :
Trong câu văn, danh từ có thể làm chủ ngữ, vò ngữ hoặc thành phần khác thì
ngữ danh từ cũng có thể làm chức năng như vậy.
Ví dụ : Phong cảnh vùng này / đẹp quá (ngữ danh từ làm chủ ngữ)
Tôi là / một giáo viên mầm non / của trường mầm non 9 – quận 5 (ngữ danh
từ làm vò ngữ đặt sau từ là)
Sáng tinh mơ/, cô ấy đã đến trường (ngữ danh từ làm thành phần phụ của
câu.
Trang
13

Bài tập nghiệp vụ
Danh từ có khả năng làm phần trung tâm của nhóm từ, nghóa là có khả năng
kết hợp với các từ chỉ tổng thể, chỉ số lượng đứng trước và từ chỉ vò trí đứng sau để
tạo nên ngữ nghóa.
Danh từ có rất nhiều chức năng để kết hợp câu.
Danh từ thường đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
Khi danh từ đóng vai trò làm vò ngữ thì thường phải có danh từ đứng trước
làm chủ ngữ cho câu .
Ví dụ : Chú Tân là bộ đội
Bác Minh là công an.
III./ PHÂN LOẠI DANH TỪ :
Danh từ được phân chia thành 2 loại chính – đó là danh từ chung và danh từ
riêng.
1./ Danh từ chung :
Danh từ chung là những danh từ mang tên chung cho một loại sự vật nào đó
như: nhà, vườn, bàn, ghế…. Dựa trên ý nghóa của danh từ chúng ta có thể tách các
danh từ chung thành một số loại nhỏ như sau :
* Danh từ chỉ một loại vật thể nào đó : Loại danh từ này chỉ người, chỉ động
vật, thực vật, đồ đạc.
Ví dụ :
Danh từ chỉ người : Cha, mẹ, ông bà…
Danh từ chỉ động vật : trâu, bò, heo gà…
Danh từ chỉ thực vật: Cam, qt, bưởi…
Danh từ chỉ đồ vật : phấn, bút, bảng….
* Danh từ chỉ chất liệu để làm ra một thứ nào đó :
Ví dụ : Nước, muối, sợi…
Trang
14
Bài tập nghiệp vụ
Danh từ chỉ chất liệu khi kết hợp với từ chỉ số lượng thì phải có từ chỉ đơn vò

đo lường ở giữa
Ví dụ : 3 Kg sợi, 10 Kg bông…
* Danh từ chỉ sự trừu tượng : Là danh từ dùng để chỉ các khái niệm mang
tính trừu tượng, những sự vật trong suy nghóa, tình cảm của con người…
2./ Danh từ riêng :
Danh từ riêng là danh từ chỉ danh xưng của một người, một sự vật riêng lẻ,
một đòa phương nào đó…
Ví dụ : Trường Mầm Non 9 – Quận 5
Đối với trẻ mầm non vốn danh từ của trẻ ngày càng mở rộng và phong phú
theo lứa tuổi đồng thời phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giao tiếp của trẻ, đó là
môi trường sống, môi trường học, bạn bè, cô giáo… và khả năng hướng dẫn của
những người tiếp xúc với trẻ.
Trang
15
Bài tập nghiệp vụ
CHƯƠNG II:
NGHIÊN CỨU – KHẢO SÁT VỀ DANH TỪ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
VỀ TỪ VỰNG CỦA TRẺ MẦM NON LỨA TUỔI 4 – 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON 9 – QUẬN 5
I./ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TỪ VỰNG NÓI CHUNG CỦA TRẺ 4-6 TUỔI Ở
TRƯỜNG MẦM NON 9 – QUẬN 5 :
Nghiên cứu sự phát triển vốn từ của trẻ ở các lứa tuổi thì vấn đề không thể
không quan tâm tìm hiểu là phải xem xét các bước phát triển ngôn ngữ của trẻ xét
về lượng được diễn ra như thế nào ? Vấn đề đầu tiên cần được tìm hiểu là số lượng
từ của trẻ.
Như đã nghiên cứu về số lượng từ ở trẻ 5 tuổi là vấn đề được nhiều tác giả
quan tâm, khi nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em nói chung một số kết quả trong và
ngoài nước đã đưa ra những số liệu về số lượng từ của trẻ ở một số mốc, tháng mà
trẻ có thể đạt. Điều mà chúng tôi quan tâm và muốn làm sáng tỏ trong luận văn
này là số lượng vốn từ của trẻ đã được phát triển như thế nào trong suố khoảng thời

gian trẻ từ 4 – 6 tuổi để từ đó xác đònh được các vấn đề sau:
- Số lượng từ của trẻ ở cuối các mốc 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi so với đầu năm
đã tăng bao nhiêu từ.
- Trong mỗi quá trình phát triển số lượng từ của trẻ ở mỗi khoảng thời gian
có những đặc điểm gì? Thời điểm nào là thời điểm phát triển nhanh và
thời điểm nào là thời điểm phát triển chậm
- Sự phát triển ấy diễn ra ở các trẻ khác nhau như thế nào? Có đặc điểm
chung và riêng nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến số lượng từ của trẻ.
Trang
16
Bài tập nghiệp vụ
II./ KHẢO SÁT DANH TỪ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT TỪ VỰNG
CỦA TRẺ MẦM NON (4 – 6 TUỔI) TẠI TRƯỜNG MẦM NON 9 – QUẬN 5 :
1./ Kết quả khảo sát lần 1 :
Khảo sát qua Sổ kế hoạch giáo dục và các phiếu quan sát mà GV đã ghi
chép lại trong quá trình trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi.
A. Ngôn ngữ trong sự phát triển từ vựng của trẻ lớp Chồi (4 – 5 tuổi) trường
Mầm non 9, Quận 5 qua các giờ học, giờ chơi :
1.1. Hoạt động làm quen văn học
Đề tài : Chim chích bông.
- Cô : Trong bài thơ Chim chích bông như thế nào ?
- Trẻ : . Thưa cô, chim chích bông bé tí teo.
. Rất hay trèo.
. Từ cây na qua bưởi.
. Sang bụi chuối.
- Cô : Trong bài thơ, em bé đã làm gì ?
- Trẻ : . Em bé kêu chích bông xuống.
. Luống rau xanh, sâu đang phá.
. Chim có thích không ?

- Cô : Chích bông đã làm gì ?
- Trẻ : . Xuống bắt sâu
. Nói thích thích
- Cô : …
- Trẻ : …
1.2. Hoạt động tạo hình :
Đề tài : Vẽ các loại hoa.
- Cô : Con biết những loại hoa nào ?
Trang
17
Bài tập nghiệp vụ
- Trẻ :. Hoa cúc
. Hoa đào
. Hoa hồng
. Hoa sen
. Hoa mai

- Cô : Các loại hoa này có màu sắc như thế nào ?
- Trẻ : . Hoa hồng màu đỏ
. Hoa mai màu vàng
. Hoa cúc màu vàng

- Cô : Có nhiều hoa đẹp, chúng ta phải làm gì ?
- Trẻ : . Trồng thêm hoa
. Tưới nước
. Chăm sóc hoa
. Không bẻ hoa
- Cô : Hoa dùng để làm gì ?
- Trẻ : . Cắm hoa
. Cô dâu gắn lên đầu

. Gắn lên áo.
1.3. Làm quen môi trường xung quanh :
Đề tài : Phương tiện giao thông.
- Cô : Các con biết những loại xe nào ?
- Trẻ :. Thưa cô xe ô tô.
. xe đạp
. xe buýt.
Trang
18
Bài tập nghiệp vụ

- Cô : Những xe này chạy ở đâu ?
- Trẻ :. Trên đường
. Ngoài đường
- Cô : Các phương tiện này khi lưu thông phải như thế nào ?
- Trẻ : . Xe nhỏ chạy ở trong
. Xe lớn chạy ở ngoài.
- Cô : Các phương tiện khi lưu thông phải chạy đúng phần đường của mình,
người đi bộ đi bên vỉa hè.
1.4. Hoạt động âm nhạc : Dạy vận động.
Đề tài : Tay thơm, tay ngoan.
- Cô : Nội dung bài hát nói về gì ?
- Trẻ : . Thưa cô tay thơm.
. Tay ngoan.
. 1 tay xòe ra là 1 bông hoa.
. 2 tay xòe ra là 2 bông hoa.
- Cô : Để bài hát hay hơn mình sẽ làm gì ?
- Trẻ : . Múa
. Vỗ tay
. Nhảy

. Múa minh họa
- Cô : Có rất nhiều ý kiến cô thấy ý kiến của các con rất hay, vậy mình cùng
nhau múa để bài hát hay hơn nhé.
1.5. Làm quen với Toán :
Đề tài : To, nhỏ.
- Cô : Cho trẻ gọi tên các loại bánh.
Trang
19
Bài tập nghiệp vụ
- Trẻ : . Bánh quy
. Bánh bông lan
. Bánh xốp
. Bánh cốm
- Cô : Màu sắc của các loại bánh.
- Trẻ : . Bánh quy màu xanh
. Bánh bông lan màu vàng
- Cô : 2 chiếc bánh này như thế nào ?
- Trẻ : . Bánh bông lan to
. Bánh quy nhỏ
- Cô : Ăn bánh chúng con thấy thế nào ?
- Trẻ : . Dạ, ngọt, ngon
. Dạ thơm
- Cô : Trước khi ăn phải làm gì ?
- Trẻ : . Rửa tay
. Để ra dóa
. Lấy muỗng múc.
1.6. Thể dục :
Đề tài : Bật qua 5 vòng.
- Cô : Tư thế chuẩn bò như thế nào ?
- Trẻ :. Tay chống hông

. Chân khép lại
. Mắt nhìn đằng trước
- Cô : Khi bật chúng con bật như thế nào ?
- Trẻ : . Thưa cô bật qua vòng
. Thưa cô không đụng vào vòng
Trang
20
Bài tập nghiệp vụ
. Thưa cô bật 2 chân

1.7. Hoạt động góc :
“Công viên nước Đầm Sen”
* Xây dựng :
- Nam xây hàng rào
- C. Duy xây vườn hoa
- Hữu Quân xây nhà để xe
- Vậy không có ai xây hồ bơi.
- Thế Khôi xây hồ bơi không ?
- Không, bạn thích chơi tạo hình.
- Tụi mình xây xong rồi xây hồ bơi.
- Cô ơi ! Đầm Sen có cầu thang không cô ?
- Các bạn ráp cầu thang đi.
- Làm sóng cho người ta tắm nữa.

Thông qua giờ học, giờ chơi của trẻ cho thấy số lượng từ của trẻ lớp Chồi
như sau :
+ Số lượng danh từ : chiếm 40%
+ Số lượng động từ : chiếm 35%
+ Số lượng tính từ : chiếm 8,05%
Còn lại là đại từ, phó từ, quan hệ từ chiếm tỷ lệ ít hơn.

B. Ngôn ngữ trong sự phát triển từ vựng của trẻ lớp Lá (5 – 6 tuổi) ở trường
Mầm non 9, Quận 5 qua các giờ học, giờ chơi.
1.1. Làm quen văn học :
Kể chuyện “Quả bầu tiên”
- Cô : Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
Trang
21
Bài tập nghiệp vụ
- Trẻ : . Thưa cô câu chuyện có lão nhà giàu.
. Thưa cô câu chuyện có cậu bé nghèo khổ, tốt bụng.
. Con chim én bò gãy cánh.
- Cô : Chú bé đã cứu con chim én như thế nào ?
- Trẻ : . Thưa cô, chú bé đã chăm sóc cho chim én.
. Chú bé thương yêu chim én, tung chim én lên bầu trời xanh.
- Cô : Chim én đã đền ơn chú bé như thế nào ?
- Trẻ : . Chim én cho chú bé một hạt bầu, chú bé đem trồng, quả bầu
có nhiều thức ăn ngon và nhiều vàng bạc.
- Cô : Lão nhà giàu đã làm gì chim én ?
- Trẻ : . Thưa cô, lão nhà giàu đã bẻ gãy cánh con chim én.
. Làm bộ thương chim én.
. Kêu chim én mau đi kiếm hạt bầu đi.
- Cô : Chim én đã trả công lão nhà giàu những gì ?
- Trẻ : . Thưa cô, chim én đã tặng cho lão nhà giàu một quả bầu đầy
rắn, cắn chết lão đòa chủ.
- Cô : Vì sao chim én đền ơn chú bé quả bầu tiên mà lại tặng lão nhà giàu
quả bầu đầy rắn.
- Trẻ : . Vì chú bé tốt bụng, thương yêu mọi người, còn lão nhà giàu
giả bộ, độc ác.
1.2. Hoạt động tạo hình :
Đề tài : Vẽ phương tiện giao thông đường bộ.

- Cô : Cô cho trẻ xem hội chợ triển lãm các loại phương tiện giao thông
đường bộ.
- Trẻ : . Trẻ cùng nhau trò chuyện
. Cô ơi ! Đây là xe ca nhỉ ?
Trang
22
Bài tập nghiệp vụ
- Cô : Vì sao cháu biết đây là xe ca ?
- Hoàng Quân : . Vì xe rất dài và có nhiều ghế ngồi ạ.
. A đây có chiếc xe ba bánh.
. Còn có xe đạp nữa nè.
. Mình thấy có xe máy, xe ô tô con, xe cứu thương nữa.
- Cô : Các con xe gì chạy rất nhanh nào.
- Trẻ : . Thưa cô xe ô tô chạy rất nhanh ạ.
. Cô ơi, con thấy xe ca cũng chạy rất nhanh ạ !
. Xe cứu thương chạy rất nhanh nữa chú.
. Nhưng con thích nhất là xe cứu thương, vì khi chạy nó kêu lên
rất to.
. Mình không thích đi xe ca vì mình hay bò buồn nôn.
- Cô : Vậy bây giờ các con sẽ vẽ gì nào ?
- Trẻ : . Vâng, con vẽ xe máy ạ
. Con vẽ xe đạp ạ.
. Ôi bạn Huy vẽ xe xấu quá
. Kìa bạn Nhung vẽ xe ca đẹp quá nhỉ.
. Cô ơi ! Chúng con vẽ rất đẹp các loại xe cô ạ.
. Ôi bạn Hoa vẽ cái gì mà dài giống giun vậy ?
. À đây là chiếc tàu đấy các bạn ơi.
- Cô : Các con hãy đưa tranh của mình lên trưng bày cho các bạn cùng xem
nào.
- Trẻ : . Các bạn vẽ giỏi quá.

. Xe đạp kìa
. Xe ô tô kìa
. Có xe máy nữa
Trang
23
Bài tập nghiệp vụ
1.3. Môi trường xung quanh :
Đề tài : Một số loại rau.
- Cô : Có những loại rau ăn lá nào.
- Trẻ : . Rau muống
. Rau cải
. Rau dền
. Rau ngót
. Rau mồng tơi
. Rau đay

- Cô : Có những loại rau nào ăn củ ?
- Trẻ : . Cà rốt
. Su hào
. Khoai tây
- Cô : Có những loại rau nào ăn quả ?
- Trẻ : . Quả cà chua
. Quả bầu
. Quả bí
. Quả mướp
- Cô : Rau cung cấp chất gì cho cơ thể.
- Trẻ : . Vitamin A
. Vitamin B
. Vitamin C
- Cô : Để có nhiều loại rau chúng ta phải làm những gì ?

- Trẻ : . Trồng rau
. Tưới nước
Trang
24
Bài tập nghiệp vụ
. Bắt sâu
. Nhổ cỏ
1.4. Âm nhạc :
Đề tài : "Vườn trường mùa thu"
- Cô : Nội dung bài hát nói lên điều gì ?
- Trẻ : . Nói đến mùa thu
. Mùa thu có chim hót líu lo
. Mùa thu đến bạn cầm tay nhau múa hát.
. Trời mây trong xanh và có nắng.
. Có những con bướm và có cả gió nữa
. Mùa thu đến chúng cháu chỉ ở trong vườn hoa.
- Cô : Đề bài múa được đẹp các con phải kết hợp như thế nào ?
- Trẻ : . Con múa hai tay vẫn nhòp nhàng.
. Người nghiêng theo điệu múa và cùng hát.
- Cô : Các con có thích múa hát như các bạn trong bài múa không nào ?
- Trẻ : . Chúng cháu rất thích múa hát.
. Cháu cũng thích múa cô ạ.
. Tớ cũng thích múa nữa cô ơi ! Con thích múa giống các bạn
cô ạ.
1.5. Làm quen với Toán :
Xác đònh phải, trái, trước, sau của đối tượng.
- Cô : Trong ngôi nhà búp bê có những đồ dùng trò chơi gì.
- Trẻ : . Một gấu bông to đùng.
. Một mèo mun
. Có chó Micky nữa

. Ba quả bóng
Trang
25
Bài tập nghiệp vụ
. Đồng hồ treo tường.
- Cô : Phía phải, phía trái, phía trước, sau của búp bê có gì.
- Trẻ : . Phía trước mặt búp bê có một con gấu bông
. Phía sau lưng của búp bê có một con mèo mun
. Phía tay phải có một đồng hồ treo tường
. Phía tay trái của búp bê có một chú chó Micky.
- Cô : Búp bê đã sử dụng các đồ chơi đó như thế nào ?
- Trẻ : . Búp bê đá bóng
. Búp bê chơi cùng mèo mun và chó Micky
. Búp bê xem đồng hồ để biết giờ đi học
- Cô : Búp bê đã đối xử đồ dùng đó như thế nào ?
- Trẻ : . Búp bê rất thích những quả bóng đá của mình.
. Búp bê thường xuyên tắm cho chó và mèo để sạch sẽ hơn.
. Búp bê chơi cẩn thận không làm hư hỏng đồ chơi của mình.
1.6. Thể dục :
Đề tài : "Tung và bắt bóng"
- Cô : Để tung được bóng lên cao và bắt được bóng các con phải làm gì ?
- Trẻ : . Con phải thật khỏe mạnh.
. Con phải ăn nhiều cơm để khỏe mạnh.
. Con phải tập thể dục thường xuyên.
- Cô : Khi tung và bắt bóng con phải làm như thế nào ?
- Trẻ : . Con cầm bóng hai tay tung lên cao.
. Con bắt bóng bằng hai tay
. Khi tung bóng mắt con nhìn theo bóng.
- Cô : Khi chơi tung và bắt bóng con thấy trò chơi này như thế nào ?
- Trẻ : . Con rất thích chơi tung bóng

Trang
26
Bài tập nghiệp vụ
. Vì những quả bóng này rất đẹp nên con thích chơi.
. Vì chơi tung bóng cơ thể khỏe mạnh hơn.
. Các con được chơi cùng các bạn rất vui.
. Con rất thích bắt được nhiều quả bóng.
. Do con không bắt được bóng nên con thích chơi để tập bắt
được nhiều bóng giống như các bạn.
1.7. Hoạt động góc :
* Góc tạo hình : Nặn các con vật
- Bé Liên nói : M. Anh nặn gì thế ?
- À ! Mình nặn một con thỏ có hai cái tai dài.
- Khánh sẽ nặn củ cà rốt cho thỏ ăn nhé !
- Còn Nhân sẽ nặn con voi thật to.
- Lan thích nặn con vòt để nó bơi dưới nước
- A ! mình sẽ nặn con chuột có cái đuôi dài.
- Nam nặn một con ngựa để nó chở mình đi chơi, vì ngựa chạy rất nhanh.
- Thế bạn nặn con ngựa màu gì nào ?
- Màu trắng cho đẹp vậy.
- Nặn màu đen để con ngựa mạnh hơn.
- Phúc – nghe nói chuẩn bò mở hội sở thú.
- Đúng rồi ! Chúng mình cùng các con vật này đến sở thú chơi nào.
- Các bạn ơi cùng đi nào ! Vui quá, thích quá.
- Bây giờ chúng mình sẽ làm gì với các con vật ?
- À ! Chúng mình hãy để các con vật sống ở đây.

Thông qua giờ học, giờ chơi của trẻ, chúng tôi nhận thấy rằng :
- Lượng danh từ của trẻ chiếm 30,87% từ.
- Lượng động từ của trẻ chiếm 28,5% từ.

Trang
27
Bài tập nghiệp vụ
- Lượng tính từ của trẻ chiếm 15% từ.
Các từ còn lại là các từ loại khác nhau như quan hệ từ 5,3%; đại từ 3,5%;
phó từ 7,3%.; thái từ 4,4%; số từ 3,5%.
Như vậy, qua các giờ học, giờ chơi của trẻ 4, 5 tuổi và trẻ 5, 6 tuổi số lượng
từ được tăng lên rõ rệt.
- Ở trẻ 4, 5 tuổi số lượng từ nhiều hơn đầu năm là 90 từ, chiếm 10,20%.
- Ở trẻ 5, 6 tuổi có số lượng từ nhiều hơn đầu năm là 85 từ, chiếm 9,80%.
Lứa tuổi Danh từ Động từ Đại từ
4 tuổi 37,91% 33,6% 2,82%
6 tuổi 32,47% 30,29% 9,94%
Vốn từ của trẻ tăng nhanh theo lứa tuổi. Trẻ 4 tuổi có thể sử dụng 1200 từ, 5
tuổi là 2000 từ, 6 tuổi là 3000 từ.
Các nhà nghiên cứu đã khẳng đònh số lượng từ loại của trẻ phụ thuộc vào rất
nhiều các yếu tố khác nhau : tùy vào từng khả năng của trẻ và tác động của môi
trường sống. Sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh,
trình độ của bố mẹ và tùy từng miền mà trẻ có số lượng từ khác nhau.
Nhìn chung khả năng sử dụng vốn từ tích cực đang trong thời kỳ phát cảm,
nhất là ở lớp mẫu giáo lớn, vì vậy trẻ sử dụng từ nhanh, nhạy, sáng tạo, thể hiện
qua giao tiếp hàng ngày, qua đóng vai, đóng kòch, kể chuyện
Ở trẻ mẫu giáo, trẻ có thể sử sụng hầu hết các loại từ : danh từ, động từ, tính
từ, phó từ, liên hệ từ, số từ, đại từ, từ hình thái. Đặc biệt trẻ đã sử dụng được những
cối, đồ dùng trong gia đình từ chỉ thời gian như : hôm qua, ngày mai
Giai đoạn 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu loại từ
trong vốn từ của trẻ. Tỷ lệ danh từ, động từ giảm đi chỉ còn khoảng 50% nhường
chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên, tính từ đạt tới 15%, quan hệ từ tăng lên
61% còn lại là từ loại khác.
Trang

28

×