Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định hướng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.79 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



ĐÀO TRỌNG BÌNH


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ QUI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành:
60520320


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS HOÀNG HƯNG





TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2014


Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV






CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM






Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TS. Hoàng Hưng





Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công ngh
ệ TP. HCM
ngày 18 tháng 01 năm 1988

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

1. GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn ( Chủ tịch hội đồng)
2. GS.TSKH. Lê Huy Bá ( Phản biện 1)
3. TS. Thái Văn Nam (Phản biện 2)

4. TS. Trịnh Hoàng Ngạn (Uỷ viên)
5. TS. Nguyễn Hoài Hương (Thư ký hội đồng)


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa.


TRƯ
ỜNG ĐH

CÔNG NGH
Ệ TP. HCM


PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
C
ỘNG H
ÒA XÃ H
ỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày … tháng… năm 20 …

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Đào Trọng Bình Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: .18/01/1988 Nơi sinh: Gia Lai

Chuyên ngành:.Kỹ thuật môi trường .MSHV: 241810001

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp hoàn thiện mô hình quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định hướng đến
năm 2025
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Đề xuất được các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm
hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương, có căn cư khoa
học vững chắc và đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với chất thải rắn sinh hoạt, góp
phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của thành phố Qui Nhơn, Tỉnh
Bình Định đến năm 2025
Điều tra và cập nhật số liệu mới trên cơ sở bám sát các điều chỉnh qui
hoạch phát triển KT- XH và bảo vệ môi trường của địa phương
Phân tích và đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định
Xác định hệ số phát thải trung bình trên cơ sở cập nhật gần nhất nhằm tăng
tính dự báo số liệu, thành phần,chủng loại và phân bố CTRSH trên địa bàn
Nghiên cứu, dự báo khối lượng CTHSH phát sinh đến năm 2025, chú ý đến
thay đổi quy hoạch, phát triển kinh tế KT- XH, nhu cầu đời sống sinh hoạt ngày
càng tăng do thu nhập ngày càng cao vì nó liên quan trực tiếp đến khối lượng và
thành phần chất thải cần quản lý
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổng hợp quản lý và kỹ thuật nhằm hoàn
thiện mô hình thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình
Định, gắn với quy hoạch, phát triển KT – XH và công nghiệp,dịch vụ chung của
tỉnh Bình Định
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 31/12/2013
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GS.TS HOÀNG HƯNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)












i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Đào Trọ
ng Bình






















ii

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố
Hồ Chí Minh. Nhân dịp này tác giả muốn cảm ơn đến:
Ban giám hiệu, phòng QLKH – ĐTSĐH, khoa Công nghệ sinh học - thực
phẩm - môi trường, trường Đại Hoc Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tác giả học t
ập và hoàn thành luận văn thạc sỹ. GS-TS
Hoàng Hưng, người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ. Cảm ơn UBND Thành Phố Qui Nhơn, công ty
Môi trường đô thị thành phố Qui Nhơn, phòng tài nguyên và môi trường thành phố
Qui Nhơn, tỉnh Bình Định…
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học t
ập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn.


Họ và tên của tác giả


Đào Trọng Bình







iii

TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa, lượng chất thải rắn
cũng gia tăng nhanh chóng. Quản lý chất thải này là thách thức to lớn và một
trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho
hoạt động này rất lớn mà còn vì những tác hại to lớn và mối nguy hiểm đối với

sức khỏe cộng đồng và đời sống của người dân. Cùng với các thành phố khác
trong cả nước, thành phố Quy Nhơn đã và đang đạt được những thành tựu kinh
tế, văn hóa, xa hội đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Đời sống nhân dân ngày càng tăng lên, các vấn đề giáo dục, y
tế, văn hoá được nâng lên một cách rõ rệt. Bên cạnh đó thành phố đang phải đối
mặt với các vấn đề môi trường nghiêm trọng đe doạ t
ới sức khoẻ của con người.
Trong đó ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm chất thải rắn nói riêng đang
là vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết kịp thời. Do đó, luận văn “Nghiên
cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định hướng đến năm
2025” nhằm
đặt ra:
- Phân tích và đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định
- Xác định hệ số phát thải trung bình trên cơ sở cập nhật gần nhất nhằm
tăng tính dự báo số liệu, thành phần, chủng loại và phân bố chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn
- Nghiên cứu, dự báo khối lượng chất thải rắn sinh ho
ạt phát sinh đến năm
2025, chú ý đến thay đổi quy hoạch, phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu đời sống
sinh hoạt ngày càng tăng do thu nhập ngày càng cao vì nó liên quan trực tiếp đến
khối lượng và thành phần chất thải cần quản lý
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổng hợp quản lý và kỹ thuật nhằm
hoàn thiện mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, gắn v
ới quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội và công
nghiệp,dịch vụ chung của tỉnh Bình Định



iv

ABSTRACT
Along with the development of industry and urbanization , solid waste is
also increasing rapidly .Waste management is a major challenge, and in the
service environment is particularly important not only because the cost for this
great activity, but also because of the great harm and danger to public health
Council and the lives of the people. Along with other cities in the country , the
city of Quy Nhon has achieved economic success , cultural , social and
encouraging.The economic structure towards industrialization and modernization
. People's life growing up , the education , health , culture is raised dramatically .
Besides, the city is faced with serious environmental problems threatening
human health . In that general environmental pollution and solid waste pollution
is particularly urgent issues need to be addressed promptly . Therefore, the thesis
"Study the situation and propose measures to complete the model of solid waste
management activities in the area of Qui Nhon , Binh Dinh province 2025 " to
set out :
Analyze and assess the status of collection systems solid waste disposal
activities in the area of Qui Nhon, Binh Dinh Province
Determination of average emission factors based on the most recent updates
to increase forecast data, components, types and distribution of solid waste
activities in the area
The study forecasts the volume of solid waste generated daily life in 2025,
attention to changes in planning, economic development, social and daily life
needs is increasing due to increasing income for it is directly related to the
volume and composition of waste to be managed
Research and propose integrated measures and management techniques in
order to improve the model collection,solid waste handling activities in the area
of Qui Nhon, Binh Dinh province, in association with planning, economic
v


development economic - social and industrial general services of Binh Dinh
Province.


























vi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……………………….….……………… …………… ….i
LỜI CẢM ƠN………………………….… ……………… …………… ii
TÓM TẮT…………………………….…….……………… …………… iii
MỤC LỤC………………………………….……………… …….……… ….v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………… ………….………… ….x
DANH MỤC CÁC BẢNG……………… ……………… …………… xi
DANH MỤC CÁC HÌNH.………………………………… …………… xiii
Trang
MỞ ĐẦU 1
1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, VẬN HÀNH MÔ
HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 4
1.1.1 Thành phần, tính chất chất thải rắn sinh hoạt……………… ……………4
1.
1.2 Tác động của chất thải rắn đối với môi trường và con người 6
1.2. KINH NGHIỆM MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở
NƯỚC NGOÀI 8
1.1.1. Cụ thể tại các nước 9
1.1.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ tổ chức hoạt động và quản lý rác thải của nước
ngoài 11
1.3. KINH NGHIỆM MÔ HÌNH QUẢN LÝ CTR Ở VIỆT NAM 11
1.3.1. Nguồn phát sinh 12

1.3.2. Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng t
ại nguồn 13
1.3.3. Các loại dịch vụ thu gom 14
1.3.3.1. Hệ thống thu gom không phân loại tại nguồn 14
1.3.3.2. Hệ thống thu gom có phân loại tại nguồn 15
1.3.3.2. Các loại hệ thống thu gom 15
1.3.4. Phân tích hệ thống thu gom 18
vii

1.3.4.1. Định nghĩa các thuật ngữ 18
1.3.4.2. Hệ thống container di động 19
1.3.4.3. Hệ thống container cố định 21
1.3.5. Vạch tuyến thu gom 24
1.3.6. Trung chuyển và vận chuyển 27
1.3.6.1. Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển 27
1.3.6.2. Các loại trạm trung chuyển 28
1.3.7. Biện pháp xử lý CTR 30
1.3.7.1. Phương pháp đốt chất thải r
ắn 30
1.3.7.2. Tái chế, tái sử dụng chất thải
31
1.3.7.3. Phương pháp chế biến phân hữu cơ 31
1.3.7.4. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh 32
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ QUI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 33
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH 33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
2.1.2 Đ
iều kiện kinh tế-xã hội 35

3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH Ở THÀNH PHỐ QUI NHƠN 39
2.2.1 Cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý CTRSH 39
2.2.2 Thực trạng hệ thống quản lý hành chính nhà nước tại thành phố Qui Nhơn…
40
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức 40
2.2.2.2 Cơ cấu nhân sự 40
2.2.2.3 Cơ sở vật ch
ất phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường 41
2.2.3 Thực trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRSH tại thành phố Qui
Nhơn 41
2.2.3.1 Nguồn phát sinh, khối lượng CTRSH 41
2.2.3.2 Thành phần CTRSH 42
2.2.4. Thực trạng hệ thống phân loại, thu gom và lưu trữ CTRSH tại nguồn ở thành phố
Qui Nhơn 42
2.2.4.1. Thực trạng phân loại và lưu trữ CTRSH t
ại nguồn 42
2.2.4.2. Hiện trạng, qui trình thu gom CTRSH tại thành phố Qui Nhơn 45
2.2.4.2.1. Hiện trạng thu gom 45
viii

2.2.4.2.2. Qui trình thu gom 47
2.2.4.2.3. Hình thức thu gom 48
2.2.4.3. Thực trạng hệ thống trung chuyển, vận chuyển CTRSH tại thành phố Qui
Nhơn 49
2.2.4.3.1. Thực trạng hệ thống trung chuyển 49
2.2.4.3.2. Thực trạng hệ thống vận chuyển 49
2.2.4.4. Thực trạng trang thiết bị và kinh phí 50
2.2.4.4.1. Thực trạng trang thiết bị 50
2.2.4.4.2. Kinh phí 51
2.2.4.4.3. Tập quán thải bỏ rác và nhu cầu của cộng đồng về quản lý chất thải rắn…

52
2.2.4.5. Hiện trạng xử lý CTRSH tại thành phố Qui Nhơn 53
2.2.4.5.1. Bãi chôn lấp có kiểm soát 53
2.2.4.5.2. Nhà máy chế biến compost Long Mỹ 54
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CTRSH
TẠI THÀNH PHỐ QUI NHƠN 55
2.3.1. Cơ sở pháp lý phục vụ công tac qu
ản ly CTR trên địa bàn thành phố Qui Nhơn
55
2.3.2. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước tại thành phố Qui Nhơn 55
2.3.3. Hệ thống phân loại, thu gom và lưu trữ CTRSH tại nguồn ở thành phố Qui Nhơn
55
2.3.4. Hệ thống trung chuyển, vận chuyển CTRSH tại thành phố Qui Nhơn 56
2.3.5. Trang thiết bị và kinh phí 56
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT SINH CRTSH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUI NHƠN
ĐẾN NĂM 2025 58
3.1. TÍNH TOÁN DỰ BÁO NHU CẦU GIĂNG DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ QUI NHƠN ĐẾN NĂM 2025 58
3.2. TÍNH TOÁN DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CTRSH PHÁT SINH ĐẾN NĂM
2025 60
3.3.DỰ BÁO DIỄN BIẾN THAY ĐỔI THÀNH PHÂN,TÍNH CHẤT CTRSH
ĐẾN NĂM 2025 60

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2025 64
ix

4.1. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỤC VỤ CƠNG TÁC QUẢN LÝ
MƠI TRƯỜNG 64

4.1.1. Đề xuất hồn thiện cơ sở pháp lý 64
4.1.2. Đề xuất hồn thiện hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn 64
4.1.3. Các biện pháp hỗ trợ 66
4.1.3.1. Nâng cao ý thức cộng đồng 66
4.1.3.2. Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường 67
4.1.3.3. Công cụ về kinh
tế 68
4.1.3.4. Giám sát môi trường……………………………………………………………………………………………… 69
4.2. HỒN THIỆN HỆ THỐNG KỸ THUẬT THU GOM CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT CHO THÀNH PHỐ QUY NHƠN 71
4.2.1. Lựa chọn dịch vụ thu gom 71
4.2.1.1. Dịch vụ thu gom áp dụng cho khu dân cư thấp tầng 71
4.2.1.2. Dịch vụ thu gom áp dụng cho khu chung cư cao tầng, cơ quan, bệnh viện,
trường học, chợ và trung tâm thương mại 72
4.2.2. Đề xu
ất qui trình thu gom có phân loại tại nguồn 72
4.2.2.1. Phân loại tại nguồn 72
4.2.2.2. Thu gom vận chuyển 72
4.2.3 PHÂN VÙNG QUẢN LÝ, LỰACHỌN ĐỊA ĐIỂM TẬP KẾT 74
4.2.4. Lựa chọn, tính tốn phương tiện, thiết bị, nhân lực 82
4.2.4.1. Lựa chọn phương tiện, thiết bị 82
4.2.4.2. Các thơng số khảo sát 82
4.2.4.3. Tính tốn phương tiện, thiết bị, nhân l
ực 83
4.2.5. Vạch tuyến thu gom 89
4.2.5.1. Vạch tuyến thu gom CTR từ các điểm tập kết 90
4.2.5.2. Vạch tuyến thu gom CTR từ các container cố định 92
4.2.5.3. Dự tốn chi phí 94
4.2.5.4. Chi phí vận hành 95
4.2.6. So với với hệ thống thu gom hiện tại 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
TÀI KIỆU THAM KHẢO 100



x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CTR : chất thải rắn
CTRSH : chất thải rắn sinh hoạt
TP : Thành phố
HCS : Container di động (Hauled Container System)
SCS : Container cố định (Stationnary Container System)
KDC : Khu dân cư
GDP : Tổng thu nhập quốc nội
UBND : Ủy ban nhân dân
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường.
BVMT : Bảo vệ môi trường.
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
CNH :Công nghiệp hóa
HĐH :Hiện đạ
i hóa
KCN :Khu công nghiệp
















xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thành phần phổ biến của chất thải rắn sinh hoạt……………………………4
Bảng 1.2: Hằng số tốc độ vận chuyển a,b ……20
Bảng 1.3: Ưu và nhược của các phương pháp xử lý CTR…………………………….32

Bảng 2.1: Đơn vị hành chính, diện tích và dân số T.P Quy Nhơn năm 2012 ……37
Bảng 2.2: Thống kê giáo dục thành phố Quy nhơn năm 2012 ……39
Bảng 2.3: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp Quy Nhơn ……43
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát hệ số phát thải và tỷ trọng rác năm 2013 ……43
Bảng 2.5: Thành phần chất thải rắn của T.P Quy Nhơn ……44
Bảng 2.6: Phương tiện vận chuyển rác thải thành phố nă
m 2012 ……52
Bảng 2.7: Hiện trạng thu phí quản lý chất thải rắn đơ thị trên địa bàn thành phố Quy
Nhơn ……53
Bảng 3.1: Tỷ lệ tăng dân số từ năm 2007 đến 2012 ……58
Bảng 3.2: Dự báo dân số thành phố Qui Nhơn đến năm 2025 ……59

Bảng 3.3: Dự báo dân số theo tưng xã, phường đến năm 2025 ……59
Bảng 3.4: Khối lượng chất thải rắn sinh ho
ạt dự báo đến năm 2025 ……61
Bảng 3.5: Dân số và lượng chất thải rắn phát sinh của các phường năm 2013 ……61
Bảng 4.1 : Các chỉ tiêu giám sát chất lượng nguồn nước mặt ……70
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu giám sát chất lượng nguồn nước ngầm ……70
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu giám sát chất lượng nguồn nước rò rỉ………………………………………….70
Bảng 4.4: Chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn……………….75
Bảng 4.5
: thuyết minh phân vùng quản lý chất thải rắn ……76
Bảng 4.6: Bảng phân bố vị trí và tập kết container ……77
Bảng 4.7: Dân số và lượng CTR phát sinh ở khu vực ……82
Bảng 4.8: Số container được bố trí … 83
Bảng 4.9: Số chuyến xe cần thiết ứng với mỗi loại xe thu gom ……84
Bảng 4.10: Bảng tính thời gian thu gom một chuyến của xe chun dụng 85

Bảng 4.11: Số xe đẩy tay và lượng CTR mỗi lượt thu gom ……86
Bảng 4.12: Số chuyến và số xe chun dụng cần trang bị ……87
Bảng 4.13: Số xe chun dụng và phân cơng cơng tác ……88
Bảng 4.14: Số lượng thùng rác cơng cộng bố trí ở các tuyến chính và cơng viên… 88
Bảng 4.15: Tổng hợp nhu cầu phương tiện, thiết bị ……89
Bảng 4.16: Thuyết minh tuyến thu gom CTR từ các điểm tập kết ……92
xii

Bảng 4.17: Thuyết minh tuyến thu gom vận chuyển CTR từ các container cố định 94
Bảng 4.18: Dự toán chi phí đầu tư phương tiện, trang thiết bị ……95
Bảng 4.19: Dự toán chi phí vận hành hệ thống thu gom CTR T.P Quy Nhơn ……95
Bảng 4.20: So sánh hệ thống thu gom hiện tại và hệ thống thu gom được đề xuất 96











































xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các thành phần trong thiết kế quản lý CTR 12
Hình 1.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn 13
Hình 1.3 : Sơ đồ hệ thống thu gom được phân loại theo phương thức vận hành .16
Hình 1.4: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ vận chuyển trung bình và khoảng
cách vận chuyển 2 chiều cho xe thu gom chất thải rắn 19
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 34
Hình 2.2: Biểu đồ dân số của thành phố Quy Nhơn từ 2003 đến 2012 41
Hình 2.3: Giá trị Tổng sản phẩm địa phương 41
Hình 2.4:Hình ảnh thực hiện công tác khảo sát khối lượng, tỷ trọng và thành phần CTR
T.P Quy Nhơn 48
Hình 2.5: Công tác thu gom rác thải trên địa bàn 50
Hình 2.6: Sơ đồ hiện trạng quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại
thành phố Quy Nhơn…………………………………………………………… 51
Hình 2.7: Sơ đồ
quy trình vận hành bãi rác Long Mỹ 58
Hình 2.8: Hạng mục phân loại rác 58
Hình 2.9: Nười dân bới rác tại bãi chôn lấp 58

Hình 4.1: Sơ đồ qui trình thu gom……………………………………………….71
Hình 4.2: Sơ đồ phân chia các khu vực quản lý chất thải rắn
72
Hình
4.3:
Sơ đồ đặt
container cố định khu
1A
75
Hình 4.4
:
Sơ đồ bố trí container cố định khu 3A
76
Hình 4.5
:
Sơ đồ bố trí container cố định khu 4A
77
Hình 4.6: Sơ đồ các điểm tập kết
78
Hình 4.7: Sơ đồ tuyến thu gom CTR từ các điểm tập kết 88
Hình 4.8: Sơ đồ tuyến thu gom vận chuyển CTR từ các container cố định 90
1


MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa, lượng chất thải rắn cũng
gia tăng nhanh chóng. Quản lý chất thải này là thách thức to lớn và một trong những
dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn
mà còn vì những tác hại to lớn và mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và đời

sống của người dân.
Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg
lên 1,2 kg/ người/ ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/ người/ ngày tại các
đô thị nhỏ. Dự báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 25 triệu tấn
vào năm 2013[3]. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bình
đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%. Và phương thức xử lý rác thải
chủ yếu là chôn lấp. Việc chôn lấp như vậy chiếm quỹ đất ngày càng nhiều, gây ô nhiễm
môi trường và nguồn nước ngầm do nước rỉ rác từ các bãi rác, tăng phát thải khí mêtan
(CH
4
) - một loại khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu.
Cơ sở hạ tầng, công nghệ về xử lý chất thải còn yếu kém. Cả nước có 91 bãi chôn
lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh.
Trong thời gian gần đây, hệ thống chính sách của nước ta đang từng bước xây dựng và
hoàn thiện, phục vụ hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Cùng với sự ra đời của bộ
luật bảo vệ môi trường Bộ Chính trị (KhoáVIII) cũng đã ban hành Nghị quyết số 41
NQ/TƯ; Chỉ thị số 36 - CT/TƯ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
CNH, HĐH. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những văn bản, chỉ thị về bảo vệ môi
trường, nhất là ở CTR đô thị, KCN. Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường
cũng được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ngày càng quan tâm; mức độ gia
tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế.
Cùng với các thành phố khác trong cả nước, thành phố Quy Nhơn đã và đang đạt
được những thành tựu kinh tế, văn hóa, xa hội đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế chuyển theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đời sống nhân dân ngày càng tăng lên, các vấn
đề giáo dục, y tế, văn hoá được nâng lên một cách rõ rệt. Bên cạnh đó thành phố đang
phải đối mặt với các vấn đề môi trường nghiêm trọng đe doạ tới sức khoẻ của con
người. Trong đó ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm chất thải rắn nói riêng đang
là vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết kịp thời. Luận văn này nhằm góp phần cải
thiện, tối ưu hóa hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn.

2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài
2


Khảo sát hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Đề xuất được các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm hoàn
thiện hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương, có căn cư khoa học
vững chắc và đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với chất thải rắn sinh hoạt, góp phần bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững của thành phố Qui Nhơn, Tỉnh Bình Định đến năm
2025.
Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Phương pháp này dùng để thu thập các số liệu
sau:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội,định hướng qui hoach thành phố Qui Nhơn đến
năm 2025, các văn bản pháp lý về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.
+ Xác định thành phần, đặc trưng, thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Tìm hiểu hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương
+ Hiện trang hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn ở thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình
Định
*Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu: Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu
liên quan về chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Qui Nhơn, thu thập các số liệu, hình
ảnh liên quan của thành phố từ kinh tế, văn hóa-xa hội,dân cư…Điều tra hiện trạng hệ
thống quản ly CTRSH, các vấn đề phát sinh liên quan, phuc vụ cho công tác phân
tích,dự báo rác thải sinh hoạt trong tương lai.
*Phương pháp chuyên gia: Dùng để chọn lọc và loại trừ các phương án ít khả thi, cũng
như để tiếp thu và ứng dụng các định hướng nghiên cứu hoàn thiện các kết quả thu
được, hoàn thiện thảo luận và đánh giá các kết quả chính nhận được trong quá trình triển
khai các hướng nghiên cứu.

*Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về hiện trạng hiện
trạng chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương, hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế –
xã hội trên địa bàn tỉnh, các số liệu dan cư, kinh tế, xã hội, các loại bản đồ có liên
quan,…
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là chất thải rắn sinh hoạt và hiên
trạng hệ thống quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Qui
Nhơn, tỉnh Bình Định
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Điều tra và cập nhật số liệu mới trên cơ sở bám sát các điều chỉnh qui hoạch phát
triển KT- XH và bảo vệ môi trường của địa phương.
3


Phân tích và đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
trong qui trình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Qui Nhơn,
tỉnh Bình Định
Xác định hệ số phát thải trung bình trên cơ sở cập nhật gần nhất nhằm tăng tính
dự báo số liệu, thành phần,chủng loại và phân bố CTRSH trên địa bàn
Nghiên cứu, dự báo khối lượng CTHSH phát sinh đến năm 2025, chú ý đến thay
đổi quy hoạch, phát triển kinh tế KT- XH, nhu cầu đời sống sinh hoạt ngày càng tăng do
thu nhập ngày càng cao vì nó liên quan trực tiếp đến khối lượng và thành phần chất thải
cần quản lý
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổng hợp quản lý và kỹ thuật nhằm hoàn thiện
mô hình thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, gắn
với quy hoạch, phát triển KT – XH và công nghiệp,dịch vụ chung của tỉnh Bình Định
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
*Ý nghĩa khoa học.
Xây dựng phương pháp luận và dự báo CTRSH trên một vùng lãnh thổ
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổng hợp quản lý và kỹ thuật nhằm hoàn thiện

mô hình thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, gắn
với quy hoạch, phát triển KT – XH và công nghiệp,dịch vụ chung của tỉnh Bình Định
*Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện mô hinh thu gom,xử lý trên địa bàn. Mô
hình quản lý này không những phù hợp với địa phương mà còn phù hợp với nhiều địa
phương khác.
Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên hay học viên môi trường thực tập tôt nghiệp
hay khóa luận tốt nghiệp.
Kết quả này có thể sử dụng cho các sở, ban ngành liên quan quản lý CTRSH của
thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định ngày càng tốt hơn.









4


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, VẬN
HÀNH MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1.1 Thành phần, tính chất chất thải rắn sinh hoạt
* Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Tính chất rác thải được quyết định bởi thành phần rác. Do đó thông tin về thành
phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những
thiết bị thích hợp để xử lý, các quy trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống,

chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn. Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn
sinh hoạt rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều
kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Bảng 1.1: Thành phần phổ biến của chất thải rắn sinh hoạt [1]




















Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy thành phần thực phẩm trong rác thải sinh hoạt
chiếm tỷ trọng lớn nhất luôn có xu thế tăng,các chất có khả năng tái sinh sẽ tận dụng lại
được nhờ vào lực lượng thu gom phế liệu. Nếu có thể tận dụng được nguồn rác hữu cơ
Hợp phần
% khối lượng Độ ẩm (%)
Khoảng giá

trị
Trung
bình
Khoảng giá
trị
Trung
bình
Chất thải thực phẩm 6 - 25 15 50 - 80 70
Giấy 25 - 45 40 4 - 10 6
Carton 3 - 15 4 4 - 8 5
Chất dẻo 2 - 8 3 1 - 4 2
Vải vụn 0 - 4 2 6 - 15 10
Cao su 0 - 2 0.5 1 - 4 2
Da vụn 0 - 2 0.5 8 - 12 10
Sản phẩm vườn 0 - 20 12 30 - 80 60
Gỗ 1 - 4 2 15 - 40 20
Thủy tinh 4 - 16 8 1 - 4 2
Can hợp 2 - 8 6 2 - 4 3
Kim loại không thép 0 - 1 1 2 - 4 2
Kim loại thép 1 - 4 2 2 - 6 3
Bụi, tro, gạch 0- 10 4 6 - 12 8
Tổng hợp 100 15 - 40 20
5


này thì chi phí chôn lấp sẽ giảm đáng kể… và một số sẽ đem làm phân bón cho cây
trồng bằng đem phân hủy bằng phân compost…
* Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
Tính chất vật lí
 Tỷ trọng: Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để

xác định tỉ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m
3
.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của chất thải rắn rất cao, tỷ trọng
của rác khá cao, khoảng 1100 – 1300 kg/m
3
.
 Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một
đơn vị lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy.
Độ ẩm =


.100%

Trong đó :
a : Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)
b : Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ 105
o
C (kg)
 Kích thước hạt: Là cỡ hạt, đường kính hạt. Xác định kích thước hạt rất quan trọng
trong việc thu hồi, xử lí vật liệu thải, hay phân loại bằng phương pháp cơ giới,
lưới, từ tính
 Hệ số thấm: Là khả năng thấm ướt của vật liệu. Hệ số thấm liên quan đến lớp
chuyển động của các chất thải trong bãi rác hay bãi chôn lấp.
Tính chất hóa học
 Thành phần hóa học: Trong chất thải có nhiều các nguyên tố có sẵn trong tự
nhiên nhưng chúng ta cần xác định các nguyên tố đa lượng chính nhất, bao gồm:
Độ bay hơi ẩm, chất cháy bay hơi, carbon cố định, độ tro.
 Điểm nóng chảy của tro: Điểm nóng chảy của tro trong chất thải đô thị là nhiệt độ
mà tại đó, do quá trình cháy làm cho tro tạo thành xỉ hay dạng hạt.

 Hàm lượng các cấu tử chính: C, H, O, N, S, Tro. Các thành phần có thể cháy của
chất thải rắn đô thị ở các khu dân cư.
 Nhiệt lượng: Xác định lượng nhiệt tỏa ra khi đốt 1kg chất thải nhằm mục đích thu
nhiệt khi cần thiết.
Tính chất sinh học
 Khả năng phân hủy sinh học: Được đặc trưng qua 2 thông số cơ bản là hàm lượng
chất rắn bay hơi (VS) và thành phần phân hủy sinh học (BF).
 Sự phát sinh mùi của chất thải: Phát sinh mùi là hệ quả của quá trình kị khí, khí
hóa các chất hữu cơ tạo thành các khí gây mùi hôi như H
2
S, NH
3
Một số quá
6


trình khử sinh hóa các hợp chất hữu cơ có chứa gốc lưu huỳnh có thể dẫn tới sự
tạo thành hợp chất gây mùi như metylmecaptan, hay acid aminobutyric khi thời
tiết càng ẩm thì sự phát sinh mùi tại chỗ diễn ra càng nhanh. Ngoài ra, nếu để lâu
trong môi trường thì chất thải rắn sẽ bị xỉn màu hay chuyển sang màu đen, đó là
do quá trình tạo thành sunfit kim loại của chất thải rắn khi chúng bị phân hủy kị
khí.
1.1.2 Tác động của chất thải rắn đối với môi trường và con người
Rác thải có thể gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, bao
gồm cả môi trường không khí, đất và nước.
* Tác động đến môi trường nước
Nước rác có thành phần hết sức phức tạp và khó xử lý (BOD, COD rất cao, độ
đục, độ màu cao, Coliform cao, hàm lượng nitơ photpho lớn,…). Các bãi rác đổ đống
ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây dựng đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn
tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm. Hậu quả là mất cân

bằng sinh thái ở thủy vực bị ô nhiễm biểu hiện thường thấy là sự bùng phát số lượng
một số loài nào đó gây lấn át thậm chí làm tuyện diệt những loài khác làm giảm đa dạng
sinh học.
*Tác động đến môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất từ rác thải do 2 nguyên nhân:
 Rác thải bị rơi vải trong quá trình thu gom, vận chuyển gây ô nhiễm đất do: Trong
rác có các thành phần độc hại như: thuốc BVTV, hóa chất, VSV gây bệnh
 Nước rỉ rác nếu không được thu gom, xử lý sẽ thấm xuống đất gây ô nhiễm môi
trường đất do:
- Nước rỉ rác chứa nhiều kim loại nặng
- Có thành phần chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cao
- Chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh
* Tác động đến môi trường không khí
Rác thải phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác gây ô
nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hũy chất hữu cơ trong
rác là:
- Amoni có mùi khai
- Phân có mùi hôi
- Hydrosunfur: Trứng thối
7


- Sunfur hữu cơ: bắp cải rữa
- Mecaptan: Hôi nồng
- Amin: Cá ươn
- Diamin: Thịt thối
- Cl
2
: Nồng
- Phenol: xốc đặc trưng

Ngoài ra, quá trình đốt rác sẽ phát sinh nhiều khí ô nhiễm như: SO
2
, NO
x
, CO
2
, THC,
bụi
* Tác hại của rác thải đối với sức khoẻ cộng đồng
Các nguyên nhân gây bệnh
- Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người,
súc vật, rác thải y tế
- Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán
- Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi
- Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà
tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học
- Dioxin từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp
Ảnh hưởng đến sức khỏe của người thu gom rác
 Bệnh về da
 Bệnh phổi, phế quản
 Ung thư
 Sốt xuất huyết
 Sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác
Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức thời hoặc lâu dài
Bệnh về da
- Nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da
và gây viêm da.
- Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da.
Bệnh phổi, phế quản
Chất hữu cơ dẽ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất; chảy nước mắt,mũi; viêm

họng.
8


Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nơn mữa. Về lâu dài có thể gây
tổn thương gan và các cơ quan khác
Ngồi ra khi tiếp xúc trưc tiếp với rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc
miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa
Bệnh ung thư
Một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như:
benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp nhiều với THC có khả
năng gây ung thư da, ung thư tinh hồn.
Bệnh sốt xuất huyết
Rác thải là mơi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất
huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm đen tính mạng, nếu
khơng được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong
Bệnh sida, cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác
Rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp
xúc trực tiếp với rác thải

Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử
lý và tái chế chất thải rắn. Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng nhằm góp phần
xử lý và giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
Hệ thống quản lý CTR đô thò là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về
CTR đô thò trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vò sản xuất…).
1.2. KINH NGHIỆM MƠ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở
NƯỚC NGỒI
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu thì có trình độ
quản lý chất thải rắn ở mức độ cao, cơng tác này được tổ chức rất tốt từ việc phân loại

rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển cho đến việc xử lý, tái chế các loại chất thải. Các
chính sách pháp luật, cơng cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt và nguồn kinh phí cao do có sự
tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Đồng thời, trình độ dân trí của cộng đồng
dân cư đóng một vai trò quan trọng trong cơng tác thu gom, phân loại tại nguồn.
Ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì ở những nơi cơng
cộng và các tuyến phố lớn đều được trang bị các thùng thu gom 4 ngăn để thu gom rác
thải từ người dân, khác du lịch và khách vãn lai. Đồng thời, do trình độ dân trí cao nên
khơng có việc người dân bới, lượm, vỏ hộp, vỏ chai như ở nước ta. Do đó, vấn đề thu
gom, phân loại rác ở Hàn Quốc được thực hiện một cách đơn giản hơn so với nước ta.

×