SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
——————
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VÀ THI TS ĐẠI HỌC LẦN 1
NĂM HỌC 2014 -2015
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời giao đề.
Đề thi gồm: 1 trang.
———————
Câu 1. ( 2.5 điểm )
a) Trong phạm vi lãnh thổ nước ta, vùng đất được xác định như thế nào?
b) Chứng minh sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây ở nước ta? Lấy dẫn chứng thể hiện mối
quan hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi
núi kề bên ở nước ta.
Câu 2. (3.0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Lao động phân theo các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2009.
(Đơn vị: nghìn người)
Năm Tổng số
Chia ra các khu vực kinh tế
1. 2. Nông-lâm- nghiệp
Công nghiệp
- xây dựng
Dịch vụ
2000 37600,6 24481,0 4929,7 8189,9
2002 39520,7 24468,8 6084,7 8967,2
2004 41616,3 24430,7 7216,5 9969,1
2007 42542,7 24351,5 7785,3 10.405,9
2009 43542,6 24057,5 7885,3 11599,8
(Theo niên giám thống kê năm 2010)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
2000 - 2009.
b) Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét và giải thích?
Câu 3. ( 2.5 điểm )
a) Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
b) Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta như thế nào? Nêu hệ quả của hoạt động gió mùa tới sự phân
chia mùa giữa các khu vực.
Câu 4. ( 2.0 điểm )
Nêu hiện trạng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?
Hết
Thí sinh không được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………………….…………… ; Số báo danh:….……………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
——————
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VÀ THI TS ĐẠI HỌC LẦN 1
NĂM HỌC 2014 -2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Gồm: 3 trang.
———————
Lưu ý chung: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa.
Câu Ý Nội dung Điểm
1.
(2,5 đ)
a) Trong phạm vi lãnh thổ nước ta, vùng đất được xác định như sau: 1,0
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km
2
( niên giám thống kê 2006) 0,25
- Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc (trên 1400km), Lào
(khoảng 2100km), Campuchia (khoảng 1100km).
0,25
- Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. 0,25
- Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà),
Hoàng Sa (Đà Nẵng).
0,25
b) Chứng minh sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây ở nước ta : 1,0
Theo chiều Đông – Tây thiên nhiên nước ta phân thành 3 dải: vùng biển và thềm
lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
0,25
- Vùng biển và thềm lục địa: Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay
đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa. Độ nông – sâu, rộng – hẹp của
thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và đồi núi kề bên.
0,25
- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:
+ Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên
nhiên trù phú.
+ Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu,
các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ,
nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.
0,25
- Vùng đồi núi: Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của
các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông Bắc -Tây Bắc và Đông
Trường Sơn và Tây Nguyên.
0,25
Dẫn chứng về mối quan hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng
thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên ở nước ta .
0,5
- Những nơi núi ăn sát ra biển, nơi đó có đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt, thềm lục
địa thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu, bờ biển khúc khuỷu. Ví dụ: Thềm lục địa
vùng Nam Trung Bộ, đồng bằng ven biển miền Trung.
0,25
- Những nơi núi lùi xa vào trong lục địa, nơi đó có đồng bằng rộng lớn, thềm lục
địa mở rộng, nông. Ví dụ: Thềm lục địa Bắc Bộ, thềm lục địa Nam Bộ, đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
0,25
2.
(3,0 đ)
a) Vẽ biểu đồ 2,0
* Xử lý số liệu:
Bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2009.
(Đơn vị: %)
Năm Tổng số Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp –Xây
dựng
Dịch vụ
2000 100 65,1 13,1 21,8
2002 100 61,9 15,4 22,7
2004 100 58,7 17,3 24,0
2007 100 57,2 18,3 24,5
2009 100 55,3 18,1 26,6
0,5
2
* Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ miền, vẽ bằng bút mực. (vẽ biểu đồ khác không cho điểm).
- Yêu cầu: vẽ chính xác số liệu. Có đầy đủ: tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu, đơn
vị, năm. (Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng, thiếu một yếu tố trừ 0,25 điểm).
1,5
b) Nhận xét và giải thích. 1,0
- Nhận xét: cơ cấu lao động đang có sự chuyển biến, nhưng chuyển biến chậm:
+ Lao động trong nông nghiệp giảm (d/c).
0,25
+ Lao động trong công nghiệp – xây dựng tăng (d/c).
+ Lao động trong dịch vụ tăng chậm (d/c).
0,25
- Giải thích:
+ Do nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế theo hướng CNH -HĐH.
0,25
+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. 0,25
3.
(2,5 đ)
a) Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt nam. 1,0
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới1000m)
chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả
nước.
0,25
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng .
+ Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ
rệt.
+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
. Hướng Tây Bắc - Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến
dãy Bạch Mã.
. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung
Bộ (Trường Sơn Nam).
0,25
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Xâm thực mạnh ở đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
0,25
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Con người có thể tác đông tích cực hoặc tiêu cực tới địa hình
(Học sinh lấy ví dụ)
0,25
b) Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta như thế nào? Nêu hệ quả của hoạt
động gió mùa tới sự phân chia mùa giữa các khu vực
1,5
* Hoạt động của gió mùa mùa hạ
- Thời gian hoạt động: từ tháng V đến tháng X
0,25
- Hướng gió: Tây Nam 0,25
- Nguồn gốc và hệ quả
+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ
và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới
Việt – Lào xuống vùng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc tạo thành
gió phơn Tây Nam khô, nóng.
0,25
+ Giữa và cuối mùa hạ: Gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển qua biển nên
nóng ẩm hơn và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây
Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa
vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp
thấp Bắc Bộ).
0,25
* Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực
- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
0,25
- Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
( Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa
0,25
3
mưa, khô)
4.
(2,5 đ)
Nêu hiện trạng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta? 2,5
* Hiện trạng tài nguyên rừng:
- Diện tích:
+ Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)
0,25
+ Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm
0,18 triệu ha.
0,25
+ Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%)hiện nay có xu hướng tăng trở lại. 0,25
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 38% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%). 0,25
- Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến
năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi
0,25
* Các biện pháp bảo vệ:
- Nâng cao độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70 -
80%.
0,25
- Quy định về nguyên tắc sử dụng và phát triển với từng loại rừng
+ Đối với rừng phòng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện
có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
0,25
+ Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc
gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
0,25
+ Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất
lượng đất rừng.
0,25
- Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng, nhà nước đã tiến hành giao quyền sử
dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
0,25
Hết
4