Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức tại trường Cao đẳng Nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.62 KB, 94 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


TRẦN VĂN PHONG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102





TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013
- i -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


TRẦN VĂN PHONG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ. PHAN MỸ HẠNH



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013
ii

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sỹ Phan Mỹ Hạnh





Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM

ngày 22 tháng 01 năm 2014.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:


TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 TS. Trương Quang Dũng Chủ tịch
2 TS. Phạm Thị Nga Phản biện 1
3 TS. Huỳnh Minh Triết Phản biện 2
4 TS. Ngô Hữu Thân Ủy viên
5 TS. Nguyễn Hải Quang Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV




iii

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày … tháng… năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Trần Văn Phong Giới tính: Nam.

Ngày, tháng, năm sinh: 22/08/1976 Nơi sinh: Bình Thuận
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820154

I- Tên đề tài: Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Luận văn này được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu giải pháp phát triển đội ngũ
cán bộ, viên chức trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nội dung chính của
luận văn gồm 3 phần:
Phần 1 – Cơ sở lý luận: Hệ thống lại các khái niệm cơ bản nhất về chức năng, vai
trò, nhiệm vụ trường cao đẳng nghề trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và cung cấp
nguồn nhân lực cho xã hội; một số vấn đề về đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức,
giáo viên, sự phát triển, đồng thời làm rõ chu trình và các nội dung cần thiết khi tiến
hành các bước phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, bên trong của
tổ chức. Từ những lý thuyết về phân tích các yếu tố ảnh hưởng để phản ánh sự phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các trường Cao đẳng nghề. Bên cạnh
sự phản ảnh đó, tác giả còn nêu lên vai trò, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ cán bộ,
viên chức trong các trường Cao đẳng nghề.
Phần 2 – Nghiên cứu thực trạng đội ngũ CBVC: luận văn tóm tắt sơ lược quá
trình hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ, vai trò và sơ đồ tổ chức của trường
CĐN BRVT. Đồng thời luận văn phân tích thực trạng về số lượng, cơ cấu giới tính, độ
tuổi, thâm niên công tác, chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức và đánh giá chung về
iv

đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường. Qua đó rút ra được những mặt
mạnh, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại về công tác phát triển đội ngũ cán bộ, viên
chức ở nhà trường.
Phần 3 – Xây dựng kế hoạch và đề xuất giải pháp: luận văn dựa vào cơ sở lý
thuyết, kết hợp với phát huy những mặt mạnh, tận dụng những cơ hội và hạn chế
những tồn tại. Luận văn căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển của trường để xây dựng

đội ngũ cán bộ, viên chức phát triển và chất lượng cho trường CĐN BRVT từ nay đến
năm 2017. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/6/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sỹ Phan Mỹ Hạnh

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
v

LỜI CAM ĐOAN

Để thực hiện luận văn “Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức tại trường Cao
đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận
dụng kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp và bạn bè…
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nêu trong Luận văn này là trung thực. Các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Trần Văn Phong
vi

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng quản lý khoa học và đào tạo
sau Đại học Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH). Cùng
gửi lời cảm ơn các Thầy, Cô giảng viên giảng dạy lớp cao học 12SQT14 đã truyền đạt
những kiến thức quý báu, làm nền tảng tốt giúp cho tôi có phương pháp và tư duy khoa
học.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Phan Mỹ Hạnh, Cô đã hướng dẫn
tận tình, nghiêm túc, có bài bản khoa học giúp tôi có thể hoàn thành được luận văn
thạc sỹ này.
Đồng thời tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, lãnh đạo
Phòng, Khoa, Ban và toàn thể các cán bộ, giảng viên, nhân viên trường Cao đẳng nghề
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để học viên được hoàn thành
khóa học này.
Sau cùng, xin được cảm ơn các anh chị học viên lớp Cao học Quản trị kinh
doanh khóa 13 Vũng Tàu đã chia sẽ, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.

Xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện luận văn



Trần Văn Phong


vii
TÓM TẮT
Nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của đội ngũ cán bộ, viên chức trong các
trường cao đẳng, đại học với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Xuất phát
từ nhu cầu thực tế và mong muốn cho đội ngũ cán bộ, viên chức của trường CĐN BRVT
ổn định về số lượng và chất lượng, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ
cán bộ, viên chức tại trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” để làm đề tài
luận văn cao học ngành Quản trị kinh doanh.
Trong chương 1, tác giả nêu một số khái niệm cơ bản nhất về chức năng, nhiệm
vụ, vai trò, của trường cao đẳng nghề trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và cung cấp

nguồn nhân lực cho xã hội; một số vấn đề về sự phát triển của đội ngũ cán bộ, viên
chức, công chức, giảng viên, đồng thời làm rõ chu trình và các nội dung cần thiết khi
tiến hành các bước phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, bên trong
của tổ chức. Qua những lý thuyết về phân tích các yếu tố ảnh hưởng này, tác giả có thể
đánh giá sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các trường Cao đẳng
nghề. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên vai trò, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ cán
bộ, viên chức trong các cơ sở giáo dục dạy nghề.
Trong chương 2, tác giả tóm tắt sơ lược quá trình hình thành, phát triển, chức
năng, nhiệm vụ, vai trò và sơ đồ tổ chức của trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu. Đồng thời tác giả phân tích thực trạng về số lượng, cơ cấu giới tính, độ
tuổi, thâm niên công tác, chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức và đánh giá chung về
đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trong trường. Qua phân tích đó, tác giả rút ra
được những mặt mạnh cũng như nguyên nhân của những vấn đề còn tồn động trong
công tác phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức ở trường. Những căn cứ quan trọng này
đã giúp tác giả đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ viên chức của trường cao
đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở chương 3.
Trong chương 3, tác giả dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết ở chương 1, kết hợp với
những phân tích ở chương 2 và căn cứ vào kế hoạch chiến lược phát triển của trường
để đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức về số lượng và chất lượng
viii

cho trường Cao đẳng nghề Bà Rịa – Vũng Tàu từ nay đến năm 2017.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy rằng việc phát triển đội ngũ cán bộ,
viên chức là nhiệm vụ hàng đầu mà trường Cao đẳng nghề tỉnh BR-VT phải thực hiện
trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, nếu các giải pháp này được thực hiện thành công sẽ
đưa thương hiệu trường CĐN BR-VT trở thành một trong những cơ sở giáo dục dạy
nghề có uy tín của tỉnh BRVT và ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Nghiên cứu này giúp
cho BGH có cơ sở trong việc lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất để phát triển đội
ngũ cán bộ, viên chức của trường trong tương lai.
ix


ABSTRACT
Recognizing the importance and necessity of the staff and employees in colleges and
universities requires the stability and development of human resources in the future.
Starting from the actual needs and desires for the stable in quantity and quality of staff,
civil servants, lecturers and employees in Ba Ria-Vung Tau vocational college, the
author decided to choose the theme: "The development of staff, civil servants,
lecturers and employees at Ba Ria-Vung Tau vocational college" for his MBA study.
In Chapter 1, the author outlined some basic concepts about the role and duties of
colleges and universities in the education and training career as well as in providing
human resources for social, some issues about the stability and development of staff,
civil servants, lecturers and employees and also clarification of the necessary cycles
and contents to analyze the influencing factors of the external and internal
environment of the organization. From the theoretical analysis of the influencing
factors, the author can evaluate the stability and development of staff, civil servants,
lecturers and employees in vocational colleges. In addition, the authors also pointed
out the role and significance of the stability and development of staff, civil servants,
lecturers and employees in the vocational education institutions.
In chapter 2, the author briefly summarized the establishment, development, functions,
tasks, roles and organizational chart of Ba Ria-Vung Tau vocational college. The
authors simultaneously analysed the current situation of quantity, the structure of
gender, age, seniority, quality of staff, civil servants, lecturers and employees and the
general assessment of the faculty managers and lecturers. Through this analysis the
author can point out the strengths as well as the causes of the remaining problems in
the development of staff, civil servants, lecturers and employees of Ba Ria – Vung Tau
vocational college. These important bases helped the author figured out the solutions
to the development of staff, civil servants, lecturers and employees in Ba Ria - Vung
Tau vocational college in Chapter 3.
In chapter 3, the author based on the theoretical foundations of Chapter 1, in
combination with the analyses in chapter 2 and also based on the developing plan of

x

the school to provide the solutions to the development of staff, civil servants, lecturers
and employees not only in quantity but also in quality for Ba Ria - Vung Tau
vocational college.
The results of the study showed that the development of staff, civil servants, lecturers
and employees is the top mission that Ba Ria - Vung Tau vocational college must have
done. Therefore, if these solutions are successfully applied, it will make the brand Ba
Ria - Vung Tau vocational college become one of the prestigious educational
institutions of Ba Ria-Vung Tau province and in southeast region. This study helped
the board of the school in making the right decision to choose the most suitable
solution for the stability and development of staff, civil servants, lecturers and
employees in the future.
xi

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN
CHỨC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 5
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề 5
1.1.1. Khái niệm Cao đẳng nghề 5
1.1.2. Chức năng của trường Cao đẳng nghề 6
1.1.3. Nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề 6
1.2. Về đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức và giáo viên trong các trường Cao đẳng
nghề 8
1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức 8
1.2.2. Khái niệm về đội ngũ 8
1.2.3. Giảng viên Cao đẳng nghề 9
1.3. Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Cao đẳng nghề 10
1.3.1. Khái niệm phát triển 10
1.3.2. Nội dung phản ánh sự phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường Cao

đẳng nghề 12
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trong các trường
Cao đẳng nghề 13
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức tại các trường
Cao đẳng nghề 14
1.4.1.Yếu tố bên ngoài 14
1.4.2. Yếu tố bên trong 15
1.4.3. Các chủ trương, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề trong
các trường Cao đẳng nghề 16
1.4.4. Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Cao đẳng nghề 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 24
xii
2.1. Giới thiệu tổng quan về trường cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường 26
2.1.3. Tình hình ngành nghề, quy mô đào tạo của trường CĐN BRVT trong những
năm qua 27
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức của trường cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu 35
2.2.1. Thực trạng về số lượng 35
2.2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức 36
2.2.3. Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức 39
2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trong trường cao đẳng
nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 43
2.3. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ cán bộ viên chức ở trường Cao đẳng
nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 44
2.3.1. Tình hình diễn biến cán bộ viên chức của trường CĐN BRVT 44
2.3.2. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức của trường Cao đẳng nghề tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu 47

2.3.3. Đánh giá chung về công tác cán bộ, viên chức của trường Cao đẳng nghề tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 52
3.1. Định hướng phát triển của trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 52
3.1.1. Quy mô, phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo nghề của nhà trường 52
3.1.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ cán bộ viên chức 53
3.1.3. Các định hướng đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường
Cao đẳng nghề 53
3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ viên chức ở trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu 54
xiii

3.2.1. Giải pháp 1: Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBVC 54
3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường công tác tuyển dụng 58
3.2.3. Giải pháp 3: Sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ giảng viên hiện có 60
3.2.4. Giải pháp 4: Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ giáo viên 62
3.2.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất tinh thần
cho cán bộ giáo viên 66
3.2.6. Mối liên hệ giữa các giải pháp 69
3.3. Kiến nghị 70
3.3.1. Đối với Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 70
3.3.2. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 71
3.3.3. Đối với nhà trường 71
PHẦN KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
xiv

Danh mục các từ viết tắt

ĐH Đại học
CB Cán bộ
CC Công chức
VC Viên chức
CĐNBRVT Cao đẳng nghề Bà Rịa – Vũng Tàu
BRVT Bà Rịa - Vũng Tàu
GV Giáo viên, giảng viên
CBVC Cán bộ viên chức
CBCC Cán bộ công chức
CBGV Cán bộ giáo viên
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHKTCN Đại học Kỹ thuật công nghệ
SĐH Sau đại học
CBGD Cán bộ giảng dạy
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
UBND Ủy ban Nhân dân
HSSV Học sinh sinh viên
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
QLGD Quản lý giáo dục
GDĐH Giáo dục đại học
BGH Ban Giám Hiệu
xv

Danh mục hình
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng nghề tỉnh BRVT 26

Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Các ngành đào tạo chính quy 28
Bảng 2.2: Các ngành đào tạo tại chức (3,5 năm) 29

Bảng 2.3: Các ngành đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học 29
Bảng 2.4: Số lượng học sinh, sinh viên đã tuyển từ năm 2008-2013 30
Bảng 2.5: Kết quả tốt nghiệp hệ Cao đẳng từ khóa 1 đến khóa 7 32
Bảng 2.6: Kết quả tốt nghiệp hệ TCCN từ khóa 1 đến khóa 7 33
Bảng 2.7: Số lượng CBVC từ năm 2010-2013 35
Bảng 2.8: Cơ cấu giới tính cán bộ viên chức 37
Bảng 2.9: Cơ cấu độ tuổi cán bộ viên chức 37
Bảng 2.10: Tình hình thâm niên công tác của cán bộ viên chức 38
Bảng 2.11: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và giảng viên 39
Bảng 2.12: Trình độ tin học của cán bộ quản lý và giảng viên 41
Bảng 2.13: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý và giảng viên 42
Bảng 2.14: Diễn biến về số lượng đội ngũ CBVC của trường CĐN BRVT 46


- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia đã chú trọng phát triển giáo
dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc
dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều
giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể
dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với
nguy cơ dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan.
Điều này chứng tỏ vai trò của giáo dục rất lớn, lớn tới mức nó có thể ảnh hưởng
đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng,
bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì
vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền
giáo dục kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó đi lên.
Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không

kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện
thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân
trong xã hội. Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu
những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ.
Từ trước đến nay Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán về phát triển giáo dục và
đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội, gắn với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ và gắn với xu
thế tiến bộ của thời đại; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc hệ thống các trường Cao
đẳng nghề được thành lập tại Việt Nam. Theo quyết định số 1399/QĐ-LĐTBXH ngày
15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thành lập
trường Cao đẳng nghề tỉnh BR-VT xác định: “Trường Cao đẳng nghề là cơ sở giáo
dục công lập, đa cấp, đa ngành thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do địa phương đầu tư
2

xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành các hoạt động đào tạo và nghiên cứu
khoa học nhằm phục vụ nhu cầu về nhân lực của địa phương ở trình độ cao đẳng và
các trình độ thấp hơn”.
Trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tỏ ra có ưu thế trong việc gắn
đào tạo với sử dụng, nhà trường có điều kiện nắm bắt các nhu cầu của cộng đồng để tổ
chức các hình thức đào tạo linh hoạt phù hợp với người lao động thông qua cơ chế liên
kết với các doanh nghiệp trên địa bàn, các cơ sở dạy nghề, các trường Đại học đã
đào tạo được nguồn nhân lực kỹ thuật đa ngành, đa cấp, đa hệ với một cơ chế linh hoạt
mềm dẽo, phục vụ nhu cầu của địa phương, cung cấp nguồn tuyển sinh chuyển tiếp đại
học cho các trường đại học; đưa giáo dục và đào tạo đến các địa phương, vùng sâu
vùng xa, tạo cơ hội học tập cho mọi người.
Tuy nhiên, vai trò của trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có phát huy
được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung chương trình, phương
pháp đào tạo, cơ chế, phương thức hoạt động, khả năng gắn kết với các cơ sở kinh tế,

các cơ sở giáo dục khác, nắm bắt nhu cầu của cộng đồng để tổ chức đào tạo, … Bên
cạnh các yếu tố trên thì một yếu tố rất quan trọng đó là đội ngũ cán bộ viên chức trong
nhà trường có đủ về mặt số lượng và đáp ứng yêu cầu về mặt trình độ để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội đã đòi hỏi.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, lĩnh vực giáo dục đào tạo đã được sự chú ý, quan
tâm và đầu tư của xã hội và Nhà nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; xem
việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò
chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Nhưng nhìn chung mặt bằng thu
nhập trong giáo dục so với xã hội vẫn thấp. Cho nên những người làm công tác trong
nhà trường vẫn chưa yên tâm. Vì vậy, hiện tượng chuyển dịch “chất xám” vẫn xảy ra
trong phạm vi vùng và trong các ngành nghề kinh tế. Chính quá trình này đã ảnh
hưởng rất lớn đến nhà trường.
3

Vấn đề làm sao giữ chân được những nhân viên có năng lực để tránh việc bị “chảy
máu chất xám” là một vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý. Việc giữ chân được nhân
viên sẽ tạo nên sự phát triển về nhân sự trong tổ chức. Sự phát triển trong đội ngũ nhân
viên sẽ giúp tổ chức tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc tuyển dụng và đào
tạo, … tạo niềm tin và tinh thần đoàn kết trong nội bộ của tổ chức, hình thành những
nhân viên có kinh nghiệm, điều này rất cần thiết trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói
riêng và các lĩnh vực khác nói chung.
Ở trường Cao đẳng nghề Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện tượng nhân viên sau khi được
đào tạo sau Đại học và nghiên cứu sinh thì lần lượt bỏ trường chuyển qua những đơn
vị khác đã xảy ra. Như vậy vấn đề đặt ra là nhà trường ngoài việc “thu hút nhân tài”
đồng thời “giữ chân” được họ để xây dựng được đội ngũ cán bộ, viên chức trong
trường ổn định về số lượng và chất lượng là vấn đề đang được lãnh đạo nhà trường
quan tâm. Đó là lý do chúng tôi đã chọn đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức
tại trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá, phân tích các yếu tố của đội ngủ cán bộ, viên
chức nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức của các trường
Cao đẳng nghề công lập nói chung và của trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu nói riêng.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chính sau:
- Hệ thống lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũ cán bộ viên chức của các trường
Cao đẳng nghề công lập.
- Đánh giá thực trạng vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ viên chức của trường Cao
đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức của trường trong
theo định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của trường cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đội ngũ cán bộ, viên chức của trường Cao đẳng nghề tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phạm vi nghiên cứu: phân tích đánh giá những vấn đề liên quan đến phát triển đội
ngũ cán bộ viên chức tại trường. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức của trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: nghiên cứu các vấn đề khác nhau, có mối liên hệ qua lại
với nhau cùng tác động đến một đối tượng đó là sự phát triển đội ngũ cán bộ viên chức
của trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các chuyên gia có sự am hiểu về phát triển
nguồn nhân lực, các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào
đối với đội ngũ cán bộ viên chức của trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và suy luận logic: để tổng

hợp số liệu, dữ liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như lựa chọn các phương án, giải
pháp.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương
với kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức ở trường cao
đẳng nghề.
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức của trường cao đẳng
nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị để phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức ở trường
cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề

1.1.1. Khái niệm Cao đẳng nghề
Cao đẳng nghề là cấp học thuộc hệ thống đào tạo nghề, mục tiêu của CĐN là
“nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công
việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có
khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc”
Tuyển sinh là tuyển người vào học (đầu vào) của các cơ sở đào tạo. Họ đưa ra
những yêu cầu (tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số) thích hợp với từng ngành nghề đào tạo, để
người học đăng ký dự tuyển theo từng hình thức tuyển chọn (thi tuyển, xét tuyển, hoặc
kết hợp cả hai) thích hợp, nhằm mục đích chọn được những thí sinh đạt yêu cầu. Thi tự
luận là thi viết (kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ hoặc thi tuyển đầu vào, dưới
hình thức tự luận). Nội dung các hỏi được lựa chọn những vấn đề cơ bản nhất trong

những bài, chương đã học. Chuẩn bị ít nhất hai, ba đề có nội dung, khối lượng, mức độ
khó của kiến thức, kỹ năng tương đương với nhau. Trắc nghiệm là một phương tiện
kiểm tra, đánh giá về kiến thức hoặc để thu thập thông tin. Việc áp dụng hình thức thi
trắc nghiệm trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ở Việt Nam trong tình hình hiện
nay cần được nghiên cứu và có những đánh giá khách quan trước khi áp dụng đại trà.
Mỗi hình thức thi tuyển đều có những điểm mạnh yếu khác nhau, chúng ta cần kết hợp
các hình thức lại với nhau nhằm phát huy được tính tích cực và hạn chế được những
điểm yếu của từng loại. Xét tuyển được dựa trên những tiêu chí đã có của người đăng
ký dự tuyển mà cơ sở đào tạo làm căn cứ để tuyển chọn người học (chủ yếu là điểm thi
đại học, điểm thi tốt nghiệp THPT hằng năm, Học bạ THPT).
Bên cạnh các khái niệm, đề tài cũng đã hệ thống các yếu tố đến tuyển sinh cao
đẳng nghề. Các yếu tố này gồm cơ sở pháp lý cần đủ mạnh và thông thoáng là một
trong những điều kiện tiên quyết để phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo; yếu tố tâm
6

lý có tác động đáng kể đến vấn đề tuyển sinh CĐN, hầu hết người dân vẫn tồn tại tâm
lý chuộng bằng cấp; yếu tố phân luồng hướng nghiệp và tư vấn chọn nghề có tác động
rất lớn đến tuyển sinh CĐN; yếu tố đầu ra; yếu tố kinh tế về đầu tư đào tạo nghề và
khả năng chi trả của người.

1.1.2. Chức năng của trường Cao đẳng nghề
Trường Cao đẳng nghề là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu thực nghiệm khoa học,
có nhiệm vụ cung cấp một cơ cấu lao động đồng bộ cho ngành công nghiệp với trình
độ Cao đẳng kỹ thuật, Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và sơ cấp nghề thuộc
hệ thống giáo dục của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

1.1.3. Nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề
- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng
lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực
thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người

khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Các ngành nghề đào tạo:
+ Cán bộ có trình độ Cao đẳng kỹ thuật cho các ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện
tử, truyền thông; Công nghệ kỹ thuật nhiệt; Tin học ứng dụng; Công nghệ Kỹ thuật
điều khiển và tự động hóa; Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử theo quy định trong cơ
cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Cao đẳng nghề các nghề: Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
không khí; Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính.
+ Cán bộ có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành: Bảo trì và sửa chữa
thiết bị nhiệt; Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động; Công nghệ kỹ thuật phần cứng
máy tính; Tin học ứng dụng; Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông; Điện công
nghiệp và dân dụng; Kế toán doanh nghiệp.
+ Trung cấp nghề các nghề : Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Kỹ thuật máy
lạnh và điều hòa không khí; Điện công nghiệp.
7

+ Đào tạo lại, bồi dưỡng sơ cấp nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật
theo yêu cầu của các cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài ngành.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gắn đào tạo với nghiên
cứu khoa học kết hợp lao động sản xuất để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, năng
lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tế sản xuất theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện các quan hệ hợp tác, liên thông, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
nghiên cứu triển khai công nghệ với các tổ chức, cá nhân để thực hiện đa dạng hoá các
loại hình đào tạo.
- Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về đội ngũ cán bộ, giảng
viên, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhà nước giao.
Giữ vững đời sống, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội trong Nhà trường
và địa phương nơi Trường đóng.

- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ
giảng viên của trường.
- Quản lý cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng
viên, giáo viên, nhân viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.
- Tuyển sinh và quản lý người học.
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học tham gia các
hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định
của pháp luật.
- Hợp tác quốc tế trong quá trình đào tạo.
8


1.2. Về đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức và giáo viên trong các trường
Cao đẳng nghề

1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức
- Cán bộ, công chức hành chính bao gồm những cán bộ, công chức thực thi công
vụ trong bộ máy hành chính Nhà nước; trong đó có một số cán bộ dân cử, kể cả cán bộ
chính quyền xã.
- Các cán bộ, công chức trường cao đẳng cao đẳng nghề hỗ trợ cho việc thực hiện
các chương trình đào tạo và hoạt động chung của trường, cụ thể:
+ Các cán bộ quản lý nghiệp vụ: Những người giúp việc Ban giám hiệu, các cán
bộ, công chức làm công tác nghiệp vụ trong các phòng ban hoặc lĩnh vực như: lập kế
hoạch, giáo vụ, thống kê, tài vụ,
+ Nhân viên hành chính, như nhân viên vệ sinh, điện nước, văn thư, điện thoại, lái
xe, bảo vệ,
+ Nhân viên phục vụ giảng dạy: những người làm việc trong các phòng thí nghiệm,

thư viện, xưởng, trạm trại phục vụ giảng dạy và học tập.
+ Cán bộ quản lý nghiệp vụ khác ví dụ như: cán bộ Đảng, Đoàn, Công đoàn
chuyên trách và các công việc khác của trường.
* Tóm lại: Cán bộ, công chức hành chính trường cao đẳng nghề bao gồm cán bộ
lãnh đạo các cấp, các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn, cán bộ làm công tác
chuyên trách Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh, nhân viên
hành chính sự nghiệp, nhân viên, công nhân kỉ thuật, công tác trong các đơn vị thuộc
cơ cấu tổ chức của trường.

1.2.2. Khái niệm đội ngũ
Theo từ điển tiếng Việt thì: “Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng nghề
nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng” {21, tr 442}.
Trong các tổ chức xã hội khái niệm về đội ngũ được dùng như đội ngũ trí thức, đội
ngũ cán bộ, công chức đều có gốc xuất phát từ đội ngũ theo thuật ngữ quân sự, đó là
9

một khối đông người, được tổ chức thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ
.v.v.
Các khái niệm tuy có khác nhau nhưng đều phản ánh một điều, đó là một nhóm
người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức
năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc không cùng một nghề nghiệp nhưng cùng có
chung một mục đích nhất định.

1.2.3. Giáo viên Cao đẳng nghề
Trường cao đẳng nghề có đội ngũ giáo viên cơ hữu (bao gồm cả số giáo viên kiêm
nhiệm được quy đổi thành giáo viên làm việc toàn thời gian) đủ về số lượng, phù hợp
về cơ cấu để thực hiện chương trình dạy nghề. Trong khuôn khổ đề tài này, đội ngũ
giáo viên của trường CĐN Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ chỉ được xác định là những giáo viên
cơ hữu thuộc các Khoa và Bộ môn trực thuộc trường, không tính đến nhóm giảng viên
kiêm nhiệm (là nhân lực cơ hữu ở các đơn vị khác trong hoặc ngoài trường có tham gia

giảng dạy). Việc xác định phạm vi nghiên cứu này sẽ giúp đề tài tránh được tính trùng
(giáo viên cơ hữu của Bộ môn, Khoa này có thể kiêm giảng ở Bộ môn, Khoa khác)
cũng như xác định đúng nhóm đối tượng chính chịu ảnh hưởng công tác đào tạo, phát
triển trong trường.
Nhiệm vụ của giáo viên:
- Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang
thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô đun, môn học được phân công giảng dạy;
- Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của
chương trình;
- Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học
sinh, sinh viên giỏi nghề tham gia Hội thi tay nghề các cấp;
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên: soạn đề thi, kiểm tra; coi thi,
kiểm tra, đánh giá kết quả; chấm thi tuyển sinh, chấm thi tốt nghiệp, đánh giá kết quả
nghiên cứu của sinh viên;

×