Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 – 2015 Lịch sử lớp 11 Cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.01 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Lịch sử lớp 11 Cơ bản
Buổi thi: Tiết 1 buổi Sáng ngày 16/12/2014
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi gồm 01 trang

Câu 1 (3.0điểm )
Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX?
Câu 2 (3.0điểm )
Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 3 (4.0điểm )
Phân tích nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Đánh giá
tính chất và nêu kết cục của cuộc chiến tranh thế giới này?
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
ĐỀ THI SỐ 1
Câu Đáp án Điểm
1 Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ
XIX.
3,0
1. Nội dung cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX
- Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên
hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước. 0,5
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ
mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc
quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương…Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành,
chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
0,5


+ Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị
trường… cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
ở nông thôn… 0,5
+ Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học
– kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học…
0,25
+ Về quân sự Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa
vụ quân sự. 0,25
2. Nhận xét
- Những cải cách trên thuộc nội dung của cách mạng tư sản… 0,25
- Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt
bậc về công thương nghiệp.
- Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước
tư bản chủ nghĩa và tiến dần lên đế quốc chủ nghĩa, từ đó giúp Nhật Bản thoát khỏi số
phận một nước thuộc địa.
0,25
0,5
Câu
2
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 3,0
- Đối với nước Nga: …
+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng… 1,0
+Mở ra kỉ nguyên mới:…. 1,0
-Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới…
+ Cổ vũ thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới…
0,5
0,5
Câu
3

Phân tích nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Đánh giá tính chất và nêu kết cục của cuộc chiến tranh thế giới này.
4,0
1. Nguyên nhân bùng nổ
- Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa… 0,5
- Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì có tiềm
lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ của Đức làm cho quan hệ quốc
tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với
nhau. 0,5
- Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Đức-Áo-
Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và
thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang….
0,5
- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho
chiến tranh bùng nổ, tiêu biểu là sự kiện Xéc- bi… 0,5
2. Tính chất
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa
0,5
3. Kết quả
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với
nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên
20 triệu người bị thương, kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
1,0
- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và việc
thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế
giới. 0,5
………………………………… Hết……………………………………
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐÁP ÁN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Lịch sử lớp 11 Cơ bản
ĐỀ THI SỐ 2
Buổi thi: Tiết 1 buổi Sáng ngày 16/12/2014
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1: (3.0 điểm)
Trình bày nét chính diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Cách mạng tháng Mười Nga
có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
Câu 2: (4.0 điểm)
Nêu những nội dung cơ bản và phân tích ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản. Em
hãy liên hệ với hoàn cảnh lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 3. (3.0 điểm)
Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng tháng Mười năm 1917?
………………………………… Hết……………………………………

Câu 1
Trình bày nét chính diễn biến và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga
(1917)? Cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
4,0đ
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
*Diễn biến : (2,0 điểm)
-Sau cách mạng tháng Hai, cục diện chính trị hai chính quyền song song tồn tại ở Nga (Các
Xô viết đại biểu và Chính phủ lâm thời ) . Hai chính quyền này không thể cùng tồn tại lâu dài.
- Thông qua Đảng Bôn-sê-vích, Lê-nin đề ra bản Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và
đường lối của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng DCTS -> cách mạng XHCN nhằm lật
đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản .
- Đầu tháng 10-1917, Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền .
- Đêm 24-10 -1917, khởi nghĩa bắt đầu, các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm những vị trí

then chốt ở Thủ đô
- Đêm 25-10, quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa đông -> toàn bộ Chính phủ tư sản lâm
thời bị bắt ( trừ Thủ tướng Kê-ren-ki) => Cách mạng XHCN tháng Mười thắng lợi.
- Ngày 3-1-1917, cách mạng giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
* Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam: (2,0 điểm)
- Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đã mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất
nước và vận mệnh của mình… Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong
trào cách mạng thế giới. trong đó có Việt Nam.
- Cách mạng tháng Mười và sự phát triển của phong trào CMVS trên thế giới đã tác động
mạnh mẽ đến CMVN, đến sự lựa chọn con đường GPDT của Nguyễn Ái Quốc. Muốn giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường CMVS. Người đã tích cực
truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, mở đường giải quyết
khủng hoảng về đường lối GPDT Việt Nam
0,5
0,5
0,25
0,25
0.25
0,25
1,0
1,
Câu 2
Nêu những nội dung cơ bản và phân tích ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị . Em hãy liên
hệ với hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XI X- đầu thế kỉ XX ?
3.0 đ
Cuộc Duy tân Minh Trị
Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện
một loạt cải cách
+ Về chính trị Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện

bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện cải cách theo hướng tư
bản chủ nghĩa.
+ Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản
xuất vũ khí đạn dược.
0,5đ
0,5
0,5
+ Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất – ý nghĩa:
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa
tư bản phát triển ở Nhật.
* Liên hệ với TQ và VN:
-TQ: - phong trào Duy Tân
-VN: - Cải cách Nguyễn TRường Tộ
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng tháng Mười năm 1917?

- Chính trị: Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
- Kinh tế:Nông nghiệp lạc hậu,đời sống nhân dân khổ cực
- Xã hội : Mâu thuẫn xã hội gay gắt
- Đối ngoại :Nga tham chiến càng đẩy mâu thuẫn lên cao
0.5
1,0
0.5

………………………………… Hết……………………………………
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐÁP ÁN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014- 2015
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: Lịch sử lớp 11 Cơ bản
Buổi thi: Tiết 1 buổi Sáng ngày 16/12/2014
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1: (3.0 điểm)
Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng tháng Mười năm 1917?
Câu 2: (4.0 điểm)
Phân tích nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Đánh giá tính
chất của cuộc chiến tranh thế giới này.
Câu 2 (3.0 điểm )
Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
………………………………… Hết……………………………………
ĐÁP ÁN ĐỀ 3
Câu 1
Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng?

ĐỀ THI SỐ 3
- Chính trị: Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
1,0
- Kinh tế:Nông nghiệp lạc hậu,đời sống nhân dân khổ cực
0.5
- Xã hội : Mâu thuẫn xã hội gay gắt
1,0
- Đối ngoại :Nga tham chiến càng đẩy mâu thuẫn lên cao
0.5
Câu 3 Phân tích nguyên nhân bùng
nổ cuộc Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914-1918). Đánh

giá tính chất và nêu kết cục
của cuộc chiến tranh thế giới
này.
4,0
1. Nguyên nhân bùng nổ
- Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa… 0,5
- Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì có tiềm lực
kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ của Đức làm cho quan hệ quốc tế ở
châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.
0,5
- Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Đức-Áo-
Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và
thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang….
0,5
- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho chiến
tranh bùng nổ, tiêu biểu là sự kiện Xéc- bi… 0,5
2. Tính chất
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa
0,5
3. Kết quả
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân
loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20
triệu người bị thương, kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
1,0
- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và việc
thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
0,5

×