Phần II
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ô nhiễm MT là sự thay đổi thành phần và tính chất của MT, có hại cho các hoạt
động sống bình thường của con người và sinh vật.
Nguyên nhân gây ô nhiễm MT có thể là các hoạt động của con người hoặc các quá
trình tự nhiên.
Chương VI
Ô NHIỄM NƯỚC
6.1. Khái niệm chung về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động
sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt
qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Theo Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về
ô nhiễm nước như sau:
"Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng
nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp,nông nghiệp,
nuôi cá, nghĩ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại".
“Việc thải các chất thải hoặc nước thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu cơ,
nhiệt, phóng xạ. Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và
phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải đó của nước (khả năng pha loãng, tự làm
sạch…). Những hoạt động kinh tế, xã hội của các cộng đồng, những biện pháp xử lý nước
đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này”.
6.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
- Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn được gọi
là ô nhiễm không xác định nguồn gốc.
- Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng, chủ yếu
do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
- Ô nhiễm vô cơ,
- Ô nhiễm hữu cơ,
- Ô nhiễm hoá chất,
- Ô nhiễm sinh học,
- Ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý .
Dưới đây trình bày tóm tắt các nguồn gây nhiễm bẫn và tình hình nhiễm bẫn làm suy
giảm chất lượng nguồn nước:
Hình 2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
6.2.1. Nguồn gốc nhân tạo
Nguồn nhiễm bẩn ảnh hưởng đến chất lượng nước có liên quan mật thiết với việc sử
dụng nước của con người, bao gồm:
6.2.1.1. Nguồn nhiễm bẩn từ đô thị
Bảng 2.1. Một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
TT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
BOD
5
20
(nhu cầu ôxy nhi sinh học)
COD (nhu cầu ôxy hóa học)
Tổng chất sắt
Chất rắn lơ lững
Rác vô cơ (kích thước>0,2mm)
Dầu mỡ
Kiềm (theo CaCO
3
)
Cl
-
Tổng Nitơ (theo N)
Nitơ hữu cơ
Amoni tự do
Nitrit (NO
2
-
)
Nitrat (NO
3
-
)
Tổng phốtpho
P vô cơ
P hữu cơ
Kali (theo K
2
O)
Vi khuẩn (trong 100ml nước thải)
Coliform
Fecal streptococus
45-54
1,6-1,9xBOD
5
20
170-220
70-145
5-15
10-30
20-30
4-8
6-12
0,4 tổng N
0,6 tổng N
-
-
0,8-4
0,7 tổng P
0,3 tổng P
2,0-6,0
10
9
-10
10
10
6
-10
9
10
5
-10
6
Nguồn gây ô nhiễm
môi trường nước
Tự nhiên
- Lũ, lụt
- Phân huỷ xác động
thực vật trong môi
trường nước.
- Phú dưỡng tự nhiên.
- Các hiện tượng ô nhiễm
nước ngầm do nguyên
nhân tự nhiên như Asen,
dầu mỏ…
Nhân tạo
- Công nghiệp: công
nghiệp thực phẩm, chế
biến, hoá chất, luyện kim,
khoáng sản,...
- Nông nghiệp: nhiễm bẩn
bởi hoá chất bảo vệ thực
vật, phú dưỡng…
- Sinh hoạt và dịch vụ:
nước thải sinh hoạt khu đô
thị, khu dân cư, các ngành
dịch vụ…
21
22
23
24
Salmonella typboss
Đơn bào
Trứng giun
Siêu vi khuẩn
10-10
4
Đến 10
3
Đến 10
3
10
2
-10
4
- Nguồn nhiễm bẩn dưới dạng lỏng
Nguồn nước thải ở các đô thị từ sinh hoạt, công nghiệp, các hoạt động kinh tế xã hội
và từ dòng chảy do mưa tạo ra. Phần lớn các nguồn nước này được xử lý ở những mức độ
khác nhau trước khi thải vào nguồn nước mặt.
- Do sự rò rỉ của hệ thống cống thải nước
Thông thường hệ thống thải nước phải kín, nhưng do các hoạt động của con người
như đào bới, để các vật năng trên hệ thống thải hoặc xe cộ đi lại, các điều kiện tự nhiên như
sạt lở đất, rễ cây đâm vào...làm cho hệ thống nước thải bị rạn nứt hoặc vỡ ra và nước vừa
thấm vào đất vừa chảy tràn trên bề mặt đất. Sự rò rĩ của hệ thống nước thải mang theo các
hợp chất vô cơ, hữu cơ, các vi khuẩn độc hại với nồng độ cao vào nguồn nước. ại các khu
công nghiệp, việc rò rỉ sẽ mang theo các kim loại nặng ất nguy hiển như As, Cd, Cr, Cu,
Hg...đi vào nguồn nước ngầm.
- Chất thải dưới dạng rắn
Chất thải dưới dạng rắn là một nguồn gây ô nhiễm cho nước mặt và nước ngầm.
Thông thường nước thải bao gồm các chất rắn được thải ra mặt đất, các vùng đất này nếu
có các khe nứt thì phần lớn các chất thải, cặn bã dưới dạng rắn sẽ theo nước thải tích đọng
vào đất và đi xuống nước ngầm làm giảm chất lượng nước.
6.2.1.2. Nguồn nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp
Nước được sử dụng trong công nghiệp dễ làm lạnh, làm vệ sinh, sản xuất và gia
công các sản phẩm. Trong quá trình đó có rất nhiều chất độc hại, các chất cặn bã bị thải ra.
Các loại này có thể thải trực tiếp bằng dòng chảy bề mặt ra các hệ thống sông suối và có thể
tạo nồng độ chất độc hại cao.
Cùng với sự phát triển cao của nền công nghiệp, tình hình nhiễm bẩn nguồn nước từ
các nước đang phát triển đang được quan tâm.
Thành phố Việt Trì hàng năm đổ ra sông Hồng khoảng 4 triệu m
3
nước thải công
nghiệp; 2,8 triệu m
3
nước thải sinh hoạt.
Các khu nhà máy giấy Bãi Bằng và superphotphat Lâm Thao đổ ra sông 100.000
m
3
/ngày, độ pH<4,0; hàm lượng các chất hữu cơ như NH
4
+
, NO
2
-
tăng cao hơn 3-3,5 lần.
Nước thải tại Khu gang thép Thái Nguyên có hàm lượng COD từ 1.032-5.533 mg/l,
vượt quá mức cho phép từ 10-35 lần; hàm lượng xyanua vượt quá tiêu chuẩn 60 lần; hàm
lượng N trong nước 702,1-734,1 mg/l, tương đương 41,9 kg/ngày. Như vậy trong một năm
với 5 triệu m
3
nước thải sẽ tương đương 250 tấn NaOH, 60 tấn các chất hữu cơ, 250 tấn
amoniac, 100 tấn muối canxi, 60 tấn photphat.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Biên Hòa, nước thải bị ô nhiễm có
màu đen. Hàm lượng COD cao đạt 596mg/l và BOD
5
là 184,5 mg/l. Hàm lượng oxy hòa
tan bằng không.
6.2.1.3. Nguồn nhiễm bẩn từ nông nghiệp
Nguồn nước này được tạo ra do sản xuất nông nghiệp và chăn nuôn. Ngoài ra để bảo
vệ mùa màng, hàng năm một lượng lớn thuốc diệt trừ sâu bọ và côn trùng được sử dụng, nó
đã giết chết các vi sinh vật có ích, đồng thời cũng thải ra một lượng khổng lồ các chất độc
hại vào đất và nước. Ở một số điểm cục bộ như Đông Anh (Hà Nội) bị ô nhiễm do dư
lượng DDT (tuy chỉ 0,07mg/l dưới ngưỡng cho phép) là thuốc bị cấm sử dụng. Để tăng độ
phì của đất, phân bón hóa học cũng được sử dụng nhiều. Ô nhiễm nước uống do nitrat
(NO
3
-
) từ nông nghiệp là một vấn đề quan trọng. Nông nghiệp hiện đại chừng 20 năm qua
đã làm cho lượng NO
3
-
khuyếch tán trong đất và gây ô nhiễm nước ngày càng nhiều. Việc
phát triển chăn nuôi và nguồn phân hữu cơ do chăn nuôi thải ra khi gặp trời mưa sẽ chảy
tràn trên bề mặt đất gây nhiễm bẩn nguồn nước mặt, đồng thời thấm xuống sâu ảnh hưởng
các tầng chứa nước ngầm. Ngoài những độc tố gây hại thì lượng vi khuẩn, vi trùng trong
nguồn chất thải này cũng rất lớn sẽ là mầm mống gây bệnh cho các sinh vật trong vùng.
6.2.2. Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu do sự tác động qua lại giữa
các thành phần môi trường, các quá trình địa hóa, do thời tiết như: mưa lũ làm rửa trôi bùn
đất, chất thải rắn đưa vào môi trường nước làm cho nước bị ô nhiễm bởi các tác nhân vật
lý: màu, mùi, độ đục, làm giảm chất lượng sử dụng nước, ảnh hưởng tới các thủy sinh vật.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước lớn nhất hiện nay trên thế giới là sự ô nhiễm
Asen (thạch tín) trên phạm vi toàn cầu với hàng trăm triệu ngượi bị phơi nhiễm do sử dụng
nước có nồng độ Asen cao quá tiêu chuẩn hướng dẫn của WHO trong thời gian dài (tiêu
chuẩn hướng dẫn là 10ppb). Việt Nam là một trong những nước được xác định là khu vực
có mức độ và phạm vi ô nhiễm Asen lớn trên thế giới. Ô nhiễm Asen trong nước ngầm do
nguyên nhân tự nhiên, các quá trình phong hóa đá, rửa trôi trầm tích có chứa Asen sẽ tích tụ
theo thời gian ở các vùng đồng bằng châu thổ và làm tăng hàm lượng Asen trong nước
ngầm, trong khi đó nước ngầm là nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống chiếm tỷ lệ
cao.
6.3. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Các chất gây ô nhiễm nước có thể được phân chia theo nguồn gốc, có nhiều tác nhân
ô nhiễm môi trường nước, tuy nhiên có một số tác nhân chính được trình bày theo bảng
sau.
Bảng 2.2. Một số tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước
Loại tác nhân Tác động
- Các nguyên tố vi lượng
- Kim loại nặng
- Hợp chất cơ kim
- Phóng xạ hạt nhân
- Chất vô cơ
- Amiăng
- Phú dưỡng
- Kiềm, axit, trầm tích (vượt tiêu chuẩn)
- Chất hữu cơ
- PCBs
- Có hại cho thủy sinh vật và người
- Có hại cho thủy sinh vật và người
- Vận chuyển kim loại
- Độc
- Độc với thủy sinh vật
- Tác đồng tới sức khỏe con người
- Phú dưỡng
- Chất lượng nước, thủy sinh vật
- Độc
- Độc
- Thuốc trừ sâu
- Dầu mỡ
- Chất thải của người và động vật nuôi
- BOD
- Vi sinh vật gây bệnh
- Tác nhân vật lý: mùi, màu, vị, độ đúc
- Độc, tác động nhanh đến thủy sinh vật
- Chất lượng nước, oxy hòa tan
- Chất lượng nước, oxy hòa tan
- Phú dưỡng
- Tác động đến sức khỏe con người
- Giảm chất lượng nước
(Nguồn: Stanley E. Manahan, Environmental chemistry, 2000)
6.3.1. Nguyên tố vết
Là những nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong các mẫu nước phân tích, thông
thường chỉ vài ppm đến vài chục ppb. Một số nguyên tố vết là chất dinh dưỡng cần thiết
cho sinh vật ở nồng độ rất thấp, tuy nhiên ở nồng độ cao thì độc tính được thể hiện rõ thông
qua các tác động lên chức năng sống của cơ thể sinh vật. Nhiều nguyên tố vết tạo liên kết
bền với các nhóm sulfua trong enzim và làm mất hoạt tính của enzim, gây rối loạn quá trình
tổng hợp protein. Một số nguyên tố vết dạng á kim gây ô nhiễm nước như Asen, Selen rất
được quan tâm hiện nay.
6.3.2. Kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại có tỷ khối ≥ 5 g/cm
3
. Nhóm các kim loại nặng gây
ô nhiễm môi trường nước gồm có Cadimi, chì, thuỷ ngân,…
- Cadimi: Cadimi gây ô nhiễm môi trường nước từ sự thải bỏ trong sản xuất công nghiệp
nói chung và ngành khai thác khoáng sản nói riêng. Về tính chất hoá học, Cadimi gần giống
với kẽm, hai nguyên tố này có quy trình địa hoá gần giống nhau. Tác động của Cadimi lên
sức khoẻ con người là rất nguy hiểm, gây tăng huyết áp, phá huỷ mô tế bào máu, đặc biệt là
hồng cầu.
- Chì : Chì gây ô nhiễm môi trường nước, sự tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch, ngành khai thác
khoáng sản, đặc biệt là vàng. Chì có tác động xấu đến các chức năng của gan, não, đặc biệt
ở trẻ em.
- Thuỷ ngân: Thuỷ ngân được tìm thấy trong nhiều khoáng sản thông thường trên trái đất,
các đa khoáng chiếm một lượng thuỷ ngân trung bình là 80 ppm. Các nhiên liệu hóa thạch
như than đá, than bùn thường chứa tới 100 ppb hoặc cao hơn. Thuỷ ngân hữu cơ có độc
tính cao hơn dạng vô cơ và thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm thuốc trừ sâu, diệt
nấm. Trong giai đoạn từ năm 1953 đến 1960, tại vịnh Minamata, Nhật Bản có tổng số 43
người tử vong trong tổng số 111 người nhiễm độc thuỷ ngân, nồng độ thuỷ ngân trong cá
khoảng 5-10 ppm.
6.3.3. Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ tổng hợp như chất dẻo, chất màu, thuốc trừ sâu, chất phụ gia,…
được sử dụng nhiều trong thế kỉ 20. Hiện nay, các chất này vẫn đóng vai trò quan trọng đối
với con người. Tuy nhiên, các chất này độc và khó phân huỷ sinh học, đặc biệt là nhóm
chất hữu cơ chứa vòng thơm, các hợp chất cơ kim, cơ clo và cơ phốtpho.
- Hoá chất bảo vệ thực vật: Hiện có hơn 10.000 loại hoá chất bảo vệ thực vật khác
nhau bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, kí sinh trùng… và các loại phân
bón vô cơ. Các hoá chất bảo vệ thực vật thường là các hợp chất cơ clo, cơ phốtpho và cơ
kim do đó độc tính cao, tồn tại lâu trong môi trường đất và bị rửa trôi tích luý trong môi
trường nước làm ô nhiễm môi trường nước. Hiện nay, tồn lưu DDT trong môi trường nước
tại các vùng cửa sông ven biển là phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vấn đề sẽ trở nên
khó giải quyết khi DDT xâm nhập và chuyển hoá trong các chuỗi thức ăn và mạng lưới
thức ăn.
- Chất tẩy rửa: Các dạng của chất tẩy rửa như chất hoạt động bề mặt, chất phụ gia
bổ sung cho chất tẩy rửa chính tạo môi trường kiềm theo ý muốn khi được đưa vào môi
trường nước sẽ làm giảm khả năng lắng đọng của các chất rắn trong thành phần của nước,
làm giảm hoặc ức chế khả năng phát triển của vi sinh vật, do đó làm giảm quá trình tự làm
sạch của môi trường nước.
- Dầu mỏ: Các sản phẩm có liên quan đến dầu mỏ, các hoạt động vận chuyển và tiêu
thụ dầu mỏ.
- Các chất vô cơ: Các kim loại nặng và các nguyên tố vết: As, Hg, Cr, Cu, Cd…tồn
tại trong các sản phẩm quặng, trầm tích. Các kim loại nặng thường có tính chất tích tụ, cơ
thể sinh vật khó sử dụng, đào thải ra khỏi hệ sinh thái.
- Các vi sinh vật gây bệnh: Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng
khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh
cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký
sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi
khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v...
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô nhiễm gây ra bệnh tiêu
chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Ðã có năm số người bị
mắc bệnh trên thế giới rất lớn như bệnh giun đũa 900 triệu người, bệnh sán máng 600 triệu
người.
6.4. Các thông số xác định ô nhiễm nước
Mỗi quốc gia có khung tiêu chuẩn quy định riêng đối với chất lượng nước cho các
mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên cần quan tâm tới một số thông số sau:
1. Độ pH: giá trị pH thông thường của nước đạt ở mức 6,5 – 7,5 tuỳ thuộc vào
nguồn nước. Khi nước quá kiềm hoặc quá axit sẽ tác động tới quá trình hoà tan,
rửa trôi các kim loại nặng, lựa chọn phương pháp xử lý nước. Giá trị pH phụ thuộc
trực tiếp vào nồng độ các Ion HCO
3
-
, H
+
, OH
-
.
2. Độ cứng: phụ thuộc vào nồng độ Ca
+
, Mg
+
, nước có độ cứng < 50 mg/l là nước
mền, độ cứng trung bình từ 50 – 100 mg/l. Độ cứng cao ảnh hưởng tới thời gian sư
dụng và tính an toàn của nồi hơi.
3. Độ đục: bao gồm các hạt rắn có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ tồn tại ở trạng thái lơ
lửng trong nước, làm giảm tính thấu quang của nước.
4. Chất rắn tổng số (Tss): tính bằng lượng chất rắn còn lại sau khi sấy 1l nước ở
105
0
C.
5. Hàm lượng oxy hoà tan (DO): là lượng oxy hoà tan trong một đơn vị thể tích
nước. Chỉ số DO có ý nghĩa rất lớn đối với thuỷ sinh vật.
6. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD): là lượng oxy cần thiết để sinh vật oxy hoá các chất
ô nhiễm hữu cơ (chất dễ phân huỷ sinh học).
7. Nhu cầu oxy hoá hoá học (COD): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn
chất hữu cơ (dễ phân huỷ sinh học + khó phân huỷ sinh học).
8. Nitơ tổng số: là tổng lượng các hợp chất của Nitơ trong nước như NH
4
+
, NO
3
-
,
NO
2
-
…
9. Phốtpho tổng số: là tổng lượng tất cả các hợp chất của Phốtpho trong nước như
H
2
PO
4
-
, HPO
4
2-
, PO
4
3-
…
10. Các kim loại nặng: As, Hg, Cd, Pb
6.5. Ô nhiễm nước mặt
Nước mặt bao gồm nước mưa, nước hồ ao, đồng ruộng và nước các sông, suối, kênh
mương.
Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và đồng
ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao.
Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là phú dưỡng, ô nhiễm do kim loại nặng và hoá
chất độc hại, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật.
6.5.1. Phú dưỡng : Biểu hiện của phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao, tỷ lệ
P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử của lớp nước
đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém đa dạng của các sinh
vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen, có mùi khai thối do thoát khí
H
2
S,... Nguyên nhân của sự phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước thải
sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của mặt hồ.
6.5.2. Ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại: Thể hiện bởi nồng độ cao của các
kim loại nặng trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp và nước thải
độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu mà cho vào môi trường. Hậu quả là
chúng tích luỹ theo chuổi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người .
6.5.3. Ô nhiễm vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh cho người
và động vật lan truyền vào MT nước mặt, gây ra các loại dịch bệnh cho các khu vực dân cư
tập trung.
6.5.4. Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học: Khi bón
phân và phun thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể không được cây trồng tiếp nhận,
chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư
lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Các con sông ở Việt Nam đang trở thành nơi tiếp nhận thường xuyên chất thải lỏng
từ hoạt động công nghiệp và các khu đô thị. Riêng các khu công nghiệp phía nam mỗi ngày
thải 137.000 m
3
nước thải có chứa 93 tấn chất thải ra các hệ thống sông Đồng Nai, Thị Vải,
Sài Gòn. Để khắc phục hậu quả, theo ước tính cần khoảng 870 triệu USD vào năm 2010.
Hầu hết các hồ ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm nặng, BOD cao, DO rất thấp.
Bảng 2.3. Một số sông hồ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bị ô nhiễm
(
Nguồn
: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2003
)
6.6. Ô nhiễm và suy thoái nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời
như cát, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang karst dưới bề mặt Trái đất.
Theo độ sâu phân bố, chia nước ngầm thành 2 loại: nước ngầm tầng mặt và nước
ngầm tầng sâu.
Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm: các tác nhân tự nhiên
và các tác nhân nhân tạo.
Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực
ngầm, lún đất.
Các thông số quan trắc định kỳ như Fe, Ca, As, DO cho thấy đồng bằng sông Hồng
và sông Cửu Long có dấu hiệu ô nhiễm Asen trong nước ngầm. Các thành phần khác ổn
định, không có nhiều biến động theo mùa.
6.7. Ô nhiễm biển
Các biểu hiện của ô nhiễm biển:
Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển,
Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ,
Suy thoái các hệ sinh thái biển như HST san hô, HST rừng ngập mặn, cỏ biển...,
Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển,
Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực
phẩm lấy từ biển.
Theo Công ước Luật biển năm 1982, có 5 nguồn có thể gây ô nhiễm biển:
o Các hoạt động trên đất liền,
o Việc thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương,
o Việc thải các chất độc hại ra biển,
o Vận chuyển hàng hoá trên biển,
o Ô nhiễm không khí.
Nhìn chung chất lượng nước vùng ven biển Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn cho
phép, trừ một số vùng cửa sông.
Khoảng 30% hàng hoá cập cảng là dầu. Do đó, hàng năm số vụ tràn dầu trên biển
tăng theo khối lượng dầu được vận chuyển.
Thống kê các vụ tràn dầu giai đoạn 1995-2002
Năm Số vụ Lượng dầu tràn (tấn)
1995 2 202
1996 7 68.300
1997 4 2.450
1998 6 12.900
1999 10 7.600
2000 2 45
2001 3 Xấp xỉ 900
6/2002 1 24
(Nguồn: Cục BVMT, báo cáp HTMT năm 2002)
Chương VII
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
7.1. Khái niệm chung về ô nhiễm không khí
Chúng ta không được biết thành phần của không khí sạch. Nhân loại đã sống trên
hành tinh này hàng nghìn năm và gây ảnh hưởng đến thành phần của không khí khí quyển
thông qua những hoạt động của mình trước khi chúng ta có khả năng đo đạc thành phần của
nó một cách khả dĩ.
Không khí là một sự pha trộn phức tạp được tạo bởi nhiều hóa chất thành phần.
Những thành phần cơ bản của không khí là:
- Nitơ (N2) chiếm khỏang 78 %,
- Oxi (O2) khỏang 21% và hơi nước ( H
2
O). Trong không khí, Nitơ và Ôxy chiếm
khoảng 99%,
- Một phần trăm còn lại bao gồm những số lượng vết của những chất khí như:
Cacbonic (CO
2
), Metan (CH
4
), Hydro (H
2
), Argon (Ar) và Heli (He)…
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó
chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
7.2. Những chất gây ô nhiễm không khí
Về lý thuyết, không khí đã luôn bị ô nhiễm tới một mức độ nào đó. Hiện tượng tự
nhiên như núi lửa, bão, gió, sự phân hủy của thực vật và động vật, và thậm chí những chất
sol khí được phát thải từ đại dương làm "ô nhiễm" không khí.
Mặc dù vậy, những chất gây ô nhiễm mà chúng ta thường đề cập tới khi nói về sự ô
nhiễm không khí là những gì phát sinh như từ các hoạt động của con người. Một chất có
thể được xem là chất gây ô nhiễm không khí khi hàm lượng của nó đủ cao, gây tác động
đến môi trường. Những tác động này có thể là những tác động đến sức khỏe hoặc phúc lợi:
- Một chất gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thực vật và
động vật.
- Chất gây ô nhiễm có thể cũng ảnh hưởng đến những vật chất không sống như sơn
phủ, kim loại và công trình.
Tác động tới môi trường được định nghĩa như một sự thay đổi có hại đo được - hay
có thể nhận biết được - kết quả của sự tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí.
Các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần ban đầu của không khí.
Những hoạt động của động cơ đốt trong, sự đốt cháy của các nhiên liệu hoá thạch và các
quá trình sản xuất của con người đã thay đổi thành phần cấu thành của không khí bằng việc
thải vào bầu khí quyển nhiều chất gây ô nhiễm. Theo ước tính có hàng trăm chất gây ô
nhiễm không khí.
Không khí xung quanh: là không khí không bị giới hạn bởi các công trình, mọi
ngườ đều trực tiếp hít thở và tiếp xúc với nó. Là bất kỳ phần vô hạn nào của khí quyển.
Không khí bên trong: là phần khí quyển bị giới hạn bởi các công trình, sự hít thở
và tiếp xúc với nó cũng giới hạn trong phạm vi một nhóm người.
Hai dạng cơ bản của các chất gây ô nhiễm không khí là dạng khí và dạng sol khí :
- Sol khí, là các hạt vật chất ở dạng rắn và lỏng có kích thước nhỏ như: bụi, khói,
cát, phấn hoa, sương mù, tro bay.
- Dạng khí bao gồm những chất như: khí oxyt cacbon (CO), Sunfua dioxit (SO
2
),
oxyt nitơ (NO
2
) và những hợp chất hữu cơ hay dễ bay hơi (VOCs) . . .
Những chất gây ô nhiễm có thể cũng được phân loại thành những chất gây ô nhiễm sơ
cấp hoặc chất gây ô nhiễm thứ cấp:
+ Một chất gây ô nhiễm sơ cấp, là chất ô nhiễm được phát thải vào trong khí
quyển trực tiếp từ nguồn thải chất gây ô nhiễm đó và giữ nguyên dạng hóa học của
nó trong khí quyển.
+ Chất gây ô nhiễm thứ cấp, được hình thành bởi những phản ứng trong khí quyển
của chất gây ô nhiễm sơ cấp ban đầu.
Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí:
+ Các loại oxit như: NO, NO
2
, SO
2
, CO, H
2
S và các loại khí halogen (clo, brom,
iôt).
+ Các hợp chất flo.
+ Các chất tổng hợp (ête, benzen).
+ Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử
cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
+ Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc,
cađimi...
+ Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...
+ Chất thải phóng xạ.
+ Nhiệt độ.
+ Tiếng ồn.
Phân loại chất gây ô nhiễm không khí:
Những chất gây ô nhiễm không khí còn được phân loại hơn nữa dưới góc độ tác hại
của chúng: Những chất gây ô nhiễm Tiêu chuẩn là những chất gây ô nhiễm vừa có tính
phổ biến vừa có hại đối với sức khoẻ và phúc lợi con người.
Những chất gây ô nhiễm không khí nguy hại là những chất gây ô nhiễm mà được
biết hay nghi ngờ gây ra ung thư, hay gây hại nghiêm trong cho sức khỏe như những hiệu
ứng tái sản xuất hay những khuyết tật bẩm sinh,
Trong TCVN 5938:2005 quy định hàm lượng tối đa cho phép của 36 chất trong
danh mục một số chất độc hại trong không khí.
Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-2005)
Đơn vị tính:µg/m
3
Chất gây ô nhiễm Trung bình h Trung bình 8h Trung bình 8h T. bình năm
Diôxit lưu huỳnh (SO
2
) 350 - 125 50
Oxít các-bon (CO) 3000 1000 - -
Oxit nitơ (NO
2
) 200 - - 40
Ô zôn (O
3
) 180 120 80 -
Tổng bụi (TSP) 300 - 200 140
Bụi nhỏ ≤10µm (PM 10) - - 150 50
Chi (Pb) - - 1.5 0.5
7.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
7.3.1. Nguồn tự nhiên
- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua,
mêtan và những loại khí khác.
- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp,
- Bão bụi: Gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió
thổi tung lên thành bụi.
- Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền
vào không khí.
- Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều
chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit,
các loại muối v.v...
Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
7.3.2. Nguồn gốc nhân tạo
- Hoạt động công nghiệp;
- Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và
- Hoạt động của các phương tiện giao thông;
- Hoạt động trong nông nghiệp;
- Hoạt động xây dựng;
- Từ nước thải, rác thải…
7.4. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí và sự tác động của chúng
Các loại axit như : NO, NO
2
, SO
2
, CO, H
2
S;
Các loại khí halogen ( Clo, Brom, Iôt)
Các hợp chất Flo
Các chất tổng hợp ( ête, benzen)
Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử
cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa..
Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc,
cadimi,...
Khí quang hoá như ozon, FAN, FB2N, NOx, anđehyt, etylen,...
Chất thải phóng xạ
Nhiệt
Tiếng ồn
7.5. Sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển
Có 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự khuyếch tán chất ô nhiễm không khí là:
- Điều kiện khí tượng,
- Địa hình khu vực,
- Điều kiện nguồn thải.
+ Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng tới sự lan truyền chất gây ô nhiễm không khí gồm:
hướng gió, đặc điểm phân bố nhiệt độ khí quyển, độ ẩm và chế độ mưa. Hướng gió là yếu
tố cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm.
+ Địa hình khu vực có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự lan truyền chất ô nhiễm. Địa hình ảnh
hưởng trực tiếp đến đặc điểm phân bố profil nhiệt của khí quyển và hướng gió của khu vực.
Điều kiện nguồn thải có ảnh hưởng mạnh tới sự khuếch tán chất ô nhiễm chịu ảnh hưởng
mạnh của địa hình, tốc độ gió,...
7.6. Quy mô không gian của ô nhiễm không khí
7.6.1. Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu
+ Hiệu ứng nhà kính:
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến
bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành
tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí
quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16
o
C là sóng dài
có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ
sóng dài trong khí quyển là khí CO
2
, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v...
CCl
2
F
2
Cl + CClF
2
Diclodiflometan nguyen tử Clo Clodiflomethyl
Cl + O
3
ClO + O
2
Oxyt monoclorua
AS
"Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng
này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà
kính".
Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau
của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển
7.6.2. Tầng Ôzôn
Khí Ôzôn gồm 3 nguyên tử Oxy (O
3
). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh
giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu
tồn tại một lớp không khí giàu khí Ôzôn thường được gọi là tầng Ôzôn. Hàm lượng khí
Ôzôn trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ôzon
mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở
độ cao này là tầng Ôzôn.
CCl
2
F
2
Cl + CClF
2
Diclodiflometan nguyen tử Clo Clodiflomethyl
Cl + O
3
ClO + O
2
Oxyt monoclorua
AS
Nếu tầng Ôzôn bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất.
Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử
ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và
chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ôzôn.
Sự tạo thành Ôzôn:
Ôzôn trong bầu khí quyển được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải các phân
tử ôxy (O
2
), chứa hai nguyên tử ôxy, tạo thành hai nguyên tử Ôxy đơn, được gọi là
Ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử kết hợp cùng với một phân tử Ôxy tạo thành Ôzôn.
Phân tử Ôzôn có hoạt tính cao, khi bị tia cực tím chạm phải, lại tách ra thành phân
tử ôxy và một ôxy nguyên tử, một quá trình liên tục gọi là chu kỳ Ôxy-Ôzôn.
Trước khi bắt đầu xu hướng suy giảm Ôzôn, lượng Ôzôn trong tầng bình lưu được
giữ ổn định nhờ vào cân bằng giữa tạo thành và phân hủy các phân tử Ôzôn nhờ
vào tia cực tím.
Sự phân hủy Ôzôn:
Ôzôn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm trong bầu khí quyển.
Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là
chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia cực
tím.
Sự suy giảm tầng Ôzôn là hiện tượng giảm lượng Ôzôn trong tầng bình lưu. Từ năm
1979 cho đến năm 1990 lượng Ôzôn trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%. Vì
lớp Ôzôn ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái
đất, sự suy giảm Ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã
trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn
chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cácbon của Clo
và Flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng Ôzôn
khác như Tetracloritcacbon, các hợp chất của brôm (halon) và Methylchloroform.
Hậu quả của giảm sút Ôzôn:
CCl
2
F
2
Cl + CClF
2
Diclodiflometan nguyen tử Clo Clodiflomethyl
Cl + O
3
ClO + O
2
Oxyt monoclorua
AS
Vì tầng ôzôn hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ôzôn dự đoán sẻ cường
độ tia cực tím ở bề mặt Trái Đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia
tăng bệnh ung thư da.
Các tia bức xạ cực tím có năng lượng cao được hấp thụ bởi ôzôn được công nhận
chung là một yếu tố tham gia tạo thành các khối u ác tính (ung thư da). Thí dụ như
theo một nghiên cứu, tăng 10% các tia cực tím có năng lượng cao được liên kết với
tăng 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ.
Tăng cường bức xạ tia cực tím có thể cũng ảnh hưởng đến mùa màng. Sản lượng
nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ thuộc vào quá trình
cố định nitơ của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm
với ánh sáng cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng.
7.6.3. Mưa axit
Mưa axit là gì?
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên vào năm 1948 tại Thuỵ Điển. Nguyên nhân là vì
con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu
huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí
Sunfua đioxit (SO
2
), Nitơ đioxit (NO
2
). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí
tạo thành các hạt axit sunfuaric (H
2
SO
4
), axit nitơric (HNO
3
). Khi trời mưa, các hạt axit này
tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6
được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi
kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc
hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người.
Sự hình thành mưa axit
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ
vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao
suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua
của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), Magiê
(Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy"
lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng
suất thấp.
Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm
giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.
Chương VIII
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
8.1. Khái niệm chung
Đất thường là chổ tiếp nhận chủ yếu tất cả các nguồn thải. Sự thải các chất thải rắn
ở các đô thị đa sinh ra hàng loạt vấn đề về bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm đất và nước, phá hủy
cảnh quan, chiếm dụng đất làm bãi thải,...
8.2. Nguồn gốc gây ra ô nhiễm môi trường đất
8.2.1. Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học
Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh, ký sinh
trùng, vi khuẩn đường ruột,... đa gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người
và động vật.
Đất được coi là nơi lưu giữ các mầm bệnh. Trước hết là các nhóm trực khuẩn và
nguyên sinh vật gây bệnh đường ruột: trực khuẩn lỵ, thương hàn và phó thương hàn, phẩy
khuẩn tả, lỵ amíp, xoắn trùng vàng da, trực trùng than, nấm, bệnh uốn ván,... Tiếp đến là
các bệnh ký sinh như giun, sán lá, sán dây, ve bét,...
Ở các nước đang phát triển, ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học rất nặng vì không
có đủ điều kiện diệt mầm bệnh trước khi đưa chúng trở lại đất. Các bệnh dịch lây lan rộng
như bệnh đường ruột, bệnh ký sinh trùng,... lan truyền theo đường: người - đất - người;
động vật nuôi - đất - người; đất - người.
8.2.2. Ô nhiễm đất bởi các tác nhân hóa học
Chất thải từ các nguồn thải công nghiệp bao gồm các chất thải cặn bả, các sản phẩm
phụ do hiệu suất của nhà máy không cao.
Do nguồn từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...Phân
bón và các thuốc trừ sâu, diệt cỏ được dùng với mục đích tăng thu hoạch mùa màng, các
loại muối có trong nước tưới cho cây trồng không được hấp thụ hết đều gây ô nhiễm cho
đất. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí khi lắng đọng, các chất phân hủy từ các bãi rác
lan truyền vào đất đều là những tác nhân hóa học gây ô nhiễm đất.
Thuốc trừ sâu là tác nhân số một gây ô nhiễm đất: Đã có hơn 1.000 hóa chất là
thuốc trừ sâu mà trong đó DDT là phổ biến nhất từ trước đến nay. DDT là chất khó phân
hủy trong nước và tạo ra những dư lượng đáng kể trong đất sau đó đi vào chu trình đất -
cây - động vật - người. Người bị nhiễm DDT do ăn cá có nồng độ DDT rất cao qua chuổi
thức ăn (sự tích tụ sinh học và khuếch đại sinh học).
Hàm lượng tích luỹ DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước ta trên cạn
Số lần khuếch đại Sinh vật Hàm lượng DDT (ppm)
80.000 Chim nước 1600
5.000 Cá 100
1 Các loài tảo 0,02
75 Chim cổ đỏ 750
9 Giun đất 90
1 Đất 10
Đất bị ô nhiễm trước tiên sẽ gây tác hại đến hệ sinh vật sống trong đất, các động vật
và thực vật sống trên đất. Đất thiếu sinh vật trở nên môi trường trơ, không thể sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp được nữa.
8.2.3. Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý - ô nhiễm nhiệt và phóng xạ
Ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình sản xuất công nghiệp và thường mang tính
cục bộ: Ô nhiễm từ nguồn nước thải công nghiệp, từ khí thải,... Ngoài ra còn có các nguồn
từ tự nhiên.
Nhiệt độ trong đất tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật do làm giảm
lượng oxy và sự phân hủy diễn ra theo kiểu kỵ khí với nhiều sản phẩm trung gian gây độc
cho cây trồng như NH
3
, H
2
S, CH
4
... đồng thời làm chai cứng và mất chất dinh dưỡng. Các
hoạt động cháy rừng, đốt nương làm rẫy cũng là nguồn gây ô nhiễm nhiệt.
Nguồn ô nhiễm do phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên cứu
và sử dụng các chất phóng xạ. Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây trồng sau đó có
thể đi vào người.
Khi phân bón vào đất, cây không sử dụng hoàn toàn, phần không sử dụng được sẽ
chuyển thành chất ô nhiễm trong MT nước, tích luỹ trong đất và di chuyển vào khí quyển.
Theo tài liệu của FAO (1981), sử dụng phân bón của thế giới như sau :
+ 17 kg/ ha ( 1961) - 40 kg/ ha ( 1980) : ở các nước phát triển
+ 2 kg/ ha (1961) - 9 kg/ ha ( 1980) : ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam được
thống kê theo bảng sau:
Bảng. Số lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam
(Đơn vị tính: 1000 tấn)
8.3. Biện pháp chống ô nhiễm đất
Để chống ô nhiễm đất trước hết cần phải đề ra các tiêu chuẩn chất lượng môi trường
đất. Hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Sử dụng phải
bảo vệ được đời sống vi sinh vật, thực vật và động vật sống trong đất.
Việc tìm bãi đổ rác để chôn vùi các chất thải rắn ở đô thị và khu công nghiệp cần
phải được lựa chọn cẩn thận, ngăn ngừa được sự rò rỉ chất thải, gây ra ô nhiễm và sau khi
san lấp vẫn có thể sử dụng vào các công việc khác. Các bãi rác này trở nên các "bãi rác vệ
sinh". Căn cứ vào số dân đô thị và khu công nghiệp, dự tính hàng ngày sẽ thải ra bao nhiêu
rác mà qui hoạch bãi rác cho thích hợp. Các kỹ thuật công nghệ như thu dọn, vận chuyển,
xử lý, chôn vùi chất thải rắn, rác rưởi đô thị cần được áp dụng để bảo đảm vệ sinh môi
trường.Để xử lý chất thải rắn của đô thị, thông thường người ta thực hiện theo trình tự như
sau:
- Thu gom lưu trữ các chất thải đúng quy trình.
- Phân loại chất thải rắn:
+ Lựa chọn những chất thải có thể tái chế được: nhựa, kim loại, giấy
+ Đối với những chất thải có nguồn gốc hữu cơ: cây cỏ, rác vườn, các chất
thải sinh hoạt,... được sử dụng làm phân hữu cơ.
+ Đối với các chất thải chứa các mầm bệnh, vi khuẩn... phải đưa vào lò
thiêu để tiêu hủy các mầm bệnh và vi khuẩn.
- Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xạ cần có biện pháp kỹ thuật xử lý
riêng
- Sau cùng những chất thải còn lại được mang đi chôn lấp tại các bãi rác vệ sinh.
8.4.Vấn đề xử lý rác thải ở các đô thị Việt Nam
Cho đến gần đây, việc xử lý rác thải của các đô thị lớn ở nước ta chỉ mới dừng lại ở
việc tìm bãi rác để đổ. Tiếp tục như vậy thì ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi,
bệnh dịch và mầm bệnh vẫn được lan truyền.
Trong năm 1996, tổng lượng rác thải sinh hoạt toàn quốc xấp xỉ 16.237 m3/ngày, nhưng
mới chỉ thu gom được 45 ¸ 55%. Lượng rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác
tạm bợ không theo đúng kỹ thuật vệ sinh, hầu hết chất thải rắn không được xử lý. Các thiết
bị thu gom và vận chuyển còn lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu. Các loại chất thải
công nghiệp có chứa một số chất độc hại từ các ngành công nghiệp không được xử lý hoặc
xử lý không thích đáng, gây ô nhiễm môi trường nước và đất khi chúng được thải ra quanh
khu vực sản xuất.
Hàng ngày thành phố Hà Nội đa thải một lượng rác khoảng 3.000 m
3
. Công ty Môi
Trường Đô Thị Hà Nội chỉ thu gom được gần 2.000 m
3
rác/ngày, còn lại nhân dân tự đổ
bừa bãi ra các vùng xung quanh nơi ở. Hà Nội có một nhà mày làm phân ủ ở Cầu Diễn có
công suất chế biến 30.000 m
3
rác/năm thành 7500 tấn phân hữu cơ. Rõ ràng là vấn đề xử lý
chất thải rắn ở Hà Nội chưa được giải quyết triệt để và cần phải đầu tư giải quyết. Ở các
thành phố khác của nước ta cũng vậy, vấn đề xử lý rác thải chưa được giải quyết đúng
mức. Người dân, các nhà sản xuất sẽ phải đóng góp chi phí để giải quyết vấn đề chất thải
rắn.
Hiện nay việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị đang ở trong tình trạng rất yếu kém
do nhiều nguyên nhân như: lượng thu gom thấp, chất thải không được phân loại, xử lý và
các bãi chôn lấp chất thải không phù hợp và không bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường
theo Luật Bảo vệ môi trường.
Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định 682/BXD – CSXD
ngày 14/12/1996 của Bộ Xây dựng thì việc quản lý chất thải rắn gồm các điểm chính sau:
- Những loại chất thải độc hại như rác thải bệnh viện, rác thải công nghiệp độc hại
phải được xử lý riêng.
- Các bãi rác thải tập trung của đô thị phải được bố trí theo quy hoạch, ở ngoài
phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy sông, suối và cách ly với khu
dân cư các nhà máy thực phẩm. Xung quanh các bãi rác phải bố trí nhiều cây xanh.
- Tại các bãi rác phải có những biện pháp xử lý phù hợp với các điều kiện vệ sinh,
kinh tế và có các biện pháp ngăn ngừa để không làm ô nhiễm nước ngầm.
Vấn đề quản lý phân thải cũng đang còn nhiều tồn đọng: nhiều hố xí tự hoại không
đúng qui cách, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khi vận hành, không được bảo quản tốt nên hư
hỏng gây ứ tắc, nhất là ở các thành phố có dân số cao. Nhiều đô thị còn tồn tại nhiều loại
hố xí thấm, xí cầu dọc theo kênh, rạch, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm lan
truyền mầm bệnh và mất vẻ mỹ quan.
Bảng 5.4: Tình trạng quản lý rác thải (m
3
/ngày) năm 1996
TT Thành phố, thị xã
Lượng
rác thải
Lượng rác
thu nhặt
Bãi chứa rác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Hà Nội
Hải Phòng
Lào Cai
Huế
Hạ Long
Đà Nẵng
Buôn Mê Thuật
Vũng Tàu
Biên Hòa
TP. Hồ Chí Minh
Cần Thơ
Tân An (Long An)
Mỹ Tho (Tiền Giang)
Rạch giá (Kiên Giang)
Minh Hải
3.600
922
42
310
723
9.568
2.324
526
24
132
315
350
340
120
150
7.30
230
29
370
72
680
Mễ Trì, Anh Thanh, Lâm du
Thượng Lý
Cầu sạp
Dốc mít
Đèo Sen- Cái Lân
Khánh Sơn
Buôn Kép
Phước Cơ
Tâm Trung
Gò Vấp, Hóc Môn
Châu Thành
Lơi Bình Nhân
Mỹ Tho
Nghĩa Trang
Bạc Liêu (Cà Mau)
Phần III
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bảo vệ môi trường (BVMT) có thể được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau:
- Các biện pháp phi kỹ thuật,
- Các biện pháp kỹ thuật.
Chương IX
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÁC BIỆN PHÁP PHI KỸ THUẬT
9.1. CÁC BIỆN PHÁP PHI KỸ THUẬT
9.1.1. Thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội
Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa vấn đề môi trường vào cương lĩnh chính trị, chiến
lược hành động của Đảng nhằm làm tăng thêm tính chất toàn diện, đúng đắn và khả thi của
cương lĩnh, chiến lược đó để năng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội.
Nghị quyết số 41-NQ/TƯ về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn
của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp
phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng
và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”.
Các biện pháp chính trị - xã hội trong BVMT có ý nghĩa lớn thể hiện qua:
- Vấn đề BVMT trở thành nhiệm vụ chính trị của các tổ chức, được đưa vào cương
lĩnh hoạt động của tổ chức,
- Bằng vận động chính trị, vấn đề BVMT sẽ được thể chế hoá thành các chính sách
và chương trình hành động của tổ chức.
9.1.2. Qua các biện pháp giáo dục, truyền thông
Nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về BVMT thông qua các hình thức:
- Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập của các trường
phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học;
- Sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông để giáo dục cộng đồng;
- Tổ chức các hoạt động cụ thể như: ngày môi trường thế giới, tuần lễ xanh; phong
trào khu phố, thành phố xanh - sạch - đẹp;
- Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội .
9.1.3. Bằng các công cụ kinh tế
Sử dụng biện pháp kinh tế là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế, những lợi
ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho
cộng đồng, các biện pháp bao gồm:
- Thành lập các quỹ BVMT;
- Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có các giải
pháp tốt về BVMT;
- Áp dụng thuế xuất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng có tác
động xấu đến môi trường;
- Gắn các hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc BVMT. Các hiệp định
của WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này.
9.1.4. Bằng các công cụ pháp lý
Vai trò của pháp luật trong BVMT có vị trí đặc biệt quan trọng. Ý nghĩa của pháp luật trong
BVMT thể hiện trong các khía cạnh sau:
- Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác
và sử dụng các yếu tố môi trường;
- Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính bắt buộc các tổ chức
cá nhân phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong khai thác và sử dụng
các yếu tố của môi trường;
- Pháp luật quy định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức BVMT;
- Vai trò to lớn của luật BVMT thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn, quy định
về BV môi trường.
- Vai trò của pháp luật còn thấy rõ trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan
đến bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào Điều 29 và Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992, đã được sửa đổi, bổ xung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng
12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này qui định việc bảo vệ môi
trường.
1. Định nghĩa luật môi trường:
“Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp
luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá
trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ
sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách hiệu quả môi
trường sống của con người”
Các quan hệ xã hội mà các quy phạm luật môi trường điều chỉnh có thể được phân
loại theo các nhóm sau:
- Các quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước phát
sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; Nhóm quan hệ này có những
đặc chưng của quan hệ pháp luật hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau do thoả thuận ý chí của các
bên.
2. Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường:
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội
để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi
trường khu vực và toàn cầu.