Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.68 KB, 13 trang )

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
LỚP: TÂM LÝ GIÁO DỤC 3 NHÓM: 14
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI
NỘI DUNG:
I. KHỞI ĐỘNG
II. PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI LÀ GÌ?
III. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG PHÁP
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MONTESSORI
V. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG MONTESSORI
I. KHỞI ĐỘNG
Cho cả lớp xem song song 2 đoạn clip 12 phút về 2 môi trường giáo dục
mầm non tiên tiến của thế giới.
1. />2. />Trước khi xem, yêu cầu các bạn cần xác định những ý sau đây trong quá
trình xem:
- Mức độ tự mình hoạt động của học sinh 2 lớp mầm non như thế nào.
- Mức độ học sinh chơi và học với các đồ vật thật và dụng cụ học tập của 2
lớp như thế nào.
- Sự chỉ dẫn của giáo viên ở 2 lớp như thế nào
Kết quả:
- Lớp học của video clip 1 các học sinh tự hoạt động độc lập nhiều hơn
học sinh trong clip 2.
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
- Học sinh trong clip 1 chơi và học với đồ vật thật nhiều hơn học sinh
trong clip 2.
- Giáo viên của clip 2 chỉ dẫn và bên cạnh học sinh clip 1.
 Hình thức lớp học mà học sinh hầu như tự hoạt động độc lập, chơi và học


nhiều hơn với các đồ vật thật cũng như ít có sự hướng dẫn của giáo viên như
vậy là hình thức học của phương pháp Montessori. Và phương pháp này
hoạt động mạnh nhất ở cấp mầm non, ngoài ra thì còn có dành cho tiểu học
và bậc trung học nhưng ít và chưa phổ biến mạnh.
II. PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI LÀ GÌ?
Mẹ đẻ của phương pháp này là Maria Montessori, 1 phụ nữ Ý, tốt nghiệp
ngành y nhưng dành hết cuộc đời trong việc nuôi dạy trẻ. Trong quá trình
làm việc với trẻ em, bà đã nảy sinh ra 1 ý tưởng về giáo dục trẻ và đặt tên:
Montessori.
Tờ nhật báo Brooklyn Eagle đã từng viết về Maria Montessori như sau:
“Bà là người đã cải cách hệ thống giáo dục trên toàn thế giới… là người phụ
nữ dạy cho những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ biết đọc biết viết – phương
pháp giáo dục của Montessori đã thành công đến nỗi nó được áp dụng ở
khắp các nước trên thế giới, từ nơi xa xôi nhất ở phía đông bán cầu như Hàn
Quốc, cho đến nơi xa xôi nhất ở phía tây là Honolulu, và cả nơi xa xôi nhất
ở phía nam như Argentina ”.
Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục đi sâu vào việc phát
triển tiềm năng của trẻ nhỏ thông qua môi trường học tập riêng được trang bị
đầy đủ các giáo cụ đặc biệt, hiện đại, 1 trong số đó là 1 bộ trò chơi được
thiết kế vừa kích thước với trẻ em với 134 trò chơi khác nhau hiện nay có trị
giá khoảng 50 triệu Vnd/1 bộ/lớp học và hoạt động dưới sự hướng dẫn của
giáo viên giỏi có chuyên môn. Ở Mỹ, ngoài việc phải có bằng đại học (bắt
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
buộc), những người muốn thành giáo viên để làm việc trong các trường
Montessori phải tham dự khóa đào tạo một năm bao gồm 10 tuần học lý
thuyết, và một năm thực hành dưới sự hướng dẫn của các giáo viên đã có
chứng chỉ. Chi phí cho các khóa học vào khoảng từ 4.000 tới 10.000 đô la

Mỹ, phụ thuộc vào từng trung tâm đào tạo và chất lượng đào tạo. Hai tổ
chức lớn nhất và được công nhận trên phạm vi toàn thế giới là Cộng đồng
Montessori Mỹ (AMS) và Liên hiệp Montessori Quốc tế (AMI).
III. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG PHÁP
Cũng như mục đích chung của nền giáo dục mầm non là phát triển toàn
diện cho trẻ về Trí – Đức – Mỹ - Thể, thế nhưng có 1 điểm khác biệt trong
phương pháp Montessori là các em được phát triển các mặt đó song song với
sự lớn dần lên của khả năng sáng tạo trong các em. Tức là:
Mục đích chính của phương pháp Montessori là cung cấp một môi trường
học tập đặc biệt, gần gũi với cuộc sống (Learning for life) bằng 1 kế hoạch
cẩn thận nhằm kích thích học sinh hoạt động tạo nên một nền tảng học tập
sáng tạo tuyệt vời trong trí tuệ mỗi trẻ.
Để thực hiện mục đích tạo nên nền tảng học tập sáng tạo trong trí tuệ trẻ
thì phương pháp Montessori chia mục đích thành 5 mục tiêu nhỏ như sau:
1. Phát triển thái độ tích cực đối với học tập
Trong quá trình học, mỗi đứa trẻ chọn lựa một nhiệm vụ học tập hấp dẫn
với mình trong môi trường Montessori, trẻ sẵn sàng hoạt động với nhiệm vụ
đó vì nó hướng đến nhu cầu của trẻ. Sau đó, trẻ có quyền thực hiện nhiệm vụ
đó theo tốc độ riêng của mình và lặp đi lặp lại nó nếu thích, tạo nên một loạt
những thành công với hoạt động đó là Thái độ học tập tích cực.
Ví dụ: Cùng về bài học đếm số thứ tự từ 1 đến 10, thì có trẻ ưa thích với
cách học thông qua bộ trò chơi xếp 10 cầu thang, nhưng có trẻ lại thích xếp
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
1 ngôi nhà 10 tầng, có trẻ lại thích xâu các dây chuỗi 10 hạt. Và các em thực
hiện chúng tùy vào khả năng và tốc độ riêng của mình chứ không hề bị đem
so sánh với ai về khả năng học tập của mình.
2. Giúp mỗi trẻ phát triển sự tự tin

Trong trường Montessori, các bài học, nhiệm vụ được thiết kế từng bước
và chỉ xây dựng trên những gì trẻ có thể làm chủ, do đó loại bỏ những kinh
nghiệm tiêu cực của sự thất bại thường xuyên, giúp trẻ tự tin phát triển cảm
xúc khỏe mạnh.
3. Giúp mỗi đứa trẻ xây dựng thói quen tập trung
Trong môi trường lớp học, mỗi trẻ đều có 1 phạm vi hoạt hoạt động và
xung quanh là các bạn khác cũng đang thực hành bài học của mình. Các em
được tự do thực hiện những hoạt động của mình nhưng không làm ảnh
hưởng hay quấy rầy tới các bạn khác, và ngược lại. Từ đó hình thành nên
cho các em thói quen tập trung để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Bồi dưỡng sự tò mò tuân thủ
Sự tò mò tuân thủ ở đây nghĩa là nhà trường cung cấp cho trẻ một môi
trường vô cùng kích thích, khiến trẻ khát khao khám phá và tự do thực hiện
song vẫn đảm bảo 1 vài nguyên tắc như không ảnh hưởng đến sự tự do của
bạn khác. Sự tò mò tuân thủ này tạo nền tảng cho sự sáng tạo của bé.
5. Phát triển các thói quen chủ động và kiên trì
Quanh trẻ là các vật liệu hấp dẫn và các hoạt động đều hướng đến nhu cầu
bên trong của trẻ, khi được giáo viên cho quyền hoạt động cá nhân thì trẻ
càng quen với việc tự tìm đến với các hoạt động ưa thích và tự mình hoàn
thành chúng. Dần dần, từ hoạt động này sang hoạt động khác được các em tự
mình hoàn thành sẽ tạo thành nếp chủ động, kiên nhẫn, kiên trì hoàn thành
tới cùng.
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MONTESSORI
1. Ví dụ về 1 thời khóa biểu của 1 lớp học Montessori tại Việt Nam
Buổi Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
6.45 – 7.30 Đón học sinh và kiểm tra sức khỏe

7.30 – 8.00 Điểm tâm
8.00 – 8.15 Thể dục + Sinh hoạt đầu giờ
8.15 – 9.15 Chương trình mầm non
9.15 – 11.00 Ăn trưa
11.00 – 11.30 Vệ sinh
11.30 – 14.00 Ngủ trưa
14.00 – 14.30 Ăn xế
14.30 – 15.00 Montessori
15.00 – 16.00 Hoạt động chiều
16.00 – 17.00 Trả cháu
(*) Đây là lịch chương trình Montessori được kết hợp với chương trình mầm
non tại Việt Nam chứ không phải hoàn toàn chỉ giảng dạy Montessori.
2. Nội dung chương trình Montessori
Phương pháp Motessori tập trung vào 5 lĩnh vực:
a. Thực hành cuộc sống: Trẻ được học cách thắt dây giầy và mặc áo khoác,
tự chuẩn bị đồ ăn và uống đơn giản, tự đi vệ sinh và có thể tự dọn dẹp sau
khi dây bẩn.
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
b. Giáo dục phát triển giác quan: Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ
phải sử dụng cả 5 giác quan để thực hiện. Ví dụ như: ngửi mùi hương hoa,
đánh cây gõ các vật dụng phát ra âm thanh nhịp điệu,
c. Nghệ thuật ngôn ngữ : Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân
mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận mặt chữ và tô chữ - thời kỳ
đầu chuẩn bị để học đọc, đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết.
d. Toán học và hình học: Trẻ được làm quen với các con số thông qua các
tài liệu giảng dạy do giáo viên phát.
e. Các chủ đề về văn hoá : Trẻ được học về các đất nước (địa lý), động vật,

thời gian, lịch sử, âm nhạc, chuyển động, khoa học và nghệ thuật.
a. Cuộc sống thực tế.
Cho lớp xem 1 clip ngắn về nội dung thực tế của chương trình Montessori:
/>Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các
công việc “thực tế”. Trước tiên, trẻ được dạy cách đổ nước một cách hoàn
chỉnh và học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi
trẻ thành công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt
động phức tạp hơn như rửa tay, lau đĩa, đánh giầy, lau gương. .v.v Với mỗi
bài tập, trẻ sẽ tăng cường được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh
tay và các ngón tay.
Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý
đến những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc chúng đang làm.
Điều này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc
1 cách vượt trội đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong
các công việc học đường.
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
b. Về giác quan hay cảm giác:
Cho lớp xem đoạn clip 0:58s về nội dung giác quan tại lớp Montessori:
/>Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua
các giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện
và sắp xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có
mùi vị giống nhau thông qua việc dùng ống trụ để ngửi….
c. Ngôn ngữ :
Trẻ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy.
Chúng sẽ rượt theo mỗi chữ cái và phát cái âm của chữ đó. Sau đó, chúng sẽ
bắt đầu ghép các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ
cái có thể tháo rời và chuyển chỗ được, một bảng chữ cái bằng nhựa. Thậm

chí các em có vấn đề về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ
động nếu chúng đã học được các âm của chữ cái. Đồng thời, trẻ cũng được
cung cấp giấy, bút nhớ dòng, bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn
để trẻ thường xuyên dùng nó để viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để
diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày trẻ cũng phải vẽ và viết trên những giấy
to như tờ báo. Trẻ được vẽ tự do hay viết tự do về những gì làm chúng cảm
thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ đó được gưỉ về gia đình của trẻ…
d. Toán học:
Để lớp xem 1 đoạn clip về lớp học toán Montessori, các em học đến số
1000, 2000: />Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng
giống như các chữ cái cát trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể
tận dụng làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với
số viết.
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giới
thiệu về phép cộng và trừ, khi đó trẻ sẽ dùng những chất liệu trên để hình
dung ra câu trả lời. Khi trẻ đã thành công với phép cộng và trừ, chúng sẽ
được dạy nhân và chia, điều này phục thuộc vào mối hứng thú và khả năng
của trẻ Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả
lời, do đó trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần
là nhớ các công thức.
e. Địa lý:
Đầu tiên trẻ được giới thiệu quả địa cầu với phần đất phủ bằng giấy màu
đất và phần nước sơn màu xanh với bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn
tượng cụ thể đối với lục địa. Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với
bản đồ thế giới. Trẻ học tên của các lục địa và chú tâm đến những khác biệt
về kích cỡ và hình dạng. Bước tiếp theo là trò đố chữ với từng lục địa riêng

biệt, trẻ sẽ học tên và địa điểm của các đất nước trong mỗi lục địa. Chẳng
bao lâu sau trẻ sẽ có cảm giác cụ thể giúp cho sự hình dung ra thế giới của
chúng và nơi chúng đang sống….
“Mục đích của chúng tôi là không chỉ làm cho trẻ hiểu, nhưng lại không
buộc trẻ phải ghi nhớ chúng, trái lại, chúng tôi chạm đến sự tưởng tượng của
trẻ để thúc đẩy tiềm năng nội tâm của trẻ.” Dr. Maria Montessori
Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau theo cách bổ xung, hỗ
trợ cho nhau. Đồ chơi và các dụng cụ học tập khác được bày trong lớp để trẻ
có thể nhìn thấy và có lựa chọn cho riêng mình rồi quyết định một hoạt động
- được gọi là “công việc” – theo sở thích của mình. Những sự lựa chọn bao
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
gồm sách, xếp hình, tạo hình, phân vai Sau khi trẻ làm xong “công việc”,
chúng sẽ cất đồ chơi vào giá và chuyển sang “công việc” khác.
Lịch sinh hoạt hàng ngày cho phép trẻ có thời gian chơi một mình hoặc
theo nhóm. Khi hướng dẫn trẻ thì giáo viên có thể hướng dẫn từng trẻ một
hoặc theo nhóm, nhưng hầu hết tất cả các trao đổi về “công việc” thì là do
các trẻ với nhau.
Trong các trường áp dụng phương pháp Montessori, giáo viên không phải
là người Hướng Dẫn duy nhất. Trẻ lớn hơn có thể giúp trẻ bé hơn làm thuần
thục một kỹ năng mới. Đó là lý do mà mỗi lớp học đều bao gồm 2-3 độ tuổi
khác nhau.
V. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG MONTESSORI
1. Xây dựng môi trường
Trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng quan trọng cơ bản của cuộc sống thông
qua tiếp nhận một cách vô thức từ môi trường xung quanh, do đó tạo ra một
môi trường học tập tốt cho trẻ là ưu tiên số một của phương pháp này. “Môi
trường” ở đây, theo Montessori, không chỉ bao gồm vùng không gian mà trẻ

sử dụng, nội thất phòng học, đồ chơi; mà còn là những giáo viên, nhân viên
nhà trường và các trẻ khác mà trẻ được tiếp xúc hàng ngày. Do đó, bà chuẩn
bị tất cả mọi thứ có thể để mang lại môi trường tốt nhất cho trẻ.
Lớp học Montessori trông thực sự giống ngôi nhà của bảy chú lùn trong
truyện cổ tích. Ở đó có những chiếc bàn, ghế, đĩa bát v.v bé xinh vừa với
trẻ em. Tất cả nhằm xây dựng một môi trường thoải mái nhất cho trẻ nhằm
giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt nhất. Không chỉ có nội thất kích thước trẻ em,
trong lớp học Montessori, chúng ta bắt gặp những đồ gia dụng thực sự với
kích thước này. Thay vì những con dao nhựa, trẻ được học cách sử dụng
những con dao lưỡi sắc mà không gây thương tích cho mình và những người
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
xung quanh. Montessori quan niệm những con dao, cái kéo, lò nướng … thu
nhỏ này giúp trẻ học được những kỹ năng thực sự cần thiết và cả ý thức về
an toàn.
Tất cả các vật dụng trong lớp đều có một vị trí cố định ở dưới thấp, vừa
tầm tay với của trẻ. Bất cứ khi trẻ cần cái gì, trẻ đều biết chính xác vật đó
đang ở đâu và sau khi sử dụng xong rồi thì bé phải cất lại chỗ nào. Sự sắp
xếp này tạo điều kiện cho trẻ thực hiện một hoạt động được liên tục cho tới
khi ý tưởng của bé hoàn thành. Thử tưởng tượng trẻ muốn làm một cô nàng
búp bê giấy, mà không thể tìm được kéo ở đâu, hồ dán chỗ nào, và liên tục
phải chạy ra nhờ cô giáo lấy hộ khi thì cuộn chỉ, khi thì hộp sáp màu tận tít
trên cao. Đến lúc tìm được hết những thứ cần thiết, có khi ý tưởng về một cô
búp bê biết chơi bóng đá đã bay vèo qua cửa sổ mất rồi.
Với Montessori, việc giáo viên biết cách tạo dựng môi trường lớp học
luôn
đẹp và ngăn nắp cũng quan trọng như biết cách chăm sóc trẻ khỏe mạnh
vậy. Bà đòi hỏi giáo viên hình dung chi tiết khi trẻ đến lớp, hình ảnh và âm

thanh đầu tiên các bé ghi nhận là gì, không khí lớp học có thoáng đãng
không, có hoa tươi hay không v.v. Đây chính là những hành động cụ thể của
giáo viên để giáo dục cảm giác cho trẻ.
Ngoài ra, để tăng cường sự gắn bó của trẻ với “cộng đồng nhỏ” của
mình, một lớp học sẽ bao gồm nhiều nhóm trẻ khác độ tuổi. Điều này khiến
trẻ có thể học hỏi từ bạn bè, từ các trẻ lớn hơn. Cách bố trí lớp học như vậy
cũng khiến trẻ được tiếp xúc lâu dài với một vài giáo viên trong suốt những
năm học trong trường. Giáo viên, do đó có thời gian tìm hiểu rõ điểm mạnh
yếu và cách học của từng trẻ đồng thời xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài
giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh.
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
2. Tự lập và tập trung
Montessori cho rằng trẻ em cần và muốn được tự mình lo lấy các việc cá
nhân. Người lớn chúng ta đang “phục vụ” trẻ em quá nhiều, trong khi nên
nhớ rằng nếu trẻ không được làm cái gì, chúng sẽ không biết làm cái ấy. Tại
sao trẻ không được tập dọn đồ ăn cho bản thân mình chỉ vì nỗi sợ của người
lớn là chúng sẽ đánh đổ bát đĩa? Với niềm tin trên, Montessori khuyến khích
giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được làm mọi thứ trong khả năng, đồng thời
cũng giao trách nhiệm cho các cô bé cậu bé giữ gìn lớp học luôn sạch sẽ và
gọn gàng như vốn có.
Để phát triển năng lực tư duy, rèn luyên kỹ năng làm việc và quản lý công
việc của trẻ, Montessori dành cho trẻ những khoảng thời gian mở để thực
hiện các “dự án” của mình. Dựa trên quan sát, bà đưa ra kết luận rằng, trẻ
em thể hiện sự tập trung cao độ khi được tự do khám phá vô số những điều
thú vị xung quanh. Do đó các giáo viên Montessori cho phép trẻ tự chọn
công việc mà chúng sẽ làm, tự quyết định cách làm và thời gian hoàn tất.
Như vậy, học sinh thì được tự do tìm hiểu và trải nghiệm trong khi giáo viên

có thời gian để quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần. Giáo viên không yêu cầu trẻ
bỏ dở công việc của chúng, trừ khi thực sự cần thiết.
3. Quan sát học sinh
Tiến sĩ Montessori cho rằng không có ai là không có khả năng học tập.
Nếu trẻ không học được, có nghĩa là người lớn chưa lắng nghe trẻ đủ cẩn
thận, hoặc là chưa quan sát trẻ đủ kỹ càng. Với cách thiết kế lớp học trong
đó học sinh tự làm các công việc phục vụ bản thân và tự làm chủ quá trình
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
học tập như trên đã trình bày, các giáo viên hoàn toàn có đủ thời gian để tìm
hiểu nhu cầu và phương pháp học thích hợp cho trẻ.
4. Bộ trò chơi phát triển năng lực
Montessori phát triển bộ giáo cụ để phát triển năm lĩnh vực: giác quan, kỹ
năng cuộc sống, ngôn ngữ, toán, địa lý- văn hóa. Bộ giáo cụ này bao gồm
134 trò chơi khác nhau dành cho trẻ. Các trò chơi này được thiết kế để trẻ tự
chơi và tự kiểm chứng kết quả công việc của mình (ví dụ bộ xếp hình bản đồ
thế giới, nếu các mảnh ghép sẽ chưa khớp lại được với nhau, trẻ tự biết là
mình chưa xếp đúng). Giáo viên được đào tạo để hiểu rõ ý nghĩa của mỗi trò
chơi, quy trình và cách giải thích cho trẻ. Trong giờ học, trẻ tự lựa chọn trò
chơi cho mình – mỗi trò nhằm phát triển một hay một vài trong số năm lĩnh
vực trên. Nếu trẻ gặp khó khăn, giáo viên sẽ đưa ra chỉ dẫn hợp lý cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />dung-tai-viet-nam.html
2. />tre-theo-phuong-phap-Montessori-225723/
3. />pha%26%23769%3Bp-Montessori.htm
4. />THÀNH VIÊN NHÓM 14:
1. VÕ THỊ LỆ
2. NGUYỄN THỊ VÂN

3. NGUYỄN THỊ KIM SƠN
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

BÀI LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2012
Nhóm 14 – TLGD3 | Phương Pháp Giáo Dục Montessori

×