Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH A ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 MÔN ĐỊA LÝ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.19 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH A
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2
NĂM HỌC: 2011 -2012
MÔN: ĐỊA LÍ
KHỐI: 12
THỜI GIAN: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu 1: (2,0điểm)
a. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
b. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 15, hãy kể tên các đô thị loại 1 ở Việt
Nam có dân số trên 1 triệu người và cho biết nó thuộc tỉnh, thành phố nào?
Câu 2: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước,
giai đoạn 1985-2005 (đơn vị: nghìn ha)
Năm 1990 1995 2000 2005
Cả nước 221.5 278.4 413.8 482.7
Đông Nam Bộ 72 213.2 272.5 306.4
a. Tính tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước.
b. Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su
đối với nước ta và giải thích.
Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liêu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị thực tế
phân theo thành phần kinh tế của nước ta
(Đơn vị: %)
Khu vực Năm 2000 Năm 2005
Tổng số 100,0 100,0
Kinh tế nhà nước 34,2 25,1
Kinh tế ngoài nhà nước 24,5 31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,3 43,7
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo


thành phần kinh tế của nước ta.
b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế ở nước ta.
II. PHẦN RIÊNG: (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (câu 4a hoặc câu 4b)
Câu 4a: Chứng minh rằng Trung Du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên
khoáng sản nhất nước ta. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về
tài nguyên khoáng sản của vùng.
Câu 4b:
a) Trình bày đặc điểm ngành giao thông vận tải đương bộ và đường sắt ở nước
ta.
b) Kể tên các tỉnh, thành phố có tuyến quốc lộ 1 chạy qua. Nêu ý nghĩa của
tuyến đường này đối với phát triển kinh tế. HẾT
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài
Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:…………………
Chữ ký của giám thị:……………………………………………………………………………
SỞ GD-ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH A
ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 2
Môn: Địa lí
Lớp: 12
Thời gian: 60 phút
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
a. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta:
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
+ Quá trình đô thị hóa chậm: Tỉ lệ dân đô thị 26,9% (2005).
+ Trình độ đô thị hóa thấp: Tỉ lệ dân đô thị thấp, cơ sở hạ tầng của các đô thị
thấp so với thế giới.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng.

- Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: Số thành phố lớn còn quá ít so
với số lượng đô thị.
b. Tên các đô thị loại 1 ở Việt Nam có dân số trên 1 triệu người
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Biên Hòa
(Đồng Nai).
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 2
a. Tính tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả
nước.
Tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su Đông Nam Bộ = (Diện tích gieo trồng cao
su Đông Nam Bộ x 100)/Diện tích gieo trồng cao su cả nước.
(Đơn vị: %)
Năm 1990 1995 2000 2005
Cả nước 100 100 100 100
Đông Nam Bộ 32,5 76,6 65,9 63,5
b. Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây
cao su đối với cả nước ta.
Tỉ trọng diện tích trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước không ngừng
tăng: 1990 chiếm 32,5%, năm 2005 chiếm 63,5 % diện tích cao su cả nước.
c. Nguyên nhân Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta
- Có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây cao su: địa hình, đất đai, khí
hậu, cơ sở vật chất.
- Cây cao su có lịch sử phát triển ở Đông Nam Bộ từ rất sớm, nhân dân trong
vùng có kinh nghiệm phát triển cây cao su.
- Các nguyên nhân khác: thị trường, vốn đầu tư ảnh hưởng đến việc trồng cao

su.
1,0
0,75
0,5
0,5
0,25
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế của nước ta.
Biểu đồ đẹp, chính xác, mang tính thẩm mĩ cao, có chú giải, tên biểu đồ, nếu
thiếu hay sai bất kỳ chi tiết nào sẽ trừ 0,25 điểm.
1,5
55.2
56.0
34,2
24,5
41,3
25,1
31,2
43,7
2000 2005
Câu 3
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế của nước ta.
b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế ở nước ta.
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có
sự chênh lệch nhau giữa các năm:
+ Năm 2000 khu vực kinh tế nhà nước chiếm 34,2%, khu vực kinh tế ngoài
nhà nước chiếm thấp nhất 24,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm cao
nhất 41,3%.

+ Năm 2005 khu vực kinh tế nhà nước chiếm thấp nhất 25,1%, khu vực kinh
tế ngoài nhà nước chiếm 31,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm cao
nhất 43,7%.
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có
sự thay đổi qua các năm:
+ Khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 34,2% (2000) xuống 25,1% (2005).
+ Khu vực kinh tế ngoài nhà và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng: Khu
vực kinh tế ngoài nhà tăng từ 24,5% (2000) tăng lên 31,2 (2005) và khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài từ 41,3% (2000) tăng lên 43,7% (2005).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
Câu 4a:
a. Trung Du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất
nước ta, có cả khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và khoáng sản
phi kim loại.
- Khu Đông Bắc:
+ Năng lượng: Vùng than Quãng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và
chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay sản lượng khai thác đã vượt
mức 30 triệu tấn /năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu
cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.
+ Mỏ kim loại như : sắt ở Yên Bái, thiếc và bôxít ở Cao Bằng, chì –
kẽm Chợ Điền (Bắc Cạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc Tĩnh Túc( Cao Bằng sản
xuất khoảng 1000 tấn/năm). Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatít (Lào
Cai). Mỗi năm khai thác 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
- Khu Tây Bắc: Có một số lớn như mỏ đồng – niken (Sơn La), đất hiếm

(Lai Châu)
b. Thuận lợi và khó khăn về khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản
của vùng.
- Thuận lợi:
+ Trong vùng có một số loại khoáng sản quan trọng, trữ lượng lớn.
+ Trên một diện tích nhất định tập trung nhiều loại khoáng sản nên
việc khai thác và chế biến khoáng sản trên quang điểm tổng hợp là một thế
mạnh mà không phải vùng nào cũng có.
- Khó khăn:
+ Đa số các quặng khoáng sản nằm sâu trong long đất, việc khai thác
các mỏ đòi hỏi các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
+ Địa hình hiểm trở khó khăn cho khai thác và vận chuyển khoáng sản.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4b:
1. Đặc điểm ngành giao thông vận tải đương bộ và đường sắt ở nước ta.
a. Đường bộ
- Mạng lưới đường bộ được mở rộng và hoàn thiện, về cơ bản đã phủ kín
các vùng.
- Các tuyến đường quan trọng: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các
tuyến theo chiều Đông – Tây: quốc lộ số 6,7,8,9,24,25,…
b. Đường sắt
- Tổng chiều dài là 3143 km.
0,25

0,25
0,25
- Các tuyến đường chính: Thống Nhất dài 1726 km, tuyến Hà nội – Hải
phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng.
2. Kể tên các tỉnh, thành phố có tuyến quốc lộ 1 chạy qua. Nêu ý nghĩa của
tuyến đường này đối với phát triển kinh tế.
a. Tên các tỉnh, thành phố có tuyến quốc lộ 1 chạy qua: Cà Mau, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình
Định, Quảng Ngãi, Quãng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng
Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn.
b. Ý nghĩa của tuyến đường này đối với phát triển kinh tế.
- Là tuyến đường huyết mạch của cả nước, có khả năng kết hợp với nhiều
tuyến dường khác.
- Tuyến đường chạy qua nhiều tỉnh, thành phố nước ta, chạy qua 6/7 vùng
kinh tế, nối nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều đô thị của cả nước. Có khối
lượng vận chuyển lớn.
0,25
0,5
0,25
0,25
CẤU TRÚC VÀ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 2
Môn: Địa lí
Lớp: 12
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. Cấu trúc và ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng

TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL
Địa lí dân cư 1
2.0
2.0
Địa lí các ngành kinh tế. 1
3.0
3.0
Địa lí các vùng kinh tế 1
2,0
1
3.0
5.0
Tổng
2
4.0
1
3.0
1
3.0
4
10.0

×