Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Vấn đề đặt ra và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.33 KB, 32 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Phần I ............................................................................................................4
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.......................4
Phần II ........................................................................................................10
THỰC TRẠNG VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.................10
TẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO........................................10
1.FDI và sự gia tăng đột biến sau khi gia nhập WTO.........................10
2.Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đăng kí trong thời gian qua ...............................................13
2.Một số khó khăn, hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn ODA
hiện nay và nguyên nhân của vấn đề....................................................19
Phần III ......................................................................................................23
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA
NHẬP WTO................................................................................................23
1.Giải pháp đối với thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.........23
2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA...................28
2.1.Cải thiện công tác quản lí.................................................................................................28
2.2.Nâng cao các khâu trong công tác thực hiện dự án, chương trình.................................29
KẾT LUẬN.....................................................................................................31
Tài liệu tham khảo.........................................................................................32
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11/01/2007, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức Thương mại thế giới WTO là thời điểm đánh dấu bước ngoặt phát triển, hội
nhập kinh tế sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu. Tham gia WTO
là tham gia vào sân chơi chung với nhiều cơ hội và cũng không ít những thách thức
đặt ra trong quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế.
Đầu tư của các nước vào Việt Nam là yếu tố quan trọng trong quá trình công


nghiệp hóa – hiện đại hóa nước ta, lượng vốn đầu tư để thực hiện thành công nhiệm
vụ trong giai đoạn 2006 -2010 ước tính cần 140 tỷ USD, đây là con số không nhỏ đối
Vũ Thị Phương – CH 18G
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
với một nước đang phát triển, có tỉ lệ tiết kiệm thấp như Việt Nam. Ba năm không
phải là khoảng thời gian đủ dài để đánh giá hiệu quả của dòng vốn đầu tư nhưng với
những biến động kinh tế trong ba năm vừa qua thì những kết quả từ làn sóng đầu tư
nước ngoài thứ hai đổ vào nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu chứng tỏ lợi ích khi
chúng ta tham gia vào sân chơi lớn đồng thời chứng tỏ những nỗ lực của Việt Nam
khi chấp nhận tham gia sân chơi chung này.
Gia nhập WTO là điều kiện cần để Việt Nam thu hút có hiệu quả dòng vốn đầu
tư, nhưng sử dụng có hiệu quả dòng vốn này để chúng tiếp tục làm cơ sở cho dòng
vốn này tăng lên, thì đây vẫn đ5ang là vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.
Trước yêu cầu đặt ra đó, tôi đã lựa chọn vấn đề “Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam sau khi gia nhập WTO. Vấn đề đặt ra và giải pháp” làm đối tượng nghiên cứu
trong bài tập các nhân của mình.
Do còn nhiều hạn chế về hiểu biết, trình độ lí luận cũng như thời gian nghiên
cứu nên bài làm sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự
góp ý của Thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Xin chân thành cảm ơn Thầy!
• Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đó nghiên cứu tổng quan về tác động của WTO tới dòng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời đánh giá những kết quả và vấn đề còn tồn tại của
Việt Nam khi thu hút dòng vốn này trong giai đoạn 2007 – 2009. Từ đó rút ra những
nguyên nhân và đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam về cả số lượng và chất lượng.
Vũ Thị Phương – CH 18G
2
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu

Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới tác động của gia
nhập WTO
- Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn ở việc nghiên cứu vấn đề vốn đầu tư nước ngoài mà cụ thể là FDI và
ODA.
• Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp thống kê, so sánh, phân tích thống kê tình hình đầu
tư và các yếu tố ảnh hưởng
• Bố cục của đề tài: gồm 3 phần chính:
Phần I: Vốn đầu tư nước ngoài và tác động của WTO đến dòng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam
Phần II: Thực trạng về dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi gia
nhập WTO
Phần III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO
Vũ Thị Phương – CH 18G
3
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
Phần I
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN DÒNG
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
1. Sự cần thiết của dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Kế hoạch 5 năm 2006-
2010 và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5-8%/năm, nền kinh tế Việt
Nam cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2.200 tỷ đồng (theo giá năm
2005), tương đương gần 140 tỷ USD (theo giá hiện hành là 160 tỷ USD), trong đó
65% huy động từ các nguồn vốn trong nước và 35% từ các nguồn vốn ngoài nước.
Chính vì vậy, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp - gián
tiếp nước ngoài là các nguồn vốn ngoài nước có vị trí quan trọng cần được định
hướng thu hút và sử dụng có hiệu quả.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu là vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, hai nguồn vốn này trong
những năm vừa qua đóng góp khoảng hơn 30% vào tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã
hội.
Nguồn vốn ODA còn có quan hệ mật thiết với nguồn vốn FDI theo hướng thúc
đẩy dòng vốn FDI vào, do tác động lan toả của ODA khi tập trung đầu tư vào cơ sở
hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút FDI. Những nước chậm phát triển
như Việt Nam thường có cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội thấp kém, nên việc thu hút
vốn FDI vào lĩnh vực này thường gặp nhiều khó khăn do hiệu quả kinh tế không cao.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, thu hút được nhiều vốn FDI thì cần phải có vốn ODA
đi trước để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư vì
thường việc cải tạo cơ sở hạ tầng cần nhiều thời gian và vốn đầu tư rất lớn mà vốn
đầu tư trong nước quá ít không thể nhanh chóng cải thiện được còn vốn FDI thì đòi
hỏi hiệu quả nhanh chóng. Như vậy, thu hút và tối đa hoá hiệu quả sử dụng nguồn
vốn ODA cùng với các chính sách thu hút vốn FDI sẽ giúp thu hút nguồn ngoại lực
cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Với những tiềm năng kinh tế sẵn có, việc khơi thông dòng vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam là một yêu cầu bức thiết để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Hội
nhập kinh tế và đặc biệt là gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO là con đường
để Việt Nam có thể tiếp cận và thu hút nguồn vốn đó một cách hiệu quả nhất.
Vũ Thị Phương – CH 18G
4
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
2. Tác động của WTO đến việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam
Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam chính thức được kết nạp là thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO ngày 07/11/2006; các cam kết
của Việt Nam với WTO chính thức có hiệu lực ngày 11/01/2007. Sau khi là thành
viên của WTO, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết đa phương và các cam
kết mở cửa thị trường, tạo được uy tín, thế và lực trên trường quốc tế, có điều kiện

mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu, có môi trường thuận lợi hơn trong việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, đào tạo
cán bộ, tham gia các vụ tranh chấp thương mại trên cơ sở công bằng, không phân biệt
đối xử trong khuôn khổ WTO…
Qua hơn ba năm gia nhập WTO và trên cơ sở đánh giá các cơ hội và thách
thức cũng như đánh giá tác động của các cam kết gia nhập WTO từ góc độ thu hút và
sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, có thể nhận thấy một số tác động đối với việc
thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
2.1.Tác động đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Tác động tích cực đầu tiên mà WTO mang đến là mức độ rủi ro trong quyết
định đầu tư vào Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng giảm mạnh song song với sự mở
cửa ngày càng lớn nền kinh tế Việt NamN theo lộ trình cam kết với WTO. Luật pháp
của Việt Nam càng phù hợp với thông lệ quốc tế, các rào cản dỡ bỏ... thì sẽ càng có
tác động thúc đẩy FDI trong những năm tới đây. Khi đã là thành viên WTO, Việt
Nam cam kết tuân thủ toàn bộ các hiệp định và nghị định mang tính ràng buộc của tổ
chức này với nguyên tắc chính là mở cửa thị trường về hàng hoá và dịch vụ; không
phân biệt đối xử giữa các đối tác; thực hiện các quy định về đầu tư; bảo hộ sở hữu trí
tuệ; công khai minh bạch về chính sách, giải quyết tranh chấp thông quan cơ quan của
WTO... sẽ có tác động đến môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn hơn, tạo lòng
tin cho các nhà đầu tư khi đến Việt Nam. Tư cách thành viên WTO tác động tích cực
lên FDI vì sẽ đem lại một môi trường kinh doanh minh bạch hơn, tự do hơn, ít phân
biệt đối xử hơn... là những điều mà bất cứ một nhà đầu tư nước ngoài nào có ý định
làm ăn lâu dài và nghiêm túc tại Việt Nam đều đòi hỏi.
Tác động tích cực thứ hai có thể thấy qua việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu.
Tác động này diễn ra chủ yếu đối với hàng hóa nhập khẩu đầu vào cho sản xuất hàng
tiêu dùng trong nước, cũng như để phục vụ tiêu dùng tư nhân và chính phủ. Mức thuế
nhập khẩu nói chung thấp đi sẽ làm giảm chi phí sản xuất và mặt bằng giá cả nói
Vũ Thị Phương – CH 18G
5
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp

chung ở Việt Nam, và do đó làm tăng mức hấp dẫn của Việt Nam như là một cứ điểm
cho các doanh nghiệp FDI sản xuất hướng xuất khẩu.
Tác động thứ ba của WTO lên đầu tư đến thông qua cam kết tự do hóa thị
trường dịch vụ của Việt Nam. Đây là một trong những cam kết mang tính cải cách lớn
nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam. WTO phân loại các cam kết về dịch vụ thành
bốn loại:
- Cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia (trao đổi thương mại trực tiếp về dịch vụ)
- Tiêu dùng các dịch vụ ở nước ngoài (ví dụ như du lịch)
- Hiện diện thương mại (ví dụ như FDI vào ngành dịch vụ ở VN)
- Hiện diện của thể nhân (người nước ngoài đến và cung cấp dịch vụ ở VN).
Tự do hóa ngành dịch vụ, đặc biệt phân loại (1) và (3) nói trên, sẽ có tác động
mạnh đến FDI. Trước hết, nhiều trong số các phân ngành dịch vụ bị đóng cửa/hạn chế
chặt chẽ từ trước đến nay với đầu tư nước ngoài (như phân phối, vận tải, viễn thông,
tài chính...) nay đã được mở rộng (mặc dù còn một số điều kiện hạn chế và một thời
gian chuyển đổi, thường là năm năm), sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư
nước ngoài khai thác.
Thứ hai, tự do hóa ngành dịch vụ và kết quả là tính cạnh tranh được nâng cao
sẽ dẫn đến năng suất trong các ngành này được cải thiện mạnh mẽ. Vì ngành dịch vụ
liên quan đến toàn bộ các ngành kinh tế khác nên cải thiện năng suất trong ngành này
sẽ góp phần nâng cao năng suất của cả nền kinh tế, góp phần đáng kể cải thiện chất
lượng môi trường đầu tư, giảm chi phí và thời gian sản xuất tại Việt Nam. Điều này
cũng tác động tích cực đến thu hút FDI hướng xuất khẩu như tác dụng giảm thuế nhập
khẩu nói trên.
WTO sẽ còn nhiều tác động trực tiếp và tích cực khác lên FDI vào Việt Nam
thông qua việc xóa bỏ hoàn toàn các hạn chế về lượng (quota) của Mỹ và EU hay các
nước thành viên khác áp đặt lên các sản phẩm xuất khẩu giàu hàm lượng lao động
như dệt may, thủy sản, da giày, đồ gỗ... chừng nào Việt Nam không vi phạm các qui
định về gian lận thương mại và bán phá giá.
Với một lực lượng lao động dồi dào, tương đối có trình độ và chi phí rất cạnh
tranh, lại ít rủi ro về chính trị, sức thu hút của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư

nước càng được tái khẳng định khi chế độ quota được bãi bỏ, đặc biệt trong bối cảnh
Vũ Thị Phương – CH 18G
6
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
đầu tư quá tập trung và quá nhiều vào Trung Quốc (như trong trường hợp của FDI từ
Nhật) tỏ ra rất rủi ro.
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi chủ yếu nêu trên, Việt Nam phải đối mặt với
những thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong khi đó,
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta chưa cao, khiến các doanh nghiệp
Việt Nam phải đứng trước hai sự lựa chọn : hoặc chấp nhận sự cạnh tranh, mạnh dạn
đổi mới công nghệ, vận hành hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm, dịch vụ, tạo sức cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ cùng loại, chiếm
lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu bền vững ; hoặc bị đào thải khỏi thị
trường, mà hậu quả là số lao động thất nghiệp tăng cao, một gánh nặng cho xã hội và
chính phủ.
Thách thức lớn thứ hai khi gia nhập WTO là Việt Nam phải thực hiện hàng
loạt những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song
phương, đa phương, cũng như quy chế WTO, trong khi đó, hệ thống chính sách kinh
tế của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ.
Ngoài ra, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi nhà nước cần đẩy nhanh việc đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có khả năng tiếp thụ những tiến bộ khoa học - kỹ
thuật, những công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý để đáp ứng yêu cầu của
bộ máy quản lý đa năng và chuyên nghiệp hóa.
2.2. Tác động của WTO đến thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Thứ nhất, gia nhập WTO sẽ thúc đẩy tài trợ ODA, nhất là ODA từ các nhà tài
trợ song phương và các tổ chức phi chính phủ. Thông qua các nguyên tắc và định chế
của WTO về quan hệ thương mại, mậu dịch, đầu tư... Việt Nam có điều kiện mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều đối tác quốc tế hơn và ngược lại, nhiều đối tác
tìm thấy được lợi ích kinh tế trong quan hệ với Việt Nam.
Khi có nhiều quốc gia quan hệ kinh tế với nước ta và quan hệ kinh tế ngày

càng phụ thuộc lẫn nhau, số lượng doanh nghiệp có quan hệ kinh tế song phương
ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn sẽ giúp cho các tài trợ ODA cho Việt Nam sẽ
tăng lên. Bởi lẽ, ODA có đặc điểm là thông qua tài trợ ODA, nước tài trợ muốn gia
tăng ảnh hưởng của mình đến nước nhận tài trợ, qua đó để nhận được các lợi ích về
kinh tế, chính trị. Mặt khác, vì lợi ích kinh tế, trong một bối cảnh nhất định các doanh
nghiệp có lợi ích kinh tế tại Việt Nam có thể thông qua đại diện của họ trong chính
quyền nước mình thúc đẩy tài trợ cho Việt Nam. Ngày nay các doanh nghiệp thường
Vũ Thị Phương – CH 18G
7
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại nơi họ kinh doanh thông qua tài
trợ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án tài trợ
phát triển, qua đó cũng giúp tăng cường ODA.
Các nước tài trợ ODA thường có chính sách trợ giúp, ưu đãi doanh nghiệp của
nước tài trợ thông qua các rằng buộc về cung cấp ODA trong việc thuê tư vấn, chọn
nhà thầu... khi có ngày càng nhiều doanh nghiệp của nước tài trợ có quan hệ kinh tế
với nước ta thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của các nước tài trợ sẽ cao
hơn, qua đó có cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.
Thứ hai, thực hiện các cam kết gia nhập WTO nhất là các cam kết đa phương
sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với chuẩn
mực quốc tế hơn. Điều này góp phần giúp phát triển và hoàn thiện chính sách và thể
chế quản lý và sử dụng ODA, nhất là hài hoà hoá quy định và thủ tục quản lý và thực
hiện dự án ODA với các nhà tài trợ. Theo hướng này, việc rà soát hệ thống pháp luật
để điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách hành chính
cũng như định hướng hoàn thiện luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế về tính minh
bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và hợp lý.
Việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động quản lý nguồn vốn ODA theo
hướng tăng cường phân cấp và hài hoà với các khung quản lý các nguồn vốn công đã
được thúc đẩy một bước thông qua việc ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP và các
thông tư hướng dẫn Nghị định này về quản lý và sử dụng vốn ODA thời gian vừa qua

là một minh chứng.
Thứ ba, sau khi gia nhập WTO sẽ giúp nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn các mâu
thuẫn trong quá trình phát triển, qua đó chính sách sử dụng và quản lý nguồn vốn
ODA sẽ phù hợp và có hiệu quả hơn. Khi gia nhập WTO, tham gia ngày càng chặt
chẽ và sâu, rộng vào các chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tạo điều kiện khoảng cách giàu -
nghèo cũng như các mâu thuẫn phát triển vùng - miền gay gắt hơn, các vấn đề xã hội,
môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, mâu thuẫn giữa năng lực đội ngũ cán bộ
công chức và yêu cầu hội nhập... sẽ ngày càng thể hiện rõ. Các mâu thuẫn trong quá
trình phát triển sẽ trở thành các thách thức, các yêu cầu thực tế từ cuộc sống giúp cho
nhận thức của bộ máy quản lý nhà nước cũng như cả hệ thống chính trị được thống
nhất hơn và yêu cầu phải tập trung nguồn lực để giải quyết. Trên cơ sở đó, việc sử
dụng và quản lý nguồn vốn ODA sẽ được tập trung và có hiệu quả hơn.
Thứ tư, nguy cơ khủng hoảng đến từ những biến động của thị trường hàng hoá,
tiền tệ thế giới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn
Vũ Thị Phương – CH 18G
8
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
vốn ODA. Gia nhập WTO, những biến động trên thị trường hàng hoá, tài chính, tiền
tệ quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, sâu sắc hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy
cơ khủng hoảng kinh tế. ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô, môi trường đầu tư và qua
đó ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA, đặc biệt là khả năng trả nợ của nước ta.
Điều này thể hiện khá rõ thị trường tài chính, tiền tệ nước ta thời gian qua.
Việc nhập siêu, lạm phát cao kỷ lục thời gian gần đây thể hiện rõ những biến động
trên thị trường hàng hoá, tiền tệ quốc tế tác động mạnh đến Việt Nam và yếu kém của
nền kinh tế nước ta. Từ bất ổn của kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút
và hiệu quả sử dụng của các dự án đầu tư, nhất là các dự án FDI và ODA. Nếu tình
trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải ngân của số lượng vốn cam kết,
đăng ký cũng như giảm hiệu quả sử dụng của các nguồn vốn này và lâu dài sẽ ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay của nước ta. Nhất là các khoản nợ nước ngoài của
Việt Nam bắt đầu đến hạn trả vốn gốc và ngày càng tăng trong những năm tiếp theo.

Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Chính phủ những năm tới.
Gia nhập WTO là một cú hích mạnh cho vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,
có ý nghĩa không chỉ ở khía cạnh sẽ đem lại một nguồn vốn bổ sung khổng lồ bên
cạnh nguồn vốn đầu tư huy động từ trong nước, mà thậm chí còn quan trọng hơn thế,
có tác dụng tích cực đến thúc đẩy cải cách hành chính, điều chỉnh hệ thống pháp luật
phù hợp với chuẩn mực quốc tế hơn; cải thiện năng suất và tính cạnh tranh của toàn
bộ nền kinh tế nhờ tự do hóa các ngành từ trước đến nay đóng cửa với đầu tư nước
ngoài như ngành dịch vụ, đặc biệt những ngành có hàm lượng trí thức cao - tiếp thị,
quảng cáo, tư vấn, quản lý, tài chính, bảo hiểm, tin học, thương mại điện tử, cung
ứng, phân phối - là cấu thành thiết yếu của một nền kinh tế tri thức mà Việt Nam đang
theo đuổi.
Vũ Thị Phương – CH 18G
9
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
Phần II
THỰC TRẠNG VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
I. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ khi gia
nhập WTO
Sau khi gia nhập tổ chức WTO, dưới những tác động tích cực cải thiện thiện
chí của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường và cơ hội đầu tư tại Việt Nam,
làn sóng đầu tư vào Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích nổi bật.
1. FDI và sự gia tăng đột biến sau khi gia nhập WTO
Bảng 1: Tình hình vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009
( Đơn vị vốn: tỉ USD)
Năm 2007 2008 2009
Tổng vốn đầu tư 21,36 71,7 21,48
Số dự án mới 1406 1.557 839
VĐT đăng kí 18,73 66,5 16,34
Số dự án tăng vốn 380 397 215

VĐT đăng kí thêm 2,63 5,2 5,14
VĐT thực hiện 8 11,5 10
Tỉ trọng vốn giải ngân 37,45% 16,03% 46,55%
Nếu như năm 2006, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam khoảng 12 tỉ USD (tính
chung cả vốn thực hiện lẫn vốn đăng ký), thì con số này liên tục tăng nhanh vào các
năm sau. Cụ thể, năm 2007 khoảng hơn 21 tỉ USD; năm 2008 khoảng hơn 71 tỉ USD.
Và ngay như năm 2009, năm thế giới đang chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, lượng FDI rót vào Việt Nam tuy có giảm sút mạnh nhưng cũng ước đạt hơn 21 tỉ
USD. Trong năm 2008, Việt Nam đã thu hút được 1.557 dự án mới với tổng vốn đầu
tư đăng ký 66,5 tỷ USD, gấp 3,55 lần mức thu hút 2007. Trong cùng kỳ, 397 lượt dự
án đã được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 5,2 tỷ
USD, gấp 1,98 lần năm 2007. Tính cả cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư đăng ký vào
Việt Nam 2008 đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD, gấp 3,35 lần so với năm 2007. Trong
năm 2009, Việt Nam đã thu hút được 839 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn đầu tư
Vũ Thị Phương – CH 18G
10
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
đạt 16,345 tỷ USD, bằng 24,6% so với cùng kỳ năm 2008. Cùng trong năm này, đã có
215 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm đạt 5,137 tỷ USD, bằng 98,3% so với
con số tương ứng của năm ngoái. Năm 2009, lượng vốn FDI giải ngân đạt khoảng 10
tỷ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2008 giải ngân đạt khoảng 11,5 tỷ
USD).
Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tính đến
cuối năm 2009, cả nước có 10.854 dự án FDI của 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng 175 tỉ USD.
Đây là những con số khá ấn tượng bởi nó không chỉ góp phần vào việc tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam mà còn cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài, trong đó có những đối tác lớn như Mỹ và EU, đối với thị trường còn mới mẻ
và đầy tiềm năng này.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô vốn đăng ký, cơ cấu FDI theo

ngành, lĩnh vực, theo đối tác đầu tư và theo vùng lãnh thổ tiếp tục có những chuyển
biến tích cực. Trong 3 năm 2007-2009, vốn FDI đăng ký tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng, chiếm 56,7%; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 41,8%; lĩnh
vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu đầu tư, chỉ đạt 1,2% tổng
vốn đăng ký.
Bảng 2: Cơ cấu vốn FDI giai đoạn 2007 - 2009
Năm 2007 2008 2009
Tỉ trọng các ngành (% vốn đầu tư)
+ Công nghiệp – xây dựng
+ Dịch vụ - du lịch
+ Nông nghiệp
81%
17,6%
1,4%
55,7%
43,9%
1,4%
22,8%
76%
1,2%
Với bước tạo đà năm 2006, năm 2007 sự đầu tư có bước vượt bậc về số vốn
đăng kí cũng như là số dự án được thực hiện. Xu hướng đầu tư tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm 81%, dịch vụ - du lịch chiếm 17,4%, nông –
lâm – ngư nghiệp chiếm 1,6%, qua đó ta thấy CN-XD được ưu tiên hơn. Năm 2007,
có trên 45 nước đầu tư vào Việt Nam. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều
nhất là Hàn Quốc 4,46 tỷ USD, quần đảo Virgin ơ Anh 4,3 tỷ USD chiếm 24%, Đài
Loan 1,7 tỷ USD chiếm 9,5%, Malayxia 1,09 tỷ USD chiếm 6,1%, Trung Quốc 0,46
tỷ USD chiếm 2,6%, Hoa Kỳ 0,36 tỷ USD chiếm 2,0%, các quốc gia còn lại chiếm
0,28% với số vốn 5,14 tỷ USD.
Vũ Thị Phương – CH 18G

11
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp
Năm 2008, vốn đăng ký cấp mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp
và xây dựng, với 537 dự án có tổng vốn đăng ký 32,5 tỉ USD, chiếm 53,7% về số dự
án và 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 480 dự án với tổng vốn
đăng ký 26,2 tỉ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn
lại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư đã chuyển
dịch dần sang lĩnh vực dịch vụ với sự xuất hiện của một số dự án quy mô lớn trong
lĩnh vực bất động sản, cảng biển. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng khu vực
dịch vụ, bao gồm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... góp phần thúc đẩy sự phát triển
của các ngành kinh tế trong thời gian tới.
Năm đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó
có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có đăng ký mức vốn đầu tư trên 1 tỉ USD. Ma-lai-xi-
a đứng đầu với 49 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỉ USD, chiếm 4,2% về số dự án và 25,5%
về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 với 127 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỉ USD,
chiếm 12,8% về số dự án và 14,8% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 với
95 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỉ USD, chiếm 9,4% về số dự án và 12,89% về vốn đầu tư
đăng ký. Kết quả trên cho thấy, các nhà đầu tư từ quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc
châu á vẫn chiếm đa số trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam.
Do vậy, để thu hút được nhiều hơn vốn FDI vào Việt Nam từ các nước có tiềm
năng kinh tế thuộc châu Âu và châu Mỹ, việc xây dựng và triển khai chiến lược thu
hút vốn FDI từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc các châu lục này càng trở nên cấp
thiết và phải được phối hợp đồng thời với việc nhanh chóng đưa các bộ phận đại diện
cơ quan xúc tiến đầu tư tại các khu vực trọng điểm đi vào hoạt động.
Năm 2009 vừa qua, đã có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại
Việt Nam. Các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ
USD; Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD; đứng thứ 3 là
Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn
đăng ký... Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI lớn nhất trong năm
2009, với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình

Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ
USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.
Trong ba lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn FDI, dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà
hàng) vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với
8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn
đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh
Vũ Thị Phương – CH 18G
12

×