Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề tài NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.25 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Khái quát về môn ngôn ngữ học đối chiếu
Một số sách gọi ngôn ngữ học đối chiếu là phân tích đối chiếu, được
hình thành trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học so sánh
(comparastive).Ngôn ngữ học so sánh là một trong 3 xu hướng nghiên cứu
của ngôn ngữ học hiện đại
Ngôn ngữ học đối chiếu phát triển mạnh và trở thành một lĩnh vực
nghiên cứu độc lập từ những năm 50 của thế kỉ trước, do nhu cầu khắc phục
lỗi trog quá trình học ngoại ngữ.
Ngôn ngữ học đối chiếu được hình thành ở 3 thời kì:
- Thời kì thứ nhất (từ những năm 80 của thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ
XIX): phát triển ở Đức, Pháp sau đó ở Nga.Đối tượng đối chiếu là từ vựng và
ngữ pháp. Kết quả là sự ra đời của các cuốn từ điển nhiều thứ tiếng (ví dụ:
Thư mục về các ngôn ngữ đã biết và các nhận xét đã biết về ngôn ngữ điểm
giống và khác nhau giữa chúng) của các nhà ngôn ngữ học Đức.
- Thời kì thứ 2(thế kỉ 19): ngôn ngữ học đối chiếu hòa vào ngôn ngữ
học so sánh lịch sử, loại hình học và đối chiếu chưa được phân biệt rõ rang.
Mục đích nghiên cứu đối chiếu hay so sánh lịch sử là nhằm xác định các dòng
họ hoặc các nhóm ngôn ngữ.
- Thời kì thứ 3(từ đầu thế kỉ XX): ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng và
ngôn ngữ học nói chung phát triển mạnh mẽ do nhu cầu học và sử dụng ngoại
ngữ tăng lên. Thời kì này, ngôn ngữ học đối chiếu gắn bó chặt chẽ với ngôn
ngữ học miêu tả.Tuy nhiên, người ta không chỉ kết hợp các nghiên cứu đối
chiếu với miêu tả ngôn ngữ mà còn kết hợp với nghiên cứu loại hình và
nghiên cứu so sánh lịch sử.Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình
tìm kiếm một cách học ngoại ngữ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét
tương đồng và không tương đồng hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không


tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối chiếu về từ vựng hoặc ngữ pháp, ví dụ như về hình vị, các phương
thức cấu tạo từ, từ đa nghĩa, từ đồng âm…Nếu đối chiếu Tiếng Việt với Tiếng
Anh thì sẽ tìm thấy nhiều điểm giống nhau hơn trong ngôn ngữ. Trong các
ngôn ngữ khi đối chiếu luôn tồn tại sự không tương đồng về ngữ pháp, ngữ
nghĩa hoặc tuyến dẫn xuất nghĩa phái sinh.Ví dụ từ loại Tiếng Việt và Tiếng
Anh có sự không tương đồng về số lượng và loại hình.
4. Phạm vi đối chiếu
Phạm vi đối chiếu được hiểu là mức độ rộng hay hẹp của đối tượng
nghiên cứu, được chia thành đối chiếu hệ thống và đối chiếu bộ phận. Đối
chiếu hệ thống được phân định theo các nguyên tắc sau:
- Làm sáng tỏ đặc điểm thể hiện các phạm trù ở ngôn ngữ được nghiên
cứu như thời thể, xác định, không xác định, phạm trù giống, số, cách, đa
nghĩa, đồng âm…
- Đối chiếu các đặc điểm cấu tạo âm vị, hình vị, từ loại, cú pháp…
- Đối chiếu các đặc điểm hành động, hành chức các hiện tượng, phạm
trù ngôn ngữ trong giới hạn các cấp độ.
- Đối chiếu các phong cách chức năng
- Đối chiếu tiến trình phát triển nhằm làm sáng tỏ các quy luật phát
triển và quá trình biến đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ được nghiên cứu.
3
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Xác lập cơ sở lý luận
Sự vật trong thế giới vật chất tiềm ẩn trong nó rất nhiều thuộc tính.Một
trong những thuộc tính dễ thấy nhất là thuộc tính kích thước- tồn tại trong
không gian và thời gian.Người ta tìm thấy nét nghĩa không gian có trong hầu
hết các đơn vị từ loại. Riêng thuộc tính kích kích thước được ẩn chứa chứa
chủ yếu trong một số tính từ mà ý nghĩa cơ bản của chúng có tác dụng lien kết

nhóm từ là độ dài, kích thước.Đó là những tính từ Tiếng Anh: long-short, tall-
short, high-low, deep-shallow, wide-broad-narrow, thick-thin và các tính từ
tiếng việt tương đương là: dài-ngắn, cao-thấp, sâu-nông, rộng-hẹp, dày-mỏng.
Đây là những đơn vị tính từ chỉ kích thước cơ bản bộc lôn nhiều thuộc tính
quan trọng của không gian ngôn ngữ:theo phương thẳng đứng (vertical
dimension), phương nằm ngang (horizontal dimension) và ba chiều là: chiều
dài (length), chiều rộng (width), và chiều cao (height).
Tuy nhiên cách nhân thức của con người về thế giới lại không hoàn
toàn giống nhau mà có phần tương đồng và có phần dị biệt. Chính điều này đã
gây ra không ít những khó khăn cho những người đang trong quá trình tiếp
cận một nggon ngữ mới.Hiện nay nhu cầu day và học Tiếng Anh rất lớn đòi
hỏi phải nghiên cứu sâu các trường từ vựng trong đó có tiểu trường từ vựng,
và có tiểu trường từ vựng kích thước, một trường từ vựng có nội hàm ngữ
nghĩa trừu tượng, không dễ ràng nắm bắt. Chẳng hạn khi chuyển dịch phát
ngôn sau sang Tiếng Anh” Bạn có biết tòa nhà kia cao bao nhiêu không?”.
Người Việt học Tiếng Anh có thể sẽ lúng túng trong việc lựa chọn từ tương
ứng là tall hay high.Trong khi đó câu này sẽ được người Anh biểu đạt là” how
high is that building?”, tall không thể thay thế cho high.
4
2. Phạm vi đối chiếu
Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi chỉ đi xem xét nhóm tính tè nêu
trên trong việc mô tả người- khi chúng tổ hợp với các danh từ chỉ người và bộ
phận cơ thể người với chức năng định ngữ và khi chúng kết hợp với các đại từ
nhân xưng với chức năng làm vị ngữ.
5
CHƯƠNG II: NGỮ NGHĨA VÀ CÁCH SỬ DỤNG NHÓM TÍNH TỪ
CHỈ KÍCH THƯỚC TRONG MÔ TẢ NGƯỜI.
- Đặc trưng ngữ nghĩa cả nhóm tính từ chỉ kích thước người từ góc độ
ngữ nghĩa ngữ dụng là bao hàm hai nét nghĩa chính: độ dài (extent) và vị trí
(position).Cấu trúc ngữ nghĩa cơ bản của hi nhóm tính từ chỉ kích thước trong

Tiếng Anh và Tiếng Việt là tương đối giống nhau, phần khác biệt nằm ở dấu
hiệu kết hợp.Đây chính là phạm vi để so sánh đối chiếu.
- Khi biểu đạt chiều cao của người, người Anh và người Việt có nhiều
điểm tương đồng. Cong người thường được phân chia thành 2 giai đoạn là: trẻ
thơ(young babies) và người lớn(adults). Từ khi mới chào đời cho tới lúc tự
bước đi vững vàng, tư tế chính tắc của con người trong giai đoạn này không
phải là đứng thẳng (upright) nên người Anh thường dung các từ long-short,
còn người Việt sử dụng các cặp từ dài-ngắn để chỉ độ dài, để chỉ độ dài của
đứa trẻ từ chân tới đầu theo phương nằm ngang, đối lập với phương thẳng
đứng.
Ví dụ:
This baby is 18 inches long
(Cháu bé này dài 18 inso)
Người Việt cũng có cách nói tương tự:
Cháu tôi mới được gần 2 tháng mà nó đã dài 65 phân
Long-short ngoài việc được sử dụng để miêu tả chiều cao của người khi
còn nhỏ, chúng còn kết hợp với hầu hết các từ chỉ bộ phận cơ thể người ở tư
thế trùng với phương thẳng đứng.Chẳng hạn như: long (face, eye, nose,
tongue, tooth, neck, back, arm, hand, leg, foot, finger, fingernail, toe, toenail,
hair, hips). Dài-ngắn Tiếng Việt cũng có ngững kết hợp tương tự: (mặt, mắt,
mũi, lưỡi, răng, cổ, lưng, tay, cẳng chân, bàn chân, ngón tay, ngón chân,
móng chân, tóc, ruột).
6
Khi miêu tả người nào đó cao, gầy, có đôi chân dài thì người Anh thường
lấy đặc điểm của đôi chân dài’’long legs’’ để chỉ biệt hiệu cho người đó.
Ann was tall and thin. Everybody called her’’long Ann’’ which she
didn’t like (Ann cao và gầy.Mọi người gọi bạn ấy là’’Ann kều’’.Bạn ấy chẳng
thích điều đó.
- Trong ngữ cảnh đó người Việt thường gán cho người có hình dáng
như vậy là cao kều, kều hoặc sếu. Khi nhấn mạnh chiều cao quá mức bình

thường, gây mất cảm giacs cân đối.Người Việt thường thêm các phụ từ
nghều, lêu đêu, ngồng. Người Việt cũng dung từ dài để miêu tả kích thước bộ
phận chân, lưng mặc dù chúng có tư thế thẳng đứng, chẳng hạn:
Muôn nghìn chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
Long-short không được sử dụng để miêu tả chiều cao của người lớn
(adults) với tư thế cố hữu thẳng đứng’’upright’’ nhưng nhóm từ này để miêu
tả bóng người (shadow).
Early in the morning or late in the afternoon, we can see that our
shadows are very long. (Lúc sáng sớm hay chiều muộn, chúng ta nhìn thấy
bong mình rất dài)
- Đối với người Việt cũng có cách biểu đạt tương tự.Tuy nhiên trong
những ngữ cảnh trang trọng hoặc khi bong người được in trên tường theo
phương thẳng đứng thì bóng thường được miêu tả là’’ bóng cao’’, chẳng hạn:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
- Con người khi còn trong những năm tháng đầu đời được miêu tả về
chiều cao là dài (hoặc ngắn). Khi trưởng thành tư thế chính tắc thường xuyên
là thẳng đứng(upright).Người Anh và người Việt đều miêu tả độ dài thẳng
đứng từ chân tới đầu là tall, cao (hoặc short, thấp). Sự biểu đạt này không
7
thay đổi theo tư thế của người, cho dù người đó đang đứng, đi lại, ngồi hay
nằm, người ta vẫn cứ miêu tả là cao hay thấp. Một cô gái đang nằm trên bãi
biển cũng không miêu tả là she is five feet long (cô ấy dài năm bộ), mặc dù cô
gái không ở vị trí thẳng đứng. Điều này không giống như cây cối và những
vật khác như thang, cây, cọc, gậy…Khi để chúng ở vị trí không thẳng đứng
(not upright) sẽ được miêu tả là long(dài).Đối với Tiếng Việt tình hình cũng
vậy.
Trong Tiếng Anh tall-short thay thế high-low khi biểu đạt chiều cao
của người lớn tức độ dài từ chân tới đầu theo phương thẳng đứng.

He is tall and handsome (Anh ấy cao và đẹp trai)
- Cao hay thấp là thang độ đánh giá của một chuẩn tiềm ẩn.Chuẩn
(norm) tiềm ẩn phụ thuộc vào thực thể được biểu đạt bằng danh từ (hoặc đại
từ tương đương) mà tính từ kết hợp, thực thể lại có giới tính và chủng loại
khác nhau.
- Chẳng hạn chuẩn của phụ nữ, nam giới, người vị thành niên, người
Châu Âu, Châu Á là khác nhau. Chuẩn độ cao của người Việt trong thời điểm
hiện nay (theo báo sinh viên số tết 2004) là nam 1m63 và nữ 1m53.Ví dụ khi
ta bảo chị ấy cao và xinh đẹp tức chiều cao của chị ấy phải trên 1m53. Tuy
nhiên chuẩn độ cao của mỗi dân tộc không hoàn toàn như nhau.Chuẩn độ cao
không những phụ thuộc vào danh từ biểu vật mà tính từ kết hợp, mà còn phụ
thuộc vào việc thực thể đó ở trong một khung cảnh thực tại nào,trong một
không gian và thời gian nhất định nào. Chuẩn độ cao của mỗi dân tộc cũng
thay đổi so với trước đây do hoàn cảnh và điều kiện sống được cải thiện hoen
so với trước.
- Sự cảm nhận về chiều cao đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ các
chiều trong nội bộ một vật thể hoặc bị ảnh hưởng bởi các tham tố tham gia
trong một khung cảnh cụ thể nào đó. Chẳng hạn, cuối cùng một con người đó
8
khi thân hình mập lên đáng kể thì không có cảm giác cao như trước đó hay
khi hai người cao 1m70 đứng gần nhau, một người gầy, một người mập thì
người có than hình gầy cho ta có cảm giác cao, còn người kia cho ta cảm giác
to. Ngoài rat rang phục cũng gây cảm nhận khác nhau về độ cao-thấp, thường
thì khi mặc áo quần bó sát hơn hoặc áo hơi ngắn, quần hơi dài thì trông có vẻ
cao hơn so với người bình thường và ngược lại.
These clothes are for you. It’ll get taller when you wear them. (Mẹ tặng
con bộ quần áo này. Khi mặc chúng vào con trông sẽ cao hơn đấy.)
Một điều cần phải nói thêm rằng việc xác định chiều cao của vật thể
cũng mang tính chủ quan của người quan sát.Chẳng hạn trước một cái bàn
hoặc một cái ghế, người có chiều cao hơn thì cho rằng cái bàn này không cao,

nhưng người thấp lại cho rằng cao vì người nói đã lấy chiều cao của mình làm
căn cứ đánh giá.
Người Anh tri nhận không gian có phần khác với người Việt.Về ý niệm
cao, người Anh có hai hình dung: tall-short cho độ dài từ đáy hoặc từ chân tói
đỉnh, còn high-low cho khoảng cách từ điểm nhất định cách điểm gốc quy
chiếu một khoảng cách nào đó.Khi muốn biểu đạt số đo thẳng đứng của
người, người Anh thường đặt số đo đằng trước tính từ, người Việt lại để số đo
phía sau tính từ so sánh.
“She is 5 feet tall” and “Cô ấy cao 1m70”
Muốn biết về người khác cao bao nhiêu, người Anh dung từ tall còn
người Việt dung từ cao để hỏi how tall is she (he)?(Chị (anh) cao bao nhiêu?)
Câu hỏi này có mục đích để biết kích thước chiều cao chứ chưa hẳn người đó
đã cao.Nhưng người ta lại không sử dụng từ short (thấp) để hỏi.Không ai hỏi
chị (anh) thấp bao nhiêu? How short is she (he)?Bởi vì khi hỏi như vậy người
hỏi đã tiền giả định người bị hỏi là thấp rồi.Khi muốn nhấn mạnh bề ngang
9
của người, người Anh thường thêm các tính từ chỉ kích cỡ (size) như big,
large, broad, thin, small.
Mr.Kent is small and thin, and his wife is big and tall (ông Kent nhỏ
nhắn và gầy yếu còn vợ ông thì cao to), người Việt thì lại thường thêm các từ
to, nhỏ, gầy.
Như trên đã xét, tall-short có ngữ nghĩa là độ dài thẳng đứng hướng lên
trên.High-low được người Anh sử dụng để diễn tả vị trí của người, còn trong
Tiếng Việt chỉ 1 cặp từ cao-thấp nhưng hàm ẩn cả hai thong tin độ dài
(extent) và vị trí (position) – và một trong số trường hợp đã gây ra sự mơ hồ
về nghĩa.Chẳng hạn trong rạp xiếc con nói với mẹ: “Cô diễn viên xiếc đi trên
dây cao, mẹ nhỉ”.Trong trường hợp này người mẹ có thể sẽ lưỡng lự không
biết ý nghĩa con muốn nói cô diễn viên cao (nghĩa là độ dài) hay đi trên dây
cao (nghĩa vị trí).
High-low, tall-short có sự cạnh tranh giành vị trí chủ đạo với các đặc

trưng nghĩa khác nhau.Tall-short thiên về nghĩa độ dài (extent), high-low thì
thiên về nghĩa vị trí (position).High-low cho ta thong tin của vật thể ở một độ
cao nào đó so với mặt đất hoặc mặt biển.Bên cạnh đó các bộ phận bất khả ly
gắn với vật thể cũng được high-low biểu đạt theo ý nghĩa vị trí.Tuy nhiên,
một số bộ phận trên cơ thể người cũng được biểu đạt theo ý nghĩa độ dài.Có
điều nghĩa độ dài ít được chú trọng hơn là vẻ đẹp (beauty).Có thể kể ra đây
một số kết hợp của high với các bộ phận cơ thể người: high forehead (trán
cao), high cheekbones (gò má cao), high nose (mũi cao), high bosom (ngực
cao), high stomach (bụng phệ), high hands (bàn tay múp míp), high hips
(mông to), high feet (chân múp míp).
Đối với các bộ phận cơ thể người, người Việt có xu hướng thiên về
miêu tả vẻ đẹp hơn là chú ý đến kích thước, đặc biệt khi nói về các bộ phận
biểu lộ sắc đẹp của phái đẹp như cổ, chân như: cổ cao, chân cao (chứ không
10
phải là cổ dài, chân dài…) Cụm từ cổ cao, chân cao có giá trị miêu tả mang
tính nghệ thuật thẩm mĩ của bộ phận cơ thể lên hơn là cụm từ cổ dài, chân dài
vốn chỉ dáng vẻ không caann đối, làm mất vẻ đẹp.Tính từ cao mang sắc thái
biểu cảm, nâng vẻ đẹp lên trên mức bình thường.
Một điều cần nói thêm rằng đối với những bộ phận cơ thể người trong
Tiếng Anh thường “nhô” ra được người Anh biểu đạt là high (hoặc low).
Ngoài từ high, những từ khác được dùng để thay thế như prominent, jutting,
chẳng hạn trong sự diễn đạt gò má cao (high, prominent, jutting cheekbones).
Đối với người Việt thì phần lớn các bộ phận cơ thể nhô ra được mô tả là cao
(hoặc thấp).Bên cạnh đó một số bộ phận lại có cách miêu tả khác như lưng
gù, trán rô, bụng phệ, vai u thịt bắp, tay chân múp míp với ý chỉ kích thước
không cân đối.Trong Tiếng Việt, sự đảo vị trí các từ cao-thấp khi kết hợp với
danh từ chỉ bộ phận cơ thể người có thể làm thay đổi một phần ý nghĩa như
tay cao (chỉ vị trí) và cao tay (chỉ trình độ).
Deep-shallow, khi được dung với nét nghĩa về độ dài thường kết hợp
với các danh từ chỉ vật thể rỗng, lõm, miệng hở, có tác dụng chứa đựng, các

bộ phận hõm xuống thuộc cơ thể người trong đó bao gồm cả những biến cố
trên cơ thể: deep eyes (mắt sâu), deep scar (sẹo sâu), deep mark (vết roi lằn
sâu), deep chest (ngực nở 2 bên ức), deep would (vết thương sâu).
Nhóm từ tiếp theo trong nhóm tính từ chỉ kích thước được nhắc đến là
wide-broad-narrow với ý nghĩa biểu đạt khoảng cách từ cạnh này đến cạnh
kia, mép này đến mép kia, thường vuông góc với chiều dài trong 1 vật.Nhóm
từ này có thể kết hợp với một số lượng lớn danh từ biểu thị các kiểu loại thực
thể.Riêng wide có khả năng sử dụng nói về nhiều loại thực thể hơn
broad.Broad thường kết hợp với những từ chỉ vật thể có bề mặt liền
(solid).Tuy nhiên trong một số trường hợp vì có nét khu biệt riêng trong cấu
trúc ngũ nghĩa nên wide-broad không thể được sử dụng thay thế cho nhau.Ta
11
có wide mouth (miệng rộng), wide ears (tai to), wide face (mặt to), wide jaws
(hàm rộng), wide head (đầu to), nhưng lại có broad chest (ngực vạm vỡ),
broad shoulder (vai rộng), broad face (mặt to), broad back (lưng rộng).Với
wide ears, wide eyes thường được sử dụng với sắc thái biểu lộ tình cảm, sự
ngạc nhiên trước một sự việc nào đó.
Thick-thin với nét nghĩa về độ dài được sử dụng để miêu tả khoảng
cách giữa hai bề mặt, hai cạnh đối lạp nhau hoặc số lượng lớn các đơn vị phân
bố kề sát nhau (mật độ bố trí).Với các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người thick-
thin có các kết hợp sau: thick body (mình to), thick eyelashes (lông my dày),
thick eyebrows (lông mày rậm), thick skin (da dày), thick hair (tóc dày), thick
hand (bàn tay dày), thick leg (chân to), thick finger (ngón tay to).
Người Anh hình dung một vật thể dày hay mỏng có phần khác với
người Việt.Người Việt thường nhận thức những vật thể có mặt cắt ở cạnh,
thường là hình vuông hoặc hình bình hành.Phần cắt giữa hai bề mặt thường
được miêu tả là dày hay mỏng.Đối với người thì phần than giữa (body) cũng
được biểu đạt là mình dày.Người Anh lại có thêm hình dung nữa là với vật
hình tròn cũng được biểu đạt là dày.Trường hợp này người Việt nói là to.Khi
chuyển sang Tiếng Việt thick-thin thường được hiểu là dày-mỏng;to-

nhỏ.Thick trong các kết hợp:thick-arm, thick- hand không được chuyển dịch
là dày mà là to hoắc đầy đặn.

12
C. PHẦN KẾT LUẬN
Người Anh và người Việt có nhận thức khá giống nhau về kích
thước của con người từ cao (thấp), Tiếng Việt nội hàm cả nghĩa độ dài và vị
trí, đồng thời còn phái sinh ra các nghĩa bóng khác trong khi Tiếng Anh có 2
cặp từ tương đương là tall-short có nghĩa vể độ dài, high-low có nghĩa về vị
trí.Với rộng-hẹp cũng vậy.Trường hợp từ rộng của Tiếng Việt tương đương
với từ wide-broad cũng cho ta thấy sự khác biệt về nhận thức không gian
trong 2 ngôn ngữ.
Như vậy, chúng ta đã xem xét các tính từ chỉ kích thước khi được sử
dụng để nói về con người nói chung và bộ phận cơ thể người nói riêng.Về mặt
cấu trúc ngữ nghĩa, nhóm tính từ chỉ kích thước trong Tiếng Anh và Tiếng
Việt về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên giữa chungscos sự khác biệt về ngữ
nghĩa.Việc nắm vững những nét khu biệt ngữ nghĩa và cách sử dụng của
nhóm tính từ chỉ kích thước thong qua sự kết hợp với các danh từ (đại từ nhân
xưng khi tính từ làm vị ngữ trong câu).Như đã được đề cập trong bài tiểu luận
này sẽ giúp người học Tiếng Anh cũng như người học Tiếng Việt có được sự
hiểu biết sâu sắc hơn về nhóm từ này.
13
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sự hình dung không gian trong ngữ nghĩa của loại từ và danh từ chỉ
đơn vị, Lý Toàn Thắng,
- Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ, Nguyễn Đức
Dân.
- Nghiên cứu các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong Tiếng Việt và
Tiếng Anh, Nguyễn Đức Tồn.
- Đại cương ngôn ngữ học-ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu, NXB Giáo

Dục, 2001.
- So sánh đối chiếu điển ngôn và việc dạy học ngoại ngữ, Nguyễn Hòa.
- Ngôn ngữ và văn hóa-990 năm Thăng Long-Hà Nội, 2000, kỉ yếu hội
thảo của hội ngôn ngữ Hà Nội và khoa ngôn ngữ đại học KHXH-NV, ĐH
Quốc Gia Hà Nội.
- Ngữ dụng học, Nguyễn Đức Dân, NXB Giáo Dục, 1998.
- Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nguyễn Tài Cẩn (chủ biên),
NXB Giáo Dục, 1981.
- Quy luật ngôn ngữ, Hồ Lê, NXB Khoa Học Xã Hội, 1995, 1996,
1999, 2001.
14

×