Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm học 2014-2015 huyện Tân Châu, Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.95 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂU CHÂU
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
I/ VĂN – TIẾNG VIỆT (4,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
“… Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ , anh muốn đem một phần
của mình góp vào đời sống chung quanh…”
a. Câu trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? (1đ)
b. Trình bày nội dung chính được thể hiện trong câu trên? (1đ)
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý?
b. Điền vào lượt thoại của B một hàm ý với nội dung từ chối:
A: Chiều nay đi thư viện với mình đi.
B: ………………………………………………………….
A: Đành vậy.
II/ LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như
trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai
lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài
tối đa là 10,0 điểm.


I. VĂN – TIẾNG VIỆT (4đ)
Câu 1: (2đ)
a. Câu văn trên trích trong tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”, tác giả Nguyễn
Đình Thi. (1đ)
b. Nội dung: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư
tưởng, tình cảm của nghệ sĩ; văn nghệ thể hiện đời sống tinh thần cá nhân, dấu ấn riêng
của người sáng tác. (1đ)
Câu 2: (2đ)
a. - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong
câu. (0,5đ)
- Nghĩa hàm ý là phần thông báo không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (0,5đ)
- Điều kiện sử dụng hàm ý:
+ Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. (0.25đ)
+ Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán được hàm ý. (0.25đ)
b. Điền đúng câu có hàm ý từ chối. (0,5đ)
Ví dụ: Mình làm chưa xong bài tập.
Mình cùng đi với mẹ về thăm ngoại.
(Có nhiều cách điền câu khác nhau nhưng nội dung phải đảm bảo yêu cầu có hàm ý từ
chối)
II. LÀM VĂN:
- Mở bài: (1đ)
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Khái quát nội dung nghệ thuật bài thơ.
- Thân bài: (4đ)
+ Khái quát chung về bài thơ: rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của
mùa xuân thiên nhiên, đất nước, khát vọng cống hiến…
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên qua cách miêu tả đặc sắc của nhà thơ, sức sống thanh
khiết của đất trời, cảm xúc say sưa của Thanh Hải…
+ Vẻ đẹp sức sống của đất nước qua bốn nghìn năm lịch sử.

+ Khát vọng cống hiến cho đời, xây dựng đất nước của tác giả…
+ Nghệ thuật: giọng thơ thiết tha, trong sáng; hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo; ẩn
dụ, so sánh giàu cảm xúc và hình tượng, mạch cảm xúc đi vào lòng người.
- Kết bài: (1 đ)
Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
* Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu trên (5-6 đ)
- Đảm bảo các yêu cầu trên, có đôi chỗ lúng túng trong diễn đạt (3-4đ )
- Chỉ đạt 1/3 yêu cầu, mắc nhiều lỗi diễn đạt (1-2đ)
HẾT

×