Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Luận văn thạc sĩ y học KHẢO sát đặc điểm HÌNH ẢNH NHÂN GIÁP TRÊN SIÊU âm đối CHIẾU với HÌNH THÁI tế bào học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 73 trang )

- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH
NHÂN GIÁP TRÊN SIÊU ÂM ĐỐI CHIẾU
VỚI HÌNH THÁI TẾ BÀO HỌC
Chuyên ngành: Chẩn Đoán Hình Ảnh
Mã số : 60 72 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học :
GS TS BS. NGUYỄN SÀO TRUNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2011
- 2 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Nguyễn Thị Phương Loan
- 3 -
MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt -Anh.


Mục lục các hình.
Mục lục các bảng.
Mục lục các biểu đồ.
MỞ ĐẦU 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Giải phẫu tuyến giáp 4
1.1.1. Đại Cương 4
1.1.2. Liên quan 5
1.2.Mô học tuyến giáp 6
1.3.Bệnh học tuyến giáp 7
1.3.1. Viêm giáp 7
- 4 -
1.3.2. Phình giáp 8
1.3.3. U tuyến tuyến giáp 9
1.3.4. Ung thư của tuyến giáp 9
1.4.Siêu âm tuyến giáp 9
1.4.1. Tuyến giáp bình thường 9
1.4.2. Viêm giáp 11
1.4.3. Tăng sản và phình giáp 12
1.4.4. U tuyến 14
1.4.5. Ung thư 16
1.4.5.1. Ung thư giáp dạng nhú 16
1.4.5.2. Ung thư dạng nang 17
1.4.5.3. Ung thư dạng tủy 17
1.4.5.4. Ung thư giáp không biệt hóa 18
1.4.5.5. Lymphoma 18
1.5.Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) 19
1.5.1. Chỉ định 20
1.5.2. Chống chỉ định 20

1.5.3. Kỹ thuật thực hiện 21
- 5 -
1.6.Siêu âm hướng dẫn chọc hút tế bào kim nhỏ 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
Chương 4: BÀN LUẬN 47
KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu.
Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân.
- 6 -
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ………………….Fine needle aspiration (FNA)
Carcinôm không biệt hóa……………………………….Anaplastic carcinoma
Carcinôm tuyến giáp dạng túi tuyến…………………… Follicular carcinoma
Carcinôm tuyến giáp dạng nhú………………………… Papillary carcinoma
Carcinôm tuyến giáp dạng tủy………………………… Medullary carcinoma
Carcinôm tế bào Hurthle…………………………… Hurthle cell carcinoma
Nang …………………………………………………………………… Cyst
U tuyến………………………………………………………………Adenoma
Tế bào cận nang tuyến………………………………………Parafollicular cell
Tế bào nang tuyến……………………………………………….Follicular cell
- 7 -
MỤC LỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu tuyến giáp 4
Hình 1.2: Mô học của tuyến giáp 7
Hình 1.3: Hình ảnh siêu âm bình thường của tuyến giáp 10
Hình 1.4: Các mạch máu của tuyến giáp 10

Hình 1.5: Tổn thương khu trú trong viêm tuyến giáp bán cấp 11
Hình 1.6: Hình thái của viêm tuyến giáp Hashimoto 12
Hình 1.7: Các nhân tăng sản (dạng tuyến) 12
Hình 1.8: Biến đổi thoái hóa dạng nang của các nhân tuyến (keo) 13
Hình 1.9: Xuất huyết trong nhân dạng nang 13
Hình 1.10: Biến đổi thoái hóa dạng nang 14
Hình 1.11: Biến đổi thoái hóa dạng nang 14
Hình 1.12: U tuyến (Adenoma) dạng nang 15
Hình 1.13: U tuyến dạng nang : nguồn cung cấp máu trong nhân 15
Hình 1.14: U tuyến tăng chức năng 16
Hình 1.15: Nhân phản âm kém chứa vôi hóa nhỏ li ti 16
Hình 1.16: Ung thư dạng tủy giàu mạch máu nuôi 17
Hình 1.17: Ung thư dạng nang lớn 17
Hình 1.18: Ung thư kém biệt hóa 18
Hình 1.19: Hướng kim song song với mặt phẳng của đầu dò 21
Hình 1.20: Hướng kim vuông góc với mặt phẳng của đầu dò 22
- 8 -
Hình 1.21: Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) 23
Hình 3.22: Dạng đặc và nang đơn thuần 32
Hình 3.23: Dạng nang đặc hỗn hợp 32
Hình 3.24: Dạng tổ ong 34
Hình 3.25: Phản âm kém/ phản âm dày 36
Hình 3.26: Đồng phản âm 36
Hình 3.27: Bờ đều/ Bờ không đều 38
Hình 3.28: Vi vôi/ Vôi thô 41
Hình 3.29: Hình dạng oval và tròn 43
Hình 3.30: Hình dạng cao> rộng 43
Hình 3.31 : Hình dạng bất định 43
Hình 4.32: Dấu hiệu vành halo quanh nhân 54
Hình 4.33 : Đóng vôi nhỏ li ti 57

Hình 4.34: Ung thư giáp 60
Hình 4.35: Nhân lành tính 61
- 9 -
MỤC LỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng phân bố nhân giáp theo giới tính 29
Bảng 3.2: Bảng phân bố nhân giáp theo tế bào học 30
Bảng 3.3: Bảng phân bố cấu trúc bên trong của nhân giáp 31
Bảng 3.4: Bảng phân bố sự hiện diện hình dạng tổ ong trong nhân 33
Bảng 3.5: Bảng phân bố tính chất phản âm của nhân giáp 34
Bảng 3.6: Bảng phân bố tính chất đường bờ của nhân giáp 36
Bảng 3.7: Bảng phân bố dấu hiệu vành halo của nhân giáp…………………38
Bảng 3.8: Bảng phân bố dấu hiệu vôi hóa của nhân giáp……………………
39
Bảng 3.9: Bảng phân bố hình dạng của nhân giáp………………………… 41
Bảng 3.10: Bảng phân bố kích thước của nhân giáp 43
Bảng 3.11: Bảng kết hợp các yếu tố tiên đoán ung thư giáp dựa trên đặc điểm
hình ảnh siêu âm……………………………………………………………. 45
Bảng 3.12: Bảng kết hợp các yếu tố tiên đoán nhân lành tính dựa trên đặc
điểm hình ảnh siêu âm………………………………………………………46
Bảng 4.13: Tỷ lệ theo giới tính của một số tác giả………………………… 49
Bảng 4.14 : Tỷ lệ nhân lành tính và ác tính của một số tác giả…………… 49
Bảng 4.15: Tỷ lệ nhân phản âm kém của một số tác giả………………… 52
Bảng 4.16 : Độ nhạy và độ đặc hiệu tính chất đường bờ của một số tác giả 54
Bảng 4.17 : Độ nhạy và độ đặc hiệu tính chất vôi hóa của một số tác giả… 56
Bảng 4.18: Kết hợp các đặc điểm gợi ý nhân ác tính của các tác giả……… 59
- 10 -
Bảng 4.19: Kết hợp các đặc điểm gợi ý nhân ác tính của các tác giả……… 60
MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố nhân giáp theo giới tính 29
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân bố nhân giáp theo tế bào học 30

Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ phân bố cấu trúc bên trong nhân của nhân lành tính .31
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân bố cấu trúc bên trong của nhóm nhân ác tính 32
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân bố sự hiện diện hình dạng tổ ong trong nhóm nhân
lành tính 33
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ phân bố sự hiện diện dạng tổ ong trong nhóm nhân ác
tính 34
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ phân bố theo tính chất phản âm của nhân lành tính 35
Biểu đồ 3.8: Biểu đồ phân bố theo tính chất phản âm của nhân ác tính 35
Biểu đồ 3.9: Biểu đồ theo tính chất đường bờ của nhóm nhân lành tính 37
Biểu đồ 3.10: Biểu đồ theo tính chất đường bờ của nhóm nhân ác tính 37
Biểu đồ 3.11 Biểu đồ phân bố vành halo của nhóm nhân lành tính 39
Biểu đồ 3.12: Biểu đồ phân bố vành halo của nhóm nhân ác tính 39
Biểu đồ 3.13: Biểu đồ phân bố dấu vôi hóa của nhân lành tính 40
Biểu đồ 3.14: Biểu đồ phân bố dấu vôi hóa của nhân ác tính 40
Biểu đồ 3.15: Biểu đồ phân bố tính chất hình dạng của nhân lành tính 42
Biều đồ 3.16: Biểu đồ phân bố tính chất hình dạng của nhân ác tính 42
Biểu đồ 3.17: Biểu đồ phân bố kích thước trong nhóm nhân lành tính…… 44
Biểu đồ 3.18 : Biểu đồ phân bố kích thước trong nhóm nhân ác tính………44
- 11 -
- 12 -
MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự xuất hiện của các đầu dò siêu âm có độ phân giải hình
ảnh cao đã đưa đến hệ quả tất yếu là sự phát hiện ngày càng nhiều các tổn
thương của tuyến giáp không sờ thấy được trên lâm sàng (thường có đường
kính < 1cm). Và khi có nhiều nhân được phát hiện thì không phải tất cả các
nhân đều phải được sinh thiết. Điều này đã và đang gây không ít khó khăn
cho bác sĩ lâm sàng và bác sĩ hình ảnh học trong việc quyết định hướng xử trí.
Một tổn thương khu trú của tuyến giáp có thể là biểu hiện của nhiều
bệnh lý như viêm giáp, nang giáp, phình giáp, tổn thương dạng túi tuyến hay
ung thư giáp, mà cách xử trí và tiên lượng tổn thương lành tính hay ác tính

của mỗi loại rất khác nhau [6],[7]. Giống như ở các nước khác, tỷ lệ mắc bệnh
ung thư tuyến giáp đang tăng lên và trở thành một trong những loại ung thư
phổ biến nhất ở phụ nữ nước ta [6] nên việc nhận định những đặc điểm gợi ý
bản chất nhân giáp đã trở nên quan trọng.
Bệnh nhân có thể đến với bệnh cảnh lâm sàng là có nhân trong tuyến
giáp, có thể có hoặc không kèm triệu chứng cơ năng. Trong số đó, một số tỷ
lệ nhân giáp là ung thư nhưng hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng ác
tính trên lâm sàng, có những trường hợp được điều trị nội tiết tố và theo dõi
trong một thời gian dài vì chẩn đoán là phình giáp. Trong một số trường hợp
khác, siêu âm góp phần định hướng phương thức điều trị cũng như giúp theo
dõi kết quả điều trị. Trước đây khi đánh giá nhân giáp bằng đồng vị phóng xạ,
người ta thường chấp nhận rằng “ một nhân lạnh đơn độc” mang tính ác
khoảng 15% đến 25%, trong khi một nhân “lạnh” trong một tuyến đa nhân chỉ
có 1% là ác tính [23]. Tuy nhiên, phình giáp lành tính mang đa nhân trong
70% đến 80% các trường hợp; và gần đây, người ta thấy rằng 70% các nhân
- 13 -
được coi là đơn độc trên xạ hình hoặc khám lâm sàng thực ra là đa nhân khi
được khám lại bằng siêu âm tần số cao [24], [48].
Chúng tôi khảo sát đặc điểm hình ảnh siêu âm của một nhân giáp có đối
chiếu kết quả tế bào học nhằm giúp cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể đưa
ra một kết luận góp phần đáng kể vào việc định hướng bản chất của tổn
thương; và qua đó rút thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh lý
tuyến giáp bằng hình ảnh siêu âm.
- 14 -
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát một số đặc điểm hình ảnh siêu âm của một nhân giáp trên siêu
âm đối chiếu với hình thái tế bào học.
2. Xác định những đặc điểm hình ảnh siêu âm gợi ý lành tính.
3. Xác định những đặc điểm hình ảnh siêu âm gợi ý ác tính.
- 15 -

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIẢI PHẪU TUYẾN GIÁP [10]:
1.1.1 Đại cương:
− Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm trước phần cổ khí quản, có hình như
một con bướm xòe cánh với hai cánh bướm là hai thùy bên đi từ trung
điểm sụn giáp đến vùng sụn khí quản số 6, còn thân bướm ở giữa là eo
giáp nằm ngay trước vòng sụn khí quản 2,3,4.
− Mỗi bên thùy giáp dài từ 5-8cm, rộng 2-4cm, dày 1-2,5cm. Trọng lượng
tuyến giáp bình thường khoảng 25-30g thay đổi trong khoảng 10-50g tùy
theo chủng tộc, địa lý, giai đoạn sinh lý của cơ thể (dậy thì, có thai, cho
con bú: tuyến giáp có thể tăng trọng lượng và kích thước).
− Đôi khi có một phần tuyến giáp hình tam giác gọi là thùy tháp (lobus
pyramidalis) kéo dài từ bờ trên eo tuyến giáp lên phía trên. Thùy nằm lệch
sang trái so với đường giữa, nối với xương móng bằng một dải xơ, là dấu
vết của ống giáp lưỡi.
Hình 1.1: Giải phẫu tuyến giáp
- 16 -
1.1.2 Liên quan:
− Phía trước eo giáp từ nông vào sâu là da, các mạc cổ và các cơ dưới móng,
phía sau eo tuyến giáp là sụn khí quản.
− Phía trước ngoài của thùy bên từ nông vào sâu là cơ ức-đòn chũm, cơ ức
giáp, cơ vai móng, cơ ức móng nằm trong lá trước khí quản mạc cổ. Phía
sau ngoài thùy bên là bao cảnh với các thành phần của nó: động mạch
cảnh chung, tĩnh mạch cảnh trong, thần kinh lang thang. Phía trong của
thùy bên là sụn giáp, sụn nhẫn, cơ nhẫn giáp, mặt ngoài các sụn khí quản,
cơ khít hầu lưỡi, thực quản.
− Mạch máu và thần kinh:
• Động mạch: được cung cấp máu bởi bốn động mạch chính (hai cặp):
o Động mạch giáp trên: xuất phát từ động mạch cảnh ngoài, đến
cực trên mỗi thùy chia ba nhánh vào mặt trước ngoài, bờ trước và

bờ trong mỗi thùy bên.
o Động mạch giáp dưới: là nhánh của động mạch thân giáp cổ xuất
phát từ động mạch dưới đòn, vào mặt sau mỗi thùy, chia hai
nhánh. Một nhánh đi vào bờ dưới mỗi thùy và sau eo tuyến giáp;
một nhánh đi vào phần sau trong của mỗi thùy bên. Cả hai nhánh
đều có thể nối nhau ở đường giữa.
o Có thể có động mạch giáp dưới cùng từ thân động mạch tay đầu
hoặc cung động mạch chủ đi lên trên phía trước khí quản và eo
tuyến giáp.
• Tĩnh mạch: các tĩnh mạch của tuyến giáp tạo thành đám rối ở mặt
trước ngoài mỗi thùy. Từ đó phát xuất các tĩnh mạch giáp trên và
- 17 -
tĩnh mạch giáp giữa đổ vào tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch giáp
dưới đổ vào tĩnh mạch cánh tay đầu hoặc tĩnh mạch cảnh trong.
• Thần kinh: tuyến giáp nhận các nhánh thần kinh từ hạch giao cảm cổ
trên (giao cảm) và thần kinh lang thang (đối giao cảm) qua thần kinh
thanh quản trên.
1.2 MÔ HỌC TUYẾN GIÁP [6]:
− Đơn vị cấu tạo của tuyến giáp là các nang giáp, mỗi nang thường có hình
cầu và có kích thước khoảng 200μ, được tạo thành bởi một lớp tế bào duy
nhất là những tế bào biểu mô lập phương, phía trong nang chứa chất keo
mà thành phần chủ yếu là Thyroglobulin. Mỗi tiểu thùy gồm 20-40 nang,
được bao bọc bởi bao liên kết chứa mạch máu tiểu thùy.
− Tế bào biểu mô lót nang giáp hình lập phương và chỉ có một lớp dựa lên
một màng đáy liên tục bao kín các nang, không có lỗ hở. Phía mặt trong tế
bào có những nhung mao nhỏ nhô vào lòng chứa chất keo. Khi tuyến hoạt
động mạnh, những nang giáp nhỏ đi, chất keo giảm, tế bào nang giáp cao
hơn trở thành hình trụ, nhân nằm sát đáy, hiện diện những không bào chứa
chất keo trong tế bào. Ngược lại, khi hoạt động tuyến giáp suy giảm, nang
giáp lớn hơn chứa nhiều chất keo, tế bào tuyến giáp dẹt xuống, có thể có

sự gia tăng mô đệm.
− Trong một số bệnh lý, có hiện diện một loại tế bào nhân tăng sắc, dị dạng,
bào tương có nhân, dó là tế bào Askanazy hay Oncocyte hay tế bào
Hurthle, được nghĩ là một dạng chuyển sản của tế bào nang giáp. Ngoài ra
còn có những tế bào khác nằm giữa các nang giáp gọi là tế bào cận nang
hoặc tế bào C hoặc tế bào sáng.
- 18 -
− Về phôi học, tuyến giáp bắt nguồn từ sự tăng trưởng và đi xuống của nội
phôi bì. Lúc đầu là một ống rỗng ở từ phía sau hầu, sự đi xuống và lòng
ống bít lại trở thành đặc xảy ra vào khoảng tuần thứ sáu của phôi. Vết tích
miệng ống là lỗ tịt. Phần dưới của ống đó là thùy giáp và mô tuyến giáp,
sự sót lại trên đường đi của ống giáp lưỡi có thể tạo ra mô tuyến giáp lạc
chỗ.
Hình 1.2: Mô học của tuyến giáp
1.3 BỆNH HỌC TUYẾN GIÁP [12],[14]:
1.3.1 Viêm giáp:
Chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 3% của bệnh tuyến giáp nhưng làm tuyến giáp to, có
mật độ không đều, trên lâm sàng dễ nhầm lẫn với u tuyến giáp. Có hai loại
chính:
− Viêm cấp tính.
− Viêm bán cấp hoặc mạn tính: với những thể bệnh khác nhau, có những tổn
thương đặc thù và bệnh căn không rõ rệt, có thể biểu hiện như những u giả
gồm:
• Viêm giáp bán cấp : viêm giáp hạt (bệnh De Quervain) và viêm giáp
lymphô bào.
1: Nang giáp.
2: Tế bào biểu mô.
3: Tế bào cận nang hay tế
bào C.
- 19 -

• Viêm giáp mạn : viêm giáp Hashimoto và viêm giáp Riedel
• Viêm giáp mạn tính không đặc hiệu.
1.3.2 Phình giáp:
Tuyến giáp có khối lượng và kích thước lớn hơn bình thường do nhiều
nguyên nhân khác nhau, với những biểu hiện lâm sàng và giải phẫu bệnh khác
nhau.
− Phình giáp đơn thuần:
• Phình giáp lan tỏa.
• Phình giáp cục (không độc) hay còn gọi là phình giáp nhân (đơn
nhân hoặc đa nhân) hay phình giáp hạt (đơn hạt hay đa hạt). Mô giáp
có một cục, nhưng thường nhiều cục, kích thước và vị trí rất khác
nhau trong mô tuyến, có 4 đặc điểm chính: có cục, xuất huyết, hóa
bọc, hóa can-xi.
• Bọc giáp: hầu hết thường là thoái hóa bọc của một cục trong bệnh
phình giáp cục. Đôi khi từ một túi tuyến bình thường bị xuất huyết
hoặc thoái hóa bọc. Hiếm hơn, có thể từ một u thật.
− Phình giáp kèm cường giáp:
• Phình giáp lan tỏa kèm cường giáp (còn gọi là bệnh Basedow, bệnh
Graves hoặc phình giáp lồi mắt).
• Phình giáp cục độc hay phình giáp nhân độc.
• Phình giáp kèm thiểu năng tuyến giáp: gây bệnh đần ở trẻ nhỏ và
bệnh phù nhầy ở người lớn.
- 20 -
1.3.3 U tuyến tuyến giáp:
− U tuyến tuyến giáp: xuất phát từ tế bào túi tuyến.
• U tuyến túi (U tuyến nang).
• U tuyến không điển hình.
− U quái.
− Các u khác: u mạch máu, u cơ trơn…rất hiếm gặp.
1.3.4 Ung thư của tuyến giáp:

− Carcinôm tuyến giáp: u có dạng cục đơn độc hoặc nhiều cục rải rác trong
một hoặc hai thùy.
• Carcinôm biệt hóa: + Ung thư dạng nhú (Papillary carcinoma).
+ Ung thư dạng tuyến túi (Follicular carcinoma).
• Carcinôm đa bào.
• Carcinôm không biệt hóa (Anaplastic carcinoma).
• Carcinôm dạng thượng bì.
− Sarcom tuyến giáp.
− Ung thư tuyến giáp do di căn.
1.4 SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP [3],[17],[45]:
1.4.1 Tuyến giáp bình thường:
− Chủ mô tuyến giáp bình thường là môi trường đồng nhất có phản âm mức
từ trung bình đến cao nên trong phần lớn các trường hợp dễ phát hiện các
tổn thương khu trú có phản âm trống hoặc có phản âm giảm.
- 21 -
Hình 1.3: Hình ảnh siêu âm bình thường của tuyến giáp.
− Các cơ ức móng và vai móng hiện lên như những dải mỏng, giảm âm nằm
trước tuyến giáp. Cơ ức đòn chũm hiện lên như một dải lớn hơn, hình bầu
dục nằm ở phía ngoài tuyến giáp. Cơ cổ dài nằm ở phía sau mỗi thùy giáp,
rất sát với khoang trước cột sống. Thực quản thường nằm chếch về mé trái.
− Động mạch và tĩnh mạch giáp trên thấy ở cực trên của mỗi thùy. Tĩnh
mạch giáp dưới thấy ở cực dưới và động mạch giáp dưới nằm ở phía sau
một phần ba dưới mỗi thùy.
Hình 1.4: Các mạch máu của tuyến giáp.
Hình A: Động mạch giáp dưới (mũi tên) chạy dọc mặt sau.
Hình B: Các nhánh của tĩnh mạch giáp dưới (mũi tên) ở cực dưới của
tuyến giáp.
- 22 -
1.4.2 Viêm giáp:
− Có nhiều loại viêm tuyến giáp khác nhau bao gồm viêm giáp sinh mủ cấp

tính, viêm giáp dạng hạt bán cấp và viêm giáp dạng mạn tính:
• Viêm giáp sinh mủ cấp tính là một bệnh lý viêm hiếm gặp thường do
nhiễm vi trùng. Siêu âm có thể có lợi ít trong một số trường hợp phát
hiện áp-xe.
• Viêm giáp dạng hạt bán cấp: tuyến lớn lên và giảm âm so với bình
thường hoặc giảm tưới máu do phù lan tỏa trong tuyến.
Hình 1.5: Tổn thương khu trú trong viêm tuyến giáp bán cấp.
Hình A: hình cắt dọc cho thấy một vùng giảm phản âm, giới hạn không rõ
(mũi tên).
Hình B: sau điều trị nội khoa, tuyến giáp trở về bình thường.
• Viêm giáp mạn tính dạng lymphô do tự miễn (bệnh Hashimoto): phì
đại tuyến giáp lan tỏa, đồng nhất nhưng hơi thô, có phản âm giảm
hơn nhu mô giáp bình thường [16]. Các vách xơ làm cho nhu mô trở
nên giả đa thùy. Nhiều nhân nhỏ li ti khó thấy với kích thước từ 1
đến 6mm hiện lên càng củng cố chẩn đoán viêm tuyến giáp mạn tính,
tạo hạt nhỏ là dấu hiệu có độ nhạy cao cho chẩn đoán với giá trị dự
đoán dương là 94,7% [16].
- 23 -
Hình 1.6: Hình thái của viêm tuyến giáp Hashimoto. Nhiều nốt nhỏ
giảm phản âm, trên Doppler màu cho thấy có sự gia tăng mạch máu.
− Cả nhân giáp lành và ác đều có thể kết hợp với viêm giáp dạng lymphô và
cần FNA để có được chẩn đoán sau cùng [20]. Giai đoạn cuối của viêm
giáp mạn là tuyến nhỏ đi, teo lại với đường bờ không rõ nét và cấu trúc trở
nên thô do xơ hóa tăng dần. Các tín hiệu tưới máu không còn thấy, đôi khi
xuất hiện một số nhân mơ hồ và cần làm FNA để chẩn đoán [20]
1.4.3 Tăng sản và phình giáp:
− Phần lớn các nhân tăng sản hay tuyến có đồng phản âm với mô giáp bình
thường. Khi kích thước khối u tăng, nó trở nên tăng phản âm do hiện diện
nhiều giao diện giữa các tế bào và chất keo [36],[39]. Đôi khi có hình thái
phản âm giảm như dạng xốp tuy ít gặp hơn.

Hình 1.7: Các nhân tăng sản (dạng tuyến). A: Nhân bầu dục, đồng nhất,
đồng phản âm với halo mỏng đều. B: Nhiều nốt tăng phản âm.
- 24 -
− Những biến đổi thoái hóa nhân phình giáp tương ứng với nhiều hình thái
trên siêu âm:
• Những vùng trống phản âm hoàn toàn do thanh dịch hoặc dịch keo
Hình 1.8: Biến đổi thoái hóa dạng nang của các nhân tuyến (keo).
A:Tổn thương nang thuần túy, nhỏ. B: Nhân đặc giảm phản âm, thoái
hóa nang.
• Dịch có phản âm hoặc mực dịch- dịch có chuyển động tương ứng với
xuất huyết [48].
Hình 1.9: Xuất huyết trong nhân dạng nang: lớp cặn lắng với mực
ngang trên tư thế nằm ngửa (C) và thẳng đứng khi bệnh nhân đứng (D)
• Những ổ tăng phản âm kèm ảnh giả đuôi sao chổi do hiện diện chất
keo đặc [18].
- 25 -
Hình 1.10: Biến đổi thoái hóa dạng nang: Những ổ sáng, tăng phản âm
(một số kèm ảnh giả đuôi sao chổi), trong dịch keo và vách.
• Các vách ngăn mỏng bên trong nang có thể tương ứng với những dải
mô tuyến giảm thấu.
Hình 1.11: Biến đổi thoái hóa dạng nang : Nhiều vách ngăn trong nang
có bề dày thay đổi, không có dòng máu trong các vách này.
• Những chồi nhú trong nang cũng thường gặp, có tín hiệu Doppler
hoặc không và hình ảnh giống carcinôm nhú dạng nang của tuyến
giáp [47].
1.4.4 U tuyến (Adenoma):
− Chỉ chiếm 5% đến 10% toàn bộ bệnh giáp nhân và ở phụ nữ thường gặp
gấp bảy lần so với nam giới [37]. Phần lớn không ảnh hưởng chức năng
tuyến giáp, một số nhỏ (<10%) tăng chức năng, phát triển tự động và có

×