Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Vận dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào việc phát thiện trẻ có khó khăn tâm lý tại trường mầm non Sơn Ca – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.75 KB, 84 trang )

HC VIN QUN Lí GIO DC
KHOA GIO DC
_____________

______________
BO CO TNG KT
TI NGHIấN CU KHOA HC CA SINH VIấN
VậN DụNG Bộ CHUẩN PHáT TRIểN TRẻ EM 5 TUổI
VàO VIệC PHáT HIệN TRẻ Có KHó KHĂN TÂM Lý
TạI TRƯờNG MầM NON SƠN CA - QUậN HOàNG MAI - Hà NộI
Mó s:
Ging viờn hng dn
TS. Nguyn Minh c
Ch nhim ti
Mai Th Tho
Xỏc nhn ca c quan ch trỡ ti
(ký, h tờn, úng du)
H Ni, 5/2015
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. Nguyễn Thị Thanh Loan
2. Hà Trung Hiền
3. Nguyễn Doãn Mỹ Linh
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. Học viện Quản lý giáo dục - 31 Phan Đình Giót - Thanh Xuân -
Hà Nội
2. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục, Khoa Giáo
dục - Học viện Quản lý giáo dục.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGDĐT: Bộ giáo dục đào tạo
HS: Học sinh
KK: Khó khăn


TB: Trung bình
TT: Thông tư
TS: Tiến sĩ
STT: Số thứ tự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Giới hạn của đề tài 2
6. Phương pháp nghiên cứu 2
7. Cấu trúc của đề tài 3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học 4
1.1.2. Sách, báo, tạp chí 4
1.2. Một số khái niệm 4
1.2.1. Vận dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 4
1.2.2. Khó khăn tâm lý 5
1.2.3. Trẻ có khó khăn tâm lý 6
1.2.4. Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 6
1.3. Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 7
1.3.1. Mục đích của Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 7
1.3.2. Cấu trúc của Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 7
1.3.3. Khái quát nội dung Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi 8
1.4. Tổng hợp khung lý thuyết để nghiên cứu đề tài 11
1.4.1. Khó khăn tâm lý trong lĩnh vực phát triển thể chất 11
1.4.2. Khó khăn tâm lý trong lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội 12

1.4.3. Khó khăn tâm lý trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp 15
1.4.4. Khó khăn tâm lý trong lĩnh vực phát triển nhận thức 17
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 21
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 22
2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 22
2.2. Tiến trình nghiên cứu 23
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị 23
2.2.2. Giai đoạn tiến hành nghiên cứu chính thức 23
2.2.3. Giai đoạn tổng hợp kết quả và hoàn thiện đề tài 23
2.3. Quy trình đánh giá trẻ theo Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 25
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 26
2.4.3. Phương pháp thống kê trong toán học 32
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 33
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Xây dựng khung quan sát của nhà tâm lý 34
3.2. Quan sát của giáo viên trên lớp nhằm sàng lọc trẻ có khó khăn 39
3.3. Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi 40
3.3.1. Chân dung tâm lý trẻ Lê Phong 44
3.3.2. Chân dung tâm lý trẻ Vũ Minh 46
3.4. Đề xuất biện pháp can thiệp 49
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1. Kết luận 59
2. Kiến nghị đối với trường mầm non Sơn Ca 60
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Các chỉ số, minh chứng và nhận xét khó khăn 34
Bảng 3.2. Các biểu hiện khó khăn tâm lý thường gặp của trẻ 39
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi 40
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá chi tiết trẻ Lê Phong 44
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá chi tiết trẻ Vũ Minh 46
Bảng 3.6. Biện pháp can thiệp các khó khăn tâm lý của trẻ 50
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: VẬN DỤNG BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI VÀO
VIỆC PHÁT HIỆN TRẺ CÓ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
SƠN CA – QUẬN HOÀNG MAI - HÀ NỘ
- Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thảo
- Lớp: TLGD – K5B Khoa: Giáo Dục Năm thứ: 4/4
- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Đức.
2. Mục tiêu đề tài: Vận dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để phát hiện trẻ có
khó khăn tâm lý tại trường mầm non Sơn Ca - quận Hoàng Mai – Hà Nội, nhằm
phát triển toàn diện cho trẻ.
3. Tính mới và sáng tạo: Là đề tài khoa học sinh viên đầu tiên của Học Viện
nghiên cứu về việc vận dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào việc phát hiện
trẻ có khó khăn tâm lý.
4. Kết quả nghiên cứu: Xây dựng được cơ sở lí luận, tiến hành đánh giá và phân
tích tổng hợp các kết quả đạt được. Được cụ thể hóa trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài được thực hiện có đóng góp trong việc vận dụng bộ chuẩn phát triển
trẻ em 5 tuổi vào việc phát hiện trẻ có khó khăn tâm lý tại các trường mầm non trên

cả nước.
6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài : Kết quả
nghiên cứu được công bố kết quả tại hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Học
viện Quản Lý giáo dục.
Ngày tháng 5 năm 2015
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:







Xác nhận của khoa giáo dục GV hướng dẫn
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Mai Thị Thảo
Sinh ngày: Ngày 6 tháng 6 năm 1993
Nơi sinh: Thôn Bồ Vi – xã Khánh Thịnh – huyện Yên Mô
tỉnh Ninh Bình.
Lớp: TLGD – K5B Khóa: 5
Khoa: Giáo Dục
Địa chỉ liên hệ : Thôn Bồ Vi – thị trấn Yên Thịnh – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 01672697361
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:

Ngành học: Tâm lý học giáo dục Khoa: Giáo dục
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: - Kỳ 1 : Đạt tổng điểm 7.4 - Nhận học bổng khá
- Kỳ 2 : Đạt tổng điểm 7.55 - Nhận học bổng khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Tâm lý học giáo dục Khoa: Giáo dục
Kết quả xếp loại học tập: khá
Sơ lược thành tích: - Kỳ 1 : Đạt tổng điểm 7.8 - Nhận học bổng khá.
- Kỳ 2 : Đạt tổng điểm 8.0 - Nhận học bổng giỏi
* Năm thứ 3:
Ngành học: Tâm lý học giáo dục Khoa: Giáo dục
Ảnh 4x6
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích: - Kỳ 1 : Đạt tổng điểm 8.04 – Nhận học bổng giỏi.
- Kỳ 2 : Đạt tổng điểm 8.56 – Nhận học bổng giỏi.
* Năm thứ 4 :
Ngành học: Tâm lý học giáo dục Khoa: Giáo dục.
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích: - Kỳ 1 : Đạt tổng điểm 7.9
Ngày tháng 5 năm 2015
Xác nhận của khoa giáo dục


Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
Mai Thị Thảo
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế khoa học kỹ thuật, hiện nay trẻ em
gặp khó khăn tâm lý ngày càng tăng với nhiều biểu hiện và rối nhiễu như: Tự

kỷ, trầm cảm, tăng động giảm chú ý Việc phát hiện các khó khăn tâm lý này
vẫn còn rất nhiều khó khăn và chưa được chú trọng, thường phát hiện ra khi
trẻ đã có những biểu hiện nặng. Do vậy can thiệp và trị liệu muộn hơn và gặp
nhiều khó khăn hơn.
Năm 2010 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư số 23/2010/TT-
BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo về việc ban
hành quy định Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bao gồm 28 chuẩn, 120 chỉ
số trên 4 lĩnh vực là : lĩnh vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triển tình cảm
và quan hệ xã hội, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, lĩnh vực phát
triển nhận thức. Đây là bộ công cụ chuẩn để gia đình và nhà trường làm căn
cứ đánh giá mức độ phát triển của trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên hiện nay nhiều bậc
phụ huynh vẫn chưa biết đến bộ công cụ này và cũng chưa biết cách vận dụng
cho con em họ. Tại trường mầm non Sơn Ca chỉ có một số giáo viên biết đến
Bộ Chuẩn này nhưng việc vận dụng bộ công cụ còn chưa được chú trọng và
triển khai tại trường.
Việc vận dụng Bộ Chuẩn phát triển 5 tuổi để đánh giá sự phát triển của
trẻ sẽ giúp phát hiện một cách kịp thời trẻ có khó khăn tâm lý trên cơ sở đó
kịp thời can thiệp phù hợp cho trẻ, hoặc có các kế hoạch dự phòng tâm lý đối
với trẻ. Giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “VẬN DỤNG
BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI VÀO VIỆC PHÁT HIỆN TRẺ
CÓ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TẠI TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA – QUẬN
HOÀNG MAI - HÀ NỘI”, nhằm cải thiện thực trạng trên góp phần nâng cao
quá trình phát triển tâm lý cho trẻ.
1
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để phát hiện trẻ có khó
khăn tâm lý tại trường mầm non Sơn Ca - quận Hoàng Mai – Hà Nội, nhằm
phát triển toàn diện cho trẻ.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn tâm lý của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non Sơn Ca – quận
Hoàng Mai – Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên 15 trẻ 5 tuổi tại trường mầm non Sơn Ca – Quận
Hoàng Mai – Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
Tổng thuật cơ sở lý luận của việc vận dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em
5 tuổi vào việc phát hiện trẻ có khó khăn tâm lý tại trường mầm non Sơn Ca–
Quận Hoàng Mai – Hà Nội.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
Tiến hành vận dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào việc phát
hiện trẻ có khó khăn tâm lý tại trường mầm non Sơn Ca – Quận Hoàng Mai –
Hà Nội.
5. Giới hạn của đề tài
5.1. Nghiên cứu 15 trẻ 5 tuổi tại trường mầm non Sơn Ca – Quận Hoàng Mai
– Hà Nội.
5.2. Thời gian nghiên cứu: 8 tháng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
2
6.2.2. Phương pháp quan sát
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
6.3.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
6.3.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
6.3.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
6.3. Phương pháp thống kê trong toán học

7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo và phần kết luận, nội
dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng luôn dành được sự
quan tâm của các nhà khoa học, các tác giả. Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
từ khi chính thức ban hành đã có một số nhà khoa học nghiên cứu. Trong
phạm vi nguồn thông tin tiếp cận được chúng tôi đã tìm hiểu được những tài
liệu, nghiên cứu liên quan đến từng khía cạnh của nội dung đề tài cụ thể:
1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
Nguyễn Thị Kim Anh, Thử nghiệm Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại
thành phố Hồ Chí Minh/ trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Thành phố
Hồ Chí Minh.
1.1.2. Sách, báo, tạp chí
Nguyễn Thị Kim Anh, Quy trình xây dựng và sử dụng bộ công cụ theo
dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh
dựa trên Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Việt Nam; Tạp chí khoa học – Đại
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 57/2014.
Phan Lan Anh, Trần Thu Hòa, Hướng dẫn sử dụng và đánh giá trẻ theo
Bộ Chuẩn phát triển 5 tuổi, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Phan Lan Anh, Tăng cường năng lực kiểm tra đánh giá của giáo viên:
Dành cho giáo viên mầm non, Đại học sư phạm Hà Nội.
Như vậy trong phạm vi tìm hiểu tôi thấy rằng việc vận dụng Bộ Chuẩn
phát triển trẻ em 5 tuổi để đánh giá sự phát triển và phát hiện khó khăn tâm lý

của trẻ chưa được nghiên cứu nhiều cho thấy sự cần thiết của đề tàì.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Vận dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Theo từ điển tiếng việt tại một số trang web như Soha Tra từ, rộng mở
tâm hồn, từ điển.com, vận dụng là một động từ có nghĩa là đem những tri thức
đã học áp dụng vào thực tiễn. Đồng nghĩa với từ áp dụng, ứng dụng.
4
Như vậy “vận dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nghĩa là đem
những tri thức, lý luận của Bộ Chuẩn phát triển 5 tuổi áp dụng vào thực tiễn,
nhằm đạt được kết quả nhất định”.
1.2.2. Khó khăn tâm lý
Một số từ điển tiếng việt cho rằng khó khăn có nghĩa là có nhiều trở
ngại, thiếu thốn đòi hỏi nhiều nỗ lực. Bên cạnh đó một số từ điển tiếng Anh
Việt thì các từ “Hard” hoặc “Difficult” cũng đều dùng để chỉ khó khăn gay go
đòi hỏi nhiều nỗ lực.
Như vậy “khó khăn có thể hiểu là những trở ngại cản trở hoạt động
đòi hỏi con người phải nỗ lực để vượt qua để không đi chệch hướng về mục
tiêu đã đề ra”.
Trong tâm lý học một số tác giả lại sử dụng thuật ngữ “hàng dào tâm
lý”, “cản trở tâm lý”, “ngăn cản tâm lý” để chỉ khó khăn tâm lý.
Theo từ điển tâm lý do Vũ Dũng chủ biên hàng dào tâm lý là trạng thái
tâm lý thể hiện tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực
hiện hành động [4].
Tác giả Nguyễn Xuân Thức định nghĩa, khó khăn tâm lý là sự không
phù hợp giữa đặc điểm tâm lý và hành vi ứng xử của nhân cách với nội dung,
đối tượng, hoàn cảnh hoạt động của chủ thể, được biểu hiện ở các dấu hiệu:
nhận thức – thái độ và hành vi ứng xử.
Tác giả Lê Đức Phúc quan niệm: Khó khăn tâm lý là trở ngại, rào cản
tâm lý xuất hiện khi cá nhân hay nhóm không thể thực hiện có kết quả hoạt
động nào đó theo yêu cầu khách quan về mong đợi chủ quan.

Như vậy khó khăn tâm lý là những trở ngại về tâm lý, do yếu tố tâm lý
tạo nên. Hay là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động
của chủ thể, gây cản trở và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả
hoạt động.
5
1.2.3. Trẻ có khó khăn tâm lý
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa, sức khỏe là trạng thái
không bệnh tật và có sự ổn định về sức khỏe thể chất và tâm thần. Điều này
cho thấy, một đứa trẻ khỏe mạnh không chỉ cần tăng trưởng tốt về chiều cao
cân nặng mà còn phải có một trí tuệ tương ứng với lứa tuổi. Theo tác giả Lê
Khanh khi một đứa trẻ có thái độ đáp ứng hoặc hành vi không bình thường,
không phù hợp với cách ứng xử như những đứa trẻ khác cùng độ tuổi, trẻ có
hạn chế về giác quan, về vận động là những trẻ có khó khăn tâm lý. Trẻ có
khó khăn chia làm 2 loại: trẻ có khó khăn về mặt thực thể và trẻ có khó khăn
về tâm lý [7].
Như vậy trẻ có khó khăn tâm lý là trẻ không bị khuyết tật về cơ thể
nhưng lại có những tổn thương về mặt thần kinh trí tuệ, tạo ra nhưng trở ngại
về mặt nhận thức và thiết lập các mối quan hệ xã hội. Hay trẻ có khó khăn
tâm lý là trẻ bị thiếu hụt các phẩm chất tâm lý của cá nhân thể hiện ở chỗ cá
nhân đã có những phẩm chất tâm lý cần thiết cho hoạt động nhưng những
phẩm chất tâm lý này chưa phù hợp hoặc mức độ các loại các phẩm chất tâm
lý chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động. Do đó cá nhân gặp khó khăn khi
tiến hành hoạt động [6].
1.2.4. Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Theo tác giả Phan Lan Anh Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ đối
chiếu để hướng theo đó mà đi. Chuẩn phát triển trẻ em là những mong đợi
về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục. Là
những kì vọng hợp lý của quốc gia đối với trẻ em tại một giai đoạn nhất
định. Là xu hướng chung của các nước trên thế giới nhằm nâng cao và giám
sát chất lượng giáo dục. Là cơ sở để thiết kế và điều chỉnh chương trình giáo

dục [2].
6
Như vậy từ những ý kiến trên có thể thấy chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
là những mong đợi về những gì trẻ em 5 tuổi nên biết và có thể làm được dưới
tác động của giáo dục.
1.3. Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
1.3.1. Mục đích của Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Thứ 1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp
một. Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội
dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo
dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Mặt khác là cơ sở để xây dựng bộ
công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Thứ 2. Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là căn cứ để xây dựng chương
trình, tài liệu tuyên truyền hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển
của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội. Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về vai trò, lợi ích
của Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi với việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên
cạnh đó giới thiệu kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo các chỉ số đã lựa
chọn. Hướng dẫn cho cha mẹ có những mong muốn hợp lý với trẻ đồng thời
gợi ý cho cha mẹ thực hiện các hoạt động giáo dục trong gia đình để đạt được
các chỉ số của Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi [2].
1.3.2. Cấu trúc của Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi bao gồm các chuẩn về sự phát triển
của trẻ 5 tuổi theo 4 lĩnh vực là: Lĩnh vực phát triển thể chất; lĩnh vực phát
triển tình cảm và quan hệ xã hội; lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp;
lĩnh vực phát triển nhận thức. Bao gồm 28 chuẩn và 120 chỉ số. Trong đó
chuẩn là những yêu cầu về năng lực mà chúng ta mong muốn trẻ biết và có
7

thể làm được. Chỉ số là sự cụ thể hóa của chuẩn, mô tả những nhận biết, kỹ
năng hay hành vi của trẻ có thể quan sát được [1].
1.3.3. Khái quát nội dung Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
1.3.3.1. Lĩnh vực phát triển thể chất
Ở lĩnh vực phát triển thể chất gồm có 6 chuẩn, 26 chỉ số trong đó quan
tâm đến việc trẻ có thể kiểm soát vận động các nhóm cơ lớn như cơ lớn của
chân trong việc: bật xa, nhảy trên cao xuống, trèo cầu thang, cơ lớn tay trong
việc: ném bóng và bắt bóng. Bên cạnh kiểm soát vận động cơ lớn còn có kiểm
soát vận động các nhóm cơ nhỏ đó là sự vận động khéo léo của các cơ ngón
tay trong việc: cầm bút tô màu, sử dụng kéo cắt, dán hình Trong lĩnh vực
thể chất cũng quan tâm đến việc trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ
thăng bằng khi vận động như việc đi thăng bằng trên ghế thể dục hay nhảy lò
cò Bên cạnh đó trẻ còn biết thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của
cơ thể trong việc: chạy liên tục hay tham gia hoạt động không mệt mỏi. Ngoài
ra còn đề cập đến việc trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh
dưỡng. Tức là trẻ có những hiểu biết về vấn đề tự phục vụ và chăm sóc bản
thân như: Tự rửa tay, tự rửa mặt, chải đầu Trong chuẩn 6 đề cập đến việc trẻ
có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân, tức là việc trẻ biết và tránh xa
những nơi, những đồ vật, những người có thể gây nguy hiểm đối với trẻ. Như
vậy trong lĩnh vực phát triển thể chất quan tâm đến việc kiểm soát vận động
các cơ lớn, các cơ nhỏ, vận động thăng bằng; sức dẻo dai cơ thể; vấn đề tự
phục vụ cá nhân và vấn đề tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm.
1.3.3.2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội gồm có 7 chuẩn và 34
chỉ số. Tập trung trên 2 nội dung chính đó là những vấn đề xoay quanh chính
bản thân trẻ, những người xung quanh và mối quan hệ xã hội của trẻ hay
chính là sự tương tác của trẻ với người khác. Trong đó những vấn đề về chính
bản thân trẻ bao gồm việc trẻ nhận thức được chính bản thân mình: thông tin
8
về bản thân, khả năng, sở thích bản thân; trẻ tin tưởng vào khả năng của bản

thân; đặc biệt trẻ biết thể hiện cảm xúc của chính mình, đồng cảm với người
khác, và kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
Trong nội dung thiết lập mối quan hệ xã hội của trẻ bao gồm việc: trẻ
có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn tức là việc trẻ hòa đồng với
mọi người, chủ động trong giao tiếp, giúp đỡ người khác Bên cạnh đó trẻ thể
hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. Sự hợp tác thể hiện bắt
đầu từ việc lắng nghe, trao đổi ý kiến, thể hiện đoàn kết, nhận phân công
nhiệm vụ và thực hiện tới cùng hiệm vụ đó. Trẻ có các hành vi thích hợp
trong ứng xử xã hội như: thói quen chào hỏi mọi người, hành vi đúng với môi
trường cũng như nhận ra và phê phán những hành vi không đúng với môi
trường. Ngoài ra trẻ thể hiện sự tôn trọng đối với người khác trong việc biết
và chấp nhận những khả năng và sở thích riêng của người khác và quan tâm
đến sự công bằng trong nhóm chơi.
1.3.3.3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp gồm có 6 chuẩn và 31 chỉ số.
Trong đó tựu chung lại quan tâm đến bốn vấn đề cơ bản của ngôn ngữ và giao
tiếp đó là: nghe, nói, đọc, viết. Đầu tiên đó là vấn đề nghe hiểu lời nói của trẻ
biểu hiện trong việc nhận ra trạng thái biểu cảm trong lời nói, thực hiện các
yêu cầu, hiểu nghĩa của từ cũng như nghe hiểu nội dung của chuyện, thơ
Trong vấn đề nói của trẻ Bộ Chuẩn đề cập đến việc trẻ sử dụng lời nói để giao
tiếp và bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình. Ngoài ra còn thể hiện trong việc trẻ
thực hiện các quy tắc thông thường trong giao tiếp như: lắng nghe, chờ đợi
đến lượt, chào hỏi, không chửi tục nói bậy Đối với vấn đề đọc đầu tiên thể
hiện ở việc trẻ hứng thú đối với việc đọc thông qua việc gìn giữ và yêu quý
sách; ngoài ra trẻ còn có một số hành vi ban đầu của việc đọc. Đối với vấn đề
viết, trẻ phải biết thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết như việc: trẻ
9
bắt chước hành vi viết, sao chép chữ, biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải
và từ trên xuống dưới
1.3.3.4. Lĩnh vực phát triển nhận thức

Lĩnh vực phát triển thể chất gồm 9 chuẩn và 29 chỉ số. Trong đó tập
trung vào năm nội dung chính.
Một là nhận thức về môi trường. Trong đó trẻ thể hiện một số hiểu biết
về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong nhận biết về môi trường
tự nhiên Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi đề cập đề một số nội dung
chính như: nhận biết các nhóm động vật, thực vật cũng như quá trình phát
triển của chúng, nhận biết các mùa trong năm và dự đoán được các hiện tượng
thiên nhiên. Nhận biết về môi trường xã hội bao gồm việc trẻ phân loại các đồ
dùng, nhận biết các địa điểm cũng như một số nghề phổ biến.
Hai là nhận thức về âm nhạc và tạo hình (mỹ thuật). Đối với nhận thức
về âm nhạc Bộ Chuẩn quan tâm nhiều đến cảm nhận giai điệu của bài hát và
hát đúng giai điệu. Còn nhận thức về tạo hình chú trọng đến việc trẻ tạo ra
một sản phẩm đơn giản từ các chất liệu khác nhau và nói được những ý tưởng
trong các sản phẩm của mình.
Ba là nhận thức về toán học, trong đó có nhận thức về số, về độ dài, và
về hình học, định hướng không gian, thời gian. Đối với nhận thức về số gồm
các chỉ số liên quan chủ yếu đến việc nhận biết số và lượng trong phạm vi 10,
cũng như việc đo chiều dài và nói được kết quả đo. Nhận thức về hình học và
định hướng không gian bao gồm nhận biết các hình khối và xác định vị trí của
vật so với vật khác. Nhận thức về thời gian gồm các hiểu biết sơ đẳng nhất về
thời gian: các thứ trong tuần, phân biệt quá khứ, hiện tại, tương lai, cũng như
việc làm quen với xem ngày và giờ.
Bốn là việc trẻ ham hiểu biết và khả năng suy luận, thể hiện trong việc
đặt câu hỏi và những hứng thú khi khám phá các sự vật, hiện tượng xung
quanh cũng như các giải thích vấn đề nào đó.
10
Năm là trẻ thể hiện khả năng sáng tạo trong việc như: đặt tên mới cho
đồ vật, thể hiện các ý tưởng mới, hay đơn giản là kể chuyện theo cách mới
1.4. Tổng hợp khung lý thuyết để nghiên cứu đề tài
Dựa trên những yêu cầu của Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi chúng

tôi tiến hành nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ trên 4 lĩnh vực đó là: lĩnh
vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, lĩnh
vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, lĩnh vực phát triển nhận thức.
1.4.1. Khó khăn tâm lý trong lĩnh vực phát triển thể chất
Trẻ có khó khăn tâm lý trong lĩnh vực phát triển thể chất khi thường
xuyên có những biểu hiện sau đây:
Trẻ rất khó kiểm soát vận động các cơ lớn, thường có xu hướng vận
động thái quá, vận động liên tục (chạy, nhảy) không phù hợp với các tình
huống và yêu cầu. Trong đó các vận động này thường lặp lại và diễn ra liên
tục, tuy nhiên yêu cầu về chỉ số vận động các nhóm cơ lớn lại không thực
hiện được như: bật xa chưa đạt 50 cm, không bật bằng hai chân hoặc tiếp xúc
đất nhưng không giữ được thăng bằng. Hay không ném và bắt bóng bằng hai
tay hoặc luôn ôm bóng vào ngực. Việc trèo lên, xuống cầu thang không phối
hợp chân nọ chân kia hoặc không trèo được 1.5m.
Trẻ khó hoặc không thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ
nhỏ trong đó đặc biệt là cơ ngón tay. Việc sử dụng bút và kéo còn vụng về:
cầm bút chưa đúng cách, tô màu bị chờm nhiều ra ngoài các đường viền nhiều
và không đều. Sử dụng kéo cũng khó khăn: cầm kéo không đúng cách hoặc
không biết cách sử dụng, không thể cắt đường viền thẳng hoặc cong của các
hình đơn giản, thường làm rách hình. Không bôi hồ đều trước khi dán, dán sai
vị trí cần dán, dán bị nhăn nhiều, dán chồng lên nhau.
Trẻ gặp khó khăn trong việc phối hợp các giác quan và giữ được thăng
bằng khi vận động. Thường không thực hiện được chỉ số yêu cầu như không
nhảy lò cò 5 - 7 bước liên tục về phía trước hoặc không biết đổi chân. Không
11
đập và bắt bóng bằng hai tay mà thường ôm bóng vào người. Đi không liên
tục hết chiều dài của ghế thể dục hoặc chống chân xuống đất, mắt không nhìn
về phía trước. Việc giữ thăng bằng rất khó khăn.
Ngoài ra trẻ gặp khó khăn trong lĩnh vực phát triển thể chất còn có
những biểu hiện như khó có thể tập trung cao, hoặc thường mắc lỗi do hấp tấp

vội vàng. Thường không ngồi yên được một chỗ, ngọ nguậy chân tay khi ngồi
ghế. Thường xuyên ngáp vặt, ngủ gật, nằm ra trong lớp hoặc thường xuyên
làm việc riêng: nói chuyện với bạn, nhìn ra ngoài, nghịch đồ chơi, quay lưng
lại với cô hoặc không tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó trẻ không tự
giác thực hiện các hành vi tự chăm sóc và phục vụ bản thân, hoặc có thực
hiện nhưng rất vội vàng và quên các bước: rửa tay vẫn còn xà phòng, rửa mặt
chưa sạch, còn kem đánh răng sót lại trên bàn chải, chưa biết tự chải đầu khi
cần, không biết tự điều chỉnh khi quần áo bị xô, lệch, tuột cúc.
Trẻ thường không nhận ra và thích chơi với những vật, những nơi nguy
hiểm mà không biết sợ còn rất hứng thú. Ví dụ chơi với dao, lửa, bàn là, thủy
tinh; chơi một số nơi nguy hiểm (ao, hồ, sông, suối, gần cột điện, khu vực
đường quốc lộ ), hoặc nơi mất vệ sinh (bãi rác, vũng bùn ). Ngoài ra trẻ
không phân biệt được người lạ, sẵn sàng đi theo người lạ khi được rủ hoặc
nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. Khi gặp các tình
huống nguy hiểm không biết kêu cứu.
1.4.2. Khó khăn tâm lý trong lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
Trẻ gặp khó khăn trong lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
khi không nhận thức rõ về chính bản thân mình, những người xung quanh và
gặp khó khăn trong việc tương tác, thiết lập quan hệ xã hội với người khác.
Trong việc nhận thức về bản thân và những người xung quanh, trẻ gặp
khó khăn khi không xác định được mình là ai (tên, tuổi, trường học ), những
người xung quanh mình là ai (tên bố, tên mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ). Mình
có khả năng và sở thích gì và cũng không dám đề xuất các trò chơi hay hoạt
12
động mà trẻ yêu thích. Trẻ không biết về giới tính của mình hoặc có biết
nhưng có những hành vi ứng xử không phù hợp với giới tính. Ví dụ: trẻ trai
thường hay khóc, hờn dỗi, nhút nhát; trẻ gái: nghịch ngợm, không có ý tứ,
hoặc mặc trang phục không phù hợp với giới tính bản thân. Trẻ luôn có những
biểu hiện sợ sệt, rụt rè, e ngại khi trả lời câu hỏi người khác, không tin tưởng
vào khả năng của bản thân thường có dấu hiệu của sự tự ti, không dám thể

hiện mình, sợ sai, sợ bị người khác chê cười. Nhanh chóng chán nản các công
việc, thường từ chối các nhiệm vụ hoặc bỏ dở không làm đến cùng. Thường
không có những biểu hiện gì khi hoàn thành xong công việc, thậm chí còn xé
bỏ, phá hỏng những sản phẩm mà mình vừa làm ra. Đối với những công việc
hàng ngày: vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ chơi, dọn dẹp lớp học chỉ làm khi có
sự nhắc nhở đôn đốc của giáo viên và các bạn khác hoặc chờ đợi sự giúp đỡ
của người khác. Ngoài ra trẻ không nhận ra các trạng thái cảm xúc khác nhau
của con người, có những biểu hiện của sự vô cảm, không có biểu cảm phù
hợp với tình huống. Thường ít quan tâm và nhận ra trạng thái cảm xúc của
người khác do vậy mà không biết an ủi khi người khác buồn, hoặc chia vui
khi người khác có chuyện vui. Trẻ rất dễ nổi nóng và tức giận, không lắng
nghe những lời an ủi, giải thích của người khác. Không kiểm soát được cảm
xúc tiêu cực của mình do vậy mà thường xuyên đánh bạn, ném hoặc đập phá
đồ vật trong lớp học.Trẻ thường không thể hiện sự thích thú trước cái đẹp, thờ
ơ không quan tâm đến cây cối và những con vật quen thuộc.
Trong việc thiết lập tương tác và mối quan hệ với người khác.Trẻ
thường ít có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn. Trẻ rất khó hòa
đồng chơi với bạn bè, thường rụt rè e ngại khi tiếp xúc với nhóm bạn, hoặc
thích chơi một mình tách biệt. Do vậy ít được nhóm bạn tiếp cận, quan tâm.
Không chủ động bắt chuyện với người khác hoặc không trả lời khi được hỏi.
Trẻ ít khi kể cho người khác về các câu chuyện vui, buồn của mình, không
chia sẻ đồ chơi, không giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Trẻ không có nhóm
13
bạn chơi cùng, hay chơi một mình ít tham gia vào các nhóm chơi hoặc chỉ
chơi với một bạn duy nhất. Có thể trong trường hợp giáo viên sắp xếp, trẻ vẫn
ngồi cùng nhóm bạn nhưng không có giao lưu mà chỉ một thời gian ngắn
quay đi chỗ khác. Trẻ không hoặc rất khó đợi theo hàng, tuân theo các thứ tự
lượt chơi/ hoạt động đã quy định.
Ngoài ra trẻ không hoặc ít có những biểu hiện thể hiện sự hợp tác với
người khác. Trước hết ở việc không biết cách lắng nghe người khác nói,

thường lơ đãng, không chú ý lắng nghe, hoặc quay đi, hoặc cắt ngang lời
người khác khi đang nói chuyện. Không có sự trao đổi bàn bạc với bạn mà
lặng lẽ làm theo cách riêng của mình, không quan tâm đến ý kiến của người
khác. Trẻ cũng ít có những biểu hiện thể hiện sự thân hiện đoàn kết với bạn
bè mà thường gây ra các cuộc tranh cãi hoặc đánh nhau hoặc tức giận với bạn
khi bạn không làm vừa ý của mình. Trong các hoạt động nhóm trẻ thường
không chấp nhận sự phân công nhiệm vụ, thường không chủ động thực hiện
các nhiệm vụ hoặc làm một mình mà không có sự phối hợp với người khác.
Trẻ có những biểu hiện hành vi không thích hợp trong ứng xử xã hội.
Đối với môi trường trẻ không nhận ra hành vi đúng, hành vi sai đối với môi
trường cũng như những ảnh hưởng của các hành vi đó đối với môi trường.
Thường không thực hiện hành vi bảo vệ môi trường, hoặc thực hiện khi được
nhắc nhở và giao nhiệm vụ bắt buộc. Trẻ không biết việc mình làm có thể gây
ra các ảnh hưởng đối với người khác, ví dụ thường xuyên vứt rác ra sàn nhà
mà không biết ảnh hưởng đến vệ sinh lớp học. Trẻ thường ít chủ động trong
việc chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi lễ phép với người lớn mà thường chỉ chào khi
được nhắc nhở hoặc không phù hợp với hoàn cảnh tình huống cụ thể. Trẻ gặp
khó khăn trong việc sử dụng lời nói để nhờ sự giúp đỡ của người khác trong
những tình huống cần thiết.
Trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện sự tôn trọng đối với người khác
như không biết và nói khả năng, sở thích của bạn, người thân. Không nhận ra
14

×