Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.04 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
51
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
TO IMPROVE THE SAMPLING TECHNIQUES IN AUDIT OF FINANCIAL
STATEMENTS AT AUDITING AND ACCOUNTING COMPANY AAC LIMITED

SVTH: Dương Thị Vân Thanh
Lớp 32K06.1, Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế
GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế

TÓM TẮT
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường trong và ngoài nước đã kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Chính vì
vậy hoạt động kiểm toán đã trở thành nhu cầu cần thiết của xã hội và ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Với sự gia tăng về quy mô của các doanh nghiêp vấn đề đặt ra cho các công ty kiểm toán là
phải luôn đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả cuộc kiểm toán. Để giải quyết vấn đề này, tất
yếu các công ty kiểm toán phải tiến hành kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Trên cơ sở thực tế vận dụng kỹ thuật thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AAC,
em nhận thấy bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế vì vậy em đã đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn công tác chọn mẫu tại công ty.
ABSTRACT
Following the trend of international economic integration, with the strong growth of the
national and foreign market economy which triggered fierce competition among enterprises. Thus,
audit has become the main need of society and growing powerfully. With the increasing in the size
of the enterprises, the problems that ask the audit companies to ensure quality and efficiency audit.
To solve this problem, as a necessary the audit companies must do the sampling techniques in the
auditing financial statements. On the practical basic of the sample techniques application in
auditing financial statements at AAC, I found that besides the advantages there are still some
restrictions, therefore I offer some solutions to complete the sampling at the company.


1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, hoạt động kiểm toán đã trở thành
nhu cầu tất yếu của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kiểm toán báo cáo tài chính
với mục tiêu là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng
báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc
được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên
các khía cạnh trọng yếu hay không. Để có đủ căn cứ nhằm đưa ra ý kiến về báo cáo tài
chính, kiểm toán viên cần thiết phải thu thập các bằng chứng có hiệu lực. Trong khi đó, đối
với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, các đơn vị có quy mô tài sản và hoạt động tài
chính càng mở rộng nên quy mô của đối tượng kiểm toán ngày càng lớn và cùng với việc
giới hạn thời gian kinh phí cũng như nhân sự cho một cuộc kiểm toán không cho phép
kiểm toán viên tiến hành kiểm tra toàn bộ các dữ liệu kế toán. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là
làm thế nào để có một chương trình kiểm toán hợp lý vừa đảm bảo khía cạnh về chất lượng
vừa bảo đảm khía cạnh về tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Và để giải quyết được vấn đề
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
52
đó tất yếu phải tiến hành kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Mục đích nghiên cứu: Với mục đích hiểu rõ được thực tế vận dụng kỹ thuật chọn
mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực
hiện để nhìn nhận được những ưu điểm và nhược điểm của thực tế vận dụng. Trên cơ sở đó
đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài
chính do AAC thực hiện.
2. Cơ sở lý luận về kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Phần này đề tài trình bày các khái niệm liên quan về chọn mẫu trong kiểm toán báo
cáo tài chính, các kỹ thuật chọn mẫu và phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu được
sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính.
3. Thực tế vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty
TNHH kiểm toán và kế toán
3.1. Tổng quan về kỹ thuật chọn mẫu mà AAC thực hiện
Kỹ thuật chọn mẫu mà AAC sử dụng trong cả thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm

cơ bản là kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê. Với kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê mà AAC
thực hiện, phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu là phương pháp phi ngẫu nhiên.
Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật chọn mẫu AAC thực hiện là rủi ro chọn mẫu luôn ở
mức thấp do công ty thường chọn mẫu với cỡ mẫu khá lớn. Bên cạnh đó, với kỹ thuật chọn
mẫu phi thống kê, quá trình thiết kế mẫu và lựa chọn các phần tử của mẫu không phức tạp,
không tốn nhiều thời gian.
Bên cạnh những ưu điểm trên, kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê AAC áp dụng còn
có nhược điểm là cỡ mẫu quá lớn. Tuy cỡ mẫu lớn sẽ giảm được rủi ro do chọn mẫu nhưng
sẽ tốn nhiều thời gian để lựa chọn cũng như kiểm tra các phần tử. Mặt khác, quá trình khái
quát tổng thể từ mẫu không sử dụng công thức toán học thống kê cũng như không định
lượng được rủi ro chọn mẫu.
3.2. Thực tế quy trình chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính do AAC thực hiện
a. Thiết kế mẫu
Tại AAC thiết kế mẫu này bao gồm các công việc là xác định mục tiêu kiểm toán,
xác định các sai phạm, xác định tổng thể và xác định cỡ mẫu.
b. Lựa chọn các phần tử của mẫu:
Các phương pháp lựa chọn các phần tử mẫu mà AAC sử dụng gồm: Chọn mẫu theo
nghiệp vụ đối ứng trên sổ chi tiết, chọn mẫu theo khối thời gian, chọn mẫu tình cờ, chọn
mẫu theo phán đoán nghề nghiệp.
c. Thực hiện kiểm tra và xử lý sai sót
4. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC
Trên cơ sở một số hạn chế còn tồn đọng trong kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
báo cáo tài chính do AAC thực hiện, em xin đưa ra một số biện pháp để góp phần hoàn
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
53
thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán AAC.
4.1. Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính thống kê trong thử nghiệm kiểm soát có sử
dụng phần mềm chọn mẫu
Trong thử nghiệm kiểm soát, AAC có thể áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính

thống kê để đánh giá sự hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để khắc
phục được những nhược điểm của chọn mẫu
phi thống kê mà công ty đang thực hiện. Với
việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thống kê thì
quá trình chọn mẫu có phần phức tạp hơn
phương pháp phi thống kê. Tuy nhiên với việc
áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính thống kê
trong thử nghiệm kiểm soát kết hợp với phần
mềm chọn mẫu ngẫu nhiên trên visual basic thì đây được xem là kỹ thuật chọn mẫu khá
tối ưu và có hiệu quả. Giao diện phần mềm chọn mẫu (xem hình 1).
4.2. Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu đơn vị tiền tệ và kỹ thuật chọn mẫu biến đổi thống kê
trong thử nghiệm chi tiết sử dụng các hàm trong excel và phần mềm chọn mẫu ngẫu
nhiên
Trong thử nghiệm chi tiết, AAC nên áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thống kê bao gồm
chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ và chọn biến đổi. Với kỹ thuật chọn mẫu này sẽ hạn chế được
những nhược điểm của phương pháp chọn mẫu phi thống kê mà công ty đang thực hiện.
4.2.1. Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ trong thử nghiệm chi tiết sử dụng các
hàm thông dụng trên excel
Sau khi đã định lượng được các yếu tố để xác định cỡ mẫu, kiểm toán viên sẽ sử
dụng excel để thực hiện các bước tiếp theo như sau, ví dụ minh họa đối với khoản mục
doanh thu
Bước 1: Trên cơ sở sổ chi tiết
khách hàng xuất trên excel, kiểm
toán viên tiến hành lưu toàn bộ dữ
liêu sang một file mới, đặt tên sheet
“solieu” sau đó lọc toàn bộ các
nghiệp vụ cần kiểm tra. Trên bảng
excel sử dụng dòng lệnh sau: Data –
Filter – Autofilter-Kích chuột vào
nút tại trường cần lọc - Chọn custom – chọn điều kiện lọc (xem hình 2).

Bước 2: Tiến hàng cộng dồn số tiền sau từng lần phát sinh nghiệp vụ (xem hình 3).
Bước 3: Tạo mảng ngẫu
nhiên các phần tử được chọn theo
phương pháp chọn mẫu hệ thống
Xác đinh khoảng cách mẫu
Tạo sheet mới “xulysolieu”
để thực hiện các thao tác chọn mẫu
Hình 1: Giao diện phần mềm chọn mẫu

Hình 2: Lọc các nghiệp vụ cần kiểm tra

Hình 3: Cộng dồn số tiền từng lần phát sinh nghiệp vụ

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
54
Chọn điểm bắt đầu ngẫu nhiên.
Xác định các giá trị ngẫu nhiên được chọn tiếp
theo bằng cách cộng thêm khoảng cách mẫu (xem hình 4).
Bước 4. Đối chiếu giá trị ngẫu nhiên với số
cộng dồn của từng nghiệp vụ để tìm được phần tử cần
chọn
Tại sheet “ xulysolieu”. Tìm giá trị cộng dồn tương ứng với giá trị ngẫu nhiên bằng
cách sử dụng lồng ghép các hàm IF(), MATCH(), INDEX().
Kết quả của sheet “xulysolieu” ta có mẫu được chọn như sau. Xem hình 5

Hình 5: Các nghiệp vụ được chọn
Khi đã chọn được nghiệp vụ được chọn, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra và đối
với mỗi trường hợp sai phạm cần xác định rõ sai số, tỷ lệ sai số. Do đó, trên sheet
“xulysolieu” kiểm toán viên tạo thêm các trường sai phạm, sai số và tỷ lệ sai số để thuận
tiện cho việc ghi chép.

Sau khi tiến hành kiểm tra các phần tử của mẫu, KTV tổng hợp các sai phạm bằng
cách lọc các nghiệp vụ có sai phạm (xem hình 6).

Hình 6: Bảng tổng hợp các sai phạm
Sau khi đã xác định được các sai phạm, kiểm toán viên sẽ suy rộng sai phạm cho
tổng thể.
4.2.2. Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu biến đổi trong thử nghiệm chi tiết sử dụng các hàm
thông dụng trên excel và phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên
Trong quá trình chọn mẫu, ngoài việc sử dụng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên, để
tính toán một số tham số trong chọn mẫu kiểm toán viên còn sử dụng các hàm trong excel
để tính toán như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
Bước 1: Nhập các giá trị kiểm toán để xác định giá trị trung bình.
Bước 2: Từ menu chọn Tool, chọn lệnh Data Analysis, xuất hiện hộp thoại chọn
Descriptive Statistics.
Bước 3: Khi xuất hiện cửa sổ Descriptive Statistics, nhập khoảng dữ liệu và sau
đó chọn ô để excel xuất kết quả. Màn hình excel sẽ hiển thị giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn cần tính.
Hình 4: Giá trị ngẫu nhiên được chọn

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
55
4.3. Kết hợp chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết
Khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết áp dụng cho một khoản
mục cụ thể, sau khi xác định được mục tiêu kiểm toán, hướng kiểm tra, cỡ mẫu cần chọn
cho từng mục tiêu kiểm toán và tổng thể chọn mẫu. Đối với những mục tiêu có cùng chung
tổng thể chọn mẫu kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn các phần tử của mẫu để chọn ra mẫu
chung rồi tiến hành kiểm tra đôi. Khi đó có thể xảy ra trường hợp cỡ mẫu được xác định ở
hai thử nghiệm sẽ khác nhau. Khi đó, cỡ mẫu chung được xác định là cỡ mẫu lớn nhất của
hai thử nghiệm.
4.4. Thiết kế giấy làm việc cho quá trình chọn mẫu

Trong quá trình thực hiện chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm toán, kiểm toán viên
phải thể hiện trên giấy làm việc bảng tổng hợp các sai phạm phát hiện trong mẫu và các
yếu tố khác của quá trình chọn mẫu như: kỹ thuật chọn mẫu, phương pháp lựa chọn các
phần tử của mẫu,tổng thể chọn mẫu, cỡ mẫu…
Giấy làm việc cho quá trình chọn mẫu gồm 2 phần, phần 1 trình bày tóm tắt các
yếu tố của quá trình thiết kế mẫu và đánh giá kết quả mẫu, phần 2 là bảng tổng hợp các sai
phạm của các phần tử trong mẫu.
5. Kết luận
Cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập,
hoạt động kiểm toán giữ vai trò rất vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Chính
vì vậy các công ty kiểm toán buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả
kiểm toán. Những biện pháp được đề xuất trên cơ sở những hạn chế về kỹ thuật chọn mẫu
trong kiểm toán báo cáo tài chính do AAC thực hiện. Em mong muốn sẽ góp phần hoàn
thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AAC nhằm nâng cao được
tính hiệu quả của cuộc kiểm toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Đoàn Thị Ngọc Trai (2008), Bài giảng kiểm toán.
[2] Tập thể tác giả khoa Kế toán - Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Lý thuyết kiểm toán,
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[3] Tập thể tác giả khoa Kế toán - Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Giáo trình kiểm toán
tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
[4] Tập thể tác giả khoa kế toán - Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
(2008), kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
[5] Alvin A. Arens & James K. Loebbecke, Auditing.

×