Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TRƯỜNG THPT ĐỐC BINH KIỀU MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 2 LỚP 12 MÔN ĐỊA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.64 KB, 3 trang )

SỞ GD – ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT ĐỐC BINH KIỀU

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II. Năm học:
2011-2012
Môn: Địa Lý
Lớp: 12 ( Chương trình cơ bản)

CHỦ ĐỀ
Nhận
biết
Thông hiểu Vận dụng
Thang
điểm
ĐỊA LÍ DÂN CƯ X 2
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ X X 4
ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ X X 3
Tổng cộng 4 3 3 10,0
SỞ GD – ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT ĐỐC BINH KIỀU

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II. Năm học: 2011-
2012
Môn: Địa Lý
Lớp: 12( Chương trình cơ bản )
Thời gian: 60 phút ( Không kể thời gian phát đề ).
Câu 1: Trình bày những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát
triển kinh tế-xã hội nước ta. ( 2 điểm)
Câu 2: Tại sao công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?( 1
điểm)
Câu 3: Phân tích thế mạnh khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện đối với sự phát


triển kinh tế-xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.(4 điểm)
Câu 4: Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh
tế.(3 điểm)
(Đơn vị: %)
Năm
Thành phần kinh tế
1996 2005
Nhà nước 49.6 25.1
Ngoài Nhà nước 23.9 31.2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26.5 43.7
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành kinh tế của
nước ta năm 1996 và năm 2005.
b. Nhận xét.
- Hết –
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
Câu Nội dung Thang
điểm
1
* Những ảnh hưởng:
- Tích cực:
+ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, các vùng trong
nước.
+ Tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, sử dụng lao động chuyên
môn kĩ thuật…
+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập.
- Tiêu cực: Qúa trình đô thị hóa nảy sinh hậu quả như: ô nhiễm môi trường, an
ninh trật tự xã hội…
0,5
0,5

0,5
0,25
0,25
2
- Vì:
+ Ngành có nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú với trữ lượng lớn.( Dẫn
chứng)
+ Ngành mang lại giá trị sản xuất lớn cho quốc gia.( Dẫn chứng)
+ Ngành có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.( Dẫn
chứng)
0,5
0,25
0,25
3
- Thế mạnh khoáng sản:
+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Với nhiều loại: Than,
sắt, thiếc, chì-kẽm, đồng, apatit…
+ Vùng có một số mỏ khoáng sản lớn: đồng-niken( Sơn La), đất hiếm(Lai
Châu), sắt(Yên Bái), kẽm-chì(Bắc Kạn), bôxit(Cao Bằng).
+ Hiện nay các mỏ khoáng sản đang khai thác đáng chú ý là: Than ở Quảng
Ninh khai thác hơn 30 triệu tấn/năm. Apatit( Lào Cai) khai thác khoảng 600
nghìn tấn/năm và sản xuất khoảng 1000 tấn thiếc/ năm.
 Là nguồn nguyên liệu phong phú cho sự phát triển công nghiệp của vùng.
- Thế mạnh thủy điện:
+ Tiềm năng thủy điện khá lớn: sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện
cả nước( Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu KW) .
+ Hiện nay vùng có nhiều nhà máy thủy điện đã và đang khai thác: Thác Bà,
Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La.
 Tạo ra động lực cho sự phát triển của vùng. Đặc biệt là việc khai thác và
chế biến khoáng sản.

0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
4
a. – Vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện hai năm( Các biểu đồ khác không cho điểm)
- Biểu đồ phải chính xác, khoa học và mĩ thuật( thiếu tên biểu đồ, chú giải mỗi
chi tiết trừ 0,25 điểm)
b. Nhận xét:
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành kinh tế của nước ta có sự
thay đổi giữa năm 1996 so với năm 2005:
+ Giảm tỉ trọng sản xuất công nghiệp ở khu vực Nhà nước: (dẫn chứng số
liệu)
+ Tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp ở thành phần kinh tế Ngoài nhà nước và
Khu vực có vốn đầu tư nức ngoài. (dẫn chứng số liệu)
2,0
0,5
0,5
Tổng
cộng
10,0

×