Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm nhất Học viện quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.38 KB, 68 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA GIÁO DỤC
_____________

______________
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
ThS. Lê Thị Thủy Nguyễn Cao Cường
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)
HÀ NỘI, 3/2014
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
1. Danh sách thành viên
STT Họ và tên Ghi chú
01 Nguyễn Cao Cường Chủ nhiệm
02 Nguyễn Thị Hiên Thành viên
2. Đơn vị phối hợp
STT Đơn vị Nội dung
01 Khoa giáo dục Nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực trạng
02 Khoa Quản lý Nghiên cứu thực trạng
03 Khoa Công nghệ thông tin Nghiên cứu thực trạng
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
4


CNTT Công nghệ thông tin
GV Giảng viên
GD Giáo dục
GDH Giáo dục học
HVQLGD Học viện Quản lý giáo dục
KKTL Khó khăn tâm lý
QL Quản lý
SV Sinh viên
TLH Tâm lý học
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện đại ngày nay đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu rất cao đối với mọi
thành viên. Để thành công và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi người
không chỉ cần có những kiến thức cơ bản, những kỹ năng sống hiệu quả mà còn
phải vượt qua những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Một trong những khó
khăn đó là khó khăn tâm lý trong giao tiếp.
Đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất giao tiếp và kỹ năng
giao tiếp tốt rất quan trọng. Bởi vì trong cuộc sống, học tập hay trong công việc, các
em thường xuyên phải giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau như bạn bè, thầy cô,
gia đình, xã hội. Giao tiếp tốt sẽ giúp các em có được các mối quan hệ tốt và thành
công trong học tập, trong công việc và cuộc sống.
Tuy nhiên, có một thực trạng đang diễn ra trong giao tiếp của sinh viên năm
nhất. Đó là các em sinh viên năm nhất hay gặp phải những khó khăn tâm lý khi giao
tiếp. Những khó khăn này ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp của các em.
Sinh viên năm nhất HV QLGD, cũng không phải là ngoại lệ. Trong giao tiếp
các em cũng gặp phải những khó khăn tâm lý nhất định. Những khó khăn này ảnh
hưởng trực tiếp đến giao tiếp của các em. Qua đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kết
quả học tập, công việc và cuộc sống của các em. Vì vậy, việc nghiên cứu chỉ ra thực
trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp giúp sinh viên năm nhất HV

QLGD hạn chế và khắc phục khó khăn tâm lý trong giao tiếp là điều cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Khó khăn
tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm nhất HV QLGD"làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm nhất Học
viện Quản lý giáo qua đó tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục khó
khăn trên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm nhất Học viện Quản lý giáo dục.
6
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu 237 Sinh viên năm thứ nhất Học viện
Quản lý giáo dục. Trong đó: 97 SV Khoa GD; 95 SV Khoa QL; 45 SV Khoa CNTT.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
(giao tiếp, khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong giao tiếp).
5.2. Tìm hiểu thực trạng một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh
viên năm nhất Học viện Quản lý giáo dục và nguyên nhân của thực trạng đó.
5.2 Đề ra một số biện pháp khắc phục những khó khăn nêu trên.
6. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài này chúng tôi chỉ tập chung
nghiên cứu khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm nhất Học viện Quản
lý giáo dục.
- Giới hạn về địa điểm nghiên cứu: chỉ nghiên cứu trên 237 sinh viên năm
nhất ở ba khoa Giáo dục; Quản lý; CNTT Học viện Quản lý giáo dục.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

7.2. Phương pháp quan sát
7.3. Phương pháp đàm thoại
7.4. Phương pháp điều tra viết
8. Đóng góp của đề tài
Phát hiên thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm nhất
Học viện Quản lý giáo dục, chỉ ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục khó khăn trên.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Giao tiếp là vấn đề được nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà Tâm lý học
quan tâm nghiên cứu. Trong đó, khó khăn tâm lý giao tiếp là hiện tượng tâm lý
nhiều cá nhân mắc phải trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trong lịch sử nghiên cứu tâm lý học thì vấn đề KKTL nói chung
và KKTL trong giao tiếp nói riêng còn ít được quan tâm, nghiên cứu, xem xét ở các
góc độ khác nhau.
1.1.1. Ở nước ngoài
Vấn đề KKTL trong giao tiếp cũng được một số nhà TLH nước ngoài quan
tâm nghiên cứu chẳng hạn:
- Tác giả G.M.Anđrêva, khi phân tích chức năng thông tin của giao tiếp đã
chỉ ra một vài nguyên nhân làm nảy sinh các KKTL trong quá trình giao tiếp. Đó là
sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, nghề nghiệp, thiếu đồng nhất trong nhận thức
tình huống giao tiếp giữa các thành viên tham gia giao tiếp hoặc do đặc điểm tâm lý
cá nhân. Như vậy, công trình nghiên cứu này cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân
làm nảy sinh các KKTL trong giao tiếp.
- Đến năm 1985, E.V. Sucanova đã đánh dấu mốc quan trọng cho việc nghiên
cứu vấn đề KKTL trong giao tiếp bằng việc đưa ra cuốn sách "Những khó khăn của
giao tiếp liên nhân cách”. Trong công trình này tác giả đã đề cập đến những vấn đề
sau:
+ Bản chất tâm lý của những khó khăn trong giao tiếp liên nhân cách.

+ Vị trí của hiện tượng giao tiếp, khó khăn trong cấu trúc các vấn đề tâm lý
xã hội.
+ Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra khó khăn
trong giao tiếp công việc.
+ Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn đến quá
trình giao tiếp công việc.
Qua công trình nghiên cứu này tác giả đã phát hiện một số khó khăn trong
giao tiếp và nguyên nhân nảy sinh chúng. Song tác giả chưa đưa ra được định nghĩa
về KKTL trong giao tiếp và chưa phân loại chúng một cách cụ thể.
8
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, vấn đề KKTL trong giao tiếp được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu.
- Tác giả Huyền Phan với bài viết: "Những trở ngại tâm lý khi giao tiếp”, đã
cho biết, trong nhiều tình huống giao tiếp, chủ thể giao tiếp không đạt được mục
đích vì bị trở ngại tâm lý ngăn cản. Vì vậy, muốn giao tiếp đạt mục đích, chủ thể
giao tiếp cần vượt qua các trở ngại tâm lý đó là:
+ Bức tường định kiến do các ác cảm với một người náo đó, do cái nhìn
thiên lệch đã tạo ra ấn tượng không tốt đẹp khi giao tiếp.
+ Bức tường ác cảm nảy sinh, khi có định kiến với đối tượng.
+ Bức tường sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ, băn khoăn dẫn đến tiếp xúc
gượng ép, thiếu tự tin.
+ Bức tường thiếu hiểu biết nảy sinh do khi tiếp xúc không hiểu nhau hoặc
không hiểu đúng về nhau.
Theo tác giả, khắc phục được những bức tường trở ngại này thì chắc chắn
giao tiếp sẽ đạt mục đích đề ra.
- Tác giả Nguyễn Thanh Bình trong giáo trình TLH giao tiếp phần "trở ngại
tâm lý trong giao tiếp"cũng đã đưa ra những nguyên nhân gây ra các trở ngại tâm lý
trong giao tiếp, chẳng hạn:
+ Hoàn cảnh giao tiếp

+ Tình huống giao tiếp bất ngờ, phức tạp
+ Tập quán giao tiếp khác nhau
+ Chủ thể thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp
+ Hiểu biết chưa đầy đủ về đối tượng giao tiếp
+ Sơ ý, bất cẩn làm phật ý đối tượng giao tiếp.
- Tác giả Lê Thị Thủy trong đề tài luận văn Thạc sỹ "Một số khó khăn tâm lý
trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường ĐHSP Hà
Nội"cũng đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về KKTL và phân loại KKTL.
Như vậy, có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong và
ngoài nước về vấn đề KKTL trong giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về KKTL trong giao tiếp của sinh viên năm nhất
trường HV QLGD. Vì vậy, việc nghiên cứu, khảo nghiệm về thực trạng KKTL
trong giao tiếp của SV năm nhất trường HV QLGD, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và
9
đưa ra những biện pháp hạn chế và khắc phục KKTL của SV năm nhất trường HV
QLGD là điều cần thiết.
1.2. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm nhất HV QLGD
1.2.1. Khái niệm khó khăn tâm lý
Hiện nay, trong khoa học tâm lý chưa có một khái niệm thống nhất về "khó
khăn tâm lý”. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xây dựng khái niệm KKTL trên
cơ sở hiểu khái niệm "Khó khăn"theo nghĩa chung, nghĩa thông thường và vận dụng
vào lĩnh vực tâm lý học.
Theo từ điển Tiếng Việt: khó khăn là khó, có nhiều trở ngại hoặc thiếu thốn
[tr.502]
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng: khó khăn là có nhiều trở ngại, làm mất
nhiều công sức.[ tr.357]
Theo từ điển Tâm lý: Hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ
động quá mức của chủ thể gây cản trở trong việc thực hiện hành động. Cơ chế tình
cảm của hàng rào tâm lý là sự gia tăng những mặc cảm và tâm thế tiêu cực: hổ thẹn,
cảm giác tội lỗi, sợ hãi, lo lắng, tự đánh giá thấp bản thân, trong hành vi xã hội

của con người, hàng rào tâm lý xuất hiện như những vách ngăn trong giao tiếp(thiếu
sự đồng cảm, sự sơ cứng của các tâm thế xã hội liên nhân cách [tr.89]
Tập hợp tất cả những các nghĩa trong các từ điển nêu trên chúng ta có thể
hiểu khó khăn là những trở ngại, cản trở đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.
Và trong hoạt động cũng như cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều gặp những
khó khăn trở ngại, những trở ngại này làm cho con người không tiến hành được
hoạt động hoặc làm cho hoạt động không đạt kết quả như mong muốn. Những khó
khăn này do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan gây ra:
- Yếu tố khách quan (bên ngoài) đó là môi trường sống và làm việc, có thể là
phương tiện, điều kiện sống và làm việc.
- Yếu tố chủ quan (bên trong) đó là những đặc điểm về sinh lý, đặc điểm tâm
lý tạo ra như: tâm thế, sự hồi hộp, lo lắng, sự mặc cảm, tự ti, sự thiếu hiểu biết,
thiếu kinh nghiệm hoặc cũng có thể do khả năng tự nhận thức bản thân, tự kiềm
chế, tự chủ bản thân kém, Những khó khăn do đặc điểm tâm lý gây ra gọi là khó
khăn tâm lý.
Vậy, khó khăn tâm lý (hay còn gọi là trở ngại tâm lý) là những yếu tố tâm lý
gây cản trở hoạt động của con người làm giảm thiểu hiệu quả hoạt động.
1.2.2. Khái niệm giao tiếp
10
Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng
về giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỉ
XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi còn là
tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái niệm, bản chất
giao tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập đến một mặt, một
khía cạnh của hoạt động giao tiếp.
Tuy mới hình thành mấy chục năm gần đây nhưng trong chuyên ngành Tâm
lý học đã có nhiều ý kiến, quan điểm, thậm chí trái ngược nhau về giao tiếp. Khi tìm
hiểu khám phá bản chất giao tiếp các nhà Tâm lý học đã có các hướng khá rõ nét:
1.2.2.1. Trên thế giới
Nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các hành

động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo
ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên
ông chưa đưa ra được nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau.
Sau ông, nhà tâm lý học người Anh M.Argyle đã mô tả quá trình ảnh hưởng
lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông tin mà nó
được biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với việc tiếp xúc
thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch
không gian. Đồng thời, nhà tâm lý học Mỹ T.Sibutanhi cũng làm rõ khái niệm liên
lạc - như là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng
hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp hay như là sự trao đổi hoạt
động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động. Ông viết: “Liên lạc
trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự thích ứng hành vi lẫn nhau
của con người. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc khi con người
sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.
Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của hiện tượng giao tiếp.
Cũng có nhiều ý kiến phản đối những cách hiểu trên, chẳng hạn như nhà nghiên cứu
người Ba Lan Sepanski đưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội và tiếp xúc tâm lý
(không được phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau). Đồng quan điểm
với ông có một số nhà nghiên cứu khác như P.M.Blau, X.R.Scott…
11
Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vào nghiên cứu
hiện tượng giao tiếp. Có một số khái niệm được đưa ra như giao tiếp là sự liên hệ và
đối xử lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang 523 của NXB
Matxcơva); giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc (L.X.Vưgôtxki).
Còn X.L.Rubinstein lại khảo sát giao tiếp dưới góc độ hiểu biết lẫn nhau giữa người
với người.
Trường phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đưa ra một số khái
niệm về giao tiếp như là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con người, ngang
với lao động và nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là hai dạng cơ bản
của hoạt động của con người (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là một hình thức tồn tại

song song cùng hoạt động (B.Ph.Lomov).
Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đưa ra khái niệm về giao
tiếp của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các dạng
thức ứng xử rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, không có sự
đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một tổng thể
toàn vẹn.
1.2.2.2. Ở Việt Nam
Theo “Từ điển Tâm lý học"của Vũ Dũng. Giao tiếp là quá trình thiết lập và
phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp
bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động
thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính: Giao
lưu, tác động tương hỗ và tri giác.
Theo “Từ điển Tâm lý học"của Nguyễn Khắc Viện. Giao tiếp là quá trình
truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người hay một
nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông tin hay thông
điệp được nguồn phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã
chung.
Theo “Tâm lý học đại cương"của Trần Thị Minh Đức(chủ biên). Giao tiếp là
quá trình tiếp xúc giữa con người với con ngươi nhằm mục đích nhận thức, thông
qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hưởng tác động qua lại
lẫn nhau.
12
Theo “Tâm lý học xã hội"của Trần Thị Minh Đức(chủ biên). Giao tiếp là sự
tiếp xúc trao đổi thông tin giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ, cử
chỉ, tư thế, trang phục,
Theo "Tâm lý học đại cương"của tác giả Nguyễn Xuân Thức(chủ biên). Giao
tiếp là sự tiếp sức tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với
nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với
nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện
thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tùy theo
phương diện nghiên cứu của mình mà đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo cách
riêng và làm nổi bật khía cạnh nào đó.
Tuy vậy, số đông các tác giả đều hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con
người với con người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm Giao tiếp là
phương thức tồn tại của con người.
Vậy, giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý, tạo nên mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều
người với nhau, chứa đựng một nội dung xã hội- lịch sử nhất định, có nhiều chức
năng tác động, hỗ trợ lẫn nhau như: thông báo, điều khiển, nhận thức tình cảm và
hành động, nhằm thực hiện mục đích nhất định của một hoạt động nhất định.
1.2.3. Khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp
Từ cách hiểu về KKTL nêu trên, chúng ta có thể hiểu KKTL trong giao
tiếp(một cách chung nhất) là những yếu tố tâm lý cản trở hoạt động giao tiếp diễn ra
đạt hiệu quả. Những trở ngại, cản trở tâm lý đó chính là "hàng rào tâm lý”.
Trong “Từ điển Tâm lý học"tác giả Vũ Dũng cho rằng: "Hàng rào tâm lý là
trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở trong
việc thực hiện hành động. Cơ chế tình cảm của hàng ròa tâm lý là sự gia tăng những
mặc cảm và tâm lý tiêu cực như: hổ thẹn, ngại ngùng, cảm giác tội lỗi, sự sợ hãi, lo
lắng, tự đánh giá thấp bản thân, [tr.89]
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình khi "nghiên cứu một số trở ngại tâm lý
trong giao tiếp của SV với học sinh khi thực tập tốt nghiệp"đã đưa ra khái niệm:
"Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là toàn bộ những đặc diểm tâm lý cá nhân và kiểu
hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp”.
13
Như vậy, KKTL trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện sự
không phù hợp giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi của cá nhân với nội dung, đối
tượng và hoàn cảnh giao tiếp, làm cản trở quá trình giao tiếp đạt hiệu quả.
1.2.4. Biểu hiện khó khăn tâm lý trong giao tiếp
KKTL là hiện tượng tâm lý cá nhân phổ biến ở các chủ thể trong quá trình
giao tiếp, nó biểu hiện ở ba mặt: nhận thức; xúc cảm- tình cảm và hành vi của cá

nhân.
1.2.4.1. Về nhận thức trong giao tiếp
Như chúng ta đã biết, nhận thức là yếu tố quan trọng đầu tiên trong đời sống
tâm lý của con ngýời. Nhờ có nhận thức mà con ngýời tỏ thái ðộ và có những hành
vi ứng xử týõng ứng. Trong thực tế, con người không phải bao giờ cũng có nhận
thức đúng đắn trước các vấn đề của cuộc sống và trong giao tiếp cũng vậy. Người
có KKTL trong giao tiếp thường biểu hiện như:
- Hiểu biết chưa đầy đủ về nội dung, đối tượng, hoàn cảnh và mục đích của
cuộc giao tiếp do chưa được rèn luyện giao tiếp và kỹ năng giao tiếp hiệu quả; giáo
viên chưa thật sự coi trọng và hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh được trải
nghiệm và rèn luyện giao tiếp, kỹ năng giao tiếp; hoặc do cá nhân người học chưa
chủ động, tích cực, tự giác học tập và rèn luyện giao tiếp.
- Chưa nhận thức đúng về bản thân, thường đánh giá mình quá cao dẫn đến
tự tin thái quá; hoặc đánh giá mình quá thấp, dẫn đến thiếu tự tin, tự ti, mặc cảm với
chính khả năng của bản thân.
- Chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của giao tiếp, dẫn đến tình
trạng thiếu tự tin, căng thẳng, sợ mắc phải những sai lầm hoặc thờ ơ, vô cảm, chủ
quan, thiếu tích cực trong quá trình giao tiếp,
1.2.4.2. Về mặt xúc cảm tình cảm
Xúc cảm tình cảm là sự thể hiện những thái độ rung cảm của chủ thể trong
quá trình giao tiếp. Người có KKTL trong giao tiếp thường có những biểu hiện sau:
- Không chú ý, quan tâm, say mê trong giao tiếp, tỏ thái độ thờ ơ, không tích
cực trong giao tiếp.
- Không thể hiện những thái độ tình cảm thân thiện, thiện chí khi giao tiếp;
không làm chủ được trạng thái cảm xúc của mình.
14
- Trong giao tiếp luôn tỏ thái độ e ngại, rụt rè, thậm chí là sợ hãi, chân tay
run rẩy khi tham gia giao tiếp, nhất là giao tiếp những chỗ đông người.
- Thụ động trong giao tiếp; ngại ngùng, mặc cảm, tự ti khi những chỗ đông
người, nhất là những người có vị trí và địa vị hơn mình,

1.2.4.3. Về mặt hành vi ứng xử
- Lúng túng, hấp tấp, vội vàng khi nói, biểu lộ cử chỉ, điệu bộ.
- Hạn chế về vốn từ và khả năng diễn đạt.
- Thao tác, tư thế không tự nhiên thỏa mái, phong thái không tự nhiên, cố tìm
một vật nào đó làm chỗ dựa hoặc hai tay kì vào nhau, mắt không dám nhìn trực tiếp
vào người đối diện mà nhìn lên trần nhà, nhìn xuống đất hoặc nhìn vu vơ,
- Hạnh động thường không ăn khớp với lời nói, kết hợp không hợp lý giữa
ngôn ngữ cơ thể với ngôn ngữ nói,
- Khó khăn khi huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết vào quá trình giao tiếp
cụ thể,
Như vậy, KKTL trong giao tiếp bao giờ cũng được biểu hiện ra bên ngoài
qua ba mặt cụ thể là nhận thức, xúc cảm tình cảm và hành vi ứng xử, nhưng rất
phong phú, đa dạng và phức tạp. Nhiệm vụ đặt ra là chúng ta phải phát hiện, nhận
thức nó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế và khắc phục
những ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động giao tiếp của sinh viên năm nhất Học
viện Quản lý giáo dục.
1.2.5. Nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý giao tiếp
Là một hiện tượng tâm lý, KKTL cũng có nguồn gốc phát sinh của nó. Tuy
nhiên, KKTL là vấn đề phức tạp, do vậy việc tìm hiểu nguyên nhân của nó cũng là
vấn đề không hề đơn giản. Cho đến hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam chưa
có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, toàn
diện về mặt lý luận cho vấn đề này. Vì vậy, qua tìm hiểu nghiên cứu tài liệu có liên
quan và thực tế điều tra, tìm hiểu về KKTL trong giao tiếp của sinh viên năm nhất
Học viện Quản lý giáo dục, chúng tôi thấy rằng có ba nhóm nguyên nhân(về
tâm- sinh lý; khách quan và chủ quan) gây nên những KKTL ở các sinh viên năm
nhất đó là:
1.2.5.1. Nguyên nhân về tâm- sinh lý
Mỗi loại nhân cách đều có những trở ngại Tâm lý đặc trưng riêng:
15
- Người có nhân cách hướng nội có đặc trưng khi tiếp xúc với người lạ còn

e ngại, rụt rè như: đỏ mặt, hai tay cầm lấy nhau,
- Người có nhân cách hướng ngoại có khó khăn đặc trưng là kém tập trung
chú ý vào đối tượng giao tiếp trong thời gian dài.
Cùng với đó là những thay đổi về mặt cơ thể(tuổi dậy thì) thì sẽ làm cho tâm
lý giao tiếp của các bạn sinh viên năm nhất gặp phải những khó khăn nhất định: sự
bất ổn tâm lý, hay cáu gắt, tranh luận gay gắt, hay có những hành động phi ngôn
ngữ không hợp lý, không lịch sự- tế nhị với người giao tiếp,
1.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Như chúng ta đã biết, trở ngại tâm lý trong giao tiếp thường được biểu hiện
qua ba mặt: nhận thức, xúc cảm- tình cảm và hành vi ứng xử. Người gặp khó khăn
trong giao tiếp thường không hiểu biết đầy đủ về đối tượng giao tiếp, về chính bản
thân mình. Họ thường thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc, tình cảm của bản thân khi
giao tiếp với người khác, đồng thời có những hành vi ứng xử thiếu tự nhiên, gò bó.
Cụ thể như:
- Trong quá trình giao tiếp, sinh viên chưa xác định được động cơ và mục đích
giao tiếp đúng đắn.
- Do chưa thấy hết được ý nghĩa, vai trò to lớn của việc giao tiếp tốt nên chưa
có ý thức rèn luyện giao tiếp thường xuyên.
- Do có định kiến, quan điểm, ý kiến không tốt về đối tượng giao tiếp.
- Do khả năng giao tiếp của sinh viên chưa tốt.
- Do chưa chuẩn bị tâm thế tốt, sẵn sàng cho một cuộc giao tiếp.
- Do sự khác nhau về phong tục tập quán, văn hóa địa phương, ngôn ngữ địa
phương,
- Do sinh viên chưa nhận thức, đánh giá đúng khả năng của bản thân.
- Sinh viên chưa chủ động, tích cực, tự giác tham gia rèn luyện giao tiếp.
- Do tâm lý e ngại, ngại ngùng, chênh lệch về địa vị xã hội khi giao tiếp.
- Do ấn tượng ban đầu của sinh viên với người giao tiếp không tốt sẽ gây cản
trở cho những lần giao tiếp về sau.
- Do năng lực, khả năng còn hạn chế (nói lắp, nói ngọng, mắt kém ) ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp(tiếp nhận thông tin).

- Do phong cách giao tiếp của mỗi người là khác nhau, điều này cũng gây ra
những trở ngại khi giao tiếp.
1.2.5.3. Nguyên nhân khách quan
16
- Do hoàn cảnh giao tiếp, môi trường giao tiếp mới lạ dẫn đến sự bỡ ngỡ, rụt
rè, e ngại khi giao tiếp của các bạn tân sinh viên.
- Do tình huống giao tiếp bất ngờ nên sinh viên bị động, e ngại và không kịp
đưa ra những cách giải quyết kịp thời.
- Do khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ cơ thể.
- Do lựa chọn thời gian giao tiếp, địa điểm giao tiếp chưa hợp lý gây khó
khăn cho giao tiếp.
- Do các yếu tố gây nhiễm như môi trường, tâm lý, năng lực, Môi trường như
tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ, làm cản trở quá trình nghe, nhìn, nói và tiếp nhận thông
tin cho nên làm thông tin mất đi sự chính xác, gây hiểu nhầm và sai lệch.
- Do chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết mà yếu về thực hành kỹ năng.
- Do trong quá trình dạy, giáo viên chưa quan tâm chú trọng, tạo điều kiện cho
người học được thực hành giao tiếp, rèn kỹ năng giao tiếp, đứng trước đám đông,
Như vậy, có nhiều nguyên nhân tâm- sinh lý; chủ quan; khách quan gây ra
KKTL trong giao tiếp của sinh viên năm nhất Học viện Quản lý giáo dục. Điều này
một lần nữa lại cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề này và việc khắc phục nó là
không hề đơn giản, đòi hỏi phải có những biện pháp tác động hợp lý, đúng đắn, phù
hợp với đối tượng.
1.2.6. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý trong giao tiếp đối với sinh viên năm nhất
Học viện Quản lý giáo dục
KKTL là một hiện tượng mang tính tất yếu, nó xảy ra trong mọi hoạt động
của con người, trong đó có những hoạt động cuộc sống thường ngày nói chung và
hoạt động giao tiếp của sinh viên năm nhất nói riêng. Do hoạt động giao tiếp có tính
chất phức tạp và đòi hỏi tính tích cực cao, vì vậy con người khi tham gia vào hoạt
động giao tiếp cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Đối với sinh viên năm

nhất Học viện Quản lý giáo dục, khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, hầu như các
em chưa có những kiến thức cơ bản, sơ đẳng về giao tiếp nói chung và kỹ năng giao
tiếp nói riêng. Trong thời gian đầu học tập trên đại học chỉ là giai đoạn chuẩn bị ban
đầu cho các em có những điều kiện và cơ hội giao tiếp và rèn luyện giao tiếp tốt.
Những KKTL đó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động giao tiếp của
17
sinh viên năm nhất, làm cản trở quá trình giao tiếp hiệu quả. Ảnh hưởng của
những KKTL tới hoạt động giao tiếp của sinh viên năm nhất biểu hiện ở một số
điểm sau đây:
- Là hàng rào ngăn cản, làm giảm tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
sinh viên trong quá trình giao tiếp.
- Làm cho sinh viên khó vượt qua những khó khăn trong quá trình giao tiếp
của mình.
- Làm cho các em sinh viên cảm thấy mất tự tin khi tiến hành hoạt động
giao tiếp.
- Làm cho các em không phát huy được hết khả năng thật sự của bản thân,
thiếu chủ động, sáng tạo trong giao tiếp.
- Ngăn cản việc hình thành những kỹ năng giao tiếp hiệu quả của sinh viên.
- Gây trở ngại đối với việc hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết
đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên,
Vì những ảnh hưởng tiêu cực của những KKTL đến kết quả giao tiếp hiệu
quả nêu trên, cho nên trong quá trình tổ chức hoạt động giao tiếp cho sinh viên năm
nhất Học viện Quản lý giáo dục cần giúp cho các em nhận thức rõ những KKTL đó
và có biện pháp phù hợp để giúp các em khắc phục, hạn chế ảnh hưởng của những
KKTL đối với hoạt động giao tiếp nói chung và hình thành những kỹ năng giao tiếp
hiệu quả nói riêng.
Tóm lại: KKTL xuất hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong
đó có KKTL trong giao tiếp của sinh viên năm nhất Học viện Quản lý giáo dục.
KKTL trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện sự không phù hợp
giữa nhận thức, xúc cảm- tình cảm và hành vi ứng xử của cá nhân với nội dung, đối

tượng, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp, làm cản trở hoạt động giao tiếp hiệu quả.
Có nhiều yếu tố gây nên KKTL, khi xuất hiện KKTL sẽ làm giảm hiệu quả hoạt
động giao tiếp của sinh viên.
18
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích nhằm xây dựng một qui trình nghiên cứu khoa học, hợp lý,
đồng thời lựa chọn và phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau phù hợp với
đối tượng nghiên cứu, để phát hiện thực trạng KKTL trong giao tiếp của SV năm
nhất HV QLGD, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đồng thời, trên cơ sở đó
đề xuất một số biện pháp, ý kiến, nhằm giúp nâng cao khả năng giải quyết những
KKTL trong giao tiếp của SV năm nhất HV QLGD để giúp các em giao tiếp hiệu
quả hơn và thành công trong học tập và cuộc sống.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này qua những giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 09 /2013 đến tháng 11/2013, tiến hành nghiên cứu tài
liệu để hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài như: lịch sử
nghiên cứu, các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
Mục đích:
Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu, xây dựng hệ thống những vấn đề lý
luận để làm cơ sở và công cụ cho giai đoạn nghiên cứu sau này.
Nội dung:
- Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan, đặc biệt là những khái niệm
công cụ của đề tài nghiên cứu, từ đó có cơ sở xây dựng phương pháp
nghiên cứu của đề tài.
Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2013 đến tháng 02/2014, tiến hành khảo sát thực
trạng KKTL trong giao tiếp của SV năm nhất HV QLGD và nguyên nhân thực

trạng. Trên cơ sở đó điều tra thu thập thông tin, từ đó kiến nghị biện pháp nhằm
khắc phục bớt KKTL trong giao tiếp thường gặp.
Giai đoạn nghiên cứu này được thể hiện qua những bước sau:
19
Bước 1: Điều tra sơ bộ trên 45 SV nhằm sơ bộ tìm hiểu những KKTL trong
giao tiếp của SV, tìm hiểu nguyên nhân gây nên KKTL đó.
Để thăm dò chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến, gồm hệ thống câu hỏi
(phụ lục 1). Kết quả thu được từ điều tra thăm dò cho chúng tôi những thông tin làm
căn cứ để xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến ở lần điều tra tiếp theo, chính thức trên
toàn bộ khách thể nghiên cứu.
Bước 2: Điều tra lần 2
• Điều tra SV:
Mục đích của lần điều tra này nhằm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây
ra những KKTL trong giao tiếp của SV năm nhất HV QLGD; đồng thời tìm hiểu ý
kiến của SV về những biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của KKTL khi giao tiếp
để giao tiếp của SV diễn ra hiệu quả hơn.
Phiếu điều tra trưng cầu ý kiến lần 2 được xây dựng trên cơ sở phân tích,
tổng hợp kết quả điều tra lần 1, cùng với những nghiên cứu về mặt lý luận của các
tác giả, với hệ thống câu hỏi đóng và mở đã tạo điều kiện cho người trả lời có thể
lựa chọn đáp án và nêu ý kiến, nhận định của bản thân về vấn đề nghiên cứu.
• Điều tra GV:
Mục đích là lấy ý kiến của GV về những vấn đề có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu như: ý kiến của GV về thái độ, tinh thần- thái độ của SV khi giao tiếp,
việc rèn luyện kỹ năng, những KKTL mà SV gặp phải, ý kiến của GV về biệp pháp
tác động nhằm hạn chế KKTL cho SV trong giao tiếp.
Bước 3: Xử lý kết quả điều tra
- Để tìm hiểu thực trạng KKTL trong giao tiếp của SV năm nhất HV QLGD
chúng tôi dùng câu hỏi số 8 trong phiếu điều tra (phụ lục 2). Kết quả thu được
chúng tôi sử dụng toán thống kê để tổng hợp theo tần số xuất hiện của KKTL trên
tổng số khách thể nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả thống kê, chúng tôi đánh giá và

rút kết luận cần thiết.
- Để tìm hiểu nguyên nhân gây KKTL khi giao tiếp của SV, chúng tôi sử
dụng câu hỏi số 13 trong phiếu điều tra(phụ lục 2).
- Để tìm hiểu SV đã sử dụng biện pháp tác động nhằm giảm bớt KKTL khi
giao tiếp chúng tôi sử dụng câu hỏi số 14 (phụ lục 2).
20
Giai đoạn 3: Viết bản thảo và hoàn chỉnh báo cáo. Thời gian thực hiện từ
tháng 02/2014 đến tháng 03/2014.
2.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Chúng tôi chọn 237 SV năm nhất HV QLGD thuộc 3 Khoa. Trong đó, Khoa
Giáo dục 97 SV; Khoa Quản lý 95 SV; Khoa CNTT 45 SV. Một số đặc điển của
khách thể nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu
STT Khách thể NC Tổng số
Trong đó
Nam Nữ
01 Khoa Giáo dục 97 08 89
02 Khoa Quản lý 95 20 75
03 Khoa Công nghệ thông tin 45 13 32
Tổng số 237 41 196
2.4. Các phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây là nhóm phương pháp dùng để thu thập thông tin khoa học dựa trên cơ
sở phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa nghiên cứu các văn bản, tài liệu,
các kinh nghiệm đã có bằng các thao tác tư duy lôgic để rút ra kết luận khoa học cần
thiết xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
Mục đích: Tích lũy tri thức lý luận về giao tiếp, về KKTL, KKTL của SV
trong giao tiếp. Từ đó, xây dựng khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu những vấn đề thực tiễn.
2.4.2. Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Trong đề tài này
quan sát được chúng tôi sử dụng làm phương pháp bổ trợ nhằm thu thập những
thông tin thực tế về:
- Thái độ, tính tích cực của SV và tập thể SV trong hoạt động giao tiếp.
- Các hình thức tổ chức, cách tiến hành giao tiếp.
- Hoạt động giao tiếp của SV trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, anh chị
khóa trên nhằm tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải,
phát hiện những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra những
KKTL ở SV năm nhất trong hoạt động giao tiếp.
21
Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi tiến hành quan sát biểu hiện của
một số KKTL ở SV thông qua dự giờ một số tiết học. Ngoài ra chúng tôi còn tiến
hành quan sát SV trong các hoạt động ngoại giờ lên lớp khác, các hoạt động khác
của SV. Các thông tin thu thập được trong khi quan sát được ghi chép đầy đủ và
được xử lý nhằm bổ sung cho những kết quả thu được qua phương pháp điều tra
viết.
2.4.3. Phương pháp đàm thoại
Đây là phương pháp thu thập thông tin, phân tích những phản ứng bằng lời
của SV, GV và cán bộ quản lý diễn ra trong cuộc trò chuyện với mục đích mà người
nghiên cứu đã xác định.
Chúng tôi tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp với SV, GV và cán bộ quản
lý trên tinh thần cởi mở, thân thiện, cầu thị nhằm mục đích thu thập ý kiến của các
đối tượng này về KKTL của SV trong giao tiếp, về nhận thức, thái độ, tính tích cực
của SV,
Trong và sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, chúng tôi tiến hành ghi lại các ý
kiến của người trò chuyện, tổng hợp các ý kiến để bổ sung kết quả nghiên cứu của
các phương pháp khác.
2.4.4. Phương pháp điều tra viết
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Chúng tôi xây dựng hệ
thống câu hỏi (đóng và mở) bằng văn bản và tiến hành điều tra trên 237 SV và một

số GV giảng dạy TLH và GDH.
* Mục đích: Mục đích của phương pháp này là thu thập thông tin về đối
tượng nghiên cứu với những nội dung bao gồm:
- Tìm hiểu nhận thức của SV về vai trò, tác dụng của hoạt động giao tiếp.
- Tìm hiểu thái độ, tính tích cực của SV đối với hoạt động giao tiếp.
- Tìm hiểu thực trạng biểu hiện của những KKTL mà SV gặp phải trong giao
tiếp và những nguyên nhân gây nên những KKTL đó ở SV.
- Thu thập những ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc tổ chức các hoạt
động cho SV có cơ hội giao tiếp.
* Tổ chức điều tra:
22
Kế hoạch điều tra được tiến hành chặt chẽ, có trình tự và chuẩn bị chu đáo
các điều kiện, phương tiện, thời gian. Nghiệm thể được hướng dẫn cụ thể.
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với hệ thống câu hỏi có nội dung bổ trợ cho
nhau, rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời, có hướng dẫn trả lời cho từng câu hỏi. Chúng tôi
sử dụng 2 loại phiếu điều tra, một loại giành cho SV năm nhất HVQLGD là khách
thể nghiên cứu, một loại giành cho GV trực tiếp giảng dạy nhằm thu thập ý kiến của
họ về một số vấn đề liên quan đến đề tài (phụ lục 2, 3).
* Điều tra SV:
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
xây dựng phiếu điều tra theo 2 bước:
Bước 1: Sử dụng các câu hỏi đóng và mở điều tra thăm dò trên 45 SV nhằm
tìm hiểu những KKTL của SV trong giao tiếp, nguyên nhân gây ra những KKTL đó
cũng như một số biện pháp nhằm hạn chế những KKTL.
Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra, về cơ bản là câu hỏi đóng, các
câu hỏi này được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu khảo sát lần một để tìm hiểu thực
trạng KKTL của SV, phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi.
- Cách tiến hành:
+ Nghiệm viên nhắc lại mục đích, yêu cầu.
+ Phát phiếu điều tra cho SV và hướng dẫn SV trả lời, yêu cầu SV có thể

điền đầy đủ những thông tin cơ bản về cá nhân.
+ Yêu cầu SV có thái độ nghiêm túc, trả lời đầy đủ, chân thực những câu hỏi.
Trược tiếp hướng dẫn SV cách trả lời và giải quyết các thắc mắc của SV.
* Điều tra trên GV:
Mục đích là lấy ý kiến của GV về những vấn đề có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu như: Ý kiến của GV về nhận thức, thái độ, tinh thần của SV trong giao
tiếp, những KKTL mà SV thường gặp và nguyên nhân của nó; những biện pháp để
giúp SV hạn chế, khắc phục những KKTL đó (phụ lục 2).
* Xử lý kết quả điều tra:
- Đánh giá thực trạng KKTL ở SV trong giao tiếp chúng tôi dùng câu hỏi số
8 trong phiếu điều tra (phụ lục 2). Kết quả thu được chúng tôi sử dụng toán thống
23
kê để tổng hợp theo tần số xuất hiện của KKTL trên tổng số khách thể nghiên cứu.
Căn cứ vào kết quả thống kê, chúng tôi đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết.
- Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra những KKTL, chúng tôi sử dụng câu hỏi
số 13 trong phiếu điều tra (phụ lục 2). Ở đây chúng tôi tập hợp được 14 nguyên
nhân chủ quan và 11 nguyên nhân khách quan, yêu cầu SV đánh dấu cộng vào ô
phù hợp với bản thân ở 3 mức độ: "ảnh hưởng nhiều”; "ảnh hưởng ít"và "không ảnh
hưởng”.
- Kết quả thu được xử lý bằng cách chấm điểm:
+ Ảnh hưởng nhiều: 3 điểm
+ Ảnh hưởng ít: 2 điểm
+ Không ảnh hưởng: 1 điểm
- Để tìm hiểu SV đã sử dụng biện pháp tác động nào nhằm giảm bớt KKTL
trong giao tiếp chúng tôi sử dụng câu hỏi số 14 (phụ lục 2), chúng tôi tập hợp được
9 cách khắc phục và thể hiện ở 3 mức "thường xuyên”; "đôi khi"và "không bao
giờ”.
- Kết quả xử lý bằng cách chầm điểm:
+ Mức độ "thường xuyên”: 3 điểm
+ Mức độ "đôi khi”: 2 điểm

+ Mức độ "không bao giờ”: 1 điểm.
Sử dụng toán thống kê tập hợp điểm của từng nguyên nhân làm cơ sở để
đánh giá và rút ra kết luận.
24
Chương 3
THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
3.1. Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp của SV năm nhất HVQLGD
3.1.1. Nhận thức của SV năm nhất HVQLGD về KKTL trong giao tiếp
Để tìm hiểu SV năm nhất HVQLGD đánh về những KKTL trong giao tiếp,
chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3(phụ lục 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nhận thức của SV năm nhất HVQLGD về KKTL trong giao tiếp
Khoa Giáo dục Quản lý CNTT Chung
Mức độ SL % SL % SL % SL %
Có 91 93,81 81 85,26 43 95,56 215 90,72
Không 06 6,19 14 14,74 02 4,44 22 9,28
Qua bảng trên ta thấy: 90,72% (215/ 237) số SV được điều tra gặp KKTL
trong giao tiếp. Trong đó, Khoa: GD, CNTT có tỷ lệ trên 90% và riêng Khoa QL có
tỷ lệ dưới 90% (85,26%), không có sự khác biệt nhiều trong nhận thức về KKTL
giữa ba Khoa, điều đó chứng tỏ rằng SV năm nhất HV QLGD đều gặp KKTL trong
giao tiếp.
Khi trò chuyện, phỏng vấn một số SV và qua kết quả điều tra bằng bảng
hỏi(xem phụ lục), cho thấy hầu hết SV được hỏi đều chưa hiểu một cách đầy đủ,
cặn kẽ về KKTL, chẳng hạn SV Nguyễn Thị M. N (SV năm nhất Khoa GD) cho
rằng "KKTL trong giao tiếp của SV là việc chưa biết cách trình bày vấn đề giao tiếp
như thế nào để đối tượng giao tiếp nghe và hiểu vấn đề mình muốn trình bày”, SV
Ngô Thị X (SV năm nhất Khoa CNTT) cho rằng: "KKTL trong giao tiếp của SV là
sự xuất hiện những yếu tố tâm lý tiêu cực khi giao tiếp như: ngại ngùng, xấu hổ,
đỏ mặt, hay SV Vũ Thành Đ (SV năm nhất Khoa QL) cho rằng: "KKTL trong
giao tiếp của SV là việc không biết vận dụng những kỹ năng giao tiếp để đạt hiệu

quả cao”.
Vậy hầu hết SV chưa hiểu đúng và đầy đủ về KKTL trong giao tiếp, tuy
nhiên các em cũng đã nhận thức được những KKTL mà các em gặp phải trong giao
tiếp, đổng thời đánh giá được mức độ KKTL của bản thân.
3.1.2. Thực trạng KKTL của SV trong giao tiếp
25

×