Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI JEAN JACQUES ROUSSEAU Con người và tư tưởng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.03 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC 3

MÔN: LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
JEAN JACQUES ROUSSEAU
Con người và tư tưởng giáo dục


NHÓM 6:
Phan Thị Lý Huỳnh
Nguyễn Thị Trúc Linh
Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm
Thành phố HCM, ngày 14 tháng 10 năm 2012.
Nhóm 6
JEAN- JACQUES ROUSSEAU
I. Tiểu sử và sự nghiệp
1. Tiểu sử
Rousseau sinh năm 1712 tại Thụy Sĩ trong một gia đình làm nghề thủ công. Khi mới
được 8 ngày tuổi, Rousseau đã mồ côi mẹ và 11 tuổi đã mồ côi cha. Suốt thời thơ ấu
Rousseau đã sống cảnh côi cút không có tuổi học trò. Rousseau phải làm thuê đủ nghè để
kiếm sống. Suốt cuộc đời Rousseau với cuộc sống đói rách, thiếu thốn tình cảm nên sau
này dễ dàng hiểu được vì sao ông dành cả cuộc đời xả thân vì sự nghiệp giáo dục con
người.
Rousseau rời Geneva năm 1728 sau nhiều năm học việc nghề thư ký và tới thủ
đô Paris năm 1742. Là thư ký cho Đại sứ Pháp tại Venezia từ 1743-1744. Sau đó ông về
Pháp và có năm con với Thérèse Levasseur nhưng ông đều bỏ cho trại trẻ mồ côi nuôi.
Trong thời gian này ông làm bạn với Diderot và có đóng góp cho tập Bách khoa thư với các
bài về âm nhạc và quan trọng nhất là bài về kinh tế chính trị viết năm 1755.
Năm 1754, Rousseau quay về Geneva và bắt đầu cho ra đời tác phẩm Đối thoại về
Nguồn gốc và Cơ sở của Sự Bất bình đẳng của Con người năm 1755. Sau đó ông viết Đề án
Hiến Pháp cho đảo Corse và phải tị nạn tại Anh Quốc. Ông về Pháp năm 1767 và cưới


Thérèse năm 1768, đến 1770 ông trở về thủ đô Paris. Ông tiếp tục viết nhưng các tác phẩm
chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời vì xuất huyết não vào ngày 2 tháng 7 năm 1778.
II. Tư tưởng, quan điểm giáo dục.
Quan điểm giáo dục của Rousseau được trình bày chủ yếu trong quyển “Emile hay là
về giáo dục” xuất bản năm 1762 được xem như là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý
luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển, tư
tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự
do cho một xã hội dân chủ lý tưởng. Tư tưởng của ông đã khuyến khích các triết gia, các
nhà khoa học xã hội, các nhà giáo dục sau này. Dưới đây là quan điểm giáo dục mà
Rousseau đã xây dựng.
2
Nhóm 6
1. Mục đích giáo dục:
Theo Rousseau, mục đích của giáo dục là đào luyện con người, giống như người ta
uốn nắn cây cối bằng sự trồng trọt.
“Người ta muốn hướng học trò của tôi về nghề võ, về đạo lý, về tu pháp, điều đó tôi
không cần biết. Trước khi trẻ làm những gì cha mẹ trẻ muốn, thiên nhiên muốn trẻ
phải sống cuộc sống con người trước đã. Song là một nghề mà tôi muốn trẻ học. Ra
khỏi tay tôi nó sẽ không là thẩm phán, cũng không phải là chiến sĩ hay tu sĩ gì cả.
Trước hết nó là một con người”.
Theo ông, kiệt tác của một nền giáo dục tốt là đào tạo nên một con người có lý trí
chứ không phải là nhồi nhét những lý lẽ, những bài học đạo đức suông hay những kiến thức
khô cứng. Mục tiêu trước tiên là nhân cách của đứa trẻ. Có thể nhận thấy rõ quan điểm
này của Rousseau khi ông phê phán lối dạy học của các gia sư:
“Người ta chất chứa không chọn lọc, không phân biệt hàng trăm đống lộn xộn
trong trí nhớ đứa trẻ. Khi sát hạch nó, người ta cho nó bày hàng hóa của nó ra, nó
phô trương hàng hóa, sau đó nó xếp lại kiện hàng và ra đi. Học trò của tôi không
giàu có như vậy, nó không hề có kiện hàng để bày ra, nó chỉ có bản thân nó để phô
bày thôi”.
2. Nội dung giáo dục

Rousseau cũng đã đề ra phải tiến hành các mặt giáo dục: đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ, lao động. Song tuỳ theo lứa tuổi mà nội dung sẽ nặng về một mặt nội dung nhất
định nào đó.
Ở thời kì đầu ( từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ 2 tuổi) thì đặc biệt chú ý tới giáo dục
thể chất. Việc chăm sóc giáo dục trẻ cần theo nguyên tắc tự nhiên và tự do với những hướng
dẫn rất cụ thể:
∗ Không cần quấn khăn tã cho trẻ. Bằng cách đó, trẻ sẽ được tự do và sau này có
thể dễ dàng thích ứng với môi trường sống.
3
Nhóm 6
∗ Khi trẻ chập chững bước những bước ban đầu, người lớn không được bế đỡ
bước đi của trẻ. Cứ để trẻ bò, đứng, đi. Ngã trẻ lại đứng, cứ thế trẻ sẽ nên
người. Cách giáo dục này ngày nay vẫn được người Pháp sử dụng nhằm giúp
trẻ biết trì hoãn sự hưởng thụ, biết chờ đợi.
∗ Khi trẻ tập nói, không cần can thiệp vào sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, cứ để
trẻ nói bằng chính ngôn ngữ của mình: “Không nên bắt nó nói quá sớm. Rất là
tai hại nếu trẻ em biết nhiều từ, nhiều chữ hơn là ý niệm và biết nói nhiều điều
mà đầu óc nó chưa hiểu được”.
Giai đoạn 2 từ 3 đến 12 tuổi: Rousseau gọi đây là giai đoạn “lý trí ngủ” chưa phải
là giai đoạn học chữ, ông không muốn cho trẻ đọc nhiều sách vở trong giai đoạn
này “Ôi, vẫy vùng trong vui sướng không phải là một việc cực kỳ quan trọng ư?
Nhảy, chơi, chạy suốt ngày không phải là một việc cực kỳ quan trọng ư?” đặc điểm
của giai đoạn này là phát triển các giác quan do đó vấn đề giáo dục giác quan được
đặt ra
∗ Va chạm với ngoại giới qua sự vận động cơ thể, các em rút kinh nghiệm,
tránh những động tác thừa : “Nếu ta làm các em quen với cách đoán trước
kết quả của các động tác, rút kinh nghiệm sửa chữa những ước lượng sai
lầm, các em càng cử động bao nhiêu càng bồi dưỡng trí xét đoán bấy nhiêu”
∗ Phải làm cho các em quen với bóng tối trong ban đêm khiến các em không
biết sợ nữa, một mình mạnh dạn bước vào đêm tối.

∗ Phải luyện tập nhãn quan, biết cách ước lượng: “Phải đi, sò, tính, đo kích
thước nhiều lần mới học được cách ước lượng đúng. Nhưng nếu chỉ đo thôi,
giác quan ỷ vào công cụ, mất hết tài ước lượng đúng”
∗ Còn phải luyện nhĩ quan. Giác quan này liên hệ mật thiết đến tiếng nói do
đó cần luyện đồng thời cả tai nghe, miệng nói
Và còn nữa: vị giác, xúc giác, khứu giác Rousseau quan niệm rằng cần phải rèn
luyện cho đứa trẻ quen chịu những sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, tập những thói
quen cứng rắn với điều khó chịu nhằm rèn luyện sức khỏe và ý chí:
4
Nhóm 6
“Các vị chớ có sơ ý làm cho học trò mình nhu nhược đi trong giấc ngủ êm
đềm liên tục không gián đoạn nó có thể đi ngủ muộn, dậy sớm, bị đánh
thức đột ngột, đứng trong đêm không vì thế mà khó chịu”.
Ông đề ra một cách cụ thể cần luyện tập về thể chất cho một đứa trẻ như thế nào:
chúng cần được rèn luyện các giác quan, tập đi chân đất, biết nhảy cao, nhảy xa, leo trèo,
vượt tường, giữ thăng bằng trong sự hứng khởi và thích thú. Những điều này xem ra đơn
giản với nhiều người nhưng Rousseau nhận thấy đó là phương cách đào tạo những con
người có phẩm chất, những con người mạnh mẽ kiên cường tựa như các anh hùng của thần
thoại Hy lạp. Các trò chơi giáo dục, các hình thức giải trí lành mạnh khác nên được áp dụng
vào giai đoạn này và đứa trẻ không vì bất cứ lý do gì bị bắt buộc phải học hỏi quá nhiều so
với trí óc non nớt của các em.
Qua việc giáo dục giác quan, ta đưa các em tới biên giới của lý trí. Emile nay đã 10, 12
tuổi, hiệu quả giáo dục giác quan thể hiện khi so sánh với các trẻ khác:
“Giữa các em thị dân không ai khéo tay như nó, nó lại khỏe hơn các em kia.
Giữa các em nông dân, nó ngang sức nhưng lại khéo chân tay hơn. Đối với
mọi việc thuộc tầm tuổi trẻ, nó suy xét, phán đoán, lý luận, nhìn trước giỏi
hơn các em khác ”
Giai đoạn thứ ba từ 13 đến 15 tuổi mới là thời kỳ trí dục. Trẻ bắt đầu học đọc,
viết,tính toán như các trường học đương thời chỉ có điều là cách dạy và cách học hoàn toàn
khác trước. Trước đây người ta chỉ coi trọng các môn khoa học xã hội nhân văn, nay

Rousseau đưa vào nội dung giáo dục các tri thức về khoa học tự nhiên.
Ngoài ra, trẻ cần phải học một nghề chân tay nhất định để các em có thể xoay sở, thích
ứng khi có các cuộc cách mạng và có thể kiếm sống bằng lao động của chính mình mà tạo
cho mình được thực sự tự do. Hai loại nghề được ông đánh giá cao là thợ mộc và nông dân
trong đó nghề mộc là một nghề quan trọng và đáng kính, nó làm cho con người yêu lao
động, biết vượt qua được những khó khăn và nhất là xây dựng được nơi họ sự đồng cảm với
người nghèo - thành phần đông đảo nhất trong xã hội.
5
Nhóm 6
Nhìn lại Emile đến tuổi 15 thì kiến thức không bao nhiêu nhưng rất vững và có
phương pháp tốt để tránh sai lầm.
Giai đoạn 4 là giai đoạn bước vào tuổi trưởng thành, Rousseau cho rằng đến lúc này
trẻ mới phát triển về mặt ý chí vì thế từ đây mới nói đến chính trị và luân lý, bắt đầu thời kỳ
đức dục.
Đây cũng là thời kỳ phát dục, các dục vọng xuất hiện sôi nổi. Trẻ cần được giáo dục
để hiểu cơ thể mình, biết xử lý tốt các mối quan hệ: tình yêu, tình bạn, tình đồng loại, trách
nhiệm với xã hội. Rousseau cũng đề nghị một hình thức giáo dục giới tính đơn giản.
3. Giáo dục phụ nữ
Rousseau cho rằng nam giới và nữ giới có sứ mệnh khác nhau, nên sự giáo dục cũng
khác nhau. Sứ mệnh của phụ nữ là dạy con, trông nom việc gia đình, làm sao trong nhà vui
vẻ, chồng con đươc hưởng hạnh phúc đầy đủ. Ông viết : “Người đàn bà sinh ra để nhường
nhịn người đàn ông và để chịu đựng cả sự bất công của người đàn ông nữa”. Phụ nữ chỉ cần
có sức khoẻ, để có thể chăm sóc con cái. Về đức dục, thì cần phải ôn hoà và phục tòng mẹ,
cha, chồng. Không cần phải có học vấn, vì học vấn không hợp với thiên chức của người phụ
nữ. “Người đàn bà nên lấy tư tưởng của chồng làm tư tưởng của mình, lấy lời lẽ của chồng
làm lời lẽ của mình”. Ta gặp rất nhiều tư tưởng thành kiến với phụ nữ như thế:
∗ “Cũng do chính những quy luật của tự nhiên mà những người đàn bà, cả họ lẫn con
cái của họ đều chịu sự chi phối hoàn toàn của những phán quyết của những người
đàn ông”.
∗ “Sự tìm tòi những chân lý trừu tượng và tư biện, những nguyên tắc, những tiền đề

trong các khoa học, tất cả các thứ có khuynh hướng khái quát hóa đều không thuộc
phạm vi của đàn bà, việc học tập phải hoàn toàn liên hệ với thực hành, chính các cô
phải áp dụng các nguyên tắc mà những người đàn ông đã tìm ra họ không có đủ sự
chính xác và sức chú ý để thành đạt trong các khoa học chính xác”.
∗ “Tôi yêu một cô gái đơn giản và được giáo dục một cách thô thiển còn hơn gấp trăm
lần một cô gái thông tuệ và có khiếu văn chương. Một người vợ có khiếu văn chương
là cái gánh nặng cho chồng mình. Từ chốn cao tuyệt vời của tài năng văn chương,
6
Nhóm 6
cô ta sẽ khinh bỉ mọi bổn phận của người vợ, bao giờ cũng bắt đầu làm việc ra vẻ
đàn ông ”
III. Phương pháp giáo dục
1. Giáo dục tự nhiên
Xuyên suốt trong tư tưởng giáo dục của Rousseau là ông đề cao giáo dục phải thích
ứng với tự nhiên, tự nhiên chính là con người. Còn những vật thể xung quanh là những
yếu tố tham gia vào quá trình giáo dục, làm phát triển tổ chức cơ thể và thiên tính của trẻ.
Giáo dục phù hợp với tự nhiên nghĩa là hoạt động giáo dục phải phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, dựa vào sự phát triển tự nhiên của trẻ em.
Trong khi nhà giáo dục đương thời tìm kiếm người trường thành trong đứa trẻ, mà không
nghĩ đến hiện trạng của nó trước khi trở thành người lớn, phương pháp giáo dục mà
Rousseau đưa ra "hoàn toàn trái ngược lại", nghĩa là phải căn cứ theo sự tiến triển của tự
nhiên, "luật tự nhiên", "quyền tự nhiên" và lấy bản chất con người trong "trạng thái tự
nhiên" làm điểm xuất phát. Nói cách khác, do thiên nhiên đã tạo ra con người là trẻ em
trước khi trở thành người lớn, nên phải để cho trẻ em được hưởng những quyền của trẻ em
và chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng có những cách riêng, phù hợp với thể trạng và khả năng
nhận thức trong từng giai đoạn của lứa tuổi.
“Khi tôi thấy ở lứa tuổi hoạt động mạnh mẽ nhất này mà người ta cứ hạn chế lớp trẻ
trong sự nghiên cứu thuần túy tư biện và sau đó họ đột nhiên bị ném vào đời mà
không có lấy chút kinh nghiệm nào Do lối suy nghĩ kỳ cục nào mà người ta dạy
chúng ta bao nhiêu là chuyện vô bổ trong khi chẳng đếm xỉa gì đến nghệ thuật hành

động các vị hãy đặt tất cả các bài học của thanh niên trong hành động hơn là
trong lời nói. Cái gì mà kinh nghiệm có thể dạy cho chúng được thì đừng học trong
sách vở”.
2. Giáo dục tự do
Trẻ con chưa đủ lý trí để suy xét, cho nên việc giáo dục nó bằng lý luận dài dòng,
bằng những lý lẽ của bổn phận sẽ không mang lại cho chúng sự am hiểu mà trái lại, chỉ làm
chúng buồn chán, cảm thấy mất tự do. Cách đúng đắn nhất là đừng bao giờ ra lệnh cho nó
làm điều gì cả, đừng để cho nó tưởng tượng rằng người lớn đòi hỏi một “uy quyền" nào đối
với nó. Hãy hướng cho trẻ tự hiểu biết bản chất sự vật thông qua kinh nghiệm của chính nó.
7
Nhóm 6
Chẳng hạn, thay vì giữ trẻ trong căn phòng tù túng, hãy đưa nó ra giữa cánh đồng bao la,
cho nó tha hồ chạy nhảy để ở đó, đứa trẻ có thể ngã cả trăm lần, song cũng nhờ đó, nó có
thể học được sớm hơn cách đứng dậy, có thể có những vết bầm tím, nhưng những thương
tích đó sẽ được đền bù bằng sự khoan khoái được tự do Như vậy, quan niệm tự do trong
giáo dục của Rousseau đã được khẳng định: trẻ con được tự do trong hành động của nó,
song đó là “tự do đúng mực thước", tự do theo luật định, chứ không phải tự do vô độ. Đứa
trẻ không bị ép buộc hành động theo mệnh lệnh của người khác, song hành động của nó lệ
thuộc vào sự vật khách quan. Việc lệ thuộc vào sự vật khách quan, vào quy luật tự nhiên
không làm sứt mẻ sự tự do vốn có của con người, mà chỉ có sự lệ thuộc vào ý muốn bất
thường của kẻ khác mới biến con người thành nô lệ của con người mà thôi.
Rousseau phản đối chủ nghĩa kinh viện, phản đối việc học thuộc lòng với những kỷ
luật khắt khe, chèn ép sự phát triển cá tính của trẻ. Giáo dục tự do có nghĩa là để cho trẻ
em tự do phát huy tính tích cực, sáng tạo của mình. Như đã đề cập, Rousseau đã phân
kỳ việc giáo dục trẻ em ra làm 4 thời kỳ phù hợp với sự phát triển lứa tuổi và trên cơ sở
đó mà có những phương hướng phù hợp:
- Từ 0 đến 2 tuổi: Chức năng giáo dục chính của thời kỳ này phụ thuộc vào người mẹ, từ
chăm sóc, vệ sinh, ăn uống, luyện tập bảo vệ sức khoẻ và giúp trẻ phát triển tự nhiên.
Trong việc phát triển ngôn ngữ, ông cho rằng tuổi này không nên học nói sớm, nhưng đã
nói phải rõ ràng, mạch lạc. Theo ông, người lớn không nên can thiệp vào sự phát triển

ngôn ngữ đó, bởi nếu vậy nó sẽ làm méo mó sự hình thành ngôn ngữ của trẻ. Phương pháp
giáo dục thời kỳ này: giáo dục tự nhiên và tự do (ví dụ: không quấn tã cho trẻ, để trẻ tự bò-
đứng- đi…)
- Từ 2 đến 12 tuổi: Theo ông phải để cho trẻ em tiếp xúc với hành động thực tiễn bằng chính
các giác quan của mình và qua đó tự nhận thức thế giới. Do vậy, theo ông không nên gò ép
trẻ, giáo dục trẻ bằng hoạt động thực tiễn, không được dùng nhục hình để trừng phạt
mà để trẻ tự rút ra kinh nghiệm từ những hậu quả tự nhiên của những hành động của
bản thân. Theo ông, giai đoạn này trẻ chưa cần học lịch sử và các bài ngụ ngôn. Ông cũng
cho rằng trẻ ở giai đoạn này chưa nên đọc sách nhiều, tuy nhiên ông cũng cho rằng cuốn
sách cần thiết nhất cho đứa trẻ ở giai đoạn này là quyển “Rôbinsơn Crutxo”.
 Phương pháp hậu quả tự nhiên:
8
Nhóm 6
Về phương pháp giáo dục đạo đức cũng trên cơ sở tư tưởng giáo dục tự nhiên và giáo
dục tự do, ông chú ý nhiều đến phương pháp giáo dục tạo kinh nghiệm cho trẻ và là phương
pháp hậu quả tự nhiên. Ông viết: “ Một đứa trẻ hiếu động, làm hư hỏng tất cả những gì nó
đụng tới. Bạn không cần phải nổi giận. Bạn hãy thu dọn đi tất cả những gì nó có thể làm hư
hỏng. Nó làm gãy đồ đạc bằng gỗ của nó, bạn hãy đừng vội mua đồ mới thay thế vào đó.
Hãy để cho nó cảm thấy caí thiệt hại của sự thiếu đồ đạc. Khi trẻ nghịch ngợm làm vỡ cửa
kính, thay vì la mắng chúng, hãy để cho chúng bị rét trong căn phòng có cửa sổ vỡ đó, bởi
hình phạt duy nhất có thể ảnh hưởng đến trẻ là hình phạt xuất hiện dưới mắt nó như kết quả
của hành động xấu xa của nó, việc học chữ cũng đừng gượng ép làm gì, cứ để cho trẻ tự
cảm nhận được rằng những cơ hội được mời đi chơi, đi ăn tiệc sẽ qua đi vì lý do nó không
đọc được chữ trong các thiệp mời đó, nó sẽ tự khắc tìm cách học đọc, học viết… Qua đó mà
giúp cho trẻ ý thức sâu sắc hậu quả sẽ tới đối với từng hành động của mình và nhờ vậy mà
trẻ có những kinh nghiệm đạo đức.Trong giáo dục ông bác bỏ việc trách phạt trẻ. Theo ông
hãy đừng bắt trẻ chịu một hình phạt nào, bởi vì nó không biết rằng nó làm như vậy là nó đã
phạm lỗi. Giải quyết những trường hợp trẻ phạm lỗi ông sử dụng những biện pháp của
phương pháp gây hậu quả tự nhiên để từ đó trẻ ý thức rõ sai lầm của mình, nhờ đó mà tạo
kinh nghiệm. Ông nói: “ Chúng ta không nên trách phạt trẻ với tính chất là một sự trách

phạt, sự trách phạt này luôn luôn xảy ra với trẻ như là một hậu quả tự nhiên của hành vi xấu
của nó.
Nghĩa là, người lớn sẽ không cần can thiệp, mà để trẻ tự trải nghiệm và rút ra bài học từ
hành động của bản thân. Tất nhiên, người lớn cũng cần đảm bảo sự an toàn cho trẻ như
không cầm nắm vật nhọn, nguy hiểm, không chạm vào điện, nước sôi Bé sẽ tự nhận thức
ra hậu quả từ những hành vi không phù hợp của mình, chẳng hạn: không học bài sẽ được
điểm kém, nếu đánh bạn, giành đồ chơi của bạn thì bạn sẽ đau, buồn, tức giận và không
muốn chơi với mình nữa. Những trải nghiệm này sẽ dạy trẻ có ý thức trách nhiệm về các
hành vi của chính mình, khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm như đi học, đi
ngủ đúng giờ, mặc ấm nếu trời lạnh, làm bài tập về nhà Phương pháp này cũng giúp cho
mối quan hệ giữa người lớn và trẻ trở nên ấm áp hơn, ít xung đột hơn.
9
Nhóm 6
∗ Ngoài ra, để áp dụng phương pháp này của Rousseau một cách hiệu quả cho ngày
hôm nay, ta cần chú ý một số nguyên tắc:
- Sự liên quan: Ví dụ: Nếu trẻ làm đổ nước ra bàn thì cần phải lau sạch nước bẩn chứ không
phạt bằng cách không cho trẻ ăn.
- Tôn trọng trẻ và hợp lý: tức là phải phù hợp với độ tuổi, tính cách trẻ và giải thích rõ lý do.
- Cần cho trẻ quyền lựa chọn: Chẳng hạn "Con sẽ đi ngủ vào lúc 9 giờ và thức dậy lúc 6 giờ
hoặc đi ngủ lúc 9 rưỡi và dậy lúc 6 rưỡi?”. Đồng thời, cũng nên cho trẻ biết trước hệ quả để
trẻ hiểu chúng được lựa chọn và phải chấp nhận hệ quả, chẳng hạn: "Con được phép đi dự
tiệc cùng mẹ nhưng con phải ngoan ngoãn, lễ phép không được chạy nhảy lung tung nếu
không con sẽ ở nhà".
- Từ 12 tuổi đến 15 tuổi: thời kỳ này rất ngắn nên phải lựa chọn thật kỹ lưỡng những
môn khoa học cần thiết, trên cơ sở đó mà phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
Ông đã nói rằng: “Đừng để cho trẻ em học khoa học mà để cho trẻ em tự mình phát minh
ra”. Phương pháp giáo dục ở giai đoạn này mang tính trực quan, đặc biệt coi trọng thí
nghiệm, thực hành  phương pháp này không chỉ dạy trẻ tri thức mà hơn hết là dạy trẻ
phương pháp tư duy và hành động.
∗ “Đối với một thanh niêm thì một nhà sử học tệ hại nhất là một nhà sử học hay phê

phán. Chỉ các sự kiện thôi. Chỉ các sự kiện thôi rồi để người thanh niên tự phán
đoán lấy. Nếu sự phán đoán của tác giả cứ hướng dẫn nó mãi thì nó chỉ biết nhìn
bằng con mắt kẻ khác va khi thiếu con mắt ấy thì nó không nhìn thấy gì cả.”
∗ “Tôi thấy cái cung cách mà người ta muốn thanh niên đọc lịch sử. Có thể nói là
người ta muốn biến chúng thành tất cả các nhân vật mà chúng thấy. Người ta cố gò
chon chúng lúc thì trở thành Ciceron, lúc thì thành Alexandre, thế là chúng nản lòng
khi trở về với chính mình. Thế là làm chàng thanh niên tiếc rẻ sao mình chỉ là mình
thôi. Thích làm người khác hơn là mình dù cho người đó là Platon hay Socrate thì
mọi sự đều hỏng hết”.
- Từ 15 đến 18 tuổi: Ở thời kỳ này trẻ em đã bắt đầu trưởng thành, đã có những tình
cảm sâu sắc, đo đó rất thích hợp với việc giáo dục đạo đức. Những phẩm chất cần thiết
10
Nhóm 6
để trẻ em bước vào xã hội là lòng nhân từ, là niềm vui của một lương tâm trong sạch.
Muốn giáo dục được đạo đức như vậy thì nhà giáo dục phải gương mẫu, phải tổ chức cho
học sinh tham gia vào những loại hình hoạt động sôi nổi. Hơn nữa, sự gần gũi thân thiện
với học sinh không hề làm giảm uy tín của người thầy trái lại có thể tác động mạnh mẽ vào
tâm hồn người được giáo dục.
“Các gia sư vì muốn đóng vai hiền minh một cách ngu ngốc mà hạ thấp giá trị của
học trò mình, có ý đối xử với chúng luôn luôn như trẻ nhỏ và bao giờ cũng tỏ ra tách
biệt cao đạo với chúng. Đừng làm giảm dũng khí tuổi trẻ của chúng như vậy, cũng
đừng tiếc gi sức mình để nâng cao tâm hồn chúng. Hãy đối xử ngang hàng với
chúng, và nếu chúng vẫn còn chưa tự nâng mình lên ngang hàng với các vị thì các vị
hãy xuống thấp ngang hàng với chúng mà không hổ thẹn hãy chia sẻ các lỗi lầm
của nó để giúp nó sửa đổi.”
3. Giáo dục phòng vệ
Trong bức thư trần tình dài ngót 100 trang gửi cho Tổng giám mục Paris, Rousseau
trình bày rõ các ý định của mình: “ Quyển sách của tôi là nhằm ngăn chặn không cho con
người trở thành tai ác […]. Tôi gọi đó là nền giáo dục phòng vệ (negative) như là nền giáo
dục tốt nhất hay thậm chí là duy nhất tốt lành”.

Nền giáo dục phòng vệ không phải là phóng đãng. Nó không mang lại đức hạnh,
nhưng ngăn chặn tội lỗi; nó không phô trương chân lý mà ngăn chặn sai lầm. Nó chuẩn
bị tất cả cho trẻ con để chúng có thể nhận thức được cái Chân khi đủ năng lực thấu
hiểu, và cái Thiện khi có thể biết ái mộ”. Một số nét chính của phương pháp phòng vệ:
- Đứa trẻ cần tự mình phát triển những bản tính tốt qua những trải nghiệm về cuộc sống mà
không cần sự hướng dẫn của người lớn. hãy để cho chính đời sống giáo dục nó. Đó là
một đời sống do người thầy sắp đặt và cách ly khỏi ảnh hưởng xấu xa của xã hội (vì
thế gọi là phòng vệ), một cuộc sống cách ly xã hội,vừa do người thầy kiến tạo tức là “chủ
động”.
Điểm khác biệt với lối giáo dục chủ động là ảnh hưởng giáo dục được tiến
hành một cách gián tiếp, người thầy không xuất hiện trực tiếp và cần làm cho đứa trẻ tin
rằng mọi điều xảy ra với nó là tự nhiên.
- Trong thời gian này, lý tính chưa giữ vai trò hướng dẫn mà còn nhường chỗ cho bản
tính tự nhiên. Bao lâu chỉ có đứa trẻ và thế giới chung quanh xuất hiện ra cho nó như thể
là tự nhiên thì chưa cần có các quan hệ xã hội giữa người với người.
11
Nhóm 6
- Lý tính sẽ giữ vị trí hàng đầu ở tuổi thanh niên khi tính xã hội trở thành tất yếu. Trước
hết, nó thể hiện ở nhu cầu tình dục mới được khơi dậy. Sự quan tâm bắt đầu chuyển dịch từ
bản thân sang mối quan hệ với người khác, với điều kiện: bản năng phải được “triển hạn”,
theo cách nói ngày nay. Rousseau có cái nhìn tinh tế về mối quan hệ nội tại giữa đam mê
và việc rèn luyện lý tính.
Tiếp theo đó sẽ xuất hiện viễn tượng của việc lập gia đình và đảm bảo cuộc sống
trong xã hội. Rút cục, ý chí riêng không còn được quy định chỉ bằng những nhu cầu và
sức lực phát triển một cách tự nhiên mà bằng những nhu cầu xã hội và năng lực ứng
phó với các quan hệ xã hội.
Tóm lại, trong hệ thống giáo dục của Rousseau ta thấy có một số điểm đặc biệt:
∗ Quan tâm đúng mức đến đối tượng giáo dục là trẻ em, phân tích các đặc điểm
của tuổi trẻ, theo dõi nó suốt quá trình phát triển ở từng giai đoạn một.
∗ Nội dung và phương pháp giáo dục phải thích ứng theo sự phát triển của trẻ

∗ Mục tiêu giáo dục là hạnh phúc và hạnh phúc cũng biến chuyển theo lứa tuổi.
Rõ ràng, quan điểm của Rousseau là viên đá góc làm nền móng chắc chắn cho phương
pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm của nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên quan điểm
ấy còn thô sơ sẽ được phát triển bởi các nhà tâm lý giáo dục sau này ( nền giáo dục hiện đại
xây dựng quan điểm lấy người học làm trung tâm xác định cụ thể trên mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức và đánh giá chứ không chỉ ở một vài phương
pháp đơn lẻ.)
VI. Ảnh hưởng
Rousseau đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng giáo dục tiến bộ:
- Trước hết, ông chống tư tưởng phong kiến, chống tư tưởng kinh viện, giáo điều, kêu gọi
một sự bình đẳng giáo dục.
- Ông bênh vực quyền lợi của trẻ em, không áp đặt giáo dục và coi trọng sự phát huy tính
tích cực, tư duy sáng tạo của trẻ. Giáo dục đúng đắn là phải tuân theo đòi hỏi tự nhiên
12
Nhóm 6
của trẻ em; phải làm cho trẻ được tự do phát triển mọi mặt của nhân cách để trở thành
con người làm chủ được bản thân.
- Phê phán sự nuông chiều con thái quá.
- Ông khuyên rằng nên có cách giáo dục phù hợp với từng người, và cần phải tạo động lực
để thúc đẩy con người hoạt động.
- Rousseau là người khởi xướng cho quan điểm “lấy người học làm trung tâm” mà nền
giáo dục hiện đại đang chú trọng mặc dù tư tưởng của ông còn rất thô sơ, tồn tại nhiều
mâu thuẫn và hạn chế.
VII. Hạn chế
Rousseau cũng có một số hạn chế trong tư tưởng giáo dục của mình:
Thứ nhất, giáo dục con người bằng cách cách ly con người khỏi môi trường xã hội cho
thấy những bế tắc trong lý luận cải tạo xã hội của ông, giáo dục con người chỉ bằng cách
đưa về nông thôn là ngược với xu thế phát triển của lịch sử, thể hiện tính bi quan lịch sử.
C.Mác đã chỉ ra rằng, "trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội ", nghĩa là con người không phải là một cá thể cô lập trừu tượng, mà bao giờ

cũng là con người tồn tại trong xã hội. Hơn nữa, con người không phải là sản phẩm của xã
hội nói chung, mà bao giờ cũng là sản phẩm của một hình thái xã hội nhất định. Đưa con
người ra khỏi xã hội để rồi sau để đưa sản phẩm đó trở lại cải tạo xã hội là quan niệm không
tưởng.
Việc gán cho giáo dục sức mạnh quyết định mà theo đó chỉ cần giáo dục, tuyên truyền,
đào tạo những con người mới là có thể có được một xã hội mới, tiêu diệt được xã hội cũ,
nghĩa là xem giáo dục là cẩm nang giải quyết mọi vấn đề xã hội phức tạp. Hơn nữa, ông còn
coi nhẹ việc giáo dục có hệ thống, chưa đề cập đến những nhân tố khác của giáo dục và hệ
thống những yếu tố tạo nên nhân cách con người.
Ngoài ra Rousseau còn vấp phải những hạn chế khác như: Ông chia cắt các giai đoạn
phát triển trẻ em một cách máy móc, quá đề cao sự phát triển tự do của trẻ mà hạ thấp vai
trò của nhà giáo dục, có những quan điểm lạc hậu về giáo dục phụ nữ.
Mặc dù còn nhiều hạn chế kể trên, không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của
Rousseau. Ông được coi là cha đẻ của các trào lưu giáo dục cấp tiến của thế kỷ XX, chẳng
13
Nhóm 6
hạn Trào lưu Trường học Hiện đại (the Modern School movement) hay trào lưu Trường học
Tự do (Free School movement).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đoàn Huy Oánh, Sơ lược lịch sử giáo dục thế giới, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ
Chí Minh, 2004
2. Jean Jacques Rousseau, Emile hay là về giáo dục, NXB Tri Thức, 2010
3. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm, Lịch sử giáo dục thế giới, NXB giáo dục,
4. Nguyễn Mạnh Tường, Lý luận giáo dục Châu Âu từ Erasme đến Rousseau, NXB
Khoa học xã hội, 1994
5.
6. />7. 5.
8.
14

×