BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã ngành: 60520320
TS.
TP. HCM, Tháng 8
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH -
- -
TP.HCM, ngày 09 tháng 8 năm 2014
Họ tên học viên: Phạm Văn Hoàng Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 15/06/1978 Nơi sinh: Gò Quao, Kiên Giang
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1241810010
Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý sử dụng thuốc BVTV trong sản
xuất rau tại tỉnh Kiên Giang.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh thuốc BVTV, thu thập
mẫu và phân tích dư lượng thuốc BVTV đối với một số loại rau trên 04 huyện Châu
Thành, Tân hiệp, Hòn đất, Giồng riềng.
- Đề xuất giải pháp quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả
đối với sản xuất rau ở Kiên Giang.
- Quản lý bao bì thuốc BVTVqua sử dụng tại các vùng trồng rau trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang.
III. (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề
tài)
09 tháng 8
(Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): TS. Nguyễn Thị Hai
Ý CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Hai.
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 09 tháng 08 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
1
GS.TS. Hoàng Hưng
Chủ tịch
2
PGS.TS. Phạm Hồng Nhật
Phản biện 1
3
TS. Thái Hoàng Nam
Phản biện 2
4
TS. Trịnh Hoàng Ngạn
Ủy viên
5
TS. Nguyễn Hoàng Hương
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
i
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thành phố HCM, ngày 09 tháng 08 năm 2014
Tác giả
Phạm Văn Hoàng
ii
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cô hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hai đã tận tình hướng dẫn động viên và cung
cấp nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường và đặc
biệt trong thời gian thực hiện luận văn này.
Quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ TP. HCM đã giảng dạy và hướng
dẫn trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới đồng chí Giám đốc, các đồng chí Phó giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cùng anh chị em cán bộ của
Thanh tra sở, Chi cục Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong quá trình học
tập, nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn.
Các anh, chị, và các bạn lớp Cao học môi trường khóa 11SMT12 đã thường
xuyên giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi chân thành biết ơn các cô, chú, các bạn hữu đã ủng hộ và giúp đỡ cho tôi
trong suốt thời gian học cũng như thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Phân tích dư lượng - Trung tâm kỹ thuật
môi trường CEE, Thanh tra Chi Cục Bảo vệ thực vật, đã giúp đỡ tôi trong quá trình
lấy mẫu và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau.
Cuối cùng tôi cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, động
viên giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống để có thể hoàn
thành khóa học và luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 60 đại lý kinh doanh thuốc
BVTV và 60 hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV, qua kết quả khảo sát được: các
dạng thuốc được các đại lý bán cho các hộ dân phần lớn là chứa các hoạt chất:
Chất Lân hữu cơ, Carbamate, nguyên nhân gây ra sự vượt mức dư lượng thuốc trừ
sâu trong rau được xác định là do phần lớn các hộ nông sử dụng liều lượng thuốc
BVTV quá liều không theo khuyến cáo của nhà sản xuất thường là 6-7 lần trong vụ
rau và thời gian cách ly chỉ có 04 ngày cho tất cả các loại rau, nhận thức được tác
tại bao bì thuốc trừ sâu.
Bằng phương pháp GT-test kit và Sắc ký chúng tôi đã xác định 05 loại rau -
mồng tơi, cải xanh, dưa leo, đậu bắp và cà chua từ 04 huyện khác nhau tại Kiên
giang có chứa các hoạt chất Lân hữu cơ Fipronil, Chlorothalonil, có 9 mẫu phát
hiện có dư lượng thuốc BVTV chiếm 9% và 91 mẫu không phát hiện dư dượng,
trong đó có 09 mẫu phát hiện dư lượng thì có 03 mẫu mồng tơi, 02 cải xanh và 01
dưa leo có dư lượng thuốc BVTV vượt mức dư lượng tối đa cho phép 1-3 lần và 03
mẫu rau còn lại có chứa dư lượng là 01 cà chua, 02 đậu bắp.
Để biết thời gian cách ly chính xác cho từng loại rau, chúng tôi tiến hành
thực nghiệm thời gian cách ly từ 1,3, 5, 7, 10,12 và 14 ngày sau phun cho 03 loại
rau cho 03 loại thuốc: Pounce 1.5G chứa Hoạt chất Permethrin,
Regent 800 WG chứa
hoạt chất Fipronil, Abatin 5.4 EC chứa hoạt chất Abamectin. Qua những kết quả thí
nghiệm này, thời gian cách ly an toàn cho các loại thuốc chứa gốc lân hữu cơ là 12
ngày và 14 ngày cho các loại thuốc trừ bệnh.
iv
ABSTRACT
In this study, we surveyed 60 business agents and 60 farmers used pesticides,
the results of the survey were: the most of kind the pesticides which business agent
shell farmers mainly contain active ingredients: organic phosphorus, carbamate
the using pesticide dose farmers overdose are not recommended by the
manufacturer and the time isolation only 04 days for all kinds of vegetables, aware
of the harmful effects of waste pesticide packaging.
By GT-test kit and chromatography method we have identified 05 kinds of
vegetables - spinach, broccoli, cucumber, okra and tomatoes from 04 different
districts in Kien Giang province contains the active ingredient Fipronil,
chlorothalonil, 9 samples were detected pesticide residues with 9% rate and 91
samples not detected with 91% rate, of which 9 pesticide residues samples
including 03 samples spinach, 02 broccoli and 01 cucumbers 01
pesticide residues whose samples exceeded the permitted maximum residue from
1 to 3 times and 03 samples containing permitted residues were 01 tomatoes, 02
okra. To know the exact time for each isolate vegetables, we conducted
experimental time isolated from 1.3, 5, 7, 10,12 and 14 days after spraying pesticide
on kind of 03 vegetables for 03 activitives: Pounce 1.5G contains the active
ingredient Permethrin, Regent 800 WG with Fipronil, Abamectin of Abamectin 5.4
EC. Through the results of these experiments, we identified isolated safe time
for all kind of vegetables is 12 days and 14 days for fungicides.
v
i
ii
iii
ABSTRACT iv
v
ix
x
xi
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
3. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI 2
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2
4.1. Ý nghĩa khoa học 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 2
5.1. Giới hạn không gian nghiên cứu 2
5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu 3
5.3. Thời gian nghiên cứu 3
1 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU [4] 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang 4
1.1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Kiên Giang 4
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết 5
1.1.1.3. Đặc điểm địa hình 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 6
1.2. Tổng quan tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam 8
vi
1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới 8
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong nước 10
1.3. Kết quả nghiên cứu về dư lượng thuốc trên rau 13
1.3.1. Nghiên cứu ngoài nước 13
1.3.2 Nghiên cứu trong nước 19
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tồn dư thuốc BVTV trên rau 23
1.4.1. Sử dụng thuốc nằm trong danh mục cấm hoặc đã quá hạn sử dụng 23
1.4.2. Không đảm bảo thời gian cách ly 25
1.4.3. Liều lượng sử dụng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép 26
1.4.4. Thị trường thuốc BVTV đa dạng khó quản lý 27
1.5. Quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau 31
1.5.1. Ảnh hưởng của bao bì thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và con
người 32
1.5.2. Các phương pháp tiêu hủy bao bì thuốc BVTV đã được áp dụng 32
1.5.3. Một số công nghệ được áp dụng xử lý bao bì thuốc BVTV tại Việt Nam
(Nguyễn Trường Thành, 2007) [17] 33
2 35
2.1. Nội dung nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu và dụng cụ nghiên cứu 35
2.2.2. Thời gian thực hiện 36
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 36
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.4.1. Phương pháp điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Kiên Giang 36
2.2.4.2. Phương pháp thu thập mẫu rau để phân tích dư lượng thuốc BVTV 36
2.2.4.3. Phương pháp kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau 37
2.2.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm phun thuốc và phân tích dư lượng một số
hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong khu thí nghiệm 37
vii
2.2.5.1. Xác định biến động dư lượng hoạt chất thuốc BVTV theo thời gian cách
ly trên cây Mồng tơi 37
2.2.5.2. Xác định biến động dư lượng theo thời gian cách ly trên cây cải xanh . 38
2.2.5.3. Xác định biến động dư lượng theo thời gian cách ly trên cây dưa leo 38
2.2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 39
3: 40
3.1. Thực trạng kinh doanh thuốc BVTV của các cơ sở ở 04 huyện thuộc tỉnh
Kiên Giang 40
3.1.1. Trình độ chuyên môn của các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV 40
3.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất của các hộ kinh doanh thuốc BVTV 41
3.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây rau ở các huyện điều tra 42
3.2.1. Tình hình sử dụng thuốc trên cây rau 42
3.2.2. Chủng loại thuốc được sử dụng trong sản xuất rau tại Kiên Giang 45
3.2.3. Các hình thức vi phạm chính trong sử dụng thuốc BVTV ở các vùng sản
xuất rau tại Kiên Giang. 47
3.3. Nhận thức của người dân về việc xử lý bao bì thuốc BVTV 48
3.4. Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc trong mẫu rau 50
3.4.1. Kết quả kiểm tra mẫu rau tại các cơ sở kinh doanh 50
3.4.2. Kết quả kiểm tra mẫu rau tại các cơ sở sản xuất rau 52
3.5. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian cách ly đều tồn lưu thuốc trong một số
loại rau 53
3.5.1. Thí nghiệm xác định dư lượng các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong
rau ở các nồng độ và ngày khác nhau sau khi phun trên mồng tơi. 54
3.5.2. Ảnh hưởng của thời gian cách ly và nồng độ phun đến dư lượng thuốc
trong cây cải xanh 56
3.5.3. Biến động của thuốc Abamectin trên cây dưa leo theo thời gian thu hái 57
3.6. Đề xuất giải pháp quản lý dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật vùng trồng rau 60
3.6.1. Giải pháp quản lý trong kinh doanh thuốc BVTV 60
3.6.2. Giải pháp quản lý sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng 61
viii
3.6.3. Quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng 62
3.6.3.1. Biện pháp phòng ngừa 62
3.5.3.2. Quy trình xử lý bao gói thuốc BVTV trong dân 63
3.7. Kết quả thực hiện tiêu hủy thuốc BVTV tại Kiên Giang 66
68
1. Kết luận 68
2. Kiến nghị 68
70
75
ix
ADI
Mức hấp thụ hàng ngày chấp nhận được
BVTV
Bảo vệ thực vật
CODEX
Uỷ ban tiêu chuẩn hoá sản phẩm
EC hoặc ND
Dạng nhũ dầu
ECD
Detector cộng kết điện tử.
FAO
Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc
FID
Detector ion hoá ngọn lửa
FPD
Detector quang kế ngọn lửa.
GAP
Thực hành nông nghiệp tốt
GC
Sắc ký khí
ha
Hecta
HPLC
Sắc ký lỏng cao áp
LD
50
Liều gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm.
MRL
Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg; mg/l)
MS
Detector khối phổ
PHI
Thời gian cách ly(ngày)
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO
Tổ chức y tế thế giới
WP
Dạng bột tan trong nước
TACTRI
Viện nghiên cứu hóa chất và nông nghiệp
DAIS
Sở Nông nghiệp
NIAST
Viện khoa học công nghệ nông nghiệp
NAPQMJ
Quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp Quốc gia
KFDA
Tổng Cục thuế và thực phẩm
EPA
Cơ quan môi trường Mỹ
MRA
Phương pháp phân tích đa dư lượng
NĐTP
Ngộ độc thực phẩm
x
Bảng 1.1. Thống kê vùng trồng rau tỉnh kiên Giang 7
Bảng 1.2. Số liệu thống kê sơ bộ về thị trường nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên
liệu tại một số nước trên thế giới 11
Bảng 1.3. Lượng thuốc BVTV nhập khẩu qua các năm 13
Bảng 1.4. Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước 18
Bảng 1.5. Tổng hợp mức dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc
BVTV trên rau tươi theo thông tư số 68/2010/ BNNPTNT và WHO/FAO 1994. 20
Bảng 1.6 Dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả 23
Bảng 2.1: Nồng độ thuốc phun trên các loại rau thí nghiệm 39
Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của các cửa hàng đại lý kinh doanh thuốc BVTV
trên địa bàn Kiên Giang 40
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát điều kiện kinh doanh của các cửa hàng vật tư nông
nghiệp tại 04 huyện ở tỉnh Kiên giang 41
Bảng 3.3. Kết quả sử dụng thuốc BVTV của nông dân Kiên Giang năm 2013 43
Bảng 3.4: Chủng loại thuốc sử dụng trên cây rau 45
Bảng 3.5: Hình thức vi phạm chính trong sử dụng thuốc BVTV 47
Bảng 3.6: Nhận thức của người nông dân về việc xử lý bao gói thuốc BVTV 48
Bảng 3.7: Dư lượng thuốc BVTV trong rau ở các chợ và siêu thị tại Kiên Giang
tháng 2 năm 2013. 51
Bảng 3.8. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau do nông dân Kiên
Giang sản xuất (từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2013) 52
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời gian cách ly đến dư lượng thuốc Permrthin trong rau
mồng tơi 55
Bảng 3.10. Biến động dư lượng Fipronil trong cải xanh ở các ngày khác nhau sau
khi phun 56
Bảng 3.11. Biến động dư lượng Abamectin trong dưa leo ở các ngày khác nhau sau
khi phun 58
xi
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang 5
Hình 3.1. Biến động dư lượng Permethrin theo thời gian thu hái mồng tơi 55
Hình 3.2. Biến động dư lượng Fipronil theo thời gian thu hái rau cải xanh 57
Hình 3.3. Biến động dư lượng hoạt chất Abamectin theo thời gian thu hái rau dưa
leo 59
Hình 3.4. Quy trình thu gom thuốc BVTV sau khi sử dụng 64
Hình 3.5. Quy trình làm sạch bao bì thuốc BVTV 65
Hình 3.6: Thu gom bao bì qua sử dụng tại Kiên Giang 67
1
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Cha ông
ta có câu ” Đói ăn rau, đau uống thuốc” đã phần nào nói lên tầm quan trọng của rau
xanh trong cuộc sống của con người. Nhu cầu rau xanh cho con người khoảng
10kg/người/tháng. Sản xuất rau rất cần thiết cho kinh tế, xã hội, tạo ra thực phẩm
cho nhu cầu xã hội xuất và xuất khẩu cũng như việc làm cho nông dân. Theo số liệu
từ tổng cục thống kê, nước ta có diện tích trồng rau khoảng 780.000 ha với sản
lượng 13 triệu tấn/năm, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Kiên Giang hiện có 10.000ha trồng rau các loại với sản lượng 194.000
tấn/năm. Nhu cầu rau tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung không chỉ về
số lượng mà còn cả về chất lượng. Trong tình hình ngộ độc thực phẩm và bệnh tật
ngày càng cao thì nhu cầu rau sạch, rau an toàn đang là nhu cầu bức thiết hiện nay.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi Cục BVTV tỉnh năm 2012 cho biết, có 35/75 mẫu
rau kiểm tra có dư lượng thuốc lân hữu cơ và Carbamate vượt ngưỡng cho phép.
Điều này đang gây không chỉ là nỗi quan ngại lớn cho người dân địa phương cho du
khách mà còn cả cho các ngành chức năng ở Kiên Giang. Vì vậy, bên cạnh việc
phát triển du lịch, tỉnh Kiên Giang đang triển khai xây dựng đề án quy hoạch vùng
sản xuất rau an toàn giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020, khuyến
khích nông dân phát triển sản xuất rau theo VietGAP để đáp ứng nhu cầu rau sạch
cho người dân địa phương và cho du khách.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ô
nhiễm về hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng gia tăng. Hoá chất BVTV
được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch
vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm.
2
Tìm ra những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý để giảm thiểu tồn tại trong
sử dụng thuốc BVTV, dư lượng thuốc BVTV trên rau, quản lý bao bì thuốc BVTV
qua sử dụng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ” Đánh giá thực trạng và đề xuất biện
pháp quản lý, sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau tại tỉnh Kiên Giang” nhằm
cung cấp dữ liệu và cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và làm tiền đề cho việc triển
khai đề án này của địa phương.
3.
- Đánh giá tình hình kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV tại 4 huyện có diện
tích sản xuất rau tập trung ở Kiên Giang.
- Đánh giá dư lượng thuốc trên rau tại các cơ sở kinh doanh và sản xuất rau tại
Kiên Giang.
- Xác định thời gian cách ly của một số chủng loại thuốc cho một số loại rau
chính.
- Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng thuốc BVTV và bao bì thuốc BVTV sau
sử dụng trên rau trong điều kiện cụ thể của sản xuất nông nghiệp tại Kiên Giang.
4
4
Cung cấp những số liệu về số lần sử dụng thuốc trong thực tiễn sản xuất và
xác định thời gian cách ly phù hợp cho từng loại thuốc để làm cơ sở xây dựng quy
trình sử dụng thuốc BVTV hợp lý trong sản xuất rau an toàn.
4.2.
Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý; thực
hiện đúng thời gian cách ly; thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV, góp phần giảm chi
phí, bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ cho người sử dụng rau và người sản xuất.
5
5
Nghiên cứu tập trung vào 4 huyện Giồng Riềng, Châu Thành, Tân Hiệp, Hòn
Đất. Vùng này tập trung chủ yếu trồng rau ăn lá, củ quả do nguồn nước mặt ngọt
quanh năm.
3
5
- Nghiên cứu tập trung phân tích những vấn đề có liên quan, có tác động trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân ở mức độ nông hộ do ảnh
hưởng của dư lượng thuốc BVTV tại các vùng trồng rau.
- Quản lý bao bì thuốc BVTV qua sử dụng tại các vùng trồng rau trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang.
5
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2014
4
1
1.1. [4]
1.1.1.
1.1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang nằm ở Tây – Bắc vùng ĐBSCL có tọa độ địa lý: từ 103
0
30
’
đến
105
0
32
’
kinh độ Đông và từ 9
0
23
’
đến 10
0
32
’
vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 56,8 km;
- Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu;
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh
Hậu Giang;
- Phía Tây Nam là biển giáp Vịnh Thái Lan, với 140 hòn đảo lớn nhỏ và bờ
biển dài hơn 200 km.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng sông
Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các
nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại,
dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện):
Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Giang Thành,
huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện
Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện U Minh
Thượng và 02 huyện đảo: huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải. Vựa theo vị trí địa lý,
tỉnh Kiên Giang được chia thành 4 vùng khác nhau:
- Vùng Tứ Giác Long Xuyên: bao gồm Kiên Lương, Hòn Đất, Giang Thành và
thị xã Hà Tiên.
- Vùng Tây Sông Hậu: gồm các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng,
Gò Quao và thị xã Rạch Giá.
5
- Vùng U Minh Thượng: gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U
Minh Thượng.
- Vùng Hải đảo: gồm huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải.
Hình 1.1.
(Nguồn Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Kiên Giang)
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 – 11
và mùa nắng từ tháng 12 – 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình dao động khoảng 27,4 ±
0,3
0
C. nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất hàng năm xuất hiện vào các tháng
4 (28 -29
0
C) và tháng 1 (25 – 26
0
C). Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 giờ/
năm. Lượng mưa dao động trung bình 2.200 mm/năm. Ẩm độ trung bình 81,9 ±
0,6%.
Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới hải
dương, đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Với những đặc trưng
Địa bàn
nghiên cứu
6
chính như: nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình từ 27,5 – 27,7
0
C), nắng nhiều
(trung bình 6,4 giờ/ngày, tháng nhiều nhất là tháng 4 với 7 – 8 giờ/ngày, tháng ít
nhất là tháng 9 và 11 với 4,5 – 5,3 giờ/ngày). Khí hậu ở Kiên Giang có 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ đầu tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa
trong năm (lượng mưa trung bình từ 88,1 – 544,5 mm/tháng). Nữa cuối mùa mưa
trùng với mùa lũ nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, nhưng có thể phát triển
nuôi trồng thủy sản (NTTS).
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng
mưa trong năm, mưa ở các tháng 1, 2 và 3 lượng mưa ít lượng mưa từ 11 – 50 mm.
Nhìn chung, khí hậu ở Kiên Giang khá thuận lợi: ít thiên tai, không có bão đổ
bộ trực tiếp, không giá rét, ánh sáng và nhiệt độ dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt và
sản xuất.
1.1.1.3. Đặc điểm địa hình
Kiên Giang có 3 dạng địa hình chính là đồng bằng, đồi núi và đảo biển
Địa hình đồng bằng: Do đặc điểm bồi tụ, phân bố dòng chảy và hoạt động của
con người, đã chia cắt dạng địa hình này thành 3 vùng lớn là Tứ giác Long Xuyên
(TGLX), Tây sông Hậu (TSH) và U Minh Thượng (UMT)
Địa hình đồi núi: có diện tích khoảng 7.282 ha, bao gồm các núi khu vực ven
biển từ huyện Hòn Đất đến thị xã Hà Tiên
Địa hình đảo biển: gồm 140 hòn đảo lớn nhỏ
1.1.2. -
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.348,53 km2. Dân số tỉnh Kiên Giang
là 1.707.050 người, mật độ 269 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành thị
26,9%; dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa (Nguồn: Niên giám thống kê
hàng năm năm 2007, trang 619, 627 và Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm năm
2009, trang 625,633). Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven
trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo.
Tổng sản phẩm năm 2013 đạt 28.287 tỷ đồng, trong đó: lĩnh vực nông lâm
thuỷ sản 13.114 tỷ đồng (nông nghiệp là 7.920 tỷ đồng; lâm nghiệp là 129 tỷ đồng;
7
thủy sản là 5.065 tỷ đồng) (Niên Giám Thống kê 2013). Cơ cấu kinh tế nông lâm
thuỷ sản đạt 43,67%, công nghiệp và xây dựng đạt 26,26% và các ngành dịch vụ đạt
30,06%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tỷ trọng nông nghiệp chiếm 62,1%, lâm
nghiệp chiếm 1,01% và thuỷ sản chiếm 36,89%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn phụ
thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Cây trồng chính
trong sản xuất nông nghiệp là cây lúa.
Tỉnh Kiên Giang đang triển khai xây dựng đề án quy hoạch vùng sản xuất rau
an toàn giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020, khuyến khích nông dân
phát triển sản xuất rau theo VietGAP.
Toàn tỉnh hiện có 10.000 ha trồng rau các loại, sản lượng hơn 194.000
tấn/năm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mới có 2 cơ sở sản xuất rau đã được cấp chứng
nhận VietGAP là Hợp tác xã Thạnh Hiệp ở xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, với
diện tích là 5 ha và Nông trại sinh thái ECOFARM ở xã Cửa Dương, huyện đảo Phú
Quốc, diện tích 6,5 ha.
Hai HTX trên sản xuất các loại rau màu phổ biến như: mồng tơi, rau muống,
cải thìa, cải ngọt, xà lách, hành, hẹ, dưa leo, mướp đắng, bí đao, đậu bắp, bầu,
mướp, cà chua, dưa hấu… Hiện, có thêm 2 HTX đang hoàn thành hồ sơ để được
cấp chứng nhận VietGAP trong năm 2014 là Hợp tác xã Vĩnh Tiến (phường Vĩnh
Hiệp, thành phố Rạch Giá) và Cơ sở sản xuất rau an toàn (xã Mong Thọ, huyện
Châu Thành).
.1. g rau
STT
RAU
MÀU (ha)
CÂY
KHÁC (ha)
1
Huyện Giồng Riềng
3,470.89
2,800.18
2
Huyện Tân Hiệp
639.00
55.86
3
Huyện Vĩnh Thuận
603.45
205,355.92
4
Huyện Hòn Đất
1,199.00
14,113.76
5
Huyện Gò Quao
750.00
1,341.33
6
Huyện Kiên Lương
577.00
217.78
7
Huyện An Biên
239.80
1,694.95
8
Huyện UMT
988.00
4,495.53
8
9
Huyện An Minh
672.00
5,144.50
10
Huyện Phú Quốc
295.00
2,636.50
11
Huyện Châu Thành
584.42
3,503.43
12
TP. Rạch Giá
22.00
151.38
10,040.56
241,511.12
(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Kiên Giang)
Hiện nay khó khăn chung của việc trồng rau an toàn là việc liên kết giữa các
ngành, doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ rau chưa đồng bộ, kém
phát triển. Trồng rau an toàn mất nhiều công chăm sóc, tuân thủ theo đúng quy trình
nên giá thành của rau an toàn cao hơn với giá rau thường trên thị trường. Trong khi
đó, người tiêu dùng không xác định và chưa có thói quen dùng rau an toàn, không
chấp nhận mua giá cao hơn rau thường dẫn đến đầu ra không ổn định, giá thấp nên
nông dân chưa mạnh dạn đầu tư trồng rau an toàn.
Việc quy hoạch sản xuất rau an toàn theo VietGAP nhằm tạo ra nguồn rau
sạch cung cấp cho người tiêu dùng, giúp nông dân sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ dễ
dàng. Hạn chế trồng rau màu theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, giá trị kinh tế thấp và
hướng đến sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cung cấp cho hệ thống các chợ đầu
mối lớn, siêu thị và tiến đến xuất khẩu.
1.2. ình hình
1.2.1. Tình hì
Sản xuất nông nghiệp trong đó sản xuất rau đã có những sự phát triển vượt bậc
trong nửa sau thế kỷ 20 nhằm đáp ứng cho sự bùng nổ dân số loài người. Nền nông
nghiệp dựa vào hữu cơ đã từng bước và nhanh chóng chuyển sang nền nông nghiệp
dựa vào hoá chất với lượng phân bón hoá học và hoá chất BVTV được sử dụng
ngày càng nhiều. Đặc biệt, từ sau khi phát hiện và sản xuất được DDT năm 1939,
các biện pháp BVTV truyền thống như biện pháp thủ công, lợi dụng thiên địch và
thuốc thảo mộc ít được chú ý và nhanh chóng được thay thế bằng biện pháp hoá
học. Hiệu quả của biện pháp hoá học trong thâm canh và BVTV rất cao trong việc
nâng cao và bảo vệ sản lượng cây trồng. Song, thâm canh cao kéo theo sự phá vỡ đa
dạng sinh học cũng như những cân bằng sinh thái vốn có của nền nông nghiệp cổ
9
truyền mà biểu hiện của nó là các dịch hại xuất hiện ngày càng phức tạp, năng suất
cây trồng bấp bênh. Giá trị nông sản bị mất hàng năm do dịch hại được ước lượng
gần đây là khoảng 30% sản lượng tiềm năng của cây trồng lương thực, cây lấy sợi
và cây thức ăn gia súc, tương đương 300 tỷ đô la Mỹ hàng năm (Oudejeans,
1991)[49].
Sử dụng thuốc hoá học trên đồng ruộng nói chung và trên các ruộng rau nói
riêng là một biện pháp tác động quan trọng của con người vào hệ sinh thái. Thuốc
hoá học không chỉ tác động đến dịch hại mà còn tác động rất lớn đến các thành phần
sinh học và vô sinh khác trong hệ sinh thái như cây trồng, các sinh vật trung gian,
các sinh vật có ích, đất đai, nước… Hàng loạt các hậu do việc sử dụng quá mức hoá
chất BVTV đã xảy ra do sự phá vỡ cân bằng cũng như sự an toàn tự nhiên của hệ
sinh thái như dịch hại kháng thuốc, xuất hiện nhiều dịch hại mới khó phòng trừ,
nhanh tái phát dịch hại nguy hiểm, ô nhiễm môi trường và sông sản trên phạm vi
toàn thế giới (dẫn theo Lê Trường, 1985) [10].
Theo tính toán của Pimentel và Greiner ở Đại học Cornell, ở Mỹ, nông dân chi
6,5 tỷ đô la đã làm giảm giá trị thiệt hại do dịch hại gây ra cho cây trồng là 26 tỷ đô
la, tức là người nông dân thu được 4 đô la khi cứ 1 đô la chi cho thuốc BVTV. Tuy
nhiên, nếu tính 8 tỷ đô la do ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng thuốc đến sức
khoẻ con người và môi trường thì thu nhập trên chỉ còn 2 đô la/1 đô la chi cho thuốc
BVTV (Stephenson, 2003) [51]. Hơn nữa, hầu hết các thuốc hoá học độc cao với
con người và môi trường cũng như để lại tồn dư trong nông sản (Wayland, 1991)
[50].
Tuy vậy, việc sử dụng thuốc BVTV ngày nay là yêu cầu tất yếu. Theo ý kiến
của nhiều tác giả, nếu không dùng thuốc BVTV, sản lượng cây trồng trung bình bị
mất khoảng 60 - 70%, không thể đáp ứng nổi thực phẩm cho con người hiện nay
(Yeoh, 2002) [54]. Nếu không, để tồn tại, con người phải tăng 3 lần diện tích đất
canh tác hiện nay, điều này không thể làm được (Marcus, 2004; Stephenson, 2003)
[46], [51]. Đánh giá về sản xuất lương thực và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới,
Stephenson đã kết luận: Thuốc BVTV đã có vai trò chính trong việc tăng gấp 3 lần
10
sản lượng lương thực trong 50 năm qua; thuốc BVTV đã đem lại lợi ích cho con
người và môi trường bằng việc giảm đói nghèo, tiết kiệm lao động, năng lượng hoá
thạch, đất đai, góp phần hạn chế sự xâm lấn của nông nghiệp vào đất không phù
hợp, kể cả đất hoang hoá mà nó không bền vững cho việc sử dụng mục đích nông
nghiệp. Các cố gắng để giảm thuốc BVTV ở nơi và vào lúc ít có cơ hội cải thiện sản
lượng lương thực vẫn cần được tiếp tục nhằm giảm thiểu rủi ro và đem lại lợi ích
lớn hơn do sử dụng thuốc BVTV. Hiện đang có sức ép về việc tăng cường sử dụng
thuốc BVTV trong các nước đang phát triển, song cần giáo dục và điều tiết nhằm
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khoẻ con người và môi trường
(Stephenson, 2003) [51].
Do vậy, một trong các vấn đề mấu chốt cho nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay
mà ta thường gọi là nền nông nghiệp sinh thái là sử dụng thuốc BVTV một cách
"khôn ngoan" nhất, sao cho năng suất và chất lượng cây trồng được giữ vững, lợi
ích của người nông dân được nâng cao, đảm bảo an toàn cao nhất có thể với con
người và môi trường. Để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm an toàn cho mình, về cơ
bản, nông dân nói chung và người trồng rau nói riêng không thể quay lại nền nông
nghiệp hữu cơ thuần tuý, càng không nên kéo dài và làm trầm trọng thêm nền nông
nghiệp dựa hẳn và hoá học mà cần phải "đi giữa" hai nền nông nghiệp này một cách
khôn ngoan nhất (Peet, 1999) [50].
1.2.
Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau là cây trồng ngắn ngày với yêu cầu
thâm canh và BVTV rất cao, thuốc hoá học được sử dụng trên đơn vị diện tích cao
hơn nhiều so với cây lúa. Hiện trạng dư lượng thuốc BVTV trong rau trong cả nước
ta những năm gần đây rất đáng lo ngại (Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm Kiểm định
thuốc BVTV phía Bắc) theo Nguyễn Trường Thành (2007) [17], khả năng quản lý
việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng, trình độ sử dụng thuốc BVTV của người sản
xuất rau ở nước ta nhìn chung còn rất hạn chế, có nguyên nhân sâu xa từ hệ thống
canh tác nhỏ lẻ, manh mún từ lâu đời. Do vậy, về phương diện Nhà nước nói chung
và tỉnh Kiên Giang nói riêng, việc cải tiến quản lý thuốc BVTV trong đó có quản lý
11
kinh doanh và kinh doanh sử dụng thuốc có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với ngành
trồng rau mà đối với cả xã hội và môi trường sống.
Theo báo cáo của Cục BVTV Việt Nam, lượng thuốc hóa học sử dụng trong
BVTV ngày càng tăng. Bình quân, lượng hóa chất BVTV sử dụng hàng năm trong
gia đoạn 1981 – 1986 là 6.500 – 9.000 tấn, tăng lên 20.000 – 30.000 tấn vào giai
đoạn 1991– 2000 và lên đến 36.000 – 75.800 tấn trong giai đoạn 2000 – 2011 (Cuc
BVTV, 2012). Phần lớn thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam là thuốc nhập khẩu. Giá
trị nhập khẩu thuốc BVTV năm 2008 là 472 Triệu USD và năm 2010 là 537 Triệu
USD (Cục BVTV, 2012).
Trước năm 1998 thuốc BVTV nhập khẩu chủ yếu là thuốc trừ sâu và đa số sử
dụng cho cây lúa. Đến năm 2004 có khoảng 75% tổng lượng thuốc dùng cho lúa,
hơn 10% dùng cho rau và khoảng 12% cho các cây trồng khác.
Năm 1997 có 80 Công ty, có 111 hoạt chất với 259 tên thương phẩm. Khối
lượng nhập khẩu: 24.580 tấn. Đến năm 2007 có 158 Công ty, doanh nghiệp sản xuất
cung ứng thuốc BVTV, 774 tên hoạt chất được phép sử dụng, 2242 tên thương
phẩm. Khối lượng nhập khẩu 75.805 tấn. Đa phần thuốc sử dụng ở Việt Nam là
thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc.
1
KNNK 11T/2013
KNNK 11T/2012
695.526.458
626.650.202
Trung Quốc
346.282.514
288.888.561
Singapo
57.705.246
55.974.043
Đức
41.343.592
32.724.362
Ấn Độ
40.240.427
34.781.496
Thái Lan
36.104.556
28.089.365
Anh
35.397.351
41.401.190
Nhật Bản
28.976.291
27.212.963
Hàn Quốc
24.477.173
26.106.079
Pháp
17.936.784
16.698.178
Indonesia
12.004.093
11.566.406