Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết lá bằng lăng nước (lagerstroemia speciosa (l ) pers) trên nồng độc acid uric máu và hoạt độ xanthin oxidase gan của chuột thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 48 trang )

Bộ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
VŨ THỊ THANH HẰNG
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA DỊCH CHIẾT
LÁ BẰNG LĂNG NƯỚC (Lagerstroemia speciosa
(L.) Pers) TRÊN NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU
VÀ HOẠT Đ ộ XANTHIN OXIDASE GAN
CUA CHUỘT THựC NGHIỆM
• • •
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC sĩ
Người hướng dẫn:
1. TS. Phùng Thanh Hương
2. DS, Hoàng Văn Giang
Nơi thực hiện:
Bộ môn Hoá sinh
Trường Đại học Dược Hà Nội
iKLĨiNÒ tìỉỉ ỈĨỮỢCHANỌỈ
T H l/V ỉêf\l •
N oà y A v . . . thá n g ,, (.Vìổrri 20.11,. ị
HÀ NỘI-2011 ' ^ '
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xỉn được gửi lời tri ân đến
TS. Phùng Thanh Hương, DS. Hoàng Văn Giang người đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xỉn chân thành cảm ơn những ỷ kiến đóng góp của các thầy cô và sự
giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị kĩ thuật viên tại Bộ môn Hoá sinh, Bộ môn
Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội và Viện dược liệu trung ương đã luôn
hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm thực nghiệm. Sự
tận tâm cùng kiến thức uyên bác của các thầy cô, luôn luôn là tấm gương sáng
cho tôi noi theo trong quá trình học tập, nghiên cứu trong hiện tại và cả tương
lai.


Tôi xỉn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè tôi, những người đã luôn luôn
giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Vũ Thị Thanh Hằng
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐÈl
Phần 1; TỎNG QUAN3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH GÚT
3
1.1.1. Lịch sử bệnh g ú t 3
1.1.2. Định nghĩa 3
1.1.3. Dịch t ễ 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của g ú t 4
1.2. XANTHIN OXIDASE 6
1.2.1. Phân b ố 6
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc và cơ chế hoạt động 6
1.2.3. Vai trò của x o trong chuyển hoá acid uric 7
1.3. CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ GÚT 8

1.3.1. Thuốc ức chể phản ứng viêm 8
1.3.2. Thuốc gây tăng thải acid uric máu 10
1.3.3. Thuốc gây tăng oxy hoá acid uric máu 11
1.3.4. Thuốc ức chế XO 11
1.3.5. Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu 12

1.4. CÂY
BẰNG LĂNG
Nước 13
1.4.1. Đặc điểm hình thái 13
1.4.2. Phân b ố 14
1.4.3. Bộ phận dùng 14
1.4.4. Thành phần hóa họ c 14
1.4.5. Công dụng 15
1.4.6. Các nghiên cứu về tác dụng cữa bệnh của Bằng lăng nước

15
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

17
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIÉT BỊ NGHIÊN cứu

17
2.1.2. Dược liệu 17
2.1.2. Thuốc thử và hóa chất 17
2.1.3. Động v ật 17
2.1.4. Thiết bị và dụng c ụ 17
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u 18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U 18
2.3.1. Phương pháp chiết xuất dược liệu 18
2.3.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết đến nồng độ acid uric
máu trên chuột bình thưòng 18
2.3.3. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết đến nồng độ acid uric
máu trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat
19
2.3.4. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết lên hoạt độ xanthin

oxidase ở gan chuột nhắt trắng bình thường 20
2.3.5. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết lên hoạt độ xanthin
oxidase ở gan chuột nhắt gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat

20
2.3.6. Các phương pháp định lượng các chỉ tiêu hóa sinh 20
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 23
Phần 3: THỤC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 24
3.1. Thực nghiệm và kết quả
24
3.1.1. Ảnh hưởng của dịch chiết lá BLN trên chuột bình thường 24
3.1.2. Ảnh hưỏng của dịch chiết lá BLN trên chuột gây tăng acid uric máu bằng
kali oxonat 30
3.2. Bàn luận 34
3.2.1. Ảnh hưởng của dịch chiết lá Bằng lăng nước đến nồng độ acid uric
máu 34
3.2.2. Ảnh hưởng của dịch chiết lá Bằng lăng nước đến hoạt độ enzym xo ở
gan chuột thực nghiệm 34
KÉT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÊN CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. BLN: bằng lăng nước.
2. DHBS: 3,5-dichloro-2-hydroxy benzen sulfonic acid.
3. ĐTĐ: đái tháo đường.
4. XO; xanthin oxidase.
5. COX: cyclo-oxygenase.
6. DL: dược liệu.
7. SE; sai số chuẩn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang
Bảng 3.1
Anh hưởng của dịch chiêt BLN lên nông độ acid uric
của chuột nhắt trắng bình thường
26
Bảng 3.2
Anh hưởng của dịch chiêt BLN lên hoạt độ xanthin
oxidase ở gan chuột nhắt trắng bình thường
29
Bảng 3.3
Anh hưởng của dịch chiêt BLN lên nông độ acid uric
của chuột nhắt trắng gây tăng acid uric bằng kali oxonat
31
Bảng 3.4
Anh hưởng của dịch chiêt BLN lên hoạt độ xanthin
oxidase ở gan chuột nhắt trắng gây tăng acid uric bằng
kali oxonat
33
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Vị trí các khóp bị viêm, các hạt tophi trong bệnh Gout
6
Hình 1.2 Cơ chê phản ứng của enzym xanthin oxidase
7
Hình 1.3 Cây Băng Lăng Nước
15
Hình 3.1
Anh hưởng của dịch chiêt BLN lên nông độ acid uric

của chuột nhắt trắng bình thường
27
Hình 3.2
Anh hưởng của dịch chiêt BLN lên hoạt độ xanthin
oxidase ở gan chuột nhắt trắng bình thường
30
Hình 3.3
Ảnh hưỏng của dịch chiết BLN lên nồng độ acid uric
của chuột nhắt trắng gây tăng acid uric bằng kali oxonat
32
Hình 3.4
Anh hưởng của dịch chiêt BLN lên hoạt độ xanthin
oxidase ở gan chuột nhắt trắng gây tăng acid uric bằng
kali oxonat
34
ĐẶT VẤN ĐÈ
Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric với các triệu chứng điển hình là
viêm, đau quanh các khớp xương. Bệnh không chỉ gây đau đón, ảnh hướng tới khả
năng lao động, hơn thế nữa nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới biến
chứng tàn phế [12]. ở các nước phát triển, bệnh gút chiếm tỷ lệ từ 1 - 2%. Tại Việt
Nam, cùng với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, bệnh ngày càng hay gặp.
Trong một nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại Khoa cơ xưomg khớp - Bệnh viện Bạch
Mai trong 10 năm (1991- 2000), bệnh chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%), đứng
hàng thứ 4 trong các bệnh khớp hay gặp tại khoa [8].
Mục tiêu quan trọng trong điều trị gút là làm giảm nồng độ acid uric trong máu.
Đã có nhiều loại thuốc trên thế giới ra đời được điều trị rộng rãi và đem lại hiệu quả
cao nhưng đa số là những thuốc tổng hợp hóa học, khi dùng kéo dài thường có nhiều
tác dụng không mong muốn. Do đó việc nghiên cứu những thuốc có nguồn gốc thiên
nhiên để hạn chế tác dụng không mong muốn khi dùng kéo dài đang là xu hướng phát
triển của y học thế giới dựa trên nền tri thức y học cổ truyền. Acid uric là một sản

phẩm chuyển hoá của các base purin. Các base purin được chuyển thành hypoxanthin
và xanthin rồi bị oxy hoá nhờ xúc tác của enzym xanthin oxidase (XO) thành acid uric .
Như vậy xo là một trong những enzym quan trọng tham gia vào quá trình sản sinh ra
acid uric. Vì vậy, một trong những hướng nghiên cứu để điều trị gút hiện nay là sử
dụng các dược liệu có tác dụng ức chế xo để làm giảm nồng độ acid uric máu [6].
Theo y học cổ truyền, có nhiều dược liệu đã được sử dụng để điều trị gút. Trong
số đó, Bằng lăng nước (BLN) (Lagerstroemìa speciosa (L.) Pers.) đã được sử dụng
theo kinh nghiệm dân gian và được lưu hành rộng rãi như một thực phẩm chức năng để
điều trị gút ở nhiều nước trên thế giới như Philippin, Thái Lan, Nhật Bản Trong khi
đó ở Việt Nam, Bằng lăng nước (BLN) mặc dù được trồng khá phổ biến nhưng chỉ mới
được biết đến với công dụng làm cây cảnh. Tác dụng chữa gút của BLN ở Việt Nam
hầu như chưa được nghiên cứu. Với lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu
tác dụng của dịch chiết lá Bằng lăng nước {Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.) trên
nồng độ acid uric máu và hoạt độ xanthin oxydase gan của chuột thực nghiệm" với các
mục tiêu sau:
- Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của dịch chiết lá Bằng lăng nước trên chuột
bình thường và chuột gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat.
- Tìm hiểu cơ chế gây hạ acid uric máu của dịch chiết lá BLN thông qua ảnh
hưởng trên hoạt độ xanthin oxidase ở gan chuột thực nghiệm.
Phần 1: TỎNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH GÚT
1.1.1. Lịch sử bệnh gút
Gút là một trong những bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người. Tên
bệnh từ gốc chữ Latinh là gotta (nghĩa là đông vón thành giọt) hay gốc chữ Hi Lạp là
podagra (podos: bàn chân, agras: đông vón) [1].
Mãi tới cuối thế kỷ 18, các nhà khoa học Đức và Mỹ mới phát hiện được các
tinh thể urat trong các u cục (tophi) quanh khớp, trong các viên sỏi ở hệ tiết niệu, đồng
thời phát hiện được sự khác nhau giữa lượng acid uric ở nước tiểu người bình thường
và người bệnh. Đến những năm 60 của thế kỷ 20, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu
hơn về sinh học tế bào, cơ chế sinh lý bệnh của tình trạng tăng acid uric máu và bệnh

gút. Năm 1679, Anton von Leewenhoek, người phát minh ra kính hiển vi, là người đầu
tiên nhìn thấy tinh thể urat, nhưng sau đó vài năm Alfred Gaưod mới khẳng định "urat
là nguyên nhân của viêm ở gút". Năm 1931, Gaưod Archibald tuyên bố “nguyên nhân
của gút là do rối loạn sự chuyển hóa" [28], Do đó, người ta biết rằng gút là bệnh lý do
rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ
thể do tăng acid uric trong máu [1]. Từ đó các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
gút đã được củng cố và hoàn thiện.
1.1.2. Định nghĩa
Bệnh gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin của tế bào, làm
tăng cao quá mức acid uric trong máu và trong các mô của cơ thể, lắng đọng tinh thể
urat trong các tổ chức như màng hoạt dịch khớp, sụn xương, gân, tổ chức dưới da. Đặc
trưng của bệnh là những đợt viêm thấp khóp cấp, tái phát gây đau dữ dội, có thể tiến
triển thành viêm khớp mạn tính [1], [8].
Y học cổ truyền còn gọi gút là thống phong, do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây
tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn. Khởi đầu, bệnh
còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức
năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ
thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục tôphi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển
lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần
[5], [11].
1.1.3. Dịch tễ.
Gút chủ yếu gặp ở nam giới, tỷ lệ gặp cao nhất ở độ tuổi trên 40, trước đây bệnh ít
khi xảy ra ở người trẻ nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa, ở nữ ít khi xảy ra trước độ
tuổi mãn kinh. Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm khoảng 90% các trường hợp. Bệnh chiếm
khoảng 0,1-0,2% tổng số bệnh nói chung và 0,4-5% tổng số bệnh khớp và thường có
liên quan đến mức sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày [5].
ở những nước có nền kinh tế phát triển, bệnh gút chiếm tỷ lệ cao vào khoảng 1-
2%. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoảng 10 năm trở lại
đây bệnh có chiều hướng tăng lên rõ rệt. Dựa trên một cơ sở dữ liệu bảo hiểm của Mỹ
ước tính rằng từ năm 1990-1999, tỷ lệ bệnh gút tăng 60% ở những người trên 65 tuổi

và tăng gấp đôi với những người trên 75 tuổi. Các nghiên cứu khác cho thấy bệnh gút
ngày càng trở nên pho biển trong các xã hội như New Zealand, Đài Loan và Hoa Kỳ
[41]. Theo một nghiên cứu khác của Anh, tỷ lệ mắc bệnh gút trong số người trưỏng
thành là 1,4%, đặc biệt tập trung ở nam giới trên 75 tuổi. Những con số này cho rằng
bệnh gút là dạng bệnh phổ biến nhất của viêm khớp ở người lớn và đang tiếp tục tăng
lên. Xu hướng này không chỉ được quan sát thấy ở phương Tây mà còn ở các nước
đang phát triển Châu Á [31].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của gút
1.1.4.1. Cơ chế lắng đọng acid uric.
Cơ chế lắng đọng acid uric chủ yếu là do tăng acid uric máu kéo dài dẫn đến sự
biến đổi về hình thái các tổ chức. Tăng acid uric dẫn đến kết tủa thành các tinh thể hình
kim gây tổn thương sụn, màng hoạt dịch, bao khớp, hình thành các hạt tophi gây phá
hủy xương dưới dạng ổ khuyết xương hình cầu. Các tổn thương thứ phát như: viêm
màng hoạt dịch, tăng sinh màng hoạt dịch, thâm nhiễm các tế bào lympho. Sự lắng
đọng các tinh thể ở tổ chức tạo thành các hạt tophi kích thước to nhỏ khác nhau. Lắng
đọng tinh thể urat ở kẽ thận dẫn đến tổn thương thận như: sỏi thận, viêm thận kẽ, xơ
hóa cầu thận, lượng acid uric trong nước tiểu tăng và sự toan hóa nước tiểu dẫn đến sỏi
tiết niệu trong bệnh gút. Và khi tổn thương lan rộng dẫn đến suy thận, tăng huyết áp
[8],
1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh cơn gút cấp tính
Tăng acid uric máu dẫn đến tăng nồng độ và kết tủa các tinh thể acid uric hoặc
muối của nó ở trong tổ chức và dịch cơ thể. Giới hạn hòa tan tối đa của acid uric trong
máu không quá 70 mg/L (tương đưoTig khoảng 415 |xmol/L) [1]. Khi vượt quá nồng độ
này acid uric dễ bị kết tủa dưới dạng tinh thể hình kim ở các tổ chức. Khả năng kết tủa
của các acid uric máu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó việc gắn với protein huyết
tương có tác dụng hạn chế kết tủa. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, dịch có pH acid thì
natri urat dễ kết tinh thành tinh thể, ngược lại trong điều kiện nhiệt độ cao hơn và pH
của dịch kiềm thì natri urat có độ hòa tan cao hơn, ít bị kết tinh hom. Sự kết tinh thành
các tinh thể natri urat khi đạt đến một lưọTig nhất định sẽ gây ra viêm khớp (viêm khớp
vi tinh thể) và gây ra cơn gút cấp tính [5].

1.1.4.3. Cơ chế bệnh sinh cơn gút mạn tỉnh
Gút mạn tính biểu hiện bằng dấu hiện nổi các cục (tophi) và viêm đa khớp mạn
tính. Khi các hạt tại sụn khóp vỡ sẽ khởi phát quá trình viêm gây cơn gút cấp. Sự lắng
đọng vi tinh thể ở cạnh khớp, trong màng hoạt dịch, trong mô sụn và mô xương sẽ dẫn
đến bệnh xương khớp mạn tính do gút [8].
ấf ■
Gout Attack Locations
ị «, - - ' .i f .vrhrj.
Hình 1.1. Vị trí các khớp bị viêm, các hạt tophi trong bệnh Gout
1.2. XANTHIN OXIDASE
Xanthin oxidase (Xanthin oxygen oxidoreductase, EC 1.17.3.2), là en2ym xúc tác
quá trình oxy hóa xanthine và hypoxanthine để có thể tiếp tục xúc tác cho quá trình oxy
hóa xanthin thành acid uric .
1.2.1. Phân bố
ở người, XO thường được tìm thấy trong gan và trong máu. ở các động vật khác
nhau nó được phân bố rộng rãi trong máu và trong các mô. xo cũng được phát hiện
trong một số mô của động vật có vú, ở chim, côn trùng và vi khuẩn [19]. ở động vật,
XO được tìm thấy trong tế bào gan, tế bào ruột, ngoài ra còn thấy ở trong tế bào thận,
dạ dày, huyết thanh và mô phổi [4], [21], nồng độ thấp thấy ở xương, cơ, tim và não
[21].
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc và cơ chế hoạt động
Xanthin oxidase là một protein bao gồm 2 tiểu đoTi vị giống nhau, có khối lượng
phân tử 300 kD, mỗi tiểu đơn vị có khối lượng 150 kD. Trong mỗi tiểu đơn vị có 2
phân tử flavin (FAD), 2 nguyên tử molybden và 8 nguyên tử sắt gắn trên một đơn vị
enzym [35].
Quá trình oxi hóa xanthin thành acid uric diễn ra tại trung tâm molybden của
XO [13]. Trong trạng thái oxi hóa, trung tâm molybden của enzym được xây dựng như
mô hình LMo'^^OS(OH). Cơ chế của phản ứng được chỉ ra như sau: proton từ nhóm
Mo-OH tấn công trung tâm ái nhân tại vị trí C- 8 của cơ chất xanthin (R), đồng thời
vận chuyển hydro giải phóng ra từ vị trí C-8 tới nhóm Mo = s tạo ra

LMo’'^0(SH)(OR), OR kết hợp với nguyên tử kim loại vào nhóm hydroxyl, sản phẩm
trung gian này bị phá vỡ bởi sự vận chuyển electron tới các vị trí khử khác của enzym
và giải phóng H^, tạo ra LMo^ OS (OR), được phát hiện bởi quang phổ cộng hưởng từ,
sau đó nhóm R được thay thế bởi hydro, quay về trạng thái ban đầu LMo'^'OS(OH) của
enzym [16].
o o o HO', p, e' o
S_M^S^ — S-Mo-SH —^ ,S-Mo^S s—Mcỉí=s
>=0 Ỵ >~N Ỵ >-N
giu,26i'^0 o ^
Hình 1.2. Cơ chế phản ứng của enzym xanthin oxidase
L23. Vai trò của xo trong chuyển hoá acid uric
Xanthin oxidase (XO) là enzym đóng vai trò quan trọng trong dị hóa purin ở một
sô loài, bao gôm cả con người [4], Acid uric là sản phấm thoái hóa của các acid nucleic
có base là purin. Có 3 nguồn cung cấp tiền chất của acid uric gồm: thoái hóa acid
nucleic từ thức ăn đưa vào, từ các tế bào bị chết và do purin nội sinh trong cơ thể. Quá
trình thoái hóa acid nucleic đã tạo ra các purin đơn giản như adenin, hypoxathin,
xanthin, guanin. Các purin trên được chuyển hóa thành acid uric nhờ có sự tham gia
của các enzym aminotransferase, hypoxanthin guanin phosphoribosyl transferase, và
xanthin oxidase [1], [5].
1.3. CÁC NHÓM THUỐC ĐIÈU TRỊ GÚT
1.3.1. Thuốc ức chế phản ứng viêm
• Colchicin
Colchicin chiết xuất tò cây Colchinum autumnal. Năm 1763 chế phẩm từ
Colchicum autummale lần đầu tiên được sử dụng trong điều trị cơn gút cấp và đến năm
1814 người ta mới chiết xuất được colchicin từ loại cây này [1].
Tác dụng: Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau và chống viêm cấp do gút, không có
tác dụng với trường hợp không phải do bệnh gút. Tác dụng đặc hiệu với con gút cấp
[3].
Cơ chế\ Colchicin làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, giảm sự tập trung của
bạch cầu hạt ở tổ chức viêm, ức chế hiện tượng thực bào các tinh thể urat và do đó kìm

hãm sản xuất lactic, giữ cho pH tại chỗ được bình thưcmg. Thuốc không có tác dụng
lên sự đào thải acid uric. Ngoài ra cochicin còn có tác dụng chống phân bào, phân hủy
lympho bào, tăng sức bền mao mạch [3].
Chỉ định: Điều trị gút cấp, phòng cơn cấp ở bệnh nhân gút mạn tính [3].
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp rối loạn tiêu hóa; buồn nôn, nôn, tiêu
chảy. Ngoài ra thuốc gây giảm bạch cầu, tiểu cầu, rối loạn thần kinh cơ [33].
• Glucocorticoid
Tác dụng: Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh. Corticoid còn có tác dụng trên
chuyển hóa (glucid, lipid, protid, chuyển hóa muối nước). Do cơ chế ức chế
phospholipase c nên thuốc giảm giải phóng histamin và các chất hóa học trung gian
gây dị ứng. Đặc biệt, glucocorticoid ức chế miễn dịch do giảm số lượng tế bào lympho,
ức chế chức năng đại thực bào và ức chế sản xuất kháng thể [3],
Cơ chế chống viêm: Glucocorticoid ức chế phospholipase A2 thông qua kích thích
tổng hợp lipocortin, làm giảm tổng hợp leucotrien và prostaglandin. Ngoài ra nó còn có
tác dụng ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân lympho bào đi vào mô để gây khởi
phát phản ứng viêm [3 .
Chỉ định: Điều trị gút đã chống chỉ định với NSAIDs và colchicin. Thuốc có thể
điều trị gút cấp [33].
Tác dụng không mong muốn: Corticoid thường gây loãng xương, tăng đường
huyết, loét dạ dày tá tràng, phù, tăng huyết áp, rối ỉoạn phân bố mỡ và các rối loạn
khác [3].
• NSAIDs
Tác dụng[3]:
- Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Là thuốc giảm đau, nhưng
NSAIDs là thuốc giảm đau ngoại vi và không có tác dụng gây nghiện. Tác dụng chính
trong điều trị gút là tác dụng chống viêm.
- NSAIDs ức chế tổng hợp thromboxan nên có tác dụng chống kết tập tiểu cầu
- ở liều điều trị, thuốc có tác dụng hạ sốt khi cơ thể bị sốt do bất kì nguyên nhân
nào gây nên và chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không gây hạ thân nhiệt ở người
bình thường

- Thuốc có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến đau vừa. Đặc biệt, tốt cho các chứng
đau do viêm
Cơ chế:
- Thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp prostaglandin do ức chế enzym cyclo-
oxygenase (COX) làm giảm tổng hợp prostaglandin.
- Thuốc còn làm bền vững màng lysosom do đó hạn chế giải phóng các enzym
của lysosom trong quá trình thực bào, nên có tác dụng chống viêm.
- Ngoài ra thuốc còn ức chế các chất trung gian hóa học của quá trìnli viêm, ức
chế cơ chất của enzym, ức chế sự di chuyển của bạch cầu, ức chế phản ứng kháng
nguyên - kháng thể.
- Riêng nhóm salicylat còn làm tăng giải phóng steroid nên làm tăng tác dụng
chống viêm [3],
Chỉ định: Điều trị cơn gút cấp tính [11], [33].
10
Tác dụng không mong muốn: tác dụng không mong muốn của NSAIDs chủ yếu
là: loét dạ dày tá tràng, xuất huyết,viêm thận kẽ [3], [33].
1.3.2. Thuốc gây tăng thải acid uric
• Probenecid
Tác dụng: ở liều điều trị, probenecid có tác dụng làm tăng thải acid uric (ngược
lại, ở liều thấp làm giảm thải acid uric). Ngoài ra, thuốc ức chế vận chuyển các
monoamin đến dịch não tủy và ức chế bài tiết mật [3], [23].
Cơ chế: ửc chế cạnh tranh hệ vận chuyển anion gây ức chế tái hấp thu acid uric ở
ống thận, làm tăng thải acid uric qua nước tiểu. Khi nồng độ acid uric máu giảm, các
tinh thể urat lắng đọng ở các khớp sẽ tan ra và trở lại máu rồi thải trừ dần ra khỏi cơ thể
[3].
Chỉ định: Điều trị bệnh gút thể mạn đã có tổn thương mô, thường phối hợp với
colchicin và các thuốc chống viêm [3].
Tác dụng không mong muốn: Probenecid tương đối an toàn, ít gây tác dụng
không mong muốn. Thường gặp rối loạn tiêu hóa, tăng tạo sỏi thận hoặc cơn đau quặn
thận, dị ứng và gây buồn ngủ [11].

• Suựinpyragon
Sulfinpyrazon được phát hiện khoảng năm 1960, trong khi tìm kiếm một thuốc
bài tiết acid uric niệu và chống viêm ít độc nhất. Là chất chuyển hóa của
phenylbutazon.
Tác dụng và cơ chế'. Tác dụng lên sự thải trừ urat tương tự pronenecid, nhưng
hiệu quả cao hon. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều dùng. Liều thấp làm giảm bài
xuất acid uric vào lòng ống thận, ngược lại liều cao ngăn chặn tái hấp thu acid uric
[23].
Chỉ định'. Thuốc dùng đế điều trị gút mạn, phối hợp với colchicin và các thuốc
chống viêm khác [3].
11
Tác dụng không mong muốn: Có thể gặp đau bụng, buồn nôn, nôn, loét dạ dày tá
tràng hoặc tai biến trên máu giống như phenylbutazon. Dùng thuốc thận trọng ở bệnh
nhân suy thận [3], [23].
1.3.3. Thuốc gây tăng oxy hóa acid uric
• Rasburícase
Rasburicase là dạng tái tổ hợp của urat oxidase và được sản xuất từ chủng
Saccharomyces cervỉsiae.
Tác dụng và cơ chế: Thuốc có tác dụng hạ nồng độ urat. Rasburicase xúc tác phản
ứng oxi hóa của acid uric thành chất chuyển hóa alantoin không hoạt tính, sản phẩm
chuyển hóa hòa tan nhiều trong nước hơn acid uric [29].
Chỉ định: Thuốc được dùng điều trị gút có sạn cứng nghiêm trọng [29].
Tác dụng không mong muốn: Thuốc có tính kháng nguyên nên có thể gây ra phản
ứng miễn dịch khi dùng thuốc. Phản ứng miễn dịch có thể xảy ra như co thắt phế quản,
mày đay, các phản ứng dị ứng da, sốc phản vệ. Ngoài ra, thuốc còn gây một số tác
dụng bất lợi: buồn nôn, đau đầu, ỉa chảy [23], [33].
• Pegylat uricase
Để khắc phục các nhược điểm của rasburicase, pegylat uricase đã được phát minh.
Tác dụng và cơ chế: Thuốc có tác dụng tốt trong hạ thấp nồng độ acid uric máu
về gần mức ban đầu do xúc tác quá trình oxi hóa acid uric chuyển thành alantoin.

Chỉ định: Thuốc dùng cho bệnh nhân gút mạn tính, thất bại với các phương pháp
điều trị hoặc có sạn to do tích lắng [24].
1.3.4. Thuốc ức chế Xanthỉn oxỉdase.
• AUopurìnoỉ
Tác dụng: Thuốc làm giảm nồng độ acid máu chủ yếu do ức chế cạnh tranh tổng
hợp acid uric. Ngoài ra, thuốc làm tăng bài xuất các tiền chất của acid uric qua nước
tiểu [3], [33],
12
Cơ chế: Allopurinol ức chế enzym xanthin oxidase, là enzym có vai trò chuyển
các tiền chất hypoxanthin và xanthin thành acid uric, nhờ đó làm giảm nồng độ acid
uric máu [3].
Chỉ định: Điều trị gút mạn, Các trường hợp tăng acid uric thứ phát (do dùng thuốc
chống ung thư, thuốc lợi tiểu thiazid ) [3].
Tác dụng không mong muốn: Có thể gây kích ứng tiêu hóa, độc với gan, suy thận
và dị ứng da [33].
• Pebuxostat
Pebuxostat là thuốc mới được đưa vào thị trưòng như một thuốc thay thế
allopurinol [34],
Tác dụng và cơ chế: Thuốc có tác dụng hạ nồng độ acid uric máu theo cơ chế ức
chế xanthin oxidase, tương tự allopurinol [34].
Chỉ định: Điều trị gút xuất hiện vùng da đỏ, tổn thương. Đặc biệt là dự phòng khi
không có colchicin [11].
Tác dụng không mong muốn: Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi sử
dụng febuxostat là làm suy giảm chức năng gan, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, phát
ban, cơn gout cấp [11].
1.3.5. Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
Trong những năm gần đây, bệnh gút ngày càng phổ biến, nhu cầu về thuốc chữa
bệnh gút ngày càng cao. Thuốc tân dược điều trị gút giá thành cao và gặp nhiều tác
dụng không mong muốn. Vì vậy việc nghiên cứu tác dụng điều trị gút có nguồn gốc từ
thảo dược là cần thiết. Việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên có nhiều thuận

lợi. ở các nước như Trung Quốc, Australia, Chile, Paraguay, Panama, Việt Nam, một
số nghiên cứu cho thấy nhiều dược liệu được chứng minh là có tác dụng ức chế hoạt
tính XO.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc tiến hành trên 122 cây thuốc được sử dụng trong
y học cổ truyền để điều trị gút, với liều 100 )Lig/ml có 69 dịch chiết methanol và 40 dịch
13
chiết nước có tác dụng ức chế hoạt độ xo , trong số đó 29 dịch chiết methanol và 13
dịch chiết nước làm giảm hơn 50% hoạt độ x o . Các chất có hoạt tính cao nhất làm
giảm hơn 50% hoạt độ x o là Quế chi (Cinnamomum cassia), tiếp đó là Cúc hoa
(Chysanthemum indicnm). lá của Lvcopus eiiropoeus và cốt khí củ (Polygonum
cuspidatum) [6],[22],
Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Thanh Mai tiến hành với 96 cây thuốc
được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị gút tại Việt Nam. Trong số 288 dịch
chiết từ 96 cây thuốc trên thì 188 dịch chiết được chứng minh có tác dụng ức chế hoạt
độ XO ở mức liều 100 |Jg/ml, trong đó 46 dịch chiết làm giảm hơn 50% hoạt độ xo ,
các dịch chiết methanol điển hình có tác dụng làm giảm hơn 50% hoạt độ x o là: Ngải
cứu (Artemisia vulgaris), Tô mộc (Caesalpỉnia sappan), Đại bi (Blumea balsamifera),
Cúc hoa (Chrysanthemum sinense), Tứ giác leo (Tetracera scandens) [26]. Các nahiên
cứu này đã cho thấy, nhiều cây thuốc được sử dụng để điều trị gút được dựa trên CC7 chế
ức chế hoạt độ xanthin oxidase.
Ngoài ra còn nhiều dược liệu khác có tác dụng điều trị gút do ức chế x o như:
Hy thiêm {Siegesbeckia orientaỉis L.) [6], Trắc bách diệp (Biota orientalis) [18], [36],
Daphne genkwa [27], Dâu tằm {Morus alba L.)[6], Hành tây {Allium cepa L.)[20].
1.4. CÂY BẰNG LĂNG N ước
Bằng lăng nước (BLN) - Lagerstroemia speciosa (L.) Pers., thuộc họ Tử vi -
Lythraceae. Cây còn có tên khác là Tử vi tàu, tên thường gọi là Bằng lăng [7].
1.4.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn có kích thước trung bình. Lá bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở chóp,
dài 10-20cm, rộng 5-9cm, dai, rất nhẵn, cả 2 mặt lá đều có màu nhạt. Chuỳ hoa đứng ở
ngọn, nhánh có lông, nụ tròn đo đỏ. Hoa to, rộng 3cm hay hơn, màu đỏ tím; đài có lông

sát; 6 cánh hoa có cuống 5mm; nhị nhiều. Quả nang tròn dài dạng trứng (20x18mm)
mang lá đài xoè ra, nở làm 6 mảnh. Hạt có đường kính 12-15mm [5].
14
Hình 1.3. Cây Bằng Lăng Nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.)
1.4.2. Phân bố
BLN thường mọc ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á như Ấn
Độ, Indonesia, Philipin, Malaysia [9], ngoài ra cây còn phân bố ở một số nước Nam
Mỹ [7].
ở Việt Nam, BLN được trồng tương đối nhiều ở Tây Nguyên, Bình Phước, Tây
Ninh, Đồng Nai và một số thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng Cây
mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh [9].
1.4.3. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng chủ yếu của cây là vỏ, lá và quả {Cortex, Folium et Fructus
Lagerstroemiae) [9].
1.4.4. Thành phần hóa học
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học chủ yếu của
Bằng lăng nước là tanin, chiếm hơn 10%, tập chung chủ yếu ở lá già và quả chín.
Trong đó đáng chú ý nhất là nhóm ellagitarmin (gồm 3 chất đã xác định cấu trúc là
Flosin B, Lagerstroemin, reginin A) và gallotannin (gồm acid tannic và penta-o-
15
galloyl-D-glucopyranose). Một dẫn chất polyphenol khác cũng được tìm thấy trong
dịch chiết aceton của lá BLN là valoneaic acid dilacton [39]. Một nghiên cứu ở Việt
Nam cho thấy hàm lượng polyphenol toàn phần trong lá Bằng lăng nước chiếm tới
39,5% tính theo dược liệu khô [7].
Một nhóm thứ hai được tìm thấy trong lá Bằng lăng nước là các hợp chất
terpenoid. Từ dịch chiết methanol của lá Bằng lăng nước người ta đã phân lập được
một loại triterpenoid có tác dụng hạ glucose huyết là acid corosolic (acid 2 a-
hydroxyursolic). Ngoài ra lá Bằng lăng nước còn có các terpenoid khác như: acid
3p,23-dihydroxy-loxo-olean-12-en-28-oic; tinotufolin c, tinotufolin D, lutein, 24-
methylencycloartanol acetat, largerenol acetat [7].

1.4.5. Công dụng
BLN có nhiều công dụng được ứng dụng rộng rãi ở cả trong và ngoài nước
như:
- Vỏ cây có tác dụng giảm sốt. Nước sắc vỏ chữa đau bụng, tiêu chảy [2]
- Rễ có tác dụng săn se, giảm sốt [2]
- Hạt có chất gây ngủ [2]
- Lá có tác dụng làm giảm đường huyết, chữa bệnh gút [9]
- Quả dùng để đắp ngoài trị lở miệng [7].
1.4.6. Các nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của Bằng lăng nước
Đã từ lâu, một số nước Châu Á, BLN được sử dụng như một cây thuốc dân gian
để điều trị các bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường, gút.
Năm 1996, một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy dịch chiết nước nóng của lá
BLN có tác dụng hạ glucose huyết đáng kể trên chuột nhắt ĐTĐ typ 2 di truyền chủng
KK-Ay sau 5 tuần điều trị. Cũng trên chủng chuột KK-Ay, acid corosolic, một triterpen
từ lá BLN với liều 2 mg/kg làm giảm nồng độ glucose và insulin huyết tương sau 4 giờ
uống thuốc. Một nghiên cứu khác tiến hành tại Hàn Quốc cho thấy dịch chiết lá BLN
16
tiêu chuẩn hóa chứa 1% acid corosolic làm giảm 26% glucose huyết của chuột ĐTĐ
typ 2 chủng C57BLKsJ sau 4 tuần dùng thuốc [7].
Một nghiên cứu ở Nhật Bản năm 2004 cho thấy hoạt chất acid valoneaic acid
dilacton (VAD) trong lá BLN có khả năng ức chế mạnh xanthin oxidase, là enzym có
vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid uric của cơ thể [32]. Nghiên cứu này là
cơ sở khoa học bước đầu cho việc sử dụng BLN để điều trị gút ở nhiều nước theo kinh
nghiệm của y học cổ truyền.
Như vậy, tác dụng chữa bệnh của lá BLN đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi
tại nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam, BLN mặc dù được trồng phổ
biến nhưng hầu như chưa được biết đến trong chữa bệnh. Nghiên cứu của Phùng Thanh
Hưong (2009) cho thấy lá BLN có tác dụng hạ đường huyết trên nhiều mô hình thực
nghiệm khác nhau [7], Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam tìm hiểu về
tác dụng điều trị bệnh gút của BLN. Do vậy, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo để

đánh giá độ an toàn và tác dụng chữa bệnh của BLN, nhằm mở ra triển vọng khai thác
một loài thực vật phổ biến ở nước ta trong phòng và điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh
rối loạn chuyến hóa như đái tháo đưÒTig và bệnh gút.
17
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN c ứ u
2.1.2. Dược liệu
Lá Bằng lăng nước {Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.) được thu hái vào
tháng 5-7 năm 2010 tại Hà Nội. Sau khi thu hái dược liệu được làm sạch, phơi,
sấy khô, xay thành bột thô, chiết bằng phương pháp ngâm lạnh với ethanol 70°
trong 72 giờ. Mầu lá Bằng lăng nước đã được giám định đúng tên khoa học bởi
TS. Trần Thế Bách (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).
2.1.2. Thuốc thử và hóa chất
- Kali oxonat (Sigma-Aldrich).
- Allopurinol đạt tiêu chuẩn BP2001/ƯSP25 (Yixing City Xingyu Medcine
Chemicals Co., Ltd).
- Cơ chất xanthin (Sigma-Aldrich).
- Bộ hóa chất định lượng acid uric (Teco diagnostics).
2.1.3. Động vật
- Chuột nhắt trắng thuần chủng giống Swiss (Mumus culus), cả hai giống,
trọng lượng 20 ± 2g, khỏe mạnh do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cung cấp
- Động vật được nuôi dưỡng theo chế độ tiêu chuẩn tại phòng nuôi động vật
thí nghiệm, Trường Đại học Dược Hà Nội.
2.1.4. Thiết bị và dụng cụ
- Máy đo quang phổ ƯV-VIS
- Máy li tâm K centrifuge (Harmonie sériés).
- Máy xét nghiệm sinh hóa máu (Teco diagnostics)
- Tủ sấy chân không Heraeus-instruments vacutherm-Kelvitront.
Ỉ KUỦNC ĐI! Dươc HÀ NỘĨ
T H U V ìỆN

M']3y í.'.'.'. '.h-Vi'j i. • '
I ^
SoOKCB;

×