Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Luận cứ khoa học cho các quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 239 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.01/06-10
“NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”
____________________________________

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI
“LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO CÁC QUAN ĐIỂM
VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NHANH
VÀ BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 - 2020”

Mã số: KX.01-23/06-10

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. BÙI TẤT THẮNG
Cơ quan chủ trì: TRUNG TÂM KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

8384

Hà Nội, tháng 12 năm 2010


DANH SÁCH THÀNH VIÊN CHÍNH THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1

PGS. TS Bùi Tất Thắng

Viện Chiến lược phát triển, Thành viên Ban Chủ nhiệm
Chương trình KX 01.06/10

2



PGS. TSKH Võ Đại Lược

Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Chủ nhiệm
Chương trình KX 01.06/10

3

PGS TS Lê Bộ Lĩnh

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi
trường của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Chương trình KX
01.06/10

4

PGS. TS. Lê Xuân Bá

Viện trưởng Viện NCQLKTTW

5

PGS TS Trần Đình Thiên

Viện trưởng Viện Kinh tế VN

6

PGS. TS Hà Huy Thành


Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu môi trường và phát
triển bền vững

7

PGS. TS Bùi Quang Dũng Phó Viện trưởng Viện Xã hội học

8

TS Chu Đức Dũng

Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

9

Ths. Trần Thị Cẩm Trang

Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Ủy viên Thư ký
Chương trình KX 01.06/10

10 TS Nguyễn Công Mỹ
11

Ths Nguyễn Thị Lan
Hương

Trưởng ban Thông tin và HTQT, Viện Chiến lược phát
triển
Trưởng banTổng hợp, Viện Chiến lược phát triển


12 Ths Nguyễn Hồng Hà

Phó Trưởng banTổng hợp,, Viện Chiến lược phát triển

13 TS Đặng Quốc Tuấn

Phó trưởng ban Phát triển Kết cấu hạ tầng, Viện Chiến
lược phát triển

14 Ths Nguyễn Đình Phúc

Phó trưởng ban Phát triển các ngành dịch vụ, Viện Chiến
lược phát triển

15 Ths Phạm Lê Hậu

Viện Chiến lược phát triển

16 Ths Đỗ Thu Trang

Viện Chiến lược phát triển

17 Ths Nguyễn Đăng Hưng

Viện Chiến lược phát triển

Ths Phan Thị Sông
Thương

Viện Chiến lược phát triển


18

19 Ths Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Viện Chiến lược phát triển

i


MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu

1

Chương I: Những luận cứ lý luận cơ bản để xác định các quan điểm và
chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế

13

I. Một số khái niệm chủ chốt

13

1.1. Phát triển kinh tế

13

1.2. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững

16


II. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế

27

2.1. Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá mức độ phát triển nhanh và bền vững
nền kinh tế

29

2.2. Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá mức độ phát triển nhanh và bền vững
nền kinh tế

35

III. Các trường phái lý thuyết kinh tế chủ yếu bàn về phát triển nhanh và
bền vững nền kinh tế

39

3.1. Vấn đề phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong Kinh tế học cổ
điển và Tân cổ điển

39

3.2. Vấn đề phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong mơ hình Kinh tế
kế hoạch hóa tập trung

48


3.3. Vấn đề phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong Kinh tế học
Keynes và Trào lưu chính

51

3.4. Vấn đề phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong Kinh tế học phát
triển

57

3.5. Vấn đề phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong Kinh tế chính trị
học của những nền kinh tế chuyển đổi và một số vấn đề mới về tư duy phát
trển nhanh và bền vững nền kinh tế trong thời đại ngày nay

62

Chương II: Những căn cứ thực tiễn của việc xác định các quan điểm và
chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế

76

I. Những bài học từ kinh nghiệm lịch sử của một số nước về phát triển
nhanh và bền vững nền kinh tế

76

1.1. Về kinh nghiệm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế của Nhật
Bản và các nền kinh tế mới cơng nghiệp hóa Đơng Á

76


ii


1.2. Về kinh nghiệm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế của Trung
Quốc

92

II. Những vấn đề cấp thiết từ bối cảnh quốc tế mới đối với yêu cầu phát
triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020

98

III. Những vấn đề cấp thiết từ bối cảnh trong nước đối với yêu cầu phát
triển nhanh và bền vững nền kinh tế

103

3.1. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao

103

3.2. Cơ cấu GDP chia theo khu vực chuyển dịch khá nhanh, nhưng cơ cấu
lao động thay đổi còn chậm

114

3.3. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nhưng mức độ cải thiện cịn
chưa đồng đều


118

3.4. Đời sống chính trị - xã hội ổn định, tạo cơ sở tốt cho phát triển, nhưng
vẫn còn tồn tại một số vấn đề xã hội

121

3.5. Môi trường sinh thái được chú ý nhiều hơn trước, nhưng nguy cơ ơ
nhiễm vẫn cịn cao

122

3.6. Đổi mới thể chế có nhiều bước tiến, nhưng vẫn cịn một số việc phải
làm

124

3.7. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt nhiều thành tựu to lớn, Việt
Nam đã trở thành thành viên WTO, nhưng những thách thức để tối đa hóa
lợi ích do hội nhập mang lại cịn rất lớn

126

Chương III: Quan điểm và giải pháp chính sách chủ yếu để phát triển
nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020

128

I. Quan điểm và mục tiêu chủ yếu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế

Việt Nam thời kỳ 2011-2020

128

1.1. Quan điểm phát triển

128

1). Quan điểm thứ nhất: Quán triệt tư tưởng phát triển nhanh và bền vững
nền kinh tế một cách nhất quán và xuyên suốt tồn bộ tư duy chính sách
phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020

128

2). Quan điểm thứ hai: Mở cửa hội nhập để phát triển và phát triển thông
qua mở cửa hội nhập, dựa vào mở cửa hội nhập để phát triển

134

3). Quan điểm thứ ba: thu hút mọi nguồn lực cho phát triển

139

4). Quan điểm thứ tư: Xác định bước đi thích hợp (có trọng tâm, trọng điểm
trong mỗi giai đoạn nhất định)

141

1.2. Mục tiêu chủ yếu


143

II. Các giải pháp chính sách chủ yếu để phát triển nhanh và bền vững nền
kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020

145

iii


2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

145

2.2. Phát triển nguồn nhân lực có phẩm chất tốt, kỹ năng chun mơn cao

151

2.3. Phát triển khoa học – công nghệ phục vụ phát triển kinh tế

154

2.4. Cải thiện căn bản hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao
thông theo hướng đồng bộ và hiện đại

157

2.5. Đảm bảo an sinh xã hội

159


22.6. Bảo vệ môi trường sinh thái

160

2.7. Phát triển hài hòa giữa các vùng

160

2.8. Mở cửa, hội nhập quốc tế

161

Kết luận

162

Tài liệu tham khảo

164

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Đường giới hạn tiềm năng sản xuất

19

Hình 1.2: Quá trình mở rộng đường giới hạn tiềm năng sản xuất

19


Hình 1.3 : Đường cong Lorenz

34

Hình 1.4. Sự gia tăng thu nhập thực tế đầu người Vương quốc Anh, 11001995 

40

Hình 2.1. So sánh tốc độ tăng GNP bình quân đầu người của Nhật Bản giữa
các thời kỳ.

78

Hình 2.2: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP và tăng trưởng GDP: Giai đoạn
1990-2008

105

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP: Thế gới và các vùng chủ yếu (0-

1998 A.D)

21


Bảng 1.1: Các chỉ báo chính về tính bền vững

29

Bảng 2.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) và GDP/người (%)

86

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/đầu người và dân số bình quân hàng
năm thời kỳ 1950–73 (%)

87

Bảng 2.3: Thời gian hịan thành CNH theo tiêu chí cơ cấu lao động

88

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

103

Bảng 2.5: ICOR qua các giai đoạn

104

Bảng 2.6. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm (%)

106

Bảng 2.7: Hiệu suất phát triển tại một số nước


107

Bảng 2.8. Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng của Việt Nam (1990-2006)

107

Bảng 2.9: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, 2007-2009

108

Bảng 2.10: Nhập siêu (tỷ USD) và tỷ lệ nhập siêu/GDP (%)

110

Bảng 2.11. Tốc độ tăng CPI (%)

111

Bảng 2.12: Rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam

112

Bảng 2.13: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

114

Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế và 3 khu vực của Việt Nam
và một số nước (%)


115

Bảng 2.15: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành
phần kinh tế (%)

117

Bảng 2.16: Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo
thành phần kinh tế (%)

118

Bảng 2.17: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng và Chỉ số
giá tiêu dùng

118

Bảng 2.18. Chi tiêu bình quân thời kỳ 1993 – 2008 (Đơn vị: nghìn
đồng/người/năm)

119

Bảng 2.19. Hệ số Gini thời kỳ 1993 – 2008

121

Bảng 3.1: Tổng tỷ suất phụ thuộc về dân số của 9 nước trong khu vực
(1960-2050) ( %) 

130


Bảng 3.2: Năm bắt đầu và độ dài của "kỷ nguyên dân số vàng" của 9 nước trong
khu vực

131

v


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á (Asia Development Bank)

BOP

Cán cân thanh tốn (balance of payments )

CNH

Cơng nghiệp hóa

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


CNCS

Chủ nghĩa cộng sản

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

DCCH

Dân chủ cộng hịa

CPH

Cổ phần hóa

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)

HTX

Hợp tác xã

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế (International Moneytary Fund)

ICOR

hệ số gia tăng vốn đầu tư (tư bản)/đầu ra (Incrumental capital output ratio )

MDG

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals)

KHH

Kế hoạch hóa

NXB

Nhà xuất bản


NEP

Chính sách kinh tế mới (New economic policy)

PPP

Sức mua tương đương

TFP

Năng suất tổng hợp của tất cả các yếu tố (Total Factor Productivity)

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

UNDP

Tổ chức phát triển của Liên Hợp Quốc (United Nation Development …)

USD

Đôla Mỹ

VND

Việt nam đồng

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

vi


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, Ban chủ nhiệm đề tài đã nhận được sự
giúp đỡ to lớn và quý báu của các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các bạn đồng
nghiệp và cộng sự - những người đã đóng góp rất nhiều cơng sức cùng Ban chủ
nhiệm đề tài thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ban chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn các thành viên trong Ban chủ
nhiệm và Ban Thư ký Chương trình, Văn phịng các Chương trình trọng điểm cấp
Nhà nước, Vụ Khoa học Tự nhiên và Xã hội (Bộ Khoa học và Công nghệ), Trung
tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, cá nhân các nhà khoa đã trực tiếp tham
gia nghiên cứu các chuyên đề, các cán bộ thuộc Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các nhà khoa
học đã tham gia nhận xét, góp ý cho việc thực hiện đề tài.
Thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài
Chủ nhiệm

PGS TS Bùi Tất Thắng

vii


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
- Tính cấp thiết và ý nghĩa về mặt lý luận:
Mặc dù gần đây, trên các sách báo kinh tế, vấn đề phát triển, phát triển
nhanh và bền vững nền kinh tế được đề cập đến rất nhiều và đã trở thành
những thuật ngữ mang tính thơng dụng và là mục tiêu chính sách tổng qt;
nhưng vẫn chưa hồn tồn có sự thống nhất trong cách hiểu về các khái niệm
này, nhất là khi nhiều thuật ngữ gần gũi với chúng như “phát triển bền vững”,
“phát triển một cách có hiệu suất”, “phát triển theo chiều sâu”… đang được sử
dụng đồng thời một cách rất rộng rãi trong nước cũng như khắp thế giới.
Nhìn lại lịch sử nhận thức về phát triển kinh tế, từ chỗ lúc đầu chỉ quan
tâm chủ yếu đến khía cạnh gia tăng quy mơ sản lượng (tăng trưởng), người ta
ngày càng nhận ra rằng, khơng hiếm trường hợp, có những quốc gia tuy đạt
mức độ tăng trưởng kinh tế cao (tức là chỉ số gia tăng GDP; GNP hay
GDP/người, GNP/người cao), nhưng cấu trúc (cơ cấu) của nền kinh tế vẫn ít có
sự thay đổi, thậm chí có sự tách rời giữa khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại
với các khu vực nông nghiệp lạc hậu, và vì vậy, khu vực nơng nghiệp với đơng
đảo nơng dân nghèo khó vẫn khơng được sẻ chia những thành quả của tăng
trưởng kinh tế. Vì thế, quan niệm về phát triển kinh tế bắt đầu có sự thay đổi
theo hướng không chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, mà bao quát cả
những thay đổi về cơ cấu kinh tế và cuộc sống con người cả về lượng lẫn về
chất.
Kể từ khi Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc được những
người đứng đầu chính phủ của 180 nước thông qua (tháng 9 năm 2000), xem
đó “như những nền tảng thiết yếu cho một thế giới hồ bình, thịnh vượng và
cơng bằng hơn”, tư duy về phát triển và phát triển bền vững đã dần trở nên phổ
cập. Ngày nay, cả giới lãnh đạo, giới học giả, giới truyền thông cũng như đông
đảo những người quan tâm đến phát triển đều đã thống nhất về cơ bản rằng, sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia đều phải dựa một cách vững chắc trên
các trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về xã hội
và bền vững về thể chế.

Như vậy, phát triển bền vững mang tính tổng hợp với mục tiêu rõ ràng là
vì con người, khơng chỉ là sự mở rộng cơ hội lựa chọn cho thế hệ hơm nay mà
cịn khơng được làm tổn hại đến những cơ hội lựa chọn của các thế hệ mai sau.
Sự bền vững của phát triển được thể hiện cả ở khía cạnh kinh tế, xã hội, mơi
trường và thể chế. Đó là q trình gia tăng phúc lợi cho các thế hệ con người
1


bằng cách gia tăng tài sản, bao gồm tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản
con người, tài sản mơi trường (nước sạch, khơng khí sạch, bãi cá, rừng cây, đất
đai...) và tài sản xã hội (sự tin cậy lẫn nhau, khả năng liên kết, sự đảm bảo an
ninh cho người và tài sản...). Đó chính là thơng điệp chủ yếu của tư duy mới
về phát triển cho thế kỷ XXI của lồi người, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra đối với đề tài là tập trung ở khía cạnh
“nhanh và bền vững” nền kinh tế, vậy những lý thuyết phát triển nêu trên xử lý
các mối quan hệ này như thế nào? Cần phải xác định những mối quan hệ qua
lại, ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành của phát triển bền vững nói
chung với phát triển bền vững (và nhanh) về mặt kinh tế ra sao? Rõ ràng, về
mặt lý luận, cần thiết phải xem xét các mối tương quan đang đặt ra giữa các
nhân tố nêu trong bảng sau dưới ánh sáng của tư duy phát triển hiện nay.
Phát triển bền vững
Kinh tế
Tăng
trưởng

Chuyển đổi
cơ cấu kinh
tế

Chia sẻ

phúc lợi

Xã hội

Mơi
trường

Thể
chế

Phát triển nhanh

- Tính cấp thiết và ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Việc luận chứng cơ sở khoa học cho các quan điểm và chính sách chủ
yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 –
2020 có ý nghĩa thực tiễn rất thiết thực trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang
khởi động triển khai nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và chỉnh sửa, bổ sung Cương lĩnh phát triển đất
nước. Nói cách khác, trước những thời cơ và thách thức mới của sự phát triển,
thực tiễn đang rất cần có những nghiên cứu để xác định xem, trong bối cảnh
mới này, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ đến 2020
cần thiết phải dựa trên những quan điểm nào, chính sách chủ yếu nào để đảm
bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững?
Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển
mới, có nhiều cơ hội mới đang được thời đại mở ra, trong khi sự chuẩn bị
những điều kiện bên trong của sự phát triển cũng đạt tới một trình độ cao hơn

2



hẳn so với trước đây. Những cơ hội lớn của sự phát triển trong thời kỳ đến
2020 là:
- Sự phát triển của kinh tế tri thức và q trình tồn cầu hóa kinh tế tạo
điều kiện và cơ hội cho Việt Nam có thể có được những bước đột phá trong tư
duy phát triển.
- Việt Nam đang có cơ hội tốt trong việc huy động và tận dụng các
nguồn lực của thế giới để phát triển, bao gồm cả nguồn lực vật chất lẫn con
người để thực hiện tiến nhanh, thu hẹp khoảng cách tụt hậu và đuổi kịp thế
giới.
- Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới. Sự
năng động của sự hợp tác Đông Á và của các nước ASEAN đang tạo cơ hội để
Việt Nam phát huy vai trò của một thành viên đầy đủ của ASEAN/AFTA,
vươn lên thành một trong những nền kinh tế có quy mơ lớn trong ASEAN.
- Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của WTO, có những cơ hội mới để
chủ động tham gia các tiến trình toàn cầu và khu vực, giúp tăng cường an toàn
phát triển của Việt Nam.
- Kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng tốt do các chính sách đổi
mới và mở cửa tạo ra.
Sự cộng hưởng của đà phát triển ở trong nước với những điều kiện thuận
lợi do thời đại và thế giới mang lại tạo thành thế phát triển kết hợp hài hòa
“thiên thời – địa lợi – nhân hòa”. Đây là một khả năng rất lớn, hiếm gặp trong
lịch sử dân tộc. Theo nghĩa này, có thể coi giai đoạn từ nay tới 2020 là giai
đoạn vận hội lớn của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, trong khi nhận thức rõ những cơ hội, cũng cần thấy hết
những thách thức đặt ra, nhất là trong điều kiện Việt Nam là một nước đang
phát triển ở trình độ thấp, quản lý Nhà nước cịn nhiều yếu kém và bất cập,
doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé. Những thách thức lớn phải
đối mặt là:
- Tính bất định, khó dự báo của các khuynh hướng tồn cầu đưa đến
những rủi ro phát triển khơng nhỏ.

- Việc xây dựng một nền kinh tế hiện đại chủ yếu dựa trên tri thức và
cơng nghệ cao, có cấu trúc vững chắc, nguồn nhân lực kỹ năng cao và nền
khoa học công nghệ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng chất lượng cao, kết nối
hiệu quả với nền kinh tế toàn cầu là thách thức to lớn đối với một nền kinh tế
còn nghèo và lạc hậu, lại đang chuyển đổi và đang trong tiến trình hội nhập
như Việt Nam.

3


- Ở trong nước, thách thức về dân số - lao động - việc làm, thất nghiệp
và đói nghèo là vấn đề lớn.
- Trong khi thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, khu vực dịch
vụ rất phát triển, thì Việt Nam về cơ bản vẫn cịn là một nền kinh tế nông
nghiệp, năng suất thấp.
- Những thách thức bắt nguồn từ quá trình đổi mới cơ chế, chính sách
trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một loại thách
thức.
- Tăng trưởng nhanh hiện nay cũng đặt ra thách thức to lớn về môi
trường, do sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu còn dựa vào các nhân tố phát triển
theo chiều rộng, vào những ngành và những sản phẩm truyền thống, công nghệ
thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động.
Tóm lại, thời kỳ đến năm 2020, sự phát triển của kinh tế Việt Nam vừa
có cơ hội lớn, lại vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, cơ hội
và thách thức không phải là yếu tố bất biến, mà luôn vận động, chuyển hoá, tùy
thuộc vào năng lực chủ quan của Việt Nam. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế
và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược
lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách
thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Đó chính là
xuất phát điểm về tính cấp thiết mang tính thực tiễn đặt ra đối với việc nghiên

cứu những luận cứ khoa học cho các quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm
phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế vốn là mục tiêu theo đuổi của
bất cứ quốc gia nào. Đối với những nước chậm phát triển, phát triển nhanh và
bền vững nền kinh tế còn được nêu lên như một khẩu lệnh, thôi thúc, bắt buộc
trong bối cảnh tranh đua nhằm đuổi kịp các nước phát triển hơn. Vì vậy, thật dễ
hiểu khi nhận thấy rằng, chủ đề phát triển từ lâu đã là đề tài lôi cuốn lớp lớp
các thế hệ những nhà kinh tế cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội khác
nghiên cứu. Cùng với thời gian, dưới tác động của những nhân tố mang tính
thời đại và toàn cầu, nhu cầu gia tốc sự phát triển nền kinh tế một cách bền
vững đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu và những
nhà làm chính sách của các chính phủ. Khối lượng các cơng trình nghiên cứu
liên quan đến chủ đề phát triển kinh tế nói chung, phát triển nhanh và bền vững
nền kinh tế nói riêng, là rất lớn. Để có thể có được cái nhìn khái qt về những
cơng trình nghiên cứu về chủ đề phát triển (nhanh và bền vững) nền kinh tế,
xin được điểm qua một số cơng trình tiêu biểu qua các nhóm cơng trình chia
theo các chủ đề chủ yếu sau:
4


- Các cơng trình tiêu biểu trình bày về các nội dung liên quan đến quan
niệm, khái niệm, nội dung, bản chất và những vấn đề chung về sự phát triển
kinh tế, bao gồm nhiều tác phẩm kinh điển về kinh tế học, như cách quan niệm
về sự thịnh vượng, phát triển của các quốc gia trong tác phẩm Của cải của các
dân tộc của Adam Smith (bản dịch của NXB Giáo dục, Hà nội 1997); Những
nguyên lý của Kinh tế chính trị học và thuế khố của David Ricardo (bản dịch
của NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2002); quan niệm về phát triển bền vững
như trong Sustainable Development in a Dynamic World. World Development
Report 2003, ấn phẩm của The World Bank (Washington, D.C. August 2002);

Phát triển bền vững: Khái niệm và các ưu tiên của Sudhir Anand và Amartya
Sen (UNDP, New York January 1996); những nội dung, bản chất và những vấn
đề lý thuyết chung của sự phát triển kinh tế như các tác phẩm Kinh tế học của
Paul A. Samuelson & William D. Nordhaus (bản dịch của Viện Quan hệ Quốc
tế, 1989); Lịch sử các học thuyết kinh tế của Robert B. Ekelund, Jr & Robert F.
Hebert (bản dịch của NXB Thống kê 2004); Kinh tế học của sự phát triển của
Malcolm Gillis, Dwight H. Perkins, Michael Roemer và Donald R. Snodgrass
(bản dịch của Viện Quản lý kinh tế Trung ương – Trung tâm thông tin tư liệu,
1990); Kinh tế học cho thế giới thứ ba của Michael P. Todaro (bản dịch của
NXB Giáo dục 1998); Một số lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại (Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 4 và số 5 /1992) và Bàn thêm về vấn đề phát triển bền
vững (Tạp chí nghiên cứu Phát triển bền vững – 2006) của Bùi Tất Thắng …
Trong dòng chảy của tư duy về phát triển, từ một vài thập kỷ gần đây xuất hiện
nhiều cơng trình phản ánh những quan niệm mới về bản chất của phát triển
kinh tế và sự tương tác giữa phát triển kinh tế và phát triển con người như Phát
triển là quyền tự do của Amartya Sen (bản dịch của NXB Thống kê, Hà nội
2002); Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1999); Tăng trưởng với công bằng (Báo cáo
của Oxfam International, 1997)…; và đặc biệt là những quan niệm mới về phát
triển được nêu trong Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (United
Nations - General Assembly: United Nations Millennium Declaration; Fiftyfifth Session; trong “From Consensus to Action: A Seminar on the
International Development Goals – Making cooporation on the goals more
effective. Hosted by the World Bank in March 19 to 21, 2001; Washington,
D.C.), gắn phát triển với việc giải quyết tình trạng nghèo đói, với khả năng tiếp
cận của đơng đảo người dân một cách công bằng tới các cơ hội phát triển kinh
tế; và những cơng trình nghiên cứu đặc sắc khác xung quanh chủ đề này như
Tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI của Dani Rodrik (bản dịch của NXB
Chính trị quốc gia, Hà nội 2000), hay Cuộc chạy đua vào thế kỷ XXI của
Konrad Seitz (bản dịch của NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004); v.v…, là


5


những cơng trình nghiên cứu về tư duy phát triển mới, về cuộc cạnh tranh để
phát triển trong thời đại mới, thời đại tồn cầu hóa kinh tế.
- Các cơng trình tiêu biểu trình bày về các mơ hình phát triển kinh tế, các
yếu tố liên quan đến phát triển kinh tế (nhanh và bền vững) là loạt cơng trình
hoặc là khái quát tiến trình lịch sử phát triển lâu dài của các nền kinh tế để tìm
ra các loại hình phát triển. Điển hình cho cách tiếp cận này sự khái quát lịch sử
phát triển xã hội qua các “hình thái kinh tế - xã hội” theo quan điểm duy vật
lịch sử của Karl Marx, hay các giai đoạn phát triển kinh tế của Warl Rostow.
Gần đây, Angus Maddison (giáo sư Đại học Groningen (Hà Lan) và đại học
Cambridge (Anh) đã cơng bố cơng trình The World Economy: a millenial
perspective (2001) và The World Economy: historical statistics (2003), trong
đó đưa ra những số liệu thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong
2000 năm qua (từ năm 0 đến năm 1998), cho thấy khái quát các mơ hình kinh
tế và các giai đoạn phát triển của nó. Theo các số liệu của Angus Maddison,
trong vịng 1000 năm đầu sau công nguyên (0 – 1000), kinh tế thế giới chỉ tăng
trưởng bình quân 0,01%/năm; 820 năm tiếp theo, mức tăng trưởng bình quân
của kinh tế thế giới là 0,22%/năm; và chỉ có từ 170 năm gần đây (1820 –
1998), tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế thế giới mới vọt lên tới
2,21%/năm, trong đó, các nước kinh tế phát triển đạt mức bình quân là
2,57%/năm. Những số liệu thống kê dài hạn như trên đã gợi ra nhất nhiều điều
phải suy nghĩ về các mô hình phát triển kinh tế (nhanh và bền vững) cho thời
kỳ sắp tới.
Gắn liền với mơ hình phát triển kinh tế là yếu tố thể chế, trong đó vai trị
đặc biệt nổi rõ thuộc về Nhà nước và các kiểu phát triển gắn liền với tính chất
và cách thức can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Nhóm những cơng trình
này rất phong phú, có thể kể tới là Những đỉnh cao chỉ huy – Cuộc chiến vì nền
kinh tế thế giới của Daniel Yergin và Joseph Stanislaw (bản dịch của NXB Tri

thức, 2006); Building institutions for markets – World Development Report
2002 của Ngân hàng thế giới (Washington, D.C. September 2001); Hệ thống xã
hội chủ nghĩa (bản dịch của NXB Văn hố - Thơng tin – Hội khoa học kinh tế
Việt Nam, Hà nội 2002) và Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (bản dịch của
NXB Tri thức, 2007) của nhà kinh tế học nổi tiếng người Hungari Kornai János
Sáng tạo của cải của Lester C. Thurow (Nicholas Brealey, London 2000); Thế
giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI của Thomas l. Friedman (bản
dịch của NXB Trẻ 2006); Sụp đổ - Các xã hội đã thất bại hay thành công như
thế nào? của Jared Diamond (bản dịch của NXB Tri thức, 2007); bài bình luận
Xã hội lồi người đi về đâu? Hồi cố và bình luận về thế kỷ XX của Shu
Yongqing (Viện Thông tin khoa học xã hội, (Tài liệu phục vụ nghiên cứu), Số
TN 2002 – 76 & 77. Hà nội 2002)…. Ở Việt Nam, có các cơng trình đáng chú
6


là Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế do Vũ Tuấn Anh chủ biên
(NXB KHXH, Hà nội 1994); Giải pháp tạo động lực cho phát triển kinh tế của
GS. TS Vũ Đình Bách (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000); v.v…. Đặc
biệt, trở lại những tác phẩm kinh điển, những phân tích về các mơ hình phát
triển kinh tế, trong nhiều trường hợp, vẫn còn mang hàm ý chính sách sâu sắc
đối với thời kỳ hiện tại. Chẳng hạn, trong tác phẩm nổi tiếng Của cải của các
dân tộc (1776), Adam Smith đã giành hẳn một thiên bàn về các chế độ kinh tế;
trong đó ơng luận về hai chế độ kinh tế khác nhau: chế độ thương mại và chế
độ canh nông. Phần luận về chế độ thương mại dài gấp 8 lần chế độ canh nơng,
Adam Smith đã nói về ngun tắc tự do kinh doanh, coi đó là đường lối duy
nhất đưa một quốc gia tới sự phát triển đầy đủ và thịnh vượng. Dĩ nhiên, về sau
này, có nhiều thuyết về mơ hình, về các con đường phát triển, nhưng ví dụ về
Adam Smith cho thấy, sự phát triển và các mô hình phát triển đã được các nhà
kinh điển về kinh tế học quan tâm nghiên cứu ngay từ đầu.
- Các cơng trình tiêu biểu trình bày về các nội dung liên quan đến kinh

nghiệm và các vấn đề phát triển kinh tế (nhanh và bền vững) của một số nền
kinh tế, trong đó có các nền kinh tế mới CNH trong khu vực, đáng chú ý là:
Điều tiết thị trường: Lý thuyết kinh tế và vai trị của Chính phủ trong cơng
nghiệp hóa ở Đơng Á của Robert Wade (bản dịch của NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội 2005); Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á do Joseph E. Stiglitz và Shahid
Yusuf biên tập (bản dịch của NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2002); Kinh tế
chính trị Nhật Bản do Yasusuke Murakami và Hugh T.Patrick làm Tổng chủ
biên (bản dịch của NXB Khoa học xã hội Hà nội 1991); Kinh nghiệm cơng
nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang
phát triển của Kazushi Ohkawa và Hirohisa Kohama (bản dịch của NXB
KHXH, Hà Nội 2004); Experiences and Lessons of Economic Development in
Taiwan của Kwoh-ting Li và Tzong-shian Yu (Academia Sinica, Taipei,
Taiwan, Republic of China – 1982)…. Những cơng trình về nền kinh tế cải
cách và phát triển thành công đáng khâm phục là Trung Quốc với Giành lấy
vàng từ miền Tây – Bối cảnh chính sách và cơ hội khai phát miền Tây Trung
Quốc do Đỗ Bình chủ biên (NXB Tín Mãi, Trung Quốc 2000 - Tiếng Trung);
Trung Quốc 2020 do Ngân hàng thế giới biên soạn (bản dịch của NXB KHXH,
Hà Nội 2001); Vũ điệu với người khổng lồ - Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế
toàn cầu do L. Alan Winters và Shahid Yusuf chủ biên (Ngân hàng Thế giới,
2007); Tồn cầu hóa kinh tế - Lối thoát của Trung Quốc là ở đâu? của Lưu lực
(bản dịch của NXB KHXH, Hà Nội 2002); Trung Quốc – Thách thức nghiêm
trọng của thế kỷ XXI của Lưu Kim Hâm (bản dịch của NXB Văn hóa thơng tin,
2004); Trung Quốc với tham vọng trở thành siêu cường như thế nào? của Ted
C. Fishman (bản dịch của NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 2007); Thâm Quyến

7


– Phát triển thần kỳ, hiện đại hóa, quốc tế hóa do TSKH Võ Đại Lược chủ
biên (NXB Thế giới, Hà Nội 2008); v.v…

- Các cơng trình tiêu biểu trình bày về các nội dung liên quan đến vấn đề
phát triển kinh tế (nhanh và bền vững) của Việt Nam là chủ đề được sự quan
tâm chú ý đặc biệt từ khoảng hơn 10 năm nay. Các cơng trình tiêu biểu gồm:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đảng
Cộng sản Việt Nam - NXB Sự thật, Hà nội 1991); Định hướng chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Phát triển
đất nước nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Phan Văn Khải
- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002)… là những ấn phẩm phản ánh quan
điểm, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ. Cơng trình
Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (GS. TS
Nguyễn Phú Trọng - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006) tổng kết những
vấn dề chủ yếu về lý luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới kinh tế. Những cơng
trình như Việt Nam hướng tới 2010 (UNDP & MPI/DSI - NXB Chính trị Quốc
gia, Hà nội 2001); Cơng nghiệp hố Việt Nam trong thời đại Châu Á - Thái
Bình Dương (GS TS Trần Văn Thọ NXB TP Hồ Chí Minh – Thời Báo Kinh tế
Sài Gòn và VAPEC, 1997); Thể chế – Cải cách thể chế và phát triển. Lý luận
và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam (TS Đinh Văn Ân – TS Võ Trí Thành
(Chủ biên) - NXB Thống kê, Hà nội 2002); Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 (PGS. TSKH
Nguyễn Văn Đặng (Chủ biên) - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007); Kinh
tế Việt Nam – Đổi mới và phát triển (Võ Đại Lược - NXB Thế giới, Hà Nội
2007); Triết lý phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn đề cốt yếu (Phạm Xuân Nam
(Chủ biên) - NXB KHXH, Hà Nội 2005); Việt Nam tấn công nghèo đói (Ngân
hàng Thế giới - Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000); Việt nam tiến vào
thế kỷ 21 - các trụ cột của sự phát triển (Ngân hàng Thế giới - 12/2000); Tăng
trưởng kinh tế Việt Nam: Những rào cản cần phải vượt qua (GS. TS Nguyễn
Văn Thường (Chủ biên) - NXB Lý luận chính trị. Hà Nội 2005; Những vấn đề
chủ yếu về kinh tế phát triển (PGS. TS. Ngơ Dỗn Vịnh NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2006); Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 – Hướng đến một tầm
cao mới (Ngân hàng Thế giới - 12/2006); Để kinh tế Việt Nam khởi sắc (Nhiều

tác giả - NXB Trẻ, 2006) v.v…; là những cơng trình nghiên cứu phản ánh các
khía cạnh khác nhau của phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam.
Có thể nói, mảng đề tài về phát triển kinh tế nói chung, phát triển nhanh
và bền vững nói riêng, cũng như phát triển nhanh và bền vững cụ thể ở mỗi
khu vực, mỗi nền kinh tế, đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, khối lượng
các cơng trình đã xuất bản rất phong phú. Tuy nhiên, nhu cầu nghiên cứu tiếp
tục về chủ đề này lại dường như vô tận, vì cùng với dịng chảy thời gian, những
8


vấn đề mới luôn xuất hiện, vừa tạo ra thời cơ mới, lại vừa đặt ra thách thức mới
đối với sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế tồn cầu nói chung, nền
kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nhằm mục tiêu nghiên cứu những Luận cứ
khoa học cho các quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và
bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 mà đề tài đặt ra, những
cơng trình nêu trên thực sự là nguồn tài liệu ban đầu vô giá, khi “phải nghiên
cứu hiện tại dưới ánh sáng của quá khứ cho những mục đích của tương lai”
(John Maynard Keynes – 1972).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, luận giải các cơ sở khoa
học cho các quan điểm và chính sách chủ yếu để phát triển nhanh và bền vững
của nền kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian là nền kinh tế Việt Nam.
Phạm vi thời gian là các số liệu tập hợp phân tích chủ yếu trong khoảng thời
gian 10 năm qua (2001-2010) và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế
Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Luận giải cơ sở lý luận (các lý thuyết) và thực tiễn (tính chất bức thiết,
bối cảnh trong nước và quốc tế, điều kiện và khả năng thực tế) của việc xác

định các quan điểm và các chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền
vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
Mục tiêu cụ thể:
1. Làm rõ những cơ sở lý luận, bao gồm các cách tiếp cận, các lập luận,
phân tích và quan điểm của các lý thuyết khác nhau đối với phát triển (nhanh
và bền vững) nền kinh tế.
2. Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc giải quyết
vấn đề phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Trên cơ sở đó, rút ra những
bài học cần thiết cho Việt Nam trong cách tiếp cận vấn đề, trong việc xây dựng
các chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nhanh và bền
vững nền kinh tế.
3. Luận chứng những cơ sở thực tiễn, bao gồm phân tích đánh giá thực
trạng, tính chất bức thiết, bối cảnh trong nước và quốc tế, các điều kiện và khả
năng thực tế đối với việc phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế.
4. Trên cơ sở những phân tích lý luận, kinh nghiệm các nước và thực
tiễn nêu trên, luận giải cơ sở khoa học của việc xác định các quan điểm và các
9


chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam
thời kỳ 2011-2020; đồng thời đề xuất một số quan điểm và chính sách chủ yếu
để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5a) Cách tiếp cận
Nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định, đề tài chú trọng các cách tiếp
cận chủ yếu sau:
1. Tiếp cận lý thuyết, hệ thống:
Việc phân tích các lý thyết phát triển thơng qua việc tổng duyệt toàn bộ
hệ thống các trường phái lý thuyết kinh tế học là công việc rất nặng nề, nhưng
rất cần thiết đối với đề tài này. Vì vậy, tiếp cận lý thuyết một cách có hệ thống

là một trong những cách tiếp cận được đặc biệt chú ý.
2. Tiếp cận toàn diện và hiện đại
Phát triển kinh tế vốn đã là một đối tượng khảo cứu tổng hợp, đòi hỏi
phải có cái nhìn tồn diện và hiện đại. Xét theo khía cạnh phát triển bền vững,
phát triển kinh tế tuy được xem là trụ cột cốt yếu nhất trong hệ thống các hợp
phần (trụ cột) của nó, nhưng tính bền vững của phát triển kinh tế lại chỉ có thể
được đảm bảo khi những trụ cột khác (bền vững về xã hội, về môi trường và về
thể chế) được đồng thời đảm bảo. Tính tổng hợp, tồn diện của phát triển kinh
tế nhanh và bền vững, vì vậy là một yêu cầu bắt buộc.
3. Tiếp cận thực tế
Cần xuất phát từ thực tế để đánh giá tính bền vững và mức độ nhanh hay
chậm của những mơ hình phát triển kinh tế; đồng thời cũng phải từ thực tế để
lựa chọn, đề xuất những kiến nghị về quan điểm, giải pháp để phát triển kinh tế
nhanh và bền vững, nhằm nâng cao tính khả thi, hữu dụng của các đề xuất này.
5b) Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Khi đề xuất thực hiện đề tài này dưới tiêu đề “Luận cứ khoa học cho các
quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh
tế Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020” và đặt ở vị trí cuối cùng trong số 23 đề tài
thuộc Chương trình KX 01/06.10 “Những vấn đề cơ bản của kinh tế Việt Nam
đến năm 2020”, Ban Chủ nhiệm Chương trình KX 01/06.10 dự kiến và kỳ
vọng đề tài sẽ là bản tổng hợp những kết quả nghiên cứu của tồn bộ Chương
trình. Tuy nhiên, Hội đồng tư vấn thẩm định và xét duyệt lại hướng đề tài đến
những yêu cầu mang tính độc lập nhiều hơn, bởi lẽ những vấn đề khoa học đặt
ra cho mỗi đề tài trước đó thì đã được các đề tài đó giải quyết rồi. Việc tập hợp
những kết quả nghiên cứu của các đề tài khác thành một đề tài mới là không
10


cần thiết. Nội dung thuyết minh và hợp đồng nghiên cứu giữa Bộ Khoa học và
Công nghệ với Ban chủ nhiệm Chương trình và Ban chủ nhiệm đề tài cũng

được tiến hành trên tinh thần này.
Nhận nhiệm vụ này, Ban Chủ nhiệm đề tài một mặt, đã xin ý kiến chỉ
đạo của Ban chủ nhiệm Chương trình và những ý kiến tham vấn rộng khắp của
cá nhân nhiều nhà khoa học. Đồng thời, cũng cố gắng kế thừa, chắt lọc những
ý tưởng, những kết quả nghiên cứu (nhưng không sao chép) của các đề tài khác
trong chương trình. Mặt khác, đã chủ động triển khai nghiên cứu một cách
tương đối độc lập, khong bị ràng buộc bởi những kết luận hay những kiến giải
khoa học mà các đề tài khác đã đạt được. Vì vậy, Ban chủ nhiệm đề tài hồn
tồn khẳng định tính độc lập, hồn chỉnh trong kết quả nghiên cứu của mình,
giống như mọi đề tài khác trong chương trình.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh một số phương pháp chủ yếu sau.
- Phương pháp phân tích lý thuyết, hệ thống: Việc khảo cứu, phân tích
các lý thuyết kinh tế địi hỏi phải sử dụng tốt phương pháp đặc thù của kinh tế
chính trị học là tư duy trừu tượng, phân tích hệ thống, lôgic các vấn đề lý luận
đặt ra.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được (về lý thuyết và thực tế, trong và
ngoài nước), tiến hành phân loại, đánh giá, phân tích các cách tiếp cận, các nội
dung của phát triển kinh tế và tổng hợp lại thành một hệ thống, phân tích sâu
các khía cạnh về cách tiếp cận, cách lập luận, các quan điểm phát triển kinh tế.
- Phương pháp so sánh: Việc so sánh các điểm mạnh, điểm yếu, hoàn
cảnh lịch sử ra đời các loại lý thuyết phát triển kinh tế, các mơ hình phát triển
kinh tế, đối chiếu với các chỉ tiêu phản ánh kết quả mức độ nhanh và bền vững
sẽ giúp cho những phân tích, đánh giá sâu sắc hơn, rõ ràng hơn.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng chuỗi số liệu thống kê liên tục và
nhiều năm sẽ cho thấy rõ hơn các khuynh hướng phát triển kinh tế và đánh giá
chính xác hơn kết quả mức độ nhanh và bền vững của sự phát triển của các nền
kinh tế.
- Khảo sát thực tế, phỏng vấn, chuyên gia: Nhằm thu thập, tham khảo
được nhiều ý kiến của các chuyên gia đối với các vấn đề liên quan đến lý

thuyết và mơ hình phát triển, đối với các đề xuất, kiến nghị về quan điểm và
chính sách để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam giai đoạn
2011 -2020. Phương pháp chuyên gia không chỉ quan trọng mà rất cần thiết với
những đề tài loại này, bởi vì trong nhiều trường hợp, kiến thức tích lũy được
của họ là kết quả của cả cuộc đời dày cơng nghiên cứu, tìm tòi, chiêm nghiệm
11


trong hồn cảnh điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế của Việt Nam.
6. Kết cấu của báo cáo: Bản báo cáo tổng hợp đề tài ngoài Lời mở đầu,
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 phần chính như sau:
Chương I: Những luận cứ lý luận cơ bản để xác định các quan điểm
và chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế
Chương này tập trung làm rõ một số khái niệm chủ chốt của phát triển
kinh tế, xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển nhanh và bền vững nền
kinh tế; phân tích sâu một số lý thuyết phát triển kinh tế chủ yếu đã và đang
ảnh hưởng đến việc thiết kế mơ hình phát riển kinh tế ở các nước trên thế giới
và xem xét một số vấn đề mới về tư duy phát trển nhanh và bền vững nền kinh
tế trong thời đại ngày nay.
Chương II: Những luận cứ thực tiễn của việc xác định các quan
điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh
tế
Chương này tập trung luận chứng những cơ sở thực tiễn, bao gồm phân
tích những bài học kinh nghiệm của thế giới về phát triển nhanh và bền vững,
từ đó rút ra những vấn đề về phương pháp tiếp cận, về cách xác định quan điểm
và các chính sách chủ yếu để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế; phân
tích đánh giá thực trạng, tính chất bức thiết của bối cảnh quốc tế và bối cảnh
trong nước, các điều kiện và khả năng thực tế đối với việc phát triển nhanh và
bền vững nền kinh tế.
Chương III: Một số quan điểm và chính sách chủ yếu để phát triển

nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020
Trên cơ sở những phân tích lý luận, kinh nghiệm các nước và thực tiễn
đã nêu ở các phần trên, chương này sẽ luận giải cơ sở khoa học của việc xác
định các quan điểm và các chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền
vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020; đồng thời đề xuất một số quan
điểm và chính sách chủ yếu để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt
Nam thời kỳ 2011-2020.
Sau đây là nội dung báo cáo.

12


CHƯƠNG MỘT
NHỮNG LUẬN CỨ LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐỂ
XÁC ĐỊNH CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ
Chương này tập trung làm rõ một số khái niệm chủ chốt của phát triển kinh
tế, xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế;
phân tích sâu một số lý thuyết phát triển kinh tế chủ yếu đã và đang ảnh hưởng
đến việc thiết kế mô hình phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới và xem xét
một số vấn đề mới về tư duy về phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong
thời đại ngày nay.
I. Một số khái niệm chủ chốt
1.1. Phát triển kinh tế
Theo quan niệm duy vật biện chứng, phát triển là một trong hai nguyên lý cơ
bản - nguyên lý về sự phát triển và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Mọi sự vật
hiện tượng đều có mối liên hệ qua lại với nhau và không ngừng vận động. Sự vận
động từ giản đơn đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng
hoàn thiện hơn là sự vận động theo chiều hướng tiến lên. Sự “tiến lên” này không
chỉ diễn ra sự thay đổi về lượng, mà cịn có những biến đổi về chất, chính là sự

phát triển. Một cách tổng quát, phát triển là sự vận động theo chiều hướng tiến
lên, bao hàm trong đó cả sự thay đổi về lượng lẫn sự chuyển hóa về chất. Nói
cách khác, đó là q trình hồn thiện của giới tự tự nhiên, xã hội và tư duy.
Đối với một nền kinh tế, sự phát triển cũng được hiểu theo nguyên lý chung
này. Các sách báo nghiên cứu vấn đề phát triển cơ bản đều thống nhất rằng, quan
niệm về phát triển kinh tế bao gồm q trình hồn thiện, tiến lên của ba hợp phần
chủ yếu sau:
1) Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế, theo nghĩa chung nhất, là mức tăng lượng của cải (tài
sản) trong một thời kỳ nhất định. Khái niệm tăng trưởng kinh tế này thích dụng
với mọi quy mô: nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp hay gia đình, cá nhân. Của cải
(tài sản) có thể tính bằng hiện vật hoặc tiền (giá trị). Đối với một quốc gia, mức
độ gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân - GNP (hoặc tổng sản phẩm quốc nội –
GDP) tính theo đầu người, phản ánh mức độ tăng trưởng sản xuất trong một giai
đoạn nhất định. Để có tăng trưởng, mức tăng sản lượng phải lớn hơn mức tăng
dân số.

13


Vì đo lường mức độ gia tăng quy mơ kinh tế nên không hiếm khi, người ta
đã coi tăng trưởng kinh tế chính là sự phát triển kinh tế, và vì thế, đơi khi hai khái
niệm này được sử dụng để thay thế lẫn cho nhau.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, có những quốc gia tuy đạt mức độ tăng
trưởng kinh tế cao (tức là chỉ số gia tăng GDP; GNP hay GDP/người, GNP/người
cao), nhưng cấu trúc (cơ cấu) của nền kinh tế vẫn ít có sự thay đổi, thậm chí có sự
tách rời giữa khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp
lạc hậu, và vì vậy, khu vực nơng nghiệp với đơng đảo nơng dân nghèo khó vẫn
khơng được sẻ chia những thành quả của tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, quan niệm về phát triển kinh tế bắt đầu có sự thay đổi theo hướng

không chỉ tập trung vào chỉ tiêu tăng trưởng mà bao quát cả những thay đổi về cơ
cấu kinh tế và cuộc sống con người cả về lượng lẫn về chất.
2) Thay đổi cơ bản cơ cấu của nền kinh tế: Trong quá trình phát triển, tỷ
trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong tổng nguồn lao
động xã hội tăng, trong khi tỷ trọng của nơng nghiệp (cũng tính trong GDP và
trong tổng nguồn lao động xã hội) giảm. Đồng thời dân cư thành thị tăng, dân cư
nông thôn giảm. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phương
thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực có năng suất lao
động cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ phát triển cao hơn và thay thế dần những
khu vực sản xuất – kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp.
3) Người dân là chủ thể tham gia và thụ hưởng thành quả của phát triển phản ánh mức độ công bằng và chất lượng cuộc sống của dân cư cùng với sự
tham gia của chính bản thân họ vào quá trình phát triển. “Nhân tố then chốt của
sự phát triển kinh tế là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ
yếu của quá trình thay đổi cơ cấu.... Tham gia vào quá trình phát triển có nghĩa là
tham gia vào việc hưởng thụ lợi ích của sự phát triển cũng như tạo ra các lợi ích
đó”. (Malcolm Gillis và các tác giả: Kinh tế học của sự phát triển. Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương – Trung tâm thông tin tư liệu 1990; tr. 21).
Quan niệm về sự phát triển kinh tế như vậy là kết quả của cả một quá trình
lâu dài mà sự vận động của cả thực tiễn lẫn lý luận đã bổ sung và hoàn thiện dần
dần. Ngay từ khi mới ra đời, khoa Kinh tế chính trị học (cổ điển) đã nêu ra tư
tưởng về phát triển như sự gia tăng mức độ giàu có cho tồn xã hơị. Năm 1776,
Adam Smith trong tác phẩm nổi tiếng, Của cải của các dân tộc, đã viết rằng:
“Kinh tế học chính trị được xem như một ngành khoa học của một chính khách
hay một nhà lập pháp; nó nhằm hai mục đích rõ ràng: thứ nhất, cung cấp cho mọi
người một khoản thu nhập hoặc một mức sống đầy đủ, nói một cách đúng đắn
hơn là tạo cho họ có được một khoản thu nhập hoặc một mức sống như vậy; và
thứ hai là, cung cấp cho Nhà nước hoặc cho cộng đồng một khoản thu nhập đủ để
thực hiện các dịch vụ công cộng. Kinh tế học chính trị có mục đích rõ ràng là làm
giàu cho cả nhân dân lẫn nhà vua đang trị vì đất nước”. (Adam Smith: Của cải
của các dân tộc, NXB Giáo dục, Hà nội 1997; tr.607).

14


Tuy nhiên, những tư duy về phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại thì
khơng dừng lại ở đó. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu về phát triển cịn tuỳ theo
góc độ nghiên cứu và mục tiêu cụ thể của mình mà nhấn mạnh đến khía cạnh này
hay khía cạnh khác của nội dung phát triển. Trước một thực tế là, quá trình CNH
và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển càng được bàn tới bao nhiêu thì
dường như khoảng cách về thu nhập (và trình độ phát triển) giữa các nước phát
triển và các nước chậm phát triển lại càng gia tăng chứ không được thu hẹp lại.
Không những thế, trong nhiều quốc gia đang phát triển, kể cả những nước có mức
tăng trưởng cao, khoảng cách thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao và nhóm có
thu nhập thấp cũng ngày càng dỗng ra. Nạn đói, dịch bệnh, thất học... tiếp tục
hồnh hành. Bên cạnh sự thiếu đói về vật chất, trước hết là vấn đề lương thực,
cịn là sự thiếu đói về tinh thần: tri thức, phẩm giá, sự tôn trọng, quyền tự do...
Trong bối cảnh như vậy, các nhà nghiên cứu về phát triển, trước hết là dưới
ngọn cờ của Tổ chức phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), bắt đầu từ năm
1990 đã cho xuất bản đều đặn hàng năm bản Báo cáo phát triển con người với ý
tưởng trung tâm coi con người chính là mục tiêu của phát triển kinh tế với cách
nhìn mở rộng hơn về nhiều mặt của đời sống xã hội.
“Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế... Với tư
cách là mục tiêu chứ không phải là một phương tiện, bản thân phát triển con
người nhằm làm giàu cho cuộc sống con người. Sự giàu có về vật chất – tạo ra
một khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn – có thể góp phần vào điều này
nhưng không hẳn đã là sự phát triển con người. Thực tế người ta thấy rằng không
tồn tại mối liên hệ 1:1 giữa sự giàu có về vật chất (được tính bằng tổng sản phẩm
quốc dân trên đầu người) với sự giàu có về mặt tinh thần (được tính bằng chỉ số
phát triển con người). Do vậy, quan điểm phát triển con người coi sản phẩm quốc
gia như là chỉ tiêu đầu tiên của trình độ phát triển.
Mục tiêu của sự phát triển không phải là tạo thêm nhiều “vật phẩm”, hàng

hoá và dịch vụ mà là làm tăng năng lực của con người để sống một cuộc sống đầy
đủ và hạnh phúc.... Xét đến cùng, vấn đề cơ bản là khả năng của con người để có
được tuổi thọ ngày càng cao (được đo bằng tuổi thọ kỳ vọng trung bình), có một
sức khoẻ tốt (được đo bằng tỷ lệ tử vong), có đủ điều kiện học tập và hiểu biết tri
thức (đo bằng tỷ lệ trẻ em đến trường và tỷ lệ biết đọc biết viết), có đủ thu nhập
để mua lương thực, quần áo và nhà ở, và tham gia vào các quyết định có ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và của cộng đồng v.v...” (Phát triển con
người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động. NXB Chính trị Quốc gia, Hà
nội 1999; tr. 48-49). “Có thu nhập là một trong những lựa chọn mà dân chúng sẽ
mong muốn có. Nó quan trọng thật, nhưng không phải là tất cả. Phát triển con
người chứa đựng sự mở rộng thu nhập và của cải, nhưng nó cũng bao gồm cả
nhiều yếu tố khác, được đánh giá hoặc có giá trị”. (Báo cáo phát triển con người
1999. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2000; tr. 19).

15


Theo cách quan niệm này, rõ ràng là phát triển kinh tế chỉ có vai trị là một
phương tiện để đạt tới mục tiêu phát triển con người, bao gồm các mặt: phúc lợi
vật chất đầy đủ hơn, sức khoẻ tốt hơn, tuổi thọ cao hơn và được học hành để nâng
cao trí tuệ và đời sống tinh thần. Nói cách khác, sự phát triển kinh tế của một
quốc gia ngày nay được quan niệm không chỉ là sự gia tăng quy mơ kinh tế, mà
cịn bao hàm sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và đảm bảo rằng, mọi
người đều được bình đẳng về cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển, và do
đó, đều được sẻ chia, hưởng thụ thành quả của phát triển.
1.2. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững
Từ nội dung phát triển kinh tế nêu trên, việc phát triển kinh tế nhanh là chỉ
thời gian để gia tăng quy mô kinh tế ngắn, tức là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao;
tốc độ gia tăng tỷ trọng của các lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ có năng suất cao
trong nền kinh tế lớn và tiến trình cải thiện mức sống của mọi người trong xã hội

diễn ra nhanh chóng, đều khắp. Hàm nghĩa của “nhanh” là tốc độ đạt được những
tiến bộ nhanh. Nói cách khác, để đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, nền
kinh tế chỉ phải tốn một khoảng thời gian ít hơn. Đây là góc độ được phản ánh
trong các chiến lược “tăng tốc”, “đuổi kịp” (cacht-up) của các nước đi sau so với
các nước đi trước xét về trình độ phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế bền vững (hay tính bền vững của phát triển kinh tế) là khái
niệm nằm trong một khái niệm rộng hơn: phát triển bền vững. Nói một cách tóm
tắt thì nhận thức về bản thân khái niệm phát triển bền vững cũng đã trải qua một
thời kỳ dài từ giản đơn đến ngày càng hoàn thiện. Ngày nay, người ta cho rằng,
phát triển bền vững là khái niệm bao quát sự phát triển bền vững về mặt kinh tế,
phát triển bền vững về mặt môi trường và phát triển bền vững về mặt xã hội. Đơi
khi, trong một số trường hợp, người ta cịn thêm phát triển bền vững về mặt thể
chế. Các nội dung trên được xem là những bộ phận hợp thành hữu cơ (hay những
trụ cột) của phát triển bền vững. Với cách hiểu như vậy, sự phát triển kinh tế bền
vững (hay tính bền vững của phát triển kinh tế) liên quan đến (hay chịu sự chi
phối) của hai mặt:
- Một là, tính bền vững của bản thân (bên trong) q trình phát triển kinh tế;
- Hai là, tính bền vững của các yếu tố bên ngồi q trình phát triển kinh tế,
nhưng có liên hệ và thường xuyên tác động ảnh hưởng tới q trình phát triển
kinh tế. Đó là các hợp phần ngoài kinh tế của phát triển bền vững, bao gồm môi
trường, xã hội và thể chế.
Hàm nghĩa của “bền vững” là duy trì trạng thái phát triển liên tục trong một
thời gian dài. Thực tế cho thấy rằng, có những nền kinh tế đã có được sự khởi đầu
khá ấn tượng (tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự gia tăng của sản xuất công
nghiệp cao, đời sống của dân cư được cải thiện rõ rệt, xã hội và chính trị ổn
định...), nhưng thời gian duy trì lại khơng được bao lâu. Sau một thời gian ngắn
ngủi, nền kinh tế tỏ ra “hụt hơi”, “mất đà”, tốc độ tăng trưởng chậm dần, thậm chí
chuyển sang suy thối và rơi vào trạng thái thiểu năng. Đó là tình trạng phát triển
16



không hiệu quả và không bền vững. Một trong những điểm cốt lõi của trạng
huống này là nền kinh tế đã tăng trưởng không phải dựa trên tăng năng suất.
“Phát triển và phát triển có hiệu suất là hai khái niệm khác nhau. Nếu lợi tức
quốc dân hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính trên đầu người tăng liên tục
trong một thời gian tương đối dài và trong quá trình đó có sự chuyển dịch cơ cấu
đáng kể thì có thể gọi đó là một nền kinh tế phát triển. Trong q trình đó, tư bản
được tích luỹ, đất đai, tài nguyên được khai khẩn thêm và đưa vào sử dụng, lao
động được động viên ngày càng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra, các
yếu tố sản xuất này cũng được di chuyển từ các ngành có năng suất thấp như
nơng nghiệp, sang các ngành có năng suất cao hơn như công nghiệp, dịch vụ, gây
ra sự chuyển dịch cơ cấu của GDP và các mặt khác của nền kinh tế.
Đó là hiện tượng phát triển và sự phát triển này là quá trình mà GDP hoặc
sản lượng (output) tăng nhờ động viên ngày càng nhiều các yếu tố sản xuất
(input). Tuy nhiên nếu nội dung phát triển chỉ có vậy thì chưa thể gọi là một nền
kinh tế phát triển có hiệu suất. Nền kinh tế được xem là phát triển có hiệu suất khi
độ gia tăng của nó nhiều hơn là tổng phần tăng đầu vào, tức các yếu tố sản xuất.
Phần nhiều hơn đó có được do áp dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học,
công nghệ, tri thức quản lý kinh doanh, tư bản và tài nguyên dùng có hiệu suất
hơn và trình độ lao động ngày càng cao hơn nhờ đẩy mạnh giáo dục và đào tạo....
Trong phương pháp tính tốn về sự tăng trưởng (growth accounting) phần còn lại
này được gọi là năng suất tổng hợp của tất cả các yếu tố sản xuất (Total Factor
Productivity – TFP)”. (Trần Văn Thọ: Cơng nghiệp hố Việt Nam trong thời đại
châu Á - Thái Bình Dương. NXB Thành phố Hồ chí Minh – Thời báo Kinh tế Sài
Gòn – VAPEC, 1997; tr. 60-61).
Tổng hợp những điều trình bày ở trên, có thể nói gọn lại là: phát triển kinh tế
nhanh và bền vững là phát triển kinh tế nhanh, liên tục trong một thời gian dài.
Vấn đề ở đây là: phát triển kinh tế với tốc độ nào thì được coi là đủ nhanh và liên
tục trong một thời gian bao lâu thì được coi là đủ dài để đảm bảo tính bền vững?
Trở lại khái niệm phát triển kinh tế đã nêu trên, ta thấy ở quy mơ tồn bộ

nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế biểu hiện ở sự gia tăng quy mô kinh tế
(tăng trưởng kinh tế), sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và sự
bình đẳng về cơ hội tham gia cũng như hưởng thụ thành quả phát triển của mọi
người.
a) Đối với tăng trưởng kinh tế:
Thông thường, người ta so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giữa
các quốc gia dựa trên cơ sở các số liệu thống kê sẵn có. Theo cách này, từ nhiều
thập niên qua, người ta nhận thấy trong thế giới mà chúng ta đang sống, có một
dải tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá rộng, từ mức tăng trưởng âm – có
thể tới – 10% vào một năm nào đó, tới mức tăng trưởng dương – có thể tới 15%
vào một năm nào đó, cá biệt có thể tới trên 20%. Tuy nhiên, dải tốc độ tăng
trưởng hàng năm thường được quan sát thấy chủ yếu ở mức -1% đến + 10%. Vậy
17


×