Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Biện pháp nâng cao năng lực sử dụng Internet phục vụ quá trình học tập cho sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.08 KB, 89 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA QUẢN LÝ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
BIÖN PH¸P N¢NG CAO N¡NG LùC Sö DôNG INTERNET
PHôC Vô QU¸ TR×NH HäC TËP CñA SINH VI£N KHOA QU¶N Lý -
HäC VIÖN QU¶N Lý GI¸O DôC
Mã số:
Giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)
Lê Thị Bé
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)
Hà Nội, 4/2014
1
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu.
Lê Thị Bé - lớp QLGDK4B - Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn Thị Nhung - lớp QLGDK4B - Thành viên
Lương Thị Duyên- lớp QLGDK4B - Thành viên
2. Đơn vị phối hợp chính.
Tên đơn vị phối hợp chính Nội dung phối hợp nghiên cứu
Khoa Quản lý
Phỏng vấn, xin ý kiến đánh giá của một
số Giảng viên khoa Quản lý về thực trạng
năng lực sử dụng Internet của sinh viên
khoa Quản lý.


2
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
ĐH Đại học
GV Giảng viên
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HV QLGD Học viện Quản lý Giáo dục
KHCN Khoa học công nghệ
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
SV Sinh viên
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với nhân loại, Việt Nam cũng đang tiến tới nền văn minh siêu công
nghiệp. Điểm nổi bật của nền văn minh này là sự bùng nổ của CNTT nói riêng
và KHCN nói chung đã và đang tác động mạnh mẽ vào tất cả các ngành trong
đời sống xã hội. Giáo dục ĐH Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó.
Như chúng ta đã biết, cứ 5-7 năm thì lượng kiến thức của nhân loại lại
tăng lên gấp đôi. Nếu muốn giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng được đòi hỏi
cấp thiết của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, muốn việc học theo kịp cuộc
sống, mỗi sinh viên chúng ta nhất thiết phải chủ động, tích cực tìm tòi kiến thức
mới để không ngừng mở rộng kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
Nếu như sách giáo khoa là nguồn tài liệu giảng dạy và học tập chính của
giáo viên và học sinh cấp phổ thông thì giáo trình (chủ yếu là giáo trình do giảng
viên hay tập thể giảng viên bộ môn của trường biên soạn) lại là tài liệu chính

thống trong giảng dạy và học tập ở đa số các trường Đại học Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh giáo trình, để học tập tốt, SV phải tham khảo thêm thông tin từ nhiều
nguồn tài liệu học tập khác. Sau khi vào Việt Nam từ năm 1997 đến nay, Internet
đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ một thứ công nghệ xa lạ và đắt đỏ đối với
đại bộ phận nhân dân, thì đến nay Internet đã trở nên khá phổ biến. Đặc biệt là
đối với SV, Internet lại càng thiết thực và gần gũi hơn bao giờ hết. Một trong
những lợi ích mà Internet mang lại đó là trở thành một công cụ hữu dụng cho
việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Internet giúp sinh viên có những hiểu
biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được thông tin cách nhanh chóng, tiện
lợi. Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà trong đó có sẵn
mọi kiến thức trên hầu hết các lĩnh vực, đây có thể là một công cụ trợ giúp tích
cực nếu người dùng biết cách chọn lựa và tiếp nhận thông tin. Không chỉ vậy,
qua Internet sinh viên có thể học tập ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Bằng việc
thường xuyên lên mạng, tham gia các mạng xã hội, các diễn đàn lành mạnh, SV
có thể tăng cường khả năng giao tiếp, trở nên năng động, tự tin, tạo hứng thú và
6
say mê, thực hành khả năng làm việc độc lập và quan trọng hơn hết là luôn cập
nhật cho mình những kiến thức mới và bổ ích.
Không nằm ngoài xu thế chung đó, SV HV QLGD những năm gần đây
cũng đã từng bước sử dụng Internet vào phục vụ quá trình học tập của mình.
Cho đến nay, Internet đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập của
SV Học viện nói chung và khoa QL nói riêng. Internet được sinh viên khoa QL
sử dụng trong việc cập nhật thông tin, trao đổi thông tin trong học tập, tìm kiếm
tài liệu và học qua mạng.
Thực tế hiện nay cũng cho thấy, số lượng SV Học viện sử dụng Internet
ngày càng tăng lên nhanh chóng. Riêng đối với các SV Khoa Quản lý, thì việc
học qua mạng đã trở nên quen thuộc. Các lớp học đều có những trang blog, mail
hay qua facebook để trao đổi thông tin, các vấn đề xung quanh việc học tập…
Tuy nhiên, Internet cũng có tính hai mặt. Bên cạnh việc khai thác những
lợi ích to lớn từ mạng, mỗi SV đều gặp phải những khó khăn, những mặt trái khi

sử dụng nó. Thực tế đã cho thấy, dù lượng thông tin trên mạng là vô cùng lớn,
nhưng với nhiều sinh viên việc tra cứu thông tin còn mất nhiều thời gian, có
nhiều nguồn thông tin khác nhau nên thông tin có thể bị sai lệch, độ tin cậy
không cao. Mặt khác, SV nói chung và SV Khoa Quản lý còn gặp phải trở ngại
về ngôn ngữ khi tra cứu thông tin trên các trang web của nước ngoài. Bên cạnh
những trang tin lành mạnh, vẫn luôn tồn lại những website xấu, thiếu văn hóa.
Hơn nữa, Internet nhiều khi còn trở thành công cụ của các lực lượng phản động,
thông qua đó có nhứng hành vi tuyên truyền những tư tưởng phi văn hóa, phản
động. Cùng với đó là hiện tượng một bộ phận nhỏ những bài tiểu luận của sinh
viên còn sao chép nguyên văn bài làm trên mạng.
Những khó khăn này cũng xuất phát từ chính những đặc điểm của mạng
Internet là một hệ thống thông tin mở, mà ở đó, bất kì ai cũng có thể đưa những
thông tin lên mạng, ai cũng có thể trở thành nhà xuất bản. Hơn nữa, trong một
bể thông tin khổng lồ như vậy, nếu không có kĩ năng, phương pháp tra cứu, đọc,
phân tích và tổng hợp thì thật khó để tìm được thông tin một cách nhanh chóng,
chuẩn xác và thậm chí còn hình thành thói quen ỷ lại, hạn chế khả năng sáng tạo
của sinh viên. Hầu hết SV được biết đến kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin
7
qua mạng chủ yếu là do giảng viên lồng ghép trong bài giảng và qua tự tìm tòi
học hỏi. Như vậy không thể trang bị đầy đủ cho sinh viên những kỹ năng cần
thiết để sử dụng phương tiện tra cứu thông tin:” nhanh, gọn, tiện ích” này. Đứng
trước vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực sử
dụng Internet phục vụ quá trình học tập cho sinh viên Khoa Quản lý - Học
viện Quản lý giáo dục” với mong muốn tìm ra biện pháp bồi dưỡng kiến thức,
nâng cao hiểu biết và rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet phục vụ việc học tập,
góp phần nâng cao chất lượng học tập cho SV.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Việc sử dụng Internet trong học tập của SV khoa Quản lý -
Học viện Quản lý giáo dục.
Đối tượng: Biện pháp nâng cao năng lực sử dụng Internet phục vụ quá

trình học tập của SV khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thực tế, nhóm chỉ tiến hành khảo sát thực trạng thông qua
khảo sát 200 SV khoa quản lý đang học tại Học viện QLGD và đề xuất các biện
pháp giúp SV khoa QL sử dụng Internet phục vụ học tập hiệu quả
4. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực sử dụng Internet phục vụ quá
trình học tập của SV khoa Quản lý- Học viện quản lý giáo dục, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có một số nhiệm vụ như sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về việc sử dụng Internet phục vụ học
tập của SV trong trường ĐH.
- Thứ hai, tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng Internet vào việc học của SV
khoa Quản lý - HVQLGD
- Thứ ba, đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực sử dụng Internet
phục vụ quá trình học tập cho SV KQL - HVQLGD
8
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài đưa ra được những biện pháp hướng dẫn SV biết cách sử dụng
Internet thiết thực thì có thể giúp nâng cao hơn nữa năng lực sử dụng Internet
phục vụ quá trình học tập của SV Khoa Quản lý - Học viện QLGD.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các tài liệu khoa học có liên
quan để tổng hợp hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về biện
pháp sử dụng internet phục vụ học tập của SV đại học.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động học tập, nghiên cứu, tra
cứu, tìm kiếm, chọn lọc, trao đổi, thảo luận thông tin… trên internet của các SV

KQL- HVQLGD.
+ Phương pháp điều tra: nhóm nghiên cứu sử dụng phiếu hỏi để khảo sát
thực trạng cũng như để trưng cầu các ý kiến về các biện pháp nhằm nâng cao
năng lực sử dụng Internet phục vụ quá trình học tập cho sinh viên KQL -
HVQLGD.
+ Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Phương pháp này
nhằm thu thập các thông tin khách quan về năng lực sử dụng Internet vào quá
trình học tập của sinh viên KQL - HVQLGD.
- Nhóm phương pháp thống kê toán học:
Thống kê, sử dụng các phần mềm tính toán tỉ lệ % và tổng hợp kết quả
đánh giá tình hình thực tế.
8. Đóng góp mới của đề tài
Khảo sát để đánh giá được thực trạng sử dụng internet trong học tập của
SV khoa QL để làm cơ sở đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực sử
dụng Internet phục vụ viêc học tập cho SV Khoa Quản lý nhằm góp phần nâng
cao kết quả học tập cho SV.

9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC SỬ DỤNG INTERNET
PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Ứng dụng tin học vào dạy và học là cuộc cách mạng có ý nghĩa lớn trong
GD thời đại ngày nay. Cùng với sự phát triển như vũ bão của CNTT và sự bùng
nổ thông tin, việc ứng dụng Internet vào dạy và học lại càng cấp thiết hơn bao
giờ hết. Tầm quan trọng của CNTT đã được đưa vào chiến lược quốc gia …
Trong những năm qua, sự bùng nổ của CNTT cùng với sự phát triển của
hệ thống mạng Internet diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Nó kéo theo nhiều tiện
ích nhưng cũng có không ít những bất cập. Đây là vấn đề được nhiều cá nhân và
tổ chức trong xã hội quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu.

Một số đề tài nước ngoài:
Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1968 đến nay, Internet
đã không ngừng phát triển, tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên
thương mại điện tử trên Internet. Cho đến nay, Internet đã thực sự trở thành một
mạng lớn nhất trên thế giới - mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực
thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, văn hoá, xã hội và giáo dục,…
Những năm 1986, trên thế giới có sự bùng nổ kết nối, đặc biệt là các
trường đại học lần lượt đưa Internet vào giảng dạy và học tập. Cùng với đó, vấn
đề làm thế nào để sinh viên sử dụng hiệu quả những lợi ích mà Internet mang lại
được rất nhiều người quan tâm. Có rất nhiều công trình, bài viết của các tác giả
nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng
Internet vào học tập cho sinh viên các trường Đại học trên toàn Thế giới.
Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu xin nêu một vài bài viết có liên quan như
sau:
10
- Trên một số trang web nước ngoài đã có những khảo sát dưới dạng bảng
hỏi nhằm mục đích đo lường năng lực áp dụng công nghệ thông tin. Cụ thể như
website:
đã khảo sát những chỉ số về kiến thức và kỹ năng CNTT đo theo các mức sử
dụng: sử dụng phầm mềm soạn thảo văn bản, phần mềm bảng tính, công cụ trình
diễn, lập trình, phần mềm đồ họa, quản lý cơ sở dữ liệu, trình duyệt web, lập
trình, thống kê, quản lý dự án.
- Arnon Hershkovitz and Rafi Nachmias “Learning about Online Learning
Processes and Students' Motivation through Web Usage Mining” -
Interdisciplinary Journal of E-Learning and Learning Objects, Volume 5, 2009
đã nghiên cứu về quá trình học trực tuyến của sinh viên và động lực của sinh
viên thông qua khai thác sử dụng web. Ở những nước phát triển như Châu Âu
thì vấn đề học trực tuyến hoàn toàn không hề xa lạ và đã trở thành một hình thức
học tập phổ biến, tránh những bất tiện về địa lý và những yếu tố khác. Qua đề tài
này tác giả cũng đã tìm hiểu được những động lực của sinh viên thông qua khai

thác thông tin trên mạng. Thông tin trên mạng rất phong phú, việc tìm đúng và
đủ thông tin sẽ thuận lợi hơn trong vấn đề học tập của mỗi cá nhân.
- Henry Jay Becker “Internet Use by Teachers: Conditions of Professional
Use and Teacher-Directed Student Use” Center for Research on Information
Technology and Organizations The University of California, Irvine - February,
1999. Đây là nghiên cứu về việc sử dụng Internet bởi các giảng viên. Nghiên
cứu này chủ yếu nhấn mạnh về các điều kiện sử dụng và hướng dẫn sinh viên sử
dụng Internet.
- Kian-Sam Hong, Abang Ahmad Ridzuan, Ming-Koon Kuek “Students'
attitudes toward the use of the Internet for learning: A study at a university in
Malaysia” Journal of Educational Technology & Society - April 2003. Đây là
nghiên cứu về thái độ của hoc sinh đối với việc sử dụng Internet trong học tập ở
một trường đại học ở Malaysia.
11
-Waiman Cheung, Wayne Huang “Proposing a framework to assess
Internet usage in university education: an empirical investigation from a
student's perspective”British Journal of Educational Technology - Volume 36,
Issue 2, pages 237-253, March 2005. Bài viết đăng trên tạp chí giáo dục này đưa
ra các vấn đề nghiên cứu và đề xuất một khuôn khổ để đánh giá việc sử dụng
Internet trong giáo dục đại học.
Một số đề tài trong nước.
Internet du nhập vào Việt Nam và chính thức phát triển từ năm 1997, do
đó, lĩnh vực này còn khá mới mẻ. Vì vậy, những công trình nghiên cứu về vấn
đề sử dụng Internet chưa nhiều. Dưới đây là một số những đề tài nghiên cứu để
công bố qua tạp chí, báo, mạng Internet…
- Nguyễn Thị Tuyết trong luận văn với đề tài "tìm hiểu nhu cầu sử dụng
Internet của sinh viên hiện nay" với cách sử dụng phương pháp định lượng cùng
với phương pháp dùng phiếu hỏi hay phỏng vấn tới người sử dụng là sinh viên
để tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên bên cạnh đó tìm hiểu thực
trạng sử dụng Internet của sinh viên hiện nay. Đề tài này là một trong những đề

tài gần với đề tài mà nhóm nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên,
phương pháp và hướng đi cũng như mục tiêu cuối cùng của hai đề tài là khác
nhau vì đặc điểm của sinh viên mỗi trường là khác nhau, cũng như mục đích
nghiên cứu của hai đề tài không giống nhau, từ đó sẽ có những đề xuất biện
pháp khác nhau.
- Tác giả Phạm Thị Mai Lan “Tìm hiểu cộng đồng blog như một môi
trường xã hội hóa đối với học sinh phổ thông trung học” trong luận văn tốt
nghiệp 2008, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.
- Tập đoàn thông tin thị trường toàn cầu (TNS) nghiên cứu “Xu hướng sử
dụng Internet ở Việt Nam” thực hiện tháng 12 năm 2008. Cuộc nghiên cứu
phỏng vấn 12000 người tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần
Thơ. Qua đó cho thấy thông tin về thói quen sử dụng Internet của người Việt
Nam và nhu cầu sử dụng Internet đang ngày càng được tăng lên.
12
- “Thực trạng sử dụng Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam “ 2004 trên
trang web , bài viết đã có những con số thống kê cụ thể
về số lượng thanh thiếu niên sử dụng internet cũng như sự khác nhau về cách sử
dụng internet. Đây là những con số tổng quan nhất trong cả nước về giới tính và
độ tuổi của thanh thiếu niên trong cả nước nói chung từ đó cho thấy rằng bên
cạnh những ưu điểm, internet cũng có những mặt hạn chế, nếu không kịp thời
can thiệp sẽ có những hậu quả không mong muốn. Bài viết này giúp nhóm
nghiên cứu có những con số tổng quan nhất về internet để từ đó có những bước
khi tiến hành điều tra thực tế trong đề tài của mình. Đây là con số mang tính
chất vĩ mô nên nhóm nghiên cứu chỉ làm tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên
cứu.
- Được cung cấp bởi IGURU Việt Nam, bài viết có tựa “Đánh giá tình
hình sử dụng Internet của thanh niên Việt Nam” trên trang web
. Qua bài viết cho thấy thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng
Internet hầu hết là do họ tự mày mò, không có sự chỉ dẫn bài bản. Cũng qua bài
viết cho thấy nam giới có tỉ lệ truy cập cao hơn nữ giới, sự khác biệt của sử dụng

Internet giữa thành thị và nông thôn. Việc sử dụng Internet ngày càng phổ biến
song việc giáo dục sử dụng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, điều đó làm gia
tăng mặt trái của Internet như xâm phạm tình dục, nghiện game, nghiện chat,
chơi bạo lực, truyền bá sai tư tưởng… qua đây đề tài cũng nêu một số biện pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Internet cho giới trẻ.
- Tác giả Nguyễn Qúy Thanh cùng nhóm đồng tác giả Nguyễn Thị Vân
Anh, Nguyễn Khánh Hòa và Nguyễn An Huy trong đề tài: “Mối quan hệ của
việc sử dụng Internet và hoạt động học tập của sinh viên” Trên cơ sở những kết
quả đã nghiên cứu được, tác giả đã đưa ra kết luận chung rằng: có thể thấy rằng
Internet là một công cụ hữu hiệu bổ trợ cho quá trình giảng dạy-học tập của sinh
viên. Tuy nhiên, cho dù nó đã tạo ra những sự thay đổi nhất định trong cách học
của sinh viên, xét về cơ bản mức độ ảnh hưởng này không thực sự lớn như kỳ
vọng. Việc phổ cập và tạo điều kiện cho sinh viên có thể truy cập vào Internet
13
phục vụ cho việc học là cần thiết. Nhưng đi kèm theo đó phải là việc thay đổi
một cách căn bản quá trình dạy. Vì nếu không, sinh viên cũng chẳng cần chủ
động hơn, không cần có thêm thông tin từ Internet thì họ vẫn có kết quả cao.
Điểm bất hợp lý này cần được giải quyết một cách đồng bộ từ phía giảng viên,
sinh viên cũng như các nhà quản lý giáo dục. Đề tài đã chỉ ra những đặc điểm về
hành vi học tập chủ động tích cực, hành vi học tập thụ động, hành vi phản học
tập…. Từ những đặc điểm đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự khác nhau để có
thể nhìn nhận những vẫn đề đó trong đề tài nghiên cứu của mình.
- Tác giả Bùi Tá Trương Duyên: “Tác động của blog đến đời sống của
thanh niên hiện nay” Luận văn tốt nghiệp xã hội học, Khoa Xã hội học trường
Đại học Dân lập Văn Hiến 2007 TP.HCM. Qua đề tài ta thấy được những tác
động tích cực và tiêu cực của Internet nói chung và blog nói riêng tới sống của
sinh viên. Tuy nhiên đề tài còn mang nhiều tính chủ quan và chủ yếu tác giả sử
dụng phương pháp định tính bằng phỏng vấn qua mạng.
- Lộc Minh, “Tìm hiểu ảnh hưởng của Internet đối với học sinh, sinh viên
Việt Nam hiện nay”, Viện Văn hóa-Thông tin, tháng 11,2008, Trang mục Đất

nước dân tộc tôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy những tác động tích cực và tiêu
cực của Internet tới đời sống và học tập của học sinh, sinh viên. Qua đó cho thấy
việc sử dụng của giới trẻ vẫn chưa thật sự tận dụng hết tác dụng của kho tàng tri
thức này.
- Nguyễn Ngọc Nam nghiên cứu “ Biện pháp và ứng dụng công nghệ
thông tin tại các trường Trung học cơ sỏ huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội”.
Trên đây chỉ là những đề tài gần nhất với đề tài mà nhóm nghiên cứu đang
nghiên cứu và có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Qua
tổng quan các tài liệu trên, ta thấy rằng Internet là một sản phầm công nghệ mới
đồng thời dưới góc độ khoa học xã hội nó là một hình thức mang nhiều đặc
trưng mới làm phong phú cho cuộc sống con người. Bên cạnh những tiện ích mà
Internet mang lại là những mặt tiêu cực kèm theo gây ra mối lo ngại cho các nhà
14
quản lý, cho các tổ chức có liên quan trước nhu cầu hiểu biết ngày càng cao qua
phương tiện truyền thông mới mẻ này.
Qua các công trình nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu thấy rằng hầu hết
các tác giả sử dụng phương pháp xã hội học, tùy thuộc vào cách tiếp cận mà nhà
nghiên cứu đưa ra. Một số tác giả như Nguyễn Qúy Thanh, 2006 sử dụng
phương pháp định lượng với công cụ là bảng hỏi. Một số tác giả tiêu biểu là tác
giả Bùi Tá Trương Duyên, 2007, tác giả Lộc Minh, 2008 sử dụng phương pháp
định tính với công cụ như phỏng vấn, phân tích nội dung…
Nhóm nghiên cứu đồng ý với phương pháp nghiên cứu của tác giả Phạm
Thị Mai Lan 2008 là kết hợp cả hai phương pháp để kết quả thu được khách
quan, phong phú và chính xác hơn.
1.2. Các khái niệm làm cơ sở cho đề tài
1.2.1. Biện pháp
Theo từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Viện khoa học xã hội Việt Nam,
biện pháp có nghĩa là: cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Như vậy có thể hiểu: Biện pháp là cách thức, con đường để đạt tới mục
đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn.

1.2.2. Năng lực
Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm
chất đạo đức và trình độ chuyên môn ”
Trong lĩnh vực tâm lý học, “Năng lực” là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc
đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm
bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả.
Từ góc độ nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu tiếp cận khái niệm
“Năng lực” theo quan điểm tâm lý học: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm
lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất
định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả”.
1.2.3. Sử dụng
15
Theo từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Viện khoa học xã hội Việt Nam,
“Sử dụng” nghĩa là lấy cái gì làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích
nào đó.
1.2.4. Internet
Internet được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, ở đây chỉ xin được
nêu ra dưới hai góc độ kỹ thuật và góc độ thông tin và ứng dụng.
Ở góc độ kỹ thuật, Internet (thường được đọc theo khẩu âm tiếng Việt là
"in-tơ-nét") là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên
mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng
máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các
trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
Internet - còn được gọi là Net - là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc
chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính được
nối lại với nhau thông qua các phương tiện viễn thông trên toàn thế giới như vệ
tinh viễn thông, cáp quang, đường điện thoại… Khả năng truyền tải của những
phương tiện này vô cùng lớn, có thể chứa nhiều loại thông tin như dữ liệu, hình

ảnh, tiếng nói, hình ảnh động…
Một khái niệm khác về Internet đó là “Internet là mạng toàn cầu liên kết
các máy tính thông qua hệ thống đường điện thoại và cáp quang”.
Ở góc độ thông tin và ứng dụng: Internet là tên của một nhóm tài nguyên
thông tin như dữ liệu, hình ảnh, hình ảnh động, phim, âm thanh,… trên khắp thế
giới, nó được bổ sung, luân chuyển và sử dụng bởi mọi người trên toàn thế giới.
Mạng của các trường đại học và viện nghiên cứu là những thành viên lâu đời
nhất của internet.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xin đựơc tiếp cận khái
niệm ở góc độ thông tin và ứng dụng, “Internet” là tên của một nhóm tài nguyên
16
thông tin như dữ liệu, hình ảnh, hình ảnh động, phim, âm thanh,… trên khắp thế
giới, nó được bổ sung, luân chuyển và sử dụng bởi mọi người trên toàn thế giới.
17
1.2.5. Năng lực sử dụng Internet
Từ các khái niệm đã nêu trên, có thể đưa ra được định nghĩa “Năng lực sử
dụng Internet” là khả năng lấy một nhóm tài nguyên thông tin như: dữ liệu, hình
ảnh, hình ảnh động, phim, âm thanh… được đăng tải trên các trang mạng bởi
người dùng trên toàn Thế giới thông qua các hình thức như: tải xuống, sao
chép… để làm phương tiện phục vụ mục đích, nhu cầu của người sử dụng.
Nói cách khác, năng lực sử dụng Internet được hiểu là hệ thống kiến thức,
kỹ năng của người dùng để có thể sử dụng một nhóm tài nguyên thông tin, dữ
liệu có sẵn do người sử dụng trên khắp thế giới bổ sung, luân chuyển.
1.2.6. Học tập
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá
trình: “Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học,
bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện. Vai
trò tự điều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng
tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học”
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn

ngữ học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”.
Như vậy, có rất nhiều khái niệm khác nhau về học tập, tuy nhiên trong đề
tài này, nhóm nghiên cứu xin tiếp cận khái niệm “Học tập” theo quan điểm quá
trình của GS Nguyễn Ngọc Quang. Khái niệm “Học tập” được hiểu là một loại
hình hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy,
giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành vi
nhằm phát triển nhân cách toàn diện.
1.2.7. Năng lực sử dụng Internet trong học tập
Được hiểu là khả năng lấy một nhóm tài nguyên thông tin do người dùng
trên khắp thế giới chia sẻ trên các trang mạng bằng các hình thức tải xuống hay
sao chép để làm phương tiện hỗ trợ giúp người học tự mình lĩnh hội tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện
của bản thân, hỗ trợ cho hoạt động học tập đạt hiệu quả cao hơn.
18
1.3. Vai trò của Internet trong giáo dục hiện nay
Công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, được tạo ra đầu tiên nhằm mục
đích quân sự và công nghiệp, sau đó mới được ứng dụng vào giáo dục. Ngày
nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu
như không có các ứng dụng CNTT, mà đặc biệt là mạng Internet. CNTT nói
chung và Internet nói riêng đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành
nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Với thông tin đã được số hoá và nối
mạng, con người có thể tích hợp thông tin trong những kho tin khổng lồ được
liên kết với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ,
trao đổi trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng thông qua Internet trong một
khoảng thời gian ngắn. Như vậy, với tác động của CNTT và Internet, môi trường
dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản
lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các phần mềm
ứng dụng, website và hạ tầng CNTT đi kèm. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc
sử dụng Internet trong quá trình dạy và học là nâng cao một bước cơ bản chất
lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác

cao chứ không đơn thuần chỉ là “ thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học
sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp
hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Internet mở ra triển
vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Nói rộng
hơn thì Internet đang dần dần trở thành một cánh cửa góp phần nhanh chóng rút
ngắn khoảng cách trong giáo dục giữa các vùng miền. Internet là công cụ đắc
lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng
cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
● Vai trò cụ thể của Internet trong giáo dục:
- Làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học: Nhờ
các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm
thanh, hoạt cảnh được đăng tải trên các website giáo viên sẽ xây dựng được
bài giảng sinh động, thu hút sự tập trung của người học dễ dàng thể hiện được
19
các phương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp
dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách
quan ngay trong quá trình học…tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học
tập của người học Bên cạnh đó, góp phần tiết kiệm được thời gian công sức
cho người giáo viên trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin mới vào giáo án
giảng dạy.
- Góp phần thay đổi hình thức dạy và học: Nếu trước kia, người học muốn
đi học nhất định phải tham gia tại các lớp được tổ chức theo quy định thì ngày
nay chúng ta có thể học mà không cần đến lớp. Chỉ cần với chiếc máy tính kết
nối mạng Internet, bất cứ ai cũng có thể thực hiện việc học ngay tại nhà hoặc tại
bất cứ nơi nào mình muốn. Điều này đã mở ra cơ hội cho những trẻ em khuyết
tật, những người không thể đến trường được học tập như bao người khác.
- Góp phần nâng cao năng lực của người dạy bằng cách cung cấp cho họ
những phương tiện làm việc hiện đại (mạng Internet, các loại từ điển điện tử, các
sách điện tử, thư điện tử,…); Góp phần đổi mới cách dạy và cách học, đổi mới
phương pháp dạy học, trao đổi thông tin về đề cương, bài giảng với các đồng

nghiệp không chỉ bó hẹp trong một cơ sở giáo dục mà có thể trên khắp cả nước
và thậm chí cả nước ngoài thông qua thư viện giáo án trên các trang web dành
cho giáo viên Sự trao đổi và học hỏi lần nhau giữa các đồng nghiệp cũng như
người học được tiện lợi hơn, vì có thể sao chép, lưu trữ dữ liệu hay bài giảng dễ
dàng. Người dạy có thể cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại
bằng các công cụ đa phương tiện.
- Sử dụng thư điện tử (email), diễn đàn, website của cơ quan, nhà trường
để liên lạc trao đổi tư liệu với các nhà văn các nhà nghiên cứu và bạn bè
đồng nghiệp về giáo án, phương pháp giảng dạy, …
- Thông qua Internet, các phần mềm dạy học và sổ liên lạc điện tử đang
được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giá giáo viên tới từng gia đình
học sinh.
20
- Mạng Internet có vai trò quan trọng trong hoạt động tự học của người
học. Nhờ có Internet mà người học chủ động trong việc tìm kiếm và cập nhật
thông tin mới.
● Một số vai trò của cụ thể của Internet trong giảng dạy và học tập đại
học như sau:
- GV có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, sinh viên, cấp
trên và các đối tượng với nhau bằng email, facebook, yahoo…
- Việc giảng dạy không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở
bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu thông qua các kênh dạy học trực tuyến, các video
dạy học được đăng tải trên trang web Youtube
- Việc học của sinh viên có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của GV
bằng cách trao đổi trực tiếp với GV mà không ngại bị đánh giá.
- Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho sinh viên
các kỹ năng khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác,
sáng tạo, các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ nói chung.
- Việc truy cập Internet cũng tạo cho GV và SV niềm say mê, hứng thú
trong học tập và giảng dạy, giúp cho họ có them động cơ học tập.

- SV có thể chủ động trong việc xây dựng lộ trình học tập của mình và có
thể mở rộng hoặc giới hạn mối quan tâm của mình.
- Internet là công cụ tuyệt vời trong việc giúp sinh viên thực hành khả
năng làm việc và nghiên cứu độc lập.
- GV có thể liên kết nhiều ngành, kiến thức, kỹ năng và thái độ trong một
bài giảng có sử dụng Internet;
- SV có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên
bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể thực hiện việc học tập
của mình.
Như vậy, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc sử
dụng công nghệ thông tin trong GDĐH. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả, cần
tận dụng các thế mạnh và ưu điểm nổi bật của CNTT và tránh những hiệu ứng
21
ngược của nó. Trong tương lai, nhờ Internet chúng ta có thể ứng dụng Công
nghệ hội tụ đa phương tiện (Multimedia convergence technology) xây dựng trạm
học tập tương tác, lớp học ảo, xây dựng mạng trực tuyến (Training-on-line) huấn
luyện từ xa qua mạng máy tính.
1.4. Vai trò của Internet trong học tập đối với sinh viên
1.4.1. Giúp sinh viên tự học
Không nằm ngoài chủ trương “Đổi mới phương pháp dạy và học” của Bộ
GD-ĐT, các trường ĐH đang có nhiều thay đổi trong cách dạy và cách học.
Trong đó, SV phải chủ động tham gia vào hoạt động học tập của mình, GV chỉ
đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng cho SV. Điều này càng được thể
hiện rõ nét hơn trong các trường ĐH đào tạo theo hệ thống tín chỉ, giờ học trên
lớp của SV được giảm xuống tối đa, thay vào đó là tăng thời gian tự học, tự tìm
hiểu của SV. Do đó, nhu cầu sử dụng Internet phục vụ cho việc học tập của SV
ngày càng cao và đa dạng. Việc sử dụng Internet để phục vụ cho hoạt động học
tập ngày càng được nhiều người quan tâm nhiều hơn, nhất là đối với những
người bước vào những năm học cuối việc tự học cần nhất là việc tìm kiếm thông
tin và Internet là một công cụ rất hữu ích và có lợi.

1.4.2. Tìm kiếm tài liệu
Trước khi có sư ra đời của Internet, các nguồn tài liệu tham khảo chính
cho sinh viên chủ yếu là giáo trình và sách của các nhà nghiên cứu. Sẽ rất khó
khăn cho sinh viên để tìm kiếm và mở rộng thông tin bên ngoài sách và giáo
trình chính thống. Internet được xem như là một công cụ tìm kiếm tài liệu hữu
ích nhờ đặc tính kết nối và tính mở của nó. Tiện ích từ Internet giúp SV mở ra
chân trời mới, người sử dụng Internet được học tập, được khám phá, được thử
nghiệm, được sáng tạo, được tiếp cận những nền văn minh của thế giới, được
vui chơi, giải trí với nhiều loại hình phong phú, đa dạng và có thêm nhiều sự lựa
chọn bởi khoa học công nghệ. Để làm phong phú thêm kiến thức của mình bằng
việc tìm kiếm thông tin trên mạng internet, người sử dụng chỉ cần dựa trên một
thao tác nhỏ là cả một thế giới kiến thức đã có trong tầm mắt của người sử
22
dụng. Internet giúp SV tiến gần hơn với sự đa dạng của thế giới bên ngoài với
nguồn thông tin đa dạng và không bao giờ bó hẹp ở bất cữ lĩnh vực nào.
1.4.3. Cập nhật thông tin
Thực tế cuộc sống và xã hội luôn thay đổi, kèm theo đó là nguồn thông tin
càng ngày càng phong phú hơn. Chính vì thế đòi hỏi tất cả mọi người nói chung
và SV nói riêng phải cập nhật thông tin thường xuyên để phục vụ cho nhu cầu
học tập cũng như cuộc sống. Chúng ta đang hướng tới mục tiêu trở thành “công
dân toàn cầu” và Internet là một trong những công cụ giúp chúng ta thực hiện
điều đó nhanh gọn và chính xác nhất. Với sự liên kết khổng lồ của nhiều trang
thông tin khác nhau sẽ giúp cho người sử dụng có thể cập nhật những thông tin
mới nhất, thiết thực nhất.
1.4.4. Trao đổi thông tin
Internet là một phương tiện kết nối nhiều máy tính với nhau mà thông qua
việc kết nối đó mà những người sử dụng có thể liên lạc được với nhau trao đổi
những thông tin cần thiết cho nhau để học tập cũng như những quan điểm và
hiểu biết trong cuộc sống hàng loạt trang mạng cá nhân hay nhưng phương tiện
trao đổi thông tin rất hữu dụng như: gmail, email, yahoo, facebook và một số

phương tiện khác. Internet giúp xóa bỏ khoảng cách, người sử dụng chỉ cần ngồi
ở nhà cũng có thể học nhóm, trao đổi thông tin,tán gẫu với bạn bè ở những nơi
rất xa. Do đặc điểm của SV là ở trọ rất xa nhau nên điều kiện để gặp nhau
thường xuyên để trao đổi thông tin học tập hay cuộc sống cho nhau là rất khó vì
vậy Internet là một phương tiện hữu hiệu nhất.
1.4.5. Học qua mạng
Với sự phát triển của Internet, chưa bao giờ tiếp cận với việc học lại trở
nên dễ dàng như vậy. Hoạt động học tập ngày nay không nhất thiết phải diễn ra
trên giảng đường, trong lớp học,… Học tập ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi,
một trong số những hình thức học tập phổ biến hiện nay đó là: Học qua mạng.
Có rất nhiều các website và các diễn đàn dạy học qua mạng. Việc học qua mạng
giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển, chúng ta có thể chủ động
23
chọn lựa thời gian thích hợp với bản thân để học, việc học qua mạng có thể tiến
hành ở mọi nơi với giá thành tương đối thấp.
1.5. Tính chất và đặc điểm chủ yếu của Internet trong học tập
1.5.1. Tính khó kiểm soát của thông tin trên Internet
Internet được ví như một thư viện khổng lồ của nhân loại. Song, không
giống như các tài liệu trong thư viện của các trường học đã được trải qua một
quá trình kiểm soát chặt chẽ, thông tin trên Internet được đăng tải từ nhiều
nguồn tài liệu khác nhau, rất nhiều trong số đó chưa được xác định độ chính xác
của thông tin. Chính vì vậy, những thông tin trên mạng Internet mang tính bất
định, nhiều chiều và khó kiểm soát. Do vậy, khi truy cập và sử dụng thông tin
trên Internet phục vụ cho việc học tập, người học cần tham khảo các trang web
đáng tin cậy và biết cách chọn lọc, kiểm chứng độ tin cậy của thông tin.
1.5.2. Tính tiện ích
Nhờ có Internet, việc khai thác, truyền tải, chia sẻ các thông tin trong học
tập có thể dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho cả nhà quản lý, người
dạy cũng như người học. Thông tin được người học trao đổi với nhau qua nhiều
kênh khác nhau như: yahoo, mail, website, các trang xã hội như facebook…

Thông qua các kênh này, các dạng thông tin dưới nhiều dạng khác nhau như:
chữ viết, âm thanh, hình ảnh, video được chia sẻ một cách nhanh chóng để cùng
trao đổi và giải quyết vấn đề trong học tập. Đồng thời, Internet cũng đáp ứng
mọi nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên thuộc các chuyên ngành khác
nhau. Ví dụ, phần mềm đồ họa phục vụ sinh viên ngành kĩ thuật, sinh viên
chuyên ngành sư phạm có giáo án điện tử….
1.5.3. Tính phổ biến
Internet đem lại rất nhiều thuận tiện và ngay càng khẳng định vai trò
không thể thiếu của mình trong việc cung cấp và trao đổi thông tin. Trong giáo
dục nói riêng, Internet là một phương tiện truyền thông, một công cụ hỗ trợ dạy
học đang được sử dụng phổ biến ở mọi cấp học, mọi đối tượng cũng như chủ thể
dạy học.
24
1.5.4. Tính đa dạng, phong phú của thông tin trên Internet
Internet chứa nhiều thông tin thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác
nhau. Trong mỗi lĩnh vực đó lại chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ với
nhiều kênh thông tin khác nhau. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu không chỉ giới hạn
ở phạm vi trong nước mà còn cả các tài liệu nước ngoài. Chính vì vậy, khối
lượng thông tin trên Internet vô cùng đa dạng, phong phú. Việc tìm kiếm và lựa
chọn các thông tin gây không ít khó khăn cho người sử dụng.
1.6. Phương pháp sử dụng hiệu quả Internet trong học tập
Mặc dù những lợi ích mà Internet mang lại là vô cùng lớn, nhưng không
phải ai cũng biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quả. Mỗi cá nhân truy cập
Internet đều có những mục đích và cách thức khai thác khác nhau. Tuy nhiên,
không phải ai cũng có thể sử dụng hết tiện ích mà Internet mang lại. Trong quá
trình sử dụng Internet vào học tập, nhiều sinh viên vẫn chưa biết cách sử dụng
Internet sao cho hiệu quả nhất để hỗ trợ hoạt động học tập của bản thân. Trên
diễn đàn />dung-Internet-hieu-qua thành viên có nichname Arika Kent chia sẻ một số
phương pháp sử dụng Internet mà nhóm nghiên cứu cho rằng có thể tham khảo
như sau:

1.6.1. Xác định rõ mục tiêu
Để sử dụng hiệu quả Internet, người sử dụng cần phải xác định rõ mục
tiêu của mình: Vào mạng để làm gì? Điều này giúp giảm chi phí về thời gian và
tiền bạc khi ″lang thang″ trong biển Web. Chẳng hạn, trước khi tìm một thông
tin nào đó, cần phải biết chính xác mục đích tìm kiếm, nguồn gốc, một số đặc
điểm về nội dung muốn tìm kiếm… có như vậy, phạm vi tìm kiếm mới được thu
hẹp. Hoặc nếu sử dụng Interet để trao đổi thông tin hay học qua mạng, người sử
dụng phải xác định rõ mục tiêu của mình mới có thể định lượng được khoảng
thời gian cần thiết cũng như có thể định hướng được hoạt động của mình tập
trung vào mục tiêu đã xác định trước.
25

×