Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Đề ôn tập học kỳ 1 môn giảng văn lớp 12 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.51 KB, 12 trang )


VIỆT BẮC
(TỐ HỮU)
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau:
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
-Tiếng ai tha thiết bên bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
I MỞ BÀI
‘Việt Bắc” là 1 trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu, là thành tựu chung của thơ ca
kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đc viết nhân 1 sự kiện có ý nghĩa lịch sử: Sau kháng
chiến chống P thắng lợi, tháng 10-1954, trung ương Đảng và chính phủ dời chiến khu Việt Bắc về
thủ đô Hà Nội. Trong cuộc chia tay giữa người dân Việt Bắc (VB”) ở lại và người cán bộ kháng
chiến (k/c’) về xuôi, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ này.
(Mượn hình thức đối đáp của 2 nhân vật trữ tình nhưng thực chất là lời độc thoại nội
tâm, tác giả đã thể hiện đc tình cảm lớn của con người VN lúc bấy giờ. Đó là lòng yêu nước, gắn
liền với lòng yêu cách mạng, càng nhớ về quá khứ gian khổ mà thắng lợi huy hoàng lại càng tự
hào, tin tưởng vào tương lai.)
Đoạn bình giảng nằm ở phần đầu của bài “Việt Bắc”. Đây là tiếng lòng chân thành,
đằm thắm, thấm đượm ân tình cách mạng (CM) của người miền ngược với người miền xuôi trong
buổi chia tay đầy lưu luyến nơi núi rừng VB”
II THÂN BÀI
(Chia tay đã trở thành đề tài truyền thống trong thi ca.Đã có biết bao tiếng thơ đặc sắc
viết về đề tài này như đoạn “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du); “Tống biệt
hành ( Thâm Tâm)… Nhưng nếu như những cuộc chia tay đó đều mang tính cá nhân giữa bạn
bè, chồng vợ thì trong bài thơ “VB”, ta đc chứng kiến 1 cuộc chia ly đặc biệt giữa chính phủ k/c’
với nhân dân VB”. Đó là cuộc chia tay lớn lao, mang ý nghĩa cộng đồng)


1. Khổ thơ đầu là lời của người ở lại:
-Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn…
Nổi bật lên trong lời của người ở lại là cách xưng hô “mình-ta”. Từ “mình” trong tiếng
Việt thường chỉ dùng ngôi thứ nhất. Từ “mình” được dùng ở ngôi thứ 2 khi đối tượng của người
nói có sự gắn bó chân tình ruột thịt như người bạn đời yêu mến. Trong bài “Việt Bắc”, từ “mình”
chủ yếu đc dùng ở ngôi thứ 2: “Mình về mình có nhớ ta”, cũng có khi từ “mình” cùng 1 lúc dùng
để chỉ cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2: “Mình đi mình lại nhớ mình”. Biện pháp nghệ thuật này
diễn tả sự gắn bó sâu sắc giữa “mình’ và “ta”, tuy 2 mà là 1.
- Khổ thơ dồn chứa 1 nỗi nhớ mênh mang. Điệp từ “nhớ” nhắc lại nhiều lần với những
sắc thái biểu cảm khác nhau
+ Nỗi nhớ khi thì trải dài theo thời gian của cuộc kháng chiến. Người ở lại nhớ về
những kỷ niệm sâu nặng giữ “mình” và “ta”: Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. 15 năm là
khoảng thời gian tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và VB” trở thành căn cứ địa của CM, cho tới khi
cuộc CM thành công. “15 năm ấy thiết tha mặn nồng”. “Thiết tha mặn nồng” là những từ chỉ
trạng thái tình cảm lứa đôi. Để có đc tình cảm thiết tha mặn nồng, giữa mình và ta đã phải trải
qua bao nhiêu cay, đắng, ngọt, bùi. Những khi thiếu thốn “chia nhau từng củ sắn lùi/bát cơm sẻ
nửa chăn sui đắp cùng”. Những lúc cùng chung chiến hào “nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng cây
núi đá ta cùng đánh tây”. Cả những lúc cùng vui chiến thắng: “tin vui chiến thắng trăm miền”…
Tất cả như đồng hiện lên trong nỗi nhớ(….)
+ Nỗi nhớ bao trùm cả chiều rộng không gian: “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ
nguồn”. Người ở lại đã xoáy vào những đạo lý của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”
- Khổ thơ xuất hiện những câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ kô” để diễn tả
nỗi day dứt khôn nguôi của người ở lại. Đó cũng là những câu hỏi thường trở đi trở lại trong thơ
Tố Hữu:
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm
2. Khổ 2: Tâm trạng của người ra đi:

-Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
- Người ra đi cũng tràn ngập nhớ nhung nhưng kô trực tiếp bày tỏ cảm xúc mà chỉ im
lặng lắng nghe. Im lặng cũng là 1 cách tri âm sâu sắc, hợp với phong cách của người cán bộ
miền xuôi, đằm sâu tinh tế
- Những từ láy “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” kô chỉ tạo nên nhạc điệu của
câu thơ ngọt ngào đằm thắm mà còn diễn tả đúng tâm trạng của người đang yêu. Từ “tha thiết”
ở khổ thơ này như ngầm đáp lại với từ ‘thiết tha’ ở khổ thơ trên tạo sự cộng hưởng trong cảm
xúc giữa người đi và kẻ ở.(….)
- Trên cái nền xanh bạt ngàn của núi rừng VB” trong buổi sớm mai nổi bật lên màu áo
chàm giản dị đơn sơ mà biết bao yêu thương trìu mến. Màu áo chàm biểu tượng cho con người
VB” thuần hậu, chất phác chỉ có 1 tấm lòng son luôn hướng về Đảng, về CM. Cuộc chia tay này
trở nên trang trọng hơn khi tác giả dùng từ “phân li” – từ Hán Việt.
- Trong cuộc phân li, cả người đi và kẻ ở đều nghẹn ngào xúc động. Biết bao tình cảm
chứa chan khiến cho nghẹn lời:
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Dường như ngôn ngữ bất lực. Họ cầm tay nhau, truyền cho nhau những tình cảm
nồng ấm, tha thiết, truyền cho nhau niềm tin vào sự gắn bó chung thủy. Ta đã từng chứng kiến
cái nắm tay thắm tình đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Thương nhau tay nắm
lấy bàn tay”. Còn ở đây, ta lại được chứng kiến cái nắm tay thắm tình quân dân sâu nặng. Cái
nắm tay ấy thật đẹp, thật nên thơ, có ý nghĩa nhiều hơn lời nói.
III. KẾT BÀI
Đoạn thơ là những nốt dạo đầu của bản hòa âm VB” chan chứa yêu thương và nghĩa
tình CM, qua đó ta hiểu và trân trọng những tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của nhà
thơ.
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị. Trong thơ ông khí chất chính trị lấn át cảm hứng
trữ tình thì thơ kô có sức thuyết phục. Chỉ khi cảm xúc trữ tình sâu lắng, hòa quyền cùng cảm
hứng chính trị thì thơ ông mới thấm sâu, lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ “Việt Bắc”

nói chung và đoạn thơ trên nói riêng đã đạt đến tầm như thế.
Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
I. MỞ BÀI
-
-
- Đoạn bình giảng nằm ở phần thứ nhất của bài thơ. Đây là lời của người ra đi, thể
hiện sự gắn bó thủy chung với mảnh đất quê hương CM qua nỗi nhớ thiên nhiên và con người
VB”
II. THÂN BÀI
1.Hai câu đầu nói lên tâm trạng của người ra đi
- Phân tích cặp đại từ “mình-ta” (như đề 1)
- Tâm trạng bao trùm của người về là nỗi nhớ. Ở 2 câu thơ này, từ “nhớ” đc điệp lại 2
lần chia đều cho cả người đi và kẻ ở. “Nhớ ta” là nỗi nhớ hướng về người ra đi. Còn “ta nhớ” là
nỗi nhớ hướng về người ở lại.
- Nỗi nhớ bao trùm là nhớ về thiên nhiên và con người VB”.Ở câu thơ thứ 2, “hoa” là
hình ảnh cho thiên nhiên VB” tươi đẹp
2. Tám câu thơ còn lại là sự cụ thể hóa về nỗi nhớ của người ra đi
(
2.1 Nhận xét chung:
Tám câu thơ có 1 cấu tứ khá đặc biệt, cứ 1 câu thơ 6 tiếng

miêu tả về thiên nhiên lại đan xen 1 câu thơ 8 tiếng miêu tả về con người. Mỗi cặp lục bát làm
thành 1 bức tranh tứ bình. Nghệ thuật tứ bình là nghệ thuật quen thuộc trong hội họa cổ điển
phương Đông. Nếu nói về thiên nhiên thì có “tùng, trúc, cúc, mai”; “phong, hoa,tuyết, nguyệt”;
nếu nói về con người thì có “ngư, tiều, canh, mục”. Tám câu thơ trong đoạn bình giảng làm nên
bộ tranh tứ bình về 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.)
2.2 Phân tích chi tiết:
a.Cảnh mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng
- Gam màu làm nền cho bức tranh mùa đông là màu xanh trầm tĩnh của rừng đại
ngàn. Trên nền màu xanh trầm tĩnh ấy nở bừng bông hoa chuối đỏ tươi như 1 bó đuốc cháy lên
sáng rực, làm ấm cả không gian, ấm cả lòng người. Và màu đỏ của hoa chuối lại đc tô điểm bởi
màu nắng ở câu thơ thứ 2 đã khiến cho cảnh rừng mùa đông trầm mặc bỗng sinh động hẳn lên.
- Giữa khung cảnh thiên nhiên núi rừng VB” xuất hiện hình ảnh con người đứng trên
đèo cao, ánh mặt trời chiếu vào lưỡi dao cài trên thắt lưng lóe sáng. Hình ảnh con người đứng
trên đèo cao là 1 hình ảnh đẹp, 1 vẻ đẹp tự tin, vẻ đẹp của con người đc làm chủ núi rừng.
b. Cảnh mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
- Trong bức tranh mùa xuân, gam màu làm nền đã có sự thay đổi, từ màu xanh trầm
tĩnh của rừng đại ngàn chuyển sang màu trắng tinh khiết của hoa mơ. Từ “trắng” vốn là tính từ
nhưng ở đây đã đc động từ hóa “mơ nở trắng rừng” gợi cảm giác cả cánh rừng như đang bừng
sáng lên trong sắc trắng của hoa mơ
(Bức tranh mùa xuân trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, gam màu làm nền là màu
xanh non của cỏ, còn màu hoa lê chỉ là những nét chấm phà điểm xuyết
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Còn rừng VB” mỗi khi xuân về lại tắm trong sắc trắng hoa mơ, rưng rưng tinh khiết.
Đây là vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên VB”)
- Trong cảnh thiên nhiên mùa xuân thơ mộng cũng xuất hiện hình ảnh con người:

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Cụm từ “chuốt từng sợi giang” diễn tả vẻ đẹp con người với sự cần mẫn, cẩn trọng, tài
hoa, dường như bao yêu thương đều đc gửi trong từng sợi giang kết thành vành nón
c. Cảnh mùa hè:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng 1 mình
- Nếu cảnh mùa đông, mùa xuân mới có hình ảnh, màu sắc thì cảnh mùa hè có thêm
âm thanh. Tiếng ve ngân làm cho cảnh rừng thêm xao động. Tiếng ve ngân đã đánh thức sắc
màu. Những ngày cuối xuân, cả rừng phách còn là màu xanh vì những nụ phách còn náu trong
kẽ lá. Khi tiếng ve ngân đầu tiên của mùa hè ngân lên thì cả rừng phách nhất loạt đổ hoa vàng.
Chỉ trong 1 thời gian ngắn mà cả rừng phách lênh láng sắc vàng. Từ “đổ” đc tác giả dùng chính
xác và tinh tế. Nó vừa gợi lên sự chuyển màu mau lẹ vừa diễn tả đc những trận mưa hoa vàng
rừng phách mỗi khi có làn gió thổi qua.
- Sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ VB” đã làm dịu đi cái nắng,cái nóng của mùa
hè. Cô gái Tây Bắc đi hái măng 1 mình kô gợi lên sự hiu hắt cô đơn mà cho ta thấy vẻ đẹp thanh
bình của rừng VB” và vẻ đẹp của con người cần cù chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh thầm
lặng. Đằng sau hình ảnh này ta còn nhận ra cả niềm cảm thương kín đáo của tác giả.
d. Khép lại bộ tranh tứ bình là cảnh mùa thu
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

×