Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 chọn lọc số 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.52 KB, 4 trang )

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11
MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT không chuyên)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)-số 6
Câu 1 : 2đ
Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều hướng nào?
Câu 2 1,5đ
Vi sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là động vật trao đổi khí hiệu quả
nhất trên cạn?
Câu 3 1,5đ
Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 4 2.0đ
Việc tách chiết sắc tố từ lá dựa trên nguyên tắc nào? Nêu các bước chính trong tách chiết sắc tố?
Câu 5 2,0đ
Trình bày quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày của trâu bò?
Câu 6 4.0đ
Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ,mỗi gen đều dài
5100A
0
.gen B có 900A ,gen b có 1200G.
a/Tìm số lượng nuclêôtit mỗi lọai trên mỗi gen ?
b/Khi bước vào kỳ giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm phân ,số lượng
từng lọai nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu ?Tổng số liên kết hiđrô có trong gen
đó ?
c/Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất ,số lượng nuclêôtit mỗi lọai trong mỗi tế bào con là
bao nhiêu ?
d/Khi tế bào hòan thành giảm phân ,số lượng từng lọai nuclêôtit trong mỗi lọai giao tử
bình thường bằng bao nhiêu ?
Câu 7 2.0đ
a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng?
b. Trong hô hấp, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi của nước khi đi qua mang. Ngoài


những đặc điểm của bề mặt trao đổi khí mà tất cả các loài sinh vật đều có, cá xương còn có
những đặc điểm nào làm tăng hiệu quả trao đổi khí?
Câu 8 3.0đ
a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan
sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không. Giải thích?
Câu 9 2.0đ
Ở ruồi giấm một tế bào trải qua một số lần nguyên phân ,tất cả số tế bào con đã thực hiện
giảm phân tạo giao tử với hiệu suất thụ tinh là 12.5% ,đã có 16 hợp tử được hình thành .Tổng số
nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn bội mà môi trường cung cấp là 504 .xác định
số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của lòai ruồi giấm trên ?
Hết
Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD…………………………


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 11
MÔN: SINH HỌC ( THPT không chuyên)-so 6
Câu Nội dung Điểm
1 Hướng tiến hóa
- Cấu tạo ngày càng phức tạp:
+ Từ không có cơ quan tiêu hoá (động vật dơn bào) đến có cơ quan tiêu hóa (động vật
đa bào)
+ Từ túi tiêu hóa (ruột khoang) đén ống tiêu hóa (động vật có xương sống)
- Chức năng ngày càng chuyên hóa:
+ Các bộ phận của ống tiêu hóa đảm nhiệm những chức năng riêng, mang tính chuyên
hóa cao đảm bảo tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn
+ Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. Nhờ tiêu hóa ngoại bào mà động vật ăn
được thức ăn có kích thước lớn hơn
0,5
0,5

0,5
0,5
2 Hệ hô hấp của chim gồm đường dẫn khí, phổi và hệ thống túi khí. Phổi của chim
không có phế nang mà được cấu tạo bởi một hệ thống ống giàu mao mạch bao quanh.
Chim có hệ hô hấp kép:
+ Khi hít vào, không khí giàu Oxi đi vào phổi và vào túi khí sau, còn không khí giàu CO
2
từ
phổi đi vào túi khí trước
+ Khi thở ra, không khí giàu oxi từ túi khí sau đi vào phổi còn không khí giàu CO
2
từ phổi và
túi khí trước đi theo con đường dẫn khí ra ngoài
=> cả khi hít vào, thở ra đêu có không khí giàu Oxi qua phổi để thực hiện trao đổi khí. Khi
hô hấp, phổi chim không thay đổi thể tích => chim là ĐV trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn
0,5
0,5
0,25
0,25
3 Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng:
- Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi nước
- Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang hợp
- Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu quang hợp
- Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp
0,5
0,25
0,25
0,5
4 * Nguyên tắc:
- Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu cơ

- Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ nhất định
* Các bước:
- Chiết rút sắc tố
- Tách các sắc tố thành phần
0,5
0,5
0,5
0,5
5
Quá trình tiêu hóa:
- Thức ăn (cỏ, rơm …) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào dạ cỏ. Ở đây, thức ăn
được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim
tiêu hóa xenlulozơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ
- Sau khi thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật ở dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và ợ
lên miệng để nhai kĩ lại
- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) cùng với lượng lớn vi sinh vật được đưa xuống dạ lá sách
hấp thụ bớt nước rồi chuyển vào dạ múi khế
- Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra
pepsin và HCl để tiêu hóa protein ở vi sinh vật và cỏ………………………………………
0,5
0,5
0,5
0,5

6 a. -Số lượng nuclêôtit trên mỗi gen

5100
3.4
x 2 = 3000 nu -Số nuclêôtit từng lọai trên mỗi gen
+Gen B: A=T= 900 nu G=X= 1500 – 900 = 6000 nu

+Gen b: G=X= 1200 nu A=T= 1500 – 1200 = 300 nu
b. Khi tế bào bước vào kỳ giữa I ,số lượng gen trong cặp tăng lên gấp đôi BBbb ,nên số
lượng nuclêôtit mỗi lọai là :
A=T= (900 x 2) + (300 x 2) = 2400 nu G=X= (600 x 2) + (1200 x 2) = 3600 nu
-Tổng số liên kết hiđrô của các gen ở kỳ này là .
(2400 x 2) + (3600 x 3) = 15600 lk
c. Khi kết thúc giảm hân lần thứ nhất tạo ra 2 tế bào chứa các gen BB và bb ,Số lượng
nuclêôtit mỗi lọai trong mỗi tế bào là :
+ Tế bào : BB : A=T= 900 x 2 = 1800 nu G = X = 600 x 2 = 1200 nu
+ Tế bào : bb A=T=300 x 2 = 600 nu G = X = 1200 x 2 =2400 nu
d. Khi kết thúc phân bào giảm phân tạo nên 2 lọai giao tử B và b ,có số lượng nuclêôtit mỗi
lọai là :
+Giao tử B : A=T= 900 nu G=X= 600Nu
+Giao tử b: A=T=300 nu G=X= 1200 nu
1.0
1.0
1.0
1.0
7
a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng:
- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh
nhỏ dần, các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ thể
- Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở
b. Các đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá xương:
- Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều từ miệng
qua mang ra ngoài
- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song
song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang
0,5
0,5

0,5
0,5
8
a. Phân biệt:
Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
- Máu được tim bơm vào động mạch ->
tràn vào xoang cơ thể -> trao đổi chất
trực tiếp với các tế bào -> trở về tim.
- Máu chảy trong động mạch với áp lực
thấp, tốc độ máu chảy chậm
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục
trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch,
sau đó về tĩnh mạch. …………
- Máu chảy trong động mạch với áp lực cao
hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
b. * Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự động……………………………………
* Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung
điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> đến bó His rồi theo mạng Puôckin -> Tâm nhĩ và
tâm thất co………………………………………………………………………
1
1
0,5
0,5
9 -Số giao tử được tạo ra : (16 x 100) / 12,5 = 128
-Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu ( k ngyên dương)
+Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2
k
– 1) 2n = (2
k
-1) 8 (1)

+Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2
k
.2n = 2
k
.8 (2)
Từ (1) và (2) ,suy ra (2
k
-1)8 + 2
k
.8 = 504 => Số lần nguyên phân là : k = 5
+Số tế bào được tạo ra qua nguyên phân : 2
5
= 32
+Số giao tử tạo ra từ 1 tế bào sinh giao tử : 128/ 32 = 4
=>Một tế bào sinh giao tử qua giảm phân tạo 4 giao tử =.>Ruồi giấm đực
0,5
0,5
0,5
0,5
Hết


×