Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố gây ra tai nạn lao động đến thời gian hoàn thành dự án xây dựng trong quá trình thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 122 trang )


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh xây dựng hiện nay, vấn đề tai nạn lao động (TNLĐ) trong quá
trình thi công của các nhà thầu luôn là vấn đề quan trọng, tuy nhiên họ cho rằng thời
gian hoàn thành (TGHT) dự án ảnh hưởng bởi tiến độ thi công, chi phí đầu tư, chất
lượng nghiệm thu, mà không ngờ vấn đề TNLĐ trong quá trình thi công có thể ảnh
hưởng đến TGHT dự án (nguồn: khảo sát từ các chuyên gia xây dựng).Dẫn chứng,
qua số liệu thống kê của Sở Lao Động – Thương Binh – Xã Hội tại Thành Phố Hồ
Chí Minh, trong năm (2007-2013).Cụ thể như sau:

Biểu đồ 1: Số vụ TNLĐ và TNCN từ năm 2007 đến 2013 tại Tp.HCM
(Nguồn:Sở LĐ-TB-XH Tp.HCM, 2014)
Tuy nhiên trong quá trình thi công, luôn xảy ra các rủi ro tiềm ẩn làm ảnh
hưởng đến sức khỏe và TNLĐ mà người quản lý không thể lường trước được.Chính
vì lý do đó mà sức khỏe và an toàn của công nhân bị suy giảm, có thể ảnh hưởng
đến tình trạng mệt mỏi, làm giảm năng suất, thậm chí tốn thời gian và chi phí vô
nghĩa để giải quyết các vụ TNLĐ, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dẫn đến kéo
dài thời gian hoàn thành dự án “tác giả đã nhận thấy điều đó trên thực tế trong
quá trình thi công mà tác giả đã từng thực hiện”.
1 2 3 4 5 6 7
Series1
666 361 1319 892 1056 1568 822
Series2
117 87 102 102 81 98 90
666
361
1319
892


1056
1568
822
117
87
102 102
81
98
90
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
SỐ VỤ TAI NẠN
NĂM 2007 - 2013

2

Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Phi Vũ (2011) [đã trích dẫn trong luận văn
B.K.Tín, 2014] chỉ ra rằng tình hình TNLĐ trong ngành xây dựng luôn đứng hàng
đầu trong số các vụ tai nạn nói chung.Công việc xây dựng là công việc hết sức nguy
hiểm và là ngành có nguy cơ xảy ra TNLĐ cao [Đ.T.X.Lan và L.T.Văn, 2002 đã
trích dẫn bởi B.K.Tín, 2014].Riêng Sở Lao Động – Thương Binh – Xã Hội thống kê
thì tỉ lệ tai nạn lao động chết người ở lĩnh vực xây dựng luôn cao hơn so với các
lĩnh vực khác, tính ra trung bình mỗi tuần có một công nhân xây dựng tử nạn.

Hiện nay, có rất ít nghiên cứu định lượng về thời gian hoàn thành dự án thực
tế do những ảnh hưởng của tai nạn lao động trong ngành xây dựng kể cả trên thế
giới cũng như tại Việt Nam. Nếu thời gian thực tế để hoàn thành dự án của các vụ
tai nạn được nghiên cứu một cách cụ thể, thì công tác an toàn lao động trên công
trường chắc chắn sẽ được quan tâm và xem trọng hơn. Nếu không có những nghiên
cứu này, những nỗ lực của nhà thầu dành cho an toàn lao động rất khó được định
lượng cũng như rất khó thuyết phục các nhà thầu quan tâm vào công tác an toàn lao
động trên công trường.
Hinze và Parker (1978) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa an toàn lao động và
áp lực tiến độ, nhận thấy chúng có tương quan.Với các lý do nêu trên, nghiên cứu
của tác giả về “Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố gây ra TNLĐ đến TGHT
dự án xây dựng trong giai đoạn thi công”.Đề tài này là rất cần thiết và đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn trong xây dựng hiện nay.
2. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhận dạng và xếp hạng các “yếu tố gây ra TNLĐ” ảnh hướng đến TGHT dự
án xây dựng trong giai đoạn thi công.
- Xây dựng mô hình thể hiện sự ảnh hưởng các nhóm “yếu tố gây ra TNLĐ”
đến TGHT dự án.

3

- Đề xuất các biện pháp cải thiện sự ảnh hưởng của các nhóm “yếu tố gây ra
TNLĐ” đến TGHT dự án.
- Đánh giá xếp hạng tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp nhằm giảm
thiểu tai nạn lao động và cải thiện thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn
thi công tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Hiện nay mô hình CFA đã được ứng dụng trong ngành quản lý xây dựng, tuy
nhiên lại được ứng dụng rất nhiều trong các ngành kinh tế, quản trị, marketing,

nghiên cứu này ứng dụng mô hình CFA để phân tích sự ảnh hưởng của các nhóm
“yếu tố gây ra TNLĐ” đến TGHT dự án ở giai đoạn thi công trong ngành xây dựng
dân dụng. Đồng thời ứng dụng kỹ thuật phân tích EFA nhằm khám phá ra các nhân
tố mới gây ra TNLĐ ảnh hưởng đến TGHT dự án. Ngoài ra còn khám phá thêm các
nhân tố mới giúp cải thiện TNLĐ và TGHT dự án trong giai đoạn thi công.
3.2 Ý nghĩ thực tiễn
Nghiên cứu này có thể hữu ích cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, nhà thầu
xây dựng. Dựa vào mô hình thể hiện sự ảnh hưởng các nhóm “yếu tố gây ra TNLĐ”
đến TGHT dự án, có thể đưa ra các giải pháp giải quyết một cách toàn diện và hợp
lý, đặc biệt là các nhóm “yếu tố gây ra TNLĐ” có ảnh hưởng cao đến TGHT dự án.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trên mọi khu vực
địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh tại Việt Nam.

4

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhóm “yếu tố gây ra TNLĐ” ảnh hưởng đến
TGHT dự án trong giai đoạn thi công.
- Đối tượng khảo sát: Giám đốc dự án, chỉ huy trưởng công trường, giám sát
công trường, kỹ sư công trường, kỹ sư an toàn lao động, các nhà thầu đang thi
công công trình có quy mô lớn trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Quan điểm phân tích: Đứng trên quan điểm của nhà thầu.
- Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện chủ yếu ở giai đoạn thi công và
trong phạm vi ngành xây dung dân dụng.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận
Để đáp ứng được mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng cách tiếp cận sau:
- Tham khảo các nghiên cứu trước

- Tiến hành khảo sát, cập nhật thực trạng quản lý hiện nay
- Xác định rõ các mục tiêu cần đạt được và các vấn đề mang tính tai nạn lao
động trong quá trình quản lý dự án hiện nay
- Đề xuất ý tưởng, tham khảo cán bộ hướng dẫn và chuyên gia
- Xây dựng quy trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các yếu tố
có gây ra TNLĐ ảnh hưởng đến TGHT dự án, xây dựng mối quan hệ tương quan
giữa các thành phần, xác định mối tương quan giữa các nhóm yếu tố với TGHT dự

5

án trong quá trình thi công. Từ đó đề xuất ra các giải pháp khách quan mang tính
chất định tính để cải thiện



















6





CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN











7

1.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Có rất nhiều hướng nghiên cứu trên thế giới nói về vấn đề TNLĐ, ATLĐ, tiến
độ thi công, chi phí dự án.v.v…trong đó hầu hết các nghiên cứu chỉ tìm ra các
nguyên nhân, các yếu tố gây ra TNLĐ và cải thiện ATLĐ. Nhưng vẫn chưa có
nghiên cứu nào trong nước, so sánh tầm ảnh hưởng của TNLĐ đến các vấn đề cốt
lõi trong dự án xây dựng. Tác giả đã liệt kê và tóm tắt các hướng nghiên cứu của
một số nước trên thế giới bao gồm các nước đã phát triển và trong giai đoạn phát

triển.
1.1.1 Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới:
1. Shin M1, Lee HS, Park M, Moon M, Han S (2013) “A system dynamics
approach for modeling construction worker’s safety attitudes and
behaviors’’: Tai nạn xây dựng là do có hành vi không an toàn, trong khi đã
có cải thiện đáng kể trong việc tạo ra môi trường xây dựng an toàn hơn,
việc loại bỏ các hành vi không an toàn của công nhân xây dựng ít được biết
đến. Để giải quyết sự thiếu hụt này, nghiên cứu nhằm mục đích phát triển
một hệ thống mô hình động (System Dynamics) dựa trên các quá trình hệ
thống động có thể giúp phân tích các cơ chế phản hồi và sự năng động, kết
quả liên quan đến thái độ an toàn và hành vi an toàn của người lao động,
công nhân xây dựng. Mô hình phát triển được áp dụng để kiểm tra tính hiệu
quả của ba chính sách cải thiện an toàn: Khuyến khích hành vi an toàn,
tăng khả năng của truyền thông và ngâm trong các tai nạn. Áp dụng mô
hình xác minh, tiềm năng mạnh mẽ của mô hình phát triển dùng để cung
cấp một sự hiểu biết tốt hơn về cách để loại bỏ hành vi không an toàn, và
có chức năng như một bài kiểm tra mạnh mẽ để đánh giá hiệu quả của các
chương trình an toàn hoặc các khóa đào tạo trước khi thực hiện.


8

2. Adeeba A. Raheem, Jimmie W. Hinze, Salman Azhar, Rafiq M. Choudhry,
Zainab Riaz, “Comparative Analysis of Construction Safety in Asian
Developing Countries”: Không còn nghi ngờ gì, thực tế là có một khoảng
cách rất lớn về hiệu suất công tác quản lý an toàn xây dựng giữa các quốc gia
phát triển và đang phát triển nhưng điều này cũng đúng vì tình trạng này vẫn
tồn tại ngay cả trong các quốc gia đang phát triển. Nó đã được thừa nhận rằng
có nhiều lý do kinh tế, xã hội và chính trị đằng sau hiệu suất an toàn xây dựng
kém này cần được giải quyết với một cách tiếp cận chủ động. Mặc dù thực tế

là an toàn xây dựng có vai trò quan trọng cho sự tiến bộ của ngành công
nghiệp xây dựng và cho nền kinh tế của quốc gia là tốt, hiện một khuôn khổ
thực sự yếu kém của các chính sách đã được thiết lập để thực hiện an toàn ở
các nước đang phát triển châu Á. Mục đích của bài viết này là tiến hành một
phân tích so sánh các quy định an toàn, công nghệ, đào tạo và kỹ thuật thông
qua tại các quốc gia khác nhau Châu Á đang phát triển như Pakistan, Ấn Độ,
Trung Quốc, Bhutan, Malaysia, Hàn Quốc và Đài Loan.Phân tích này đã cung
cấp một sự hiểu biết rõ ràng hơn liên quan đến các vấn đề hiện tại đang cản
trở việc thực hiện đúng kỹ thuật an toàn ở các nước đang phát triển.Phân tích
này có thể được thực sự hữu ích để phát triển một khung pháp lý chung cho
việc thực hiện an toàn xây dựng trong nước đang phát triển châu Á, đáp ứng
nhu cầu của họ phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển của họ.
3. Md Sirat Rozlina, Mohamed Shaharoun Awaluddin, Syed Hassan Syed Abdul
Hamid, Zakuan Norhayati, “Perceptions of Ergonomics Importance at
Workplace and Safety Culture amongst Safety & Health (SH) Practitioners in
Malaysia)”: Các báo cáo của bài viết trên một nghiên cứu xác định thành phần
quan trọng có thể được sử dụng để liên hệ trạng thái nhận thức và văn hóa an
toàn. Các thành phần này có thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho nghiên cứu
mà nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái nhận thức và mối quan
hệ với văn hoá an toàn trong một tổ chức. Một cuộc khảo sát đã được thực
hiện bằng cách sử dụng một mẫu của 108 học viên An toàn và Sức khỏe (SH)

9

trong công ty sản xuất tại Malaysia.Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm
tra nhận thức của học viên SH trong việc xác định tầm quan trọng của thái tại
nơi làm việc của họ và niềm tin của họ về tầm quan trọng của văn hóa an toàn
được khắc sâu tại các công ty của họ. Nguyên tắc thành phần phân tích bằng
phương pháp quay Varimax đã được sử dụng để phân tích này. 20 tiêu chí cho
thái độ quan trọng tại nơi làm việc đã được xác định sau khi EFA. Các biến là

(i) ý nghĩa và cải tiến (10 tiêu chí), (ii) phù hợp của môi trường làm việc cho
người lao động (7 tiêu chí) và (iii) xem xét thái cơ bản (3 tiêu chí).Câu hỏi văn
hoá an toàn được phát triển tập trung vào các học viên nhận thức về tầm quan
trọng SH khí hậu an toàn.Ba mô hình xây dựng dựa trên 17 tiêu chí được thiết
kế: (i) cam kết và lãnh đạo (7 tiêu chí), (ii) động lực (6 tiêu chí) và (iii) thực
hành hệ thống quản lý an toàn (4 tiêu chí). Phát hiện này có ý nghĩa để tiếp
tục nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức của các học viên SH trên thái quan
trọng tại nơi làm việc với văn hóa an toàn.
4. Osama Ahmed Jannadi, Mohammed S. Bu-Khamsin, “Safety Factors
Considered by Industrial Contractors in Saudi Arabia”: Bài viết này trình bày
kết quả của một cuộc khảo sát câu hỏi, được phân phối cho các nhà thầu
trong công nghiệp phía Đông của Ả Rập Saudi, và các cuộc phỏng vấn chính
thức với các quan chức của nhà thầu chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng.
Mục đích của cuộc điều tra là thu thập dữ liệu về những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự hoạt động an toàn của các nhà thầu công nghiệp. Điều tra mẫu
bao gồm 28 công ty có liên quan đến khối lượng lớn các hoạt động xây dựng
công nghiệp, ở phía Đông.Báo cáo xác định 20 yếu tố chính và 85 phụ yếu tố
và xác định mức độ quan trọng dựa trên kết quả khảo sát và phân tích.
5. C. M. Tam, S. X. Zeng and Z. M. Deng, “Identifying Elements of Poor
Construction Safety Management in China”: Xây dựng là một trong những
ngành công nghiệp nguy hiểm nhất do tính chất độc đáo của nó. Đo bằng tiêu
chuẩn quốc tế, hồ sơ an toàn công trường xây dựng ở Trung Quốc là người

10

nghèo. Bài viết này nhằm mục đích để kiểm tra tình hình quản lý an toàn trong
ngành công nghiệp xây dựng của Trung Quốc, khám phá các hoạt động có
nguy cơ dễ bị trên các công trường xây dựng, và xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến an toàn công trình xây dựng. Những phát hiện này cho thấy rằng
hành vi của các nhà thầu về quản lý an toàn là mối quan tâm nghiêm trọng,

bao gồm việc thiếu cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân, các cuộc họp an toàn
thường xuyên, và huấn luyện an toàn. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu
suất an toàn bao gồm "nhận thức an toàn kém của quản lý hàng đầu", "thiếu
đào tạo", "nhận thức an toàn kém của quản lý dự án", "miễn cưỡng với các
nguồn lực đầu vào cho an toàn" và "hoạt động thiếu thận trọng".Nghiên cứu
cũng đề xuất rằng chính phủ nên đóng vai trò quan trọng hơn trong các
chương trình đào tạo an toàn thực thi pháp luật và tổ chức chặt chẽ.
6. Edwin Sawacha, Shamil Naoum and Daniel Fong, “FACTORS AFFECTING
SAFETY PERFORMANCE ON CONSTRUCTION SITES”: Các yếu tố ảnh
hưởng đến an toàn trên các công trường xây dựng được thảo luận. Tác động
của các vấn đề lịch sử, kinh tế, tâm lý, kỹ thuật, thủ tục, tổ chức và môi trường
được xem xét trong điều kiện như thế nào các yếu tố có liên quan với mức độ
an toàn của công trường. Các yếu tố lịch sử được đánh giá bởi nền và đặc
điểm của cá nhân, chẳng hạn như tuổi tác và kinh nghiệm. Các yếu tố kinh tế
được xác định bởi các giá trị tiền tệ mà có liên quan đến an toàn như, nguy
hiểm trả. Yếu tố tâm lý được đánh giá bởi các hành vi an toàn của đồng nghiệp
trên công trường bao gồm cả giám sát. Các yếu tố kỹ thuật và thủ tục được
đánh giá bằng việc cung cấp đào tạo và xử lý các thiết bị an toàn trên công
trường. Các yếu tố tổ chức và môi trường được đánh giá bởi các loại chính
sách quản lý thông qua để an toàn của trang. Thông tin liên quan đến các yếu
tố có tương quan với các hồ sơ tai nạn 'trong một mẫu của 120 HTX.Kết quả
phân tích cho thấy rằng yếu tố biến liên quan đến chính sách "tổ chức" là
nhóm chi phối hầu hết các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất an toàn trong
ngành công nghiệp xây dựng Vương quốc Anh. Năm vấn đề quan trọng hàng

11

đầu được tìm thấy có liên quan đến an toàn của trang là: (1) quản lý nói
chuyện về an toàn; (2) cung cấp các tập tài liệu an toàn; (3) cung cấp thiết bị
an toàn; (4) cung cấp môi trường an toàn và (5) bổ nhiệm một đại diện an

toàn được đào tạo trên công trường.
7. Alasamri H, Chrisp M.T. and Bowles G (2012), “A framework for enhancing
and improving the safety culture on Saudi construction sites”: Cải thiện văn
hóa an toàn là cần thiết để giảm số người bị thương và tử vong trên các công
trường xây dựng quốc tế. Một nghiên cứu so sánh của tám nước phát
triển và Ả Rập cho thấy Saudi Arabia đang thực hiện nghèo nhất về tỷ lệ
thương nặng và tử vong, và một nền văn hóa an toàn trong thực tế
vẫn còn là một thách thức.Ba yếu tố chính của một mô hình văn hoá an toàn
được xác định từ các tài liệu: người (khí hậu an toàn), môi trường / tình hình
(hệ thống quản lý an toàn) và hành vi (hành vi an toàn).Những đã được thành
lập vào các mô hình văn hoá an toàn. Ngoài ra còn có một yếu tố thứ tư liên
quan đến tổ chức. Tuy nhiên, thiếu một nghiên cứu mà xem xét như thế nào
các thành phần này có thể được tích hợp vào một mô hình văn
hóa an toàn toàn diện.Một khuôn khổ khái niệm được đề nghị thông qua và
tích hợp các yếu tố này để áp dụng cho ngành công nghiệp xây dựng Saudi.
Khuôn khổ bao gồm ba yếu tố có nguồn gốc từ các khuôn khổ hiện có trong
các tài liệu, và yếu tố thứ tư của bối cảnh tổ chức. Khuôn khổ sẽ được phát
triển và thử nghiệm sử dụng công trình xây dựng Saudi và
dự kiến rằng các kết quả của nghiên cứu này sẽ có lợi cho các nhà thầu để đo
hiệu suất văn hoá an toàn của chính Saudi.
8. Emad Elbeltagi, Tarek Hegazy, “INCORPORATING SAFETY INTO
CONSTRUCTION SITE MANAGEMENT”: Ngành xây dựng liên quan đến
nhiều hoạt động có thể được rủi ro, nguy hiểm, và không lành mạnh. Số người
bị thương, tai nạn, bệnh tật và công việc liên quan báo cáo trên các công
trường xây dựng vượt quá đó của ngành công nghiệp sản xuất, góp phần chi

12

phí bổ sung và sự chậm trễ trong các dự án. Để đảm bảo rằng một công trường
xây dựng là an toàn cho các hoạt động, quy trình quản lý công trường thích

hợp phải được đưa ra, xem xét an toàn vào tài khoản.Bài viết này trình bày
một nỗ lực để cung cấp một phương pháp tiếp cận định lượng sẽ giúp trong
việc duy trì các công trường xây dựng an toàn và hiệu quả.Đầu tiên, vấn đề an
toàn trên các công trường xây dựng được thảo luận và các yếu tố đóng góp
vào các công trường không an toàn được vạch ra.Ba khía cạnh sau đó được
xem xét trong kế hoạch công trường để cải thiện an toàn: (1) Xác định các cơ
sở tạm thời cần thiết cần thiết vì lý do an toàn trên công trường xây dựng; (2)
Xác định vùng an toàn thích hợp xung quanh không gian xây dựng; và (3)
Xem xét an toàn trong quá trình xác định vị trị tối ưu của các cơ sở trong công
trường. Những nhận xét này sẽ dẫn đến một công trường an toàn và phù hợp
tăng năng suất. Một nghiên cứu trường hợp được trình bày để chứng minh
những lợi ích của ba biện pháp an toàn được đề xuất và mở rộng trong tương
lai được vạch ra.
1.1.2 Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước:
1. Trần Hoàng Tuấn (2008), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực
hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng và đề xuất các giải pháp cải
thiện tình trạng an toàn trên công trường”: Nghiên cứu này đã chỉ dẫn ra
được thời gian mất mát do tai nạn của người bị tai nạn và những người liên
quan khác đã được ghi nhận tại bốn công trình xây dựng trong khoảng thời
gian từ 15/02/2008 đến 15/05/2008. Trung bình nếu tính trên 14.617.908 phút
lao động thì có 28.320 phút mất mát do tai nạn xảy ra, trung bình chiếm
0.193%, cho thấy nếu lao động trong 1000 giờ thì phải hao phí 1,93 giờ không
có năng suất lao động vì vấn đề tai nạn lao động. Kết quả nghiên cứu này cung
cấp thông tin giúp những người làm công tác quản lý lượng hóa được thiệt hại
do tai nạn, từ đó có kế hoạch phân bổ chi phí đầu tư cho vấn đề an toàn lao
động trên công trường. Bên cạnh, nghiên cứu cũng đã chỉ ra thời thời điểm

13

xảy ra tai nạn trong ngày thường là vào đầu hay cuối buổi làm việc và thời

gian xảy ra tai nạn trong tuần thường rơi vào những ngày cuối tuần. Kết quả
này tương tự với nghiên cứu của Hinze (1997), với những thông tin thu được
này thì các nhà quản lý cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ và nhắc nhở công
nhân thực hiện an toàn tốt hơn vào những thời điểm nhạy cảm dễ xảy ra tai
nạn như đề cập bên trên.
2. Nguyễn Trọng Hải (2010), “Ước tính chi phí của nhà thầu do tai nạn lao động
trong thi công xây dựng tại TP.HCM”: Xây dựng là ngành công nghiệp giữ
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân dưới dạng công trình xây dựng.
Tuy nhiên, công việc xây dựng là công việc hết sức nguy hiểm và xây dựng là
ngành công nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Điều này thể hiện rõ thông
qua các số liệu thống kê về tai nạn lao động trong các ngành công nghiệp. Số
vụ tai nạn lao động liên quan đến lĩnh vực xây dựng trung bình chiếm 40%
tổng số vụ tai nạn lao động. Kết quả này cho thấy thiệt hại cho TNLĐ trong
ngành xây dựng là rất lớn. Thiệt hại do TNLĐ tùy thuộc quy mô của công
trình, mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn. Thiệt hại do TNLĐ càng lớn khi tai
nạn càng nghiêm trọng. Chi phí trực tiếp trung bình của một vụ tai nạn phân
theo loại công trình là 62,074 triệu đồng đối với công trình sửa chữa, cải tạo;
64,209 triệu đồng đối với công trình xây dựng mới nhà dân và 81,872 triệu
đồng đối với công trình xây mới khác. Và việc kiểm định giả thuyết thống kê
cho thấy có sự khác biệt về chi phí do TNLĐ giữa công trình xây mới nhà dân
và xây mới các công trình khác. Chi phí trực tiếp trung bình cho một vụ tai
nạn phân theo đơn vị quản lý người lao động là 84,463 triệu đồng đối với
DNNN; 79,647 triệu đồng đối với công ty cổ phần; 75,171 triệu đồng đối với
công ty TNHH và 63,632 triệu đồng đối với các đơn vị khác (chủ yếu là các
nhà thầu tự do). Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê cho thấy không có sự
khác biệt về chi phí của một vụ tai nạn giữa DNNN và các đơn vị khác (chủ
yếu là cái thầu tư nhân). Chi phí trung bình của một vụ tai nạn phân theo hợp
đồng lao động là 69,958 triệu đồng đối với trường hợp lao động không có

14


HĐLĐ; 87,922 triệu đồng đối với trường hợp có HĐLĐ đến 1 năm; 87,269
triệu đồng đối với trường hợp TNLĐ có HĐLĐ trên 1 năm.Kiểm định giả
thuyết thống kê cho thấy không có sự khác biệt về số tiền bồi thường giữa
công nhân có HĐLĐ đến 1 năm và trên 1 năm.Có sự khác biệt giữa công nhân
không có HĐLĐ và công nhân có HĐLĐ.Điều đáng lưu ý trong nghiên cứu
này là gần 80% người lao động bị TNLĐ không có HĐLĐ hoặc không thống
kê được TNLĐ có HĐLĐ hay không.Kết quả này cho thấy hiện nay các công
nhân làm việc trong lĩnh vực xây dựng rất ít được các nhà quản lý hoặc nhà
thầu ký hợp đồng lao động.Xét về ảnh hưởng của văn bản pháp quy đến việc
bồi thường cho công nhân bị tai nạn, kết quả cho thấy không có sự khác biệt
trước và sau khi nhà nước ban hành văn bản pháp quy.Điều này cho thấy quá
trình ban hành văn bản pháp quy chưa được tiến hành đồng bộ, Luật chờ Nghị
định hướng dẫn, Nghị định chờ Thông tư hướng dẫn.
3. Bùi Thanh Tùng (2010), “Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thực hiện
của chương trình an toàn lao động trong các dự án xây dựng ở Việt Nam”:
Công nghiệp xây dựng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống kinh tế
của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.Tuy nhiên xây dựng là công việc hết sức
nguy hiểm và xây dựng là ngành công nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn
cao.Với các đặc điểm và điều kiện lao động tương đối khó khăn và không ổn
định. Do đó, việc thực hiện tốt chương trình An Toàn Lao Động góp phần
giảm thiểu tai nạn là hết sức cần thiết trên công trường xây dựng ở Việt
Nam.Dựa trên nghiên cứu của Thanet AKsorn, B.H.W Hadikusumo tác giả đã
tập hợp 16 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thực hiện thành công chương
trình an toàn lao động. Các yếu tố sau đó được thông qua 25 chuyên gia để
kiểm định giá trị nội dung bằng công thức Lawshe.Kết quả 16 yếu tố được
chấp nhận.Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát với 83
người trả lời từ các dự án xây dựng trung bình và dự án lớn.Cuộc khảo sát
nhằm đánh giá và ưu tiên mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến sự thành
công của chương trình an toàn như nhận thức của người trả lời. Kết quả cho


15

thấy các yếu tố có ảnh hưởng nhất là đánh giá hiệu quả chương trình an toàn
định kỳ. Kiểm tra t-test một đuôi với mức ý nghĩa 5% và giả thuyết H
0
:µ ≥ 4
để đánh giá có bao nhiêu yếu tố. Có mức ảnh hưởng tới chương trình an toàn
lao động là đáng kể. Kết quả có 9 yếu tố ảnh hưởng mạnh. Hơn nữa sử dụng
phân tích nhân tố, 8 yếu tố có thể được nhóm lại thành bốn yếu tố: Giám sát và
kiểm tra tính an toàn trên công trường thi công. Thực hiện và đánh giá chương
trình an toàn định kỳ. Đủ nguồn lực kết hợp giáo dục đào tạo, sự phối hợp tốt
các bên tham gia trên công trường. Để xác nhận các kết quả, ba trường hợp
nghiên cứu được tiếp tục tiến hành để kiểm tra tác động của những yếu tố
thành công về hiệu suất an toàn trên công trường xây dựng.
4. Trần Tiến Dũng (2011), “Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất an toàn trên những
công trường xây dựng tai việt nam”: Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét
mối quan hệ giữa chính các yếu tố an toàn và hiệu suất an toàn, để làm rõ các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất an toàn trên các công trường xây dựng tại Việt
Nam và đề xuất cho các công ty xây dựng Việt Nam để cải thiện hiệu suất an
toàn. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn cho các dự án cơ sở hạ tầng tại thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.Trong mô hình khái niệm của nghiên
cứu này, các chỉ số về hiệu suất an toàn của dự án được xác định bởi Teo,
Evelyn Lin Ai. et al., (2005) như mức độ an toàn trên các trang web xây
dựng.Các yếu tố an toàn quan trọng chủ yếu dựa trên các chỉ số phát triển bởi
SawachaE.et al., (1999).Những yếu tố này là yếu tố lịch sử, yếu tố kinh tế, yếu
tố thủ tục, yếu tố kỹ thuật và yếu tố tổ chức. Mô hình này được coi là mối
quan hệ trực tiếp giữa các yếu tố an toàn quan trọng và hiệu suất an toàn của
dự án. Sau khi tinh chỉnh các biện pháp thông qua chứng nhận phân tích nhân
tố (CFA), quy mô sử dụng để đo các cấu trúc lý thuyết trong nghiên cứu này là

chấp nhận được về độ tin cậy và giá trị. Các mối quan hệ trong mô hình khái
niệm được phân tích bằng phân tích hồi quy. Nhiều với việc áp phần mềm
SPSS.Kết quả dựa trên số liệu điều tra trên 90 dự án liên quan đến các dự án
cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đề cập đến câu hỏi của

16

EdwinOmoOnoSawacha.Bốn yếu tố quan trọng liên quan đến kinh tế, thủ tục,
kỹ thuật và tổ chức có mức độ quan trọng của 5%.Mô hình này chỉ giải thích
45,20% của tổng phương sai trong hoạt động an toàn của dự án.Nó cho thấy
một số yếu tố khác cần phải được xem xét. Những hạn chế trong nghiên cứu
này sẽ định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn.
5. Nguyễn Đăng Phi Vũ (2011), “Đánh giá những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến
an toàn của cần trục tháp trên công trường”: Hiện nay với sự phát triển của
ngành xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng tại các khu
đô thị lớn.Việc thi công các công trình cao tầng, các dự án phức tạp luôn đòi
hỏi nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc rất lớn.Với những tính năng hữu
ích trong việc nâng chuyển các cấu kiện, vật tư từ trên công trường thì cần trục
tháp là loại thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động trên công
trường, quyết định tiến độ, chất lượng công trình.Mặc dù vậy, đi kèm với loại
thiết bị này là những rủi ro tai nạn, sự cố trong quá trình thi công.Do đó việc
quản lý an toàn loại thiết bị này là điều cần thiết nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tai nạn vừa đảm bảo tình mạng người lao động trên công trường.Qua tài
liệu tham khảo, những nghiên cứu liên quan và ý kiến của các chuyên gia, tác
giả đã nhận dạng được 18 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp
trên công trường. Những yếu tố rủi ro này được chia thành 4 nhóm yếu tố bao
gồm: (i) điều kiện công trường, (ii) quán lý an toàn, (iii) yếu tố con người, (iv)
yếu tố pháp lý.Một mô hình cấu trúc thứ bậc 18 yếu tố rủ ro ảnh hưởng đến an
toàn của cần trục tháp trên công trường được xây dựng dựa trên phương pháp
định lượng AHP (Analytic Hierarchy Prccess).Bảng câu hỏi so sánh cặp giữa

18 yếu tố rủi ro được thiết kế và giữa đến nhóm chuyên gia gồm 7 người am
hiểu về cần trục tháp, và bằng phương pháp định lượng AHP tác giả đã xác
định trọng số ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro.Kết quả phân tích cho thấy
những yếu tố nào có trọng số cao là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất.

17

6. Trần Anh Tuấn (2014), “Ứng dụng Balanced Scorecard để quản lý an toàn
lao động trong các dự án xây dựng dân dụng ở Tp.Hồ Chí Minh”: Ngành
công nghiệp xây dựng là một trong ngành công nghiệp nhiều nguy hiểm với
bản chất đặc thù riêng, trong vài năm gần đây những chương trình quản lý an
toàn đã trở thành một mối quan tâm đặc biệt của các bên tham gia dự
án.Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất mô hình quản lý an toàn theo
phương pháp thể điểm cân bằng với 4 khía cạnh: Quản lý, quá trình thực hiện,
khách hàng và học hỏi.Qua tham khảo các nghiên cứu trước và ý kiến của các
chuyên gia, nghiên cứu đã đưa ra 27 tiêu chí theo 4 khía cạnh.Nghiên cứu đã
thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát với 129 bảng trả lời hợp lệ từ
những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.Quá trình phân tích cho
thấy không có sự khác biệt trong đánh giá các tiêu chí của các nhóm chủ đầu
tư/quản lý dự án, tư vấn giám sát và nhà thầu.Ngoài ra, kết quả còn cho thấy
không có sự khác biệt trong cách xếp hạng các tiêu chí giữa các nhóm.
Phương pháp phân tích nhân tố chính PCA được sử dụng nhằm nhóm những
tiêu chí có mức độ ảnh hưởng mạnh đến kết quả thực hiện an toàn.Kết quả
phân tích được 8 nhân tố chính.Trên cơ sở quá trình phân tích, nghiên cứu
kiến nghị mộ số giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo.
7. Bùi Kiến Tín (2014), “Phân tích ảnh hưởng các nguyên nhân tai nạn lao động
bằng mô hình SEM”: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng. Điều kiện và thiết bị làm việc
không phải là vấn đề quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước và công nhân.Họ
cho rằng vấn đề này là việc của quản lý an toàn trên công trường.Một điều thú
vị khác đó là hệ thống văn bản pháp luật lại có ảnh hưởng âm lên sự tổ chức

và quản lý của ban quản lý an toàn công trường.Theo cách nhìn nhận từ các
nhà quản lý an toàn thì văn bản pháp luật về an toàn chưa được chuẩn hóa và
có nhiều điều khoản, quy định còn chồng chéo gây cản trở trong việc tổ chức
và quản lý ATLĐ.Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý an toàn rằng họ có thể
tạo ảnh hưởng lên cả nhận thức và kỹ năng làm việc của công nhân bằng các
công cụ quản lý hay không? Mô hình phân tích đã chỉ ra rằng, nhà quản lý có

18

thể tác động và dùng các công cụ quản lý để làm thay đổi nhận thức (hệ số ảnh
hưởng 0.48) về an toàn của công nhân xây dựng nhưng khó làm thay đổi kỹ
năng làm việc của người công nhân (hệ số ảnh hưởng 0.15).Để thay đổi kỹ
năng làm việc của người công nhân các nhà quản lý an toàn cần tập trung tác
động trực tiếp lên nhận thức công nhân để qua đó gián tiếp làm thay đổi kỹ
năng làm việc của công nhân (hệ số ảnh hưởng của nhận thức công nhân làm
thay đổi kỹ năng công nhân từ 0.39 lên 0.63).Nhiều nghiên cứu cho rằng, công
nhân chưa được đào tạo và không sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân là nguyên
nhân chính, nguyên nhân trực tiếp của các vụ tai nạn và khẳng định rằng các
nguyên nhân này không phải là nguyên nhân gốc rễ của TNLĐ.Để ngăn chặn
TNLĐ không xảy ra thì nguyên nhân gốc rễ phải được tìm thấy và loại bỏ
hoàn toàn.Trong mô hình phân tích cũng đã chỉ ra nguyên nhân gốc rễ đó
chính là nhận thức của người công nhân đối với vấn đề lao động.Nhận thức
thay đổi hành động, thái độ, nhận ra sự cần thiết của đào tạo kỹ năng an
toàn.Mô hình thể hiện sự ảnh hưởng nhóm nguyên nhân TNLĐ được thiết lập
cho thấy các mối quan hệ tương quan, quan hệ ảnh hưởng của các nhóm
nguyên nhân trong một mô hình, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện các sự ảnh hưởng trực tiếp này để gián tiếp làm giảm TNLĐ.Cụ thể 15
giải pháp được đề xuất và xếp hạng.
1.1.3 Tổng hợp các nghiên cứu về nguyên nhân TNLĐ trong ngành xây dựng:
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về nguyên nhân TNLĐ trong ngành xây dựng

[Đã trích dẫn từ luận văn của Bùi Kiến Tín, 2014]
Nước
Tác giả
(năm)
Vấn đề nghiên cứu
Nguyên nhân TNLĐ
được rút ra
Indonesia
Latief & et
al. (2011)
Tai nạn ngã cao trong
các công trình xây
dựng.
- Hành vi không an toàn
của công nhân.
Thổ Nhĩ
Arslan &
Tìm hiểu ý kiến công
-Công nhân có thái độ an

19

Kỳ
Kivrak
(2008)
nhân xây dựng về các
yếu gây tai nạn và kiến
thức an toàn của họ.
toàn kém.
-Điều kiện công trường

không an toàn.
-Thiếu đào tạo về an toàn.
Trung
Quốc
Fang, Huang
& Hinze
(2004)
Nhận biết các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng
đến quản lý an toàn và
phát triển phương thức
đo lường hiệu suất
quản lý an toàn trên
các công trường xây
dựng.
- Nhận thức về an toàn của
quản lý an toàn.
Tam, Zeng
& Deng
(2004)
Kiểm tra tình hình quản
lý an toàn, khám phá
các hoạt động dễ gây
tai nạn và xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến
an toàn trên công
trường.
-Nhận thức về an toàn của
lãnh đạo công ty kém.
-Thiếu đào tạo an toàn cho

công nhân. -Nhận thức về
an toàn của quản lý an toàn
kém.
-Hành động thiếu an toàn.
Li & Xiang
(2011)
Thiết lập mối quan hệ
nguyên nhân dẫn đến
công trường kém đồng
thời phân tích các khía
cạnh của các nguyên
nhân từ vị trí và vai trò
khác nhau trong việc
quản lý an toàn.
-Điều kiện công trường
kém.
Maylaysia
Hamid,
Majid &
Nguyên nhân tai nạn tại
công trường.
-Do sự bất cẩn của công
nhân.

20

Singh
(2008)
- Công nhân không tuân
thủ quy trình công việc.

- Điều hành thiết bị mà
không có thiết bị an toàn.
- Quản lý an toàn công
trường kém.
- Làm việc trên cao.
- Công việc nặng nhọc.
- Kiến thức và trình độ
công nhân thấp.
- Thái độ an toàn của công
nhân kém. - Không sử
dụng thiết bị bảo hộ cá
nhân.
Kuwait
Tabtabai
(2002)
Phân tích nguyên nhân
tai nạn
- Nguyên nhân quản lý (13
nguyên nhân).
- Nguyên nhân công nhân
(13 nguyên nhân).
- Nguyên nhân dự án (4
nguyên nhân).
Anh
Haslam & et
al. (2005)
Các yếu tố góp phần
trong các tai nạn của
ngành xây dựng.
-Phát sinh lỗi từ nhóm

công nhân.
- Công trường kém an
toàn.
- Thiếu thiết bị PPE.
- Vật liệu kém chất lượng.
- Rủi ro trong công tác
quản lý.
Jordanian
Mashaleh &
Kiểm tra công tác an
-Thiếu đào tạo an toàn.

21

et al. (2010)
toàn tại Jordanian và
khuyến nghị cho nhà
thầu và chính phủ các
phương án cải thiện
hiệu suất an toàn
- Thiếu các cuộc họp an
toàn thường xuyên.
- Thiếu kiểm tra thường
xuyên.
- Thái độ sử dụng PPE của
công nhân kém.
- Không có biện pháp bảo
vệ an toàn. - Tối ưu hóa lợi
nhuận.
- Không tuân thủ quy trình

an toàn.
Đài Loan
Cheng & et
al. (2012)
Tìm hiểu nguyên nhân
và thiết lập mối quan
hệ nhân quả tiềm ẩn
liên quan đến tai nạn
nghiêm trọng.
- Không cấp thiết bị PPE.
- Người công nhân không
sử dụng PPE.
Chen, Lu &
Huang
(2011
Phát triển mô hình đánh
giá nhận thức an toàn
để đo lường nhận thức
về an toàn của công
nhân xây dựng Đài
Loan.
- Thái độ về an toàn của
công nhân.
Pakistan
Aif & Reeqi
(2008)
Phát triển thang đo
lường về hiệu suất an
toàn trong ngành xây
dựng theo điều tra thực

tế tại công trường.
- Thái độ an toàn công
nhân kém.
- Công nhân không sử
dụng PPE.
- Quản lý an toàn thiếu
kiểm tra giám sát.
Choudhry &
Đánh giá vấn đề thực
- Thiếu kiểm tra giám sát

22

et al. (2012)
hành an toàn trong
ngành công nghiệp xây
dựng tại Pakistan nhằm
mục đích cải thiện an
toàn trên các công
trường xây dựng.
thường xuyên.
- Thiếu cung cấp PPE.
- Mặt bằng thi công công
trường kém.
Palestine
Enshassi
(2008)
Xác định, đánh giá và
xếp hạng các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu

suất an toàn của các
nhà thầu phụ.
- Thiết bị làm việc không
an toàn.
- Công việc phức tạp và
khó khăn.
- Ngân sách dành cho an
toàn thấp.
- Công nhân thiếu đào tạo.
- Chủ đầu tư ít quan tâm
đến vấn đề an toàn
Hoa Kỳ
Hinze &
Wiegand
(1992)
Hỗ trợ nhà thiết kế có
xem xét đến an toàn lao
động và đề nghị được
cung cấp về phương
pháp an toàn có thể giải
quyết bằng thiết kế.
- Thiếu quan tâm về an
toàn trong thiết kế
Suraji, Duff
& Peckitt
(2001)
Phát triển mô hình nhân
quả tai nạn trong ngành
công nghiệp xây dựng,
làm nổi bật sự tương

tác cơ bản và phức tạp
của các yếu tố gây tai
nạn trong mối quan hệ
nhân quả.
- Kế hoạch thi công không
phù hợp.
- Thiếu kiểm soát quá trình
thi công
- Trình tự thi công không
đúng.
- Điều kiện công trường
kém.

23

- Hành vi không an toàn.
Toole
(2002)
Giảm sự không chắc
chắn của thiết kế và
chuyên gia an toàn trên
công trường bằng lý
thuyết phân tích
nguyên nhân gốc rễ tai
nạn.
- Thiếu đào tạo an toàn.
- Thiếu kiểm tra, giám sát.
- Thiếu thiết bị an toàn tối
thiểu.
- Phương pháp hoặc trình

tự không an toàn.
- Điều kiện công trường
kém.
- Không sử dụng thiết bị an
toàn được cung cấp.
- Thái độ an toàn kém.
- Hành động không thể tiên
đoán, bất ngờ.
Hinze &
Gambatese
(2003)
Xác định các yếu tố
ảnh hưởng đáng kể đến
hiệu suất an toàn của
nhà thầu
- Tối ưu lợi nhuận của nhà
thầu.
- Công nhân thiếu đào tạo
về an toàn.
Gambatese,
Behm &
Hinze
(2005)
Điều tra tính thực tế
của việc giải quyết vấn
đề an toàn cho công
nhân xây dựng khi thiết
kế một dự án và xác
minh tính khả thi khi
đưa thiết kế vào an

toàn.
- Thiếu quan tâm về an
toàn trong thiết kế.
Mitropoulos,
Abdelhamid
& Howell
Phát triển mô hình quan
hệ tai nạn nhân quả hệ
thống của tai nạn, nó
- Thiếu quan tâm về an
toàn trong thiết kế.
- Công việc không thể tiên

24

(2005)
tập trung vào quá trình
sản xuất tạo ra tình
huống nguy hiểm và
hành vi không an toàn
của công nhân.
đoán.
- Sai lầm (lỗi) của công
nhân
Huang &
Hinze
(2006)
Tập trung vào các tác
động của chủ đầu tư đối
với hoạt động an toàn

của dự án.
- Nhận thức về an toàn của
chủ đầu tư kém.
Hinze &
Teizer
(2011)
Yếu tố góp phần và
nguyên nhân tai nạn
của thiết bị dẫn đến tai
nạn chết người trong
ngành xây dựng.
- Sử dụng thiết bị không
đúng quy trình.
Việt Nam
Đỗ Thị
Xuân Lan &
Lưu Trường
Văn (2002)
Nguyên nhân chính gây
nên tai nạn tại Việt
Nam.
- Công nhân thiếu nhận
thức về tầm quan trọng của
ATLĐ.
- Công nhân chưa được
huấn luyện đầy đủ và thiếu
trang bị bảo hộ.
- Thang và giàn giáo không
phù hợp, thiết bị hư cũ.
- Công nhân thao tác thiếu

an toàn.
Trần Hoàng
Tuấn (2008)
Phân tích nguyên nhân
tai nạn và đưa ra các
biện pháp cải thiện
ATLĐ về đặc điểm
nhân thân của công
- Đặc điểm của công nhân.
- Phương pháp người quản
lý.

25

nhân cũng như phương
pháp quản lý.
Lưu & et al.
(2009)
Nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới tai nạn trong
ngành xây dựng tại
Việt Nam
- 23 nguyên nhân được xếp
hạng

1.2 Xác định vấn đề còn tồn tại của nghiên cứu
Việc quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng là một phần công
việc trong quản lý thi công xây dựng.Ngoài ra TGHT dự án cũng rất quan trọng đối
với nhà thầu thi công, nó ảnh hưởng đến uy tín và năng lực của nhà thầu.Nếu không
quản lý tốt cả hai công việc này thì tai nạn sẽ rất dễ xảy ra, đồng thời tiến độ cũng bị

ảnh hưởng dù ít hay nhiều.Khi tai nạn lao động xảy ra nó sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe và tính mạng của người công nhân, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án,
năng suất lao động của nhà thầu và làm phát sinh chi phí.Hiện nay các nhà thầu
chính, lẫn nhà thầu phụ điều chưa thật sự hiểu rõ mức độ ảnh hưởng khi thực hiện
các công tác an toàn như thế nào đến TGHT dự án.
VD1: Thực hiện công việc có bảo hộ lao động thì tránh được TNLĐ, nhưng
vấn đề ở đây thực hiện công việc có bảo hộ lao động nó sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít
đến công việc đang thực hiện?
VD2: Trước khi thực hiện công việc cần phải thông qua các thủ tục giấy tờ
pháp lý về ATLĐ tại công trường, nhưng việc thực hiện thủ tục giấy tờ trước khi thi
công nó sẽ làm mất thời gian, như thế sẽ kéo dài TGHT dự án.Nhưng nếu bỏ qua
các thủ tục đó thì TNLĐ sẽ xảy ra, vấn đề ở đây ta nên đánh đổi ra sao? Khi chưa
hiểu rõ được sự ảnh hưởng của các yếu tố gây ra TNLĐ đến TGHT dự án.
Chính vì thế, vấn đề cần nghiên cứu của đề tài là: Sự ảnh hưởng của “các yếu
tố gây ra TNLĐ” đến TGHT dự án trong giai đoạn thi công.Mục đích của nghiên

×