Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.85 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12
PHẦN MỘT: KIẾN THỨC
I. Các văn bản
- Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài )
- Vợ nhặt ( Kim Lân )
- Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành )
- Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi )
- Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu )
- Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải )
- Thuốc ( Lỗ Tấn )
- Số phận con người ( M.A. Sô - lô - khốp )
- Ông già và biển cả ( Hê – minh – uê )
II. Kiến thức về tiếng Việt và làm văn
1. Các biện pháp tu từ.
2. Các phong cách ngôn ngữ.
3. Các phương thức biểu đạt.
4. Các hình thức lập luận của đoạn văn.
PHẦN HAI: KĨ NĂNG
- Học sinh cần biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài đọc - hiểu. (Đọc
một đoạn thơ/ đoạn văn ngắn và trả lời các câu hỏi có liên quan)
- Học sinh biết vận dụng kiến thức, vận dụng các kĩ năng làm văn để viết đoạn văn
nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học.
PHẦN BA: BÀI TẬP THAM KHẢO
I. Đọc - hiểu
Câu 1:
“Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị
Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay
tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc
bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú,
chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về.


Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy
thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì
có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.
Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
1. Hãy tìm những lời nửa trực tiếp trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của việc sử dụng
kiểu lời thoại này.
2. Chỉ ra nghĩa hàm ý trong câu văn: Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó
đang đè nặng ở trên vai
1
3. “Chi tiết nhỏ làm nên một nhà văn lớn”, chi tiết khiêng bàn thờ má có giá trị như thế
nào?
4. Hãy viết một đoạn văn với chủ đề: Vai trò của truyền thống gia đình với mỗi con người.
Câu 2:
“ Thằng Tuất hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng mấy ngày.
Cháu về Hà Nội là muốn nhào ngay lại nhà ga, đến phòng phát thanh, gặp mẹ Tuất, nói
với bà một lời, vì bọn cháu vẫn ở cạnh nhau suốt mười năm. Vậy mà phải mấy ngày sau
cháu mới dám đến. Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của con
mình lại vẫn còn sống đến bây giờ, đến hôm nay. Bà bước ra giữa một đám đông nhưng
cháu vẫn nhận ngay ra được là mẹ của Tuất. Tuất vẫn nói là hắn giống mẹ hơn giống cha.
Cháu chỉ vừa kịp nói: Thưa cô, cháu là Dũng nước mắt đã đầm đìa, rồi cháu òa khóc y
hệt một đứa trẻ. Bà níu chặt lấy một cánh tay của cháu, người bà run bần bật nhưng
không khóc, và bà nói run rẩy: “Nín đi con, nín đi Dũng. Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy
tháng nay rồi”.
Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
1. Cô Hiền, mẹ của Dũng đã từng nói: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ,
còn sau này muốn ra sao là tùy”. Trong đoạn văn trên, lòng tự trọng đã được thể hiện như
thế nào qua hai nhân vật Bà mẹ Tuất và Dũng.
2. Niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc và sự hi sinh của một cá nhân đã được thể hiện
như thế nào trong đoạn văn trên?
3. Viết đoạn văn với chủ đề: không chiến thắng nào không có mất mát hi sinh.

Câu 3:
“Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi
cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng
một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh người đàn bà là để đẻ con,
rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng
tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú
lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!- Lần đầu tiên trên khuôn mặt
xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên một nụ cười - vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng
con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”.
Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
1. Đây là lời nói của nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh gì?
2. Qua lời nói này, anh/chị suy nghĩ gì về nhân vật ấy.
3. Viết đoạn văn bình luận về suy nghĩ: Ông trời sinh người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi
con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ.
Câu 4:
“- Tnú không cứu được vợ con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi.
Thằng lính to béo đánh một cây gậy sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không
kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì
2
chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau
thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không
nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay vào rừng,
chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau
chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo! ”.
Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
1. Đây là lời nói của ai, trong tác phẩm nào? Ở hoàn cảnh nào?
2. Những chi tiết: Tnú không cứu được vợ con, mày chỉ có hai bàn tay trắng, tau cũng chỉ
có hai bàn tay không nhằm dụng ý nghệ thuật gì?
3. Chất sử thi được thể hiện như thế nào trong đoạn văn trên?

4. Viết đoạn văn bàn về Vai trò của truyền thống trong cuộc đời của mỗi con người.
Câu 5:
Lại một người đàn bà khác đang đi dọc đường mòn, tóc cũng bạc già nửa, áo quần
rách rưới, tay xách chiếc giỏ tròn sơn đỏ, cũ nát, phía ngoài giắt thếp vàng giấy, cứ đi ba
bước, lại đứng dừng lại. Chợt thấy bà Hoa ngồi bệt giữa đất đang nhìn mình thì bà kia
ngập ngừng không dám bước tới nữa, sắc mặt xanh xao bỗng hơi đỏ lên vì xấu hổ, nhưng
rồi cũng đánh liều đi tới nấm mộ bên trái đường mòn, đặt chiếc giỏ xuống.
Nấm mộ này với nấm mộ thằng Thuyên nằm cùng một hàng, chỉ cách con đường mòn
ở giữa
Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
1. Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào? Vị trí của đoạn văn trong tác phẩm?
2. Hình ảnh “con đường mòn” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Trong một tác phẩm khác
cùng tác giả với tác phẩm này, cũng có hình ảnh “con đường”, đó là tác phẩm nào? Hình
ảnh “con đường” trở đi trở lại trong các tác phẩm của tác giả có ý nghĩa nghệ thuật gì?
3. Người đàn bà “áo quần rách rưới, tay xách chiếc giỏ tròn sơn đỏ ” là ai? Thái độ của bà
khi “chợt thấy bà Hoa ngồi bệt giữa đất đang nhìn mình” thì “ngập ngừng không dám bước
tới nữa, sắc mặt xanh xao bỗng hơi đỏ lên vì xấu hổ” nói lên điều gì?
4. Viết đoạn văn bàn về vấn đề: Định kiến - con đường mòn ngăn cách sự liên kết xã hội.
Câu 6:
Không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu chỉ khóc trong chiêm bao
đâu. Họ cũng khóc trong thực tại đấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi.
Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt
nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh.
Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
1. Tìm hàm ý trong câu văn “những người đứng tuổi đã bạc đầu chỉ khóc trong chiêm bao
đâu. Họ cũng khóc trong thực tại đấy.”
2. Vì sao những người đứng tuổi bạc đầu có thể khóc nhưng phải biết kịp thời quay mặt đi.
Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé ?
3
3. Tính cách Nga được thể hiện thế nào trong đoạn văn?

4. Viết đoạn văn với chủ đề: Hãy biết cảm thông với nỗi khổ đau của con người.
Câu 7:
Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa
bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh
em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai.
Giờ thì đầu óc mày đang lú lẫn lên hết cả rồi, lão nghĩ. Mày phải giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy
giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Hay như một con cá, lão
nghĩ.
Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
1. Đoạn văn trên trích từ bản dịch của tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?
2. Những lời trên là những lời đối thoại, độc thoại, hay độc thoại nội tâm? Lí giải vì sao/
3. Từ câu chuyện của ông lão Xan - ti - a - gô và con cá kiếm, anh (chị) hãy bình luận về
thông điệp: thiên nhiên vừa là bạn, vừa là đối thủ của con người.
II. Làm văn
Câu 1
Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Câu 2
Cảm nhận về chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Câu 3
Cảm nhận về sự hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ( truyện ngắn Vợ
chồng A Phủ ). Từ đó trình bày suy nghĩ của anh chị về sức mạnh của khát vọng sống trong
tâm hồn con người.
Câu 4
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Vợ chồng A Phủ.
Câu 5
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Câu 6
Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Câu 7
So sánh hai nhân vật Tràng và người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim

Lân.
Câu 8
Màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình.
Câu 9
Vẻ đẹp của các nhân vật trong Những đứa con trong gia đình
Câu 10
Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
Câu 11
4
Nhận xét về Rừng xà nu, SGK Ngữ Văn 12 có nhận định: Rừng xà nu là một thiên
truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Trong khi đó,
khi mới ra đời, tác phẩm được coi là một bản Hịch thời chống Mỹ với chân lý: “Chúng nó
đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Suy nghĩ của anh /chị về hai nhận định trên.
Câu 12
Chủ nghĩa anh hùng qua hai nhân vật Tnú (Rừng xà nu) và Việt (Những đứa con
trong gia đình)
Câu 13
Hình ảnh người phụ nữ trong chiến tranh trong hai tác phẩm Rừng xà nu và Những
đứa con trong gia đình.
Câu 14
Vẻ đẹp của sức mạnh truyền thống qua hai nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu) và chú
Năm (Những đứa con trong gia đình).
Câu 15
Bàn về Chiếc thuyền ngoài xa, SGK Ngữ Văn 12 cho rằng: “Đằng sau bức ảnh rất
đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà người nghệ sĩ nhiếp ảnh tình cờ chụp được là số
phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài”. Trong khi
đó, lại có ý kiến cho rằng: “Câu chuyện Chiếc thuyền ngoài xa với hành trình nhận thức
của người nghệ sĩ Phùng đã nhận ra vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật cũng như cuộc đời
chính là vẻ đẹp khuất lấp”.

Suy nghĩ của anh/chị về hai nhận định trên.
Câu 16
Trong truyện ngắn Trăng sáng, Nam Cao từng viết: “Nghệ thuật không phải là ánh
trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia
thoát ra từ những kiếp lầm than. Hãy ở trong lao khổ, mở lòng ra để đón lấy những vang
động của cuộc đời”.
Theo anh chị, trong Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện mối quan hệ
giữa văn chương và cuộc đời như thế nào?
Câu 17
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa
Câu 18
Chủ nghĩa nhân đạo trong Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa.
Câu 19
Cảm hứng về gia đình qua các tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Chiếc
thuyền ngoài xa.
PHẦN BỐN: ĐỀ THI THAM KHẢO
5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014
Môn thi: NGỮ VĂN - Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn
khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có
những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở
trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng

hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và
Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.
Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong
mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết
tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những
hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta
phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành
động phù hợp.
(Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước - Nguyễn Thế Hanh,
Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu những ý chính của văn bản.
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới
trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt
giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam,
có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào?
3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự kiện trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt
được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả
tôi đây. ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc
6
Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc

Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào.
Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không
nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là
cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)
Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình
bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.
Hết
Chúc các em ôn tập tốt, đạt kết quả cao trong kì thi HKII!
7

×