Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.79 KB, 113 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, việc giao lưu kinh tế, văn hóa
giữa hai nước đã có từ rất lâu đời. Từ năm 1991 đến nay, sau 17 năm bình thường
hóa quan hệ, Trung Quốc đã trở thành đối tác thuơng mại số một, là bạn hàng nhập
khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản.
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của hai nước mở ra một tiềm
năng lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại nhiều khó khăn đối với VN như: phải
tuân theo các quy định của WTO; sửa đổi hệ thống luật pháp, chính sách, kinh tế và
thương mại…
Những vấn đề đó đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương
mại giữa hai nước để từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Trung Quốc.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam, tháng 7 vừa qua Bộ thương mại đã tổ chức hội thảo
khoa học “Định hướng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc
trong bối cảnh mới”.
Đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc” mà em nghiên cứu sau đây nhằm đánh giá khách quan thực
trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong thời gian
qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang Trung Quốc nói riêng và thúc đẩy quan hệ thương mại hai
nước nói chung.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu
gồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Trung Quốc.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.
Em xin cảm ơn TS. Trần Văn Bão đã tận tình hướng dẫn em thực hiện chuyên đề
tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu thương mại và
các cán bộ của Viện đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Viện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
1.1.Thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam:
1.1.1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc:
-Về vị trí địa lý:
Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu,
phía đông nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa châu Á, phía tây của Thái Bình
Dương. Với 9,6 triệu km2, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về diện tích, có đường
biên giới lục địa dài 22.800km, đường bờ biển dài 18.000km; có biên giới chung với
Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với
Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào,
Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông).
Riêng với Việt Nam, Trung Quốc có chung 1.350 km đường biên giới qua hai
tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và sáu tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc và Việt
Nam còn được bao bọc bởi Vịnh Bắc Bộ - một trong những vịnh lớn nhất Đông Nam
Á và thế giới. Chiều dài phía Trung Quốc là 695 km, phía Việt Nam là 763 km. Hiệp
định phân chia Vịnh Bắc Bộ cũng đã được ký kết giữa hai nước đầu năm 2005, theo
đó Việt Nam sở hữu 53,235% diện tích Vịnh, còn Trung Quốc có 46,775%.
-. Về nhân khẩu học:

Trung Quốc hiện có 34 đơn vị hành chính, gồm: 23 tỉnh (kể cả Đài Loan), 4
thành phố trực thuộc Trung Ương, 5 khu tự trị và 5 khu hành chính đặc biệt. Với dân
số trên 1,3 tỷ người, Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới, chiếm 21%
tổng dân số toàn thế giới, trong đó người Hán chiếm 93%. Trung Quốc là một nước
đa dân tộc có 55 dân tộc thiểu số được chính thức công nhận như Choang, Mãn, Hồi,
Tạng, Mông Cổ, Uigur…
- Về kinh tế:
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc. Bắt đầu
từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô
hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường nhưng
vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Trung Quốc đã áp dụng phương châm mở
cửa thị trường nội địa, thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ ổn
định nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Sau ba thập kỷ cải cách và phát
triển, đến nay Trung Quốc đã thu được những kết quả rất ấn tượng, tổng GDP đã
vượt 2200 tỷ USD (tháng 4.2007), dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới đạt 1330 tỷ USD
(tháng 6.2007), mức tăng trưởng đạt 11,4% (năm 2007). Trung Quốc đã trở thành
một cường quốc kinh tế và đang nhanh chóng tiến tới để trở thành siêu cường vào
giữa thế kỷ này. GNI bình quân đầu người của Trung Quốc không ngừng tăng lên,
hiện nay đã đạt 1740 USD, sức mua của thị trường Trung Quốc trở nên rất hấp dẫn
đối với hoạt động xuất khẩu của các nước khác.
Trung quốc có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế khá lớn giữa Miền
Đông và Miền Tây. Miền Tây với tổng diện tích 6,89 triệu km2, chiếm 72% và dân
số khoảng 355 triệu người, chiếm 28,44% Trung Quốc, điều kiện sinh thái tự nhiên
khá kém, cơ sở kinh tế yếu, trình độ phát triển thấp, GDP tính trên đầu người thấp
hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước do đó Trung Quốc có nhiều chính sách
ưu đãi nhằm phát triển Miền Tây. Do kém phát triển nên đây là khu vực thị trường dễ
tính, không đòi hỏi chất lượng hàng hóa quá cao, là cơ hội thuận lợi để Việt Nam đẩy
mạnh xuất khẩu sang khu vực này của Trung Quốc.

Tại Đại hội lần thứ 16 của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2002 đã đề ra mục
tiêu đến năm 2020 xây dựng xã hội khá giả toàn diện cho 1,5 tỷ người và trong vòng
30 năm tiếp theo, đến năm 2050 sẽ trở thành quốc gia hiện đại, thịnh vượng và dân
chủ.
Sự phát triển của Trung Quốc là vấn đề cần được chúng ta hết sức quan tâm, khi
quan hệ của hai nước đang dần được mở rộng thì “sự thần kì của Trung Quốc” vừa là
cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ đối mới hoạt động kinh tế của Việt Nam.
- Đặc điểm thương mại của thị trường Trung Quốc:
+ Nhu cầu thị hiếu của thị trường Trung Quốc:
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất
rõ, có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau (miền
Duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20
nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng 300 USD/người/năm) do đó
nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính.
Đặc trưng của thị trường rộng lớn này là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều
quy cách và chất lượng không như nhau với mức giá rất khác biệt, có thể cách nhau
hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Người Trung Quốc thường rất nhạy cảm về giá và
thường có xu hướng chọn sản phẩm có giá rẻ, tuy nhiên họ cũng sẵn sàng mua sản
phẩm có mức giá đắt hơn khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay sản
phẩm có chất lượng cao hơn.
Người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng nội địa , song hàng nhập khẩu
vẫn được ưa thích hơn và lựa chọn tiêu dùng nếu có khả năng, nhất là hàng công
nghệ cao. Hiện những sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở
Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại…nhưng những sản phẩm như
máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba…họ thường chọn sản phẩm nội địa.
Trung Quốc cũng nhập khẩu các loại hàng hóa, nguyên liệu thiết yếu mà trong
nước không có hoặc chưa sản xuất được như thiết bị máy móc, nhiên liệu nhựa, sắt
thép và hóa chất để phục vụ cho sản xuất. Trong những năm gần đây, nhập khẩu

năng lượng của Trung Quốc tăng bình quân hàng năm khoảng 30%, nhập khẩu
nguyên liệu cũng tăng bình quân ở mức hai con số. Khi mức sống của người dân
được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể, Trung Quốc cũng phải
nhập khẩu một khối lượng khổng lồ hàng tiêu dùng để có thể đáp ứng nhu cầu trong
nước.
Thị trường Trung Quốc cho phép nhập khẩu những sản phẩm có chất lượng cao
hơn hàng sản xuất trong nước với số lượng cần thiết và hợp lý. Chủ yếu nhập khẩu
những sản phẩm công nghệ cao, tiên tiến để góp phần đổi mới các cơ sở sản xuất lạc
hậu và để sản xuất được hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Không cho nhập khẩu
những sản phẩm mà trong nước có thể đáp ứng được về số lượng và chất lượng.
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trung Quốc còn kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là
hàng tiêu dùng cao cấp và hàng xa xỉ.
Từ sau khi gia nhập WTO, chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc càng
được yêu cầu cao và cụ thể hơn.
+ Đặc tính của doanh nhân Trung Quốc:
Người Trung Quốc vốn hiếu khách, trong giao dịch làm ăn các chủ doanh nghiệp
thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn, nhiều khi rất lãng phí. Việc đầu tiên khi gặp
đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khởe, tình hình gia đình
rồi mới bàn đến công việc. Trong giao dịch, lúc đầu họ thường rất cẩn trọng nhưng
khi đã có sự tin tưởng với đối tác rồi thì rất dễ dãi, có thể chấp nhận cung cấp hàng
trước và nhận tiền sau. Ngày nay, giới chủ doanh nghiệp thường gọi nhau theo họ rồi
đến chức vụ để thể hiện sự tôn trọng.
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích biên mậu thông qua việc giảm thuế nhập
khẩu và thuế VAT nên các thương nhân Trung Quốc thường có sở trường làm biên
mậu, họ thường sẵn sàng mua hàng biên mậu giá cao hơn so với chính ngạch. Kiểu
kinh doanh này có thể gây rủi ro cho người bán hàng vì việc thanh toán trong hoạt
động mua bán không thông qua ngân hàng.
Doanh nhân Trung Quốc luôn muốn có được sự quan tâm đặc biệt, được hưởng

ưu đãi hơn hẳn người khác và không muốn bị thua thiệt với bất kỳ ai. Do vậy khi
giao dịch đàm phán với người Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải thể hiện sự công
bằng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất, nhờ đó sẽ dễ dàng được
họ tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác. Khi đã
hợp tác với nhau, họ thường đưa ra những góp ý chân thành và có trách nhiệm, doanh
nghiệp nên đón nhận.
Doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ lần đầu với Trung Quốc nên liên hệ với các
trung tâm tư vấn của Trung Quốc. Các trung tâm này có chức năng giúp các doanh
nghiệp nước ngoài liên hệ với các đối tác ngoại thương của Trung Quốc, hay tư vấn
kỹ thuật, kinh tế, thương mại…giúp họ tìm hiểu thị trường Trung Quốc, nhu cầu
nhập khẩu của các doanh nghiệp và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương.
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khi có hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên cung cấp
đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm bằng tiếng Trung, các Catalogue cũng nên
bằng tiếng Trung.
+ Môi trường chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc:
Chính sách ngoại thương của Trung Quốc được xây dựng dựa trên các nguyên
tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Những
biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là hàng rào thương mại (thuế
quan, định giá hải quan, thuế VAT, hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhập khẩu, yêu
cầu về nhãn mác, kiểm dịch …).
Cũng như hầu hết các nước đang phát triển khác, thuế là một chính sách quan
trọng của Trung Quốc góp phần bảo vệ những ngành sản xuất trong nước và tăng
năng lực cạnh tranh của nển kinh tế. Kể từ năm 1992, Trung Quốc đã thúc đẩy việc
giảm các mức thuế trong lộ trình xin gia nhập WTO. Đến năm 2005, toàn bộ mức
thuế giảm xuống 10,1%, áp dụng thuế suất bằng 0% cho các sản phẩm công nghệ
thông tin. Việc quản lý các họat động ngoại thương bằng các công cụ phi thuế quan
như giấy phép, hạn ngạch có xu hướng giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây.
• Thuế quan: Hải quan Trung Quốc định thuế và thu thuế. Mức thuế nhập khẩu

được phân thành thuế suất chung, thuế suất MFN và thuế suất áp dụng với các tổ
chức mà Trung Quốc tham gia. Năm đặc khu kinh tế, thành phố mở và các khu ngoại
thương được miễn hoặc giảm thuế ưu đãi. Đối với hàng hóa được chính phủ xác định
là cần thiết cho sự phát triển của một ngành trọng điểm nào đó thì có thể được áp
dụng mức thuế thấp hơn, ví dụ như ngành chế tạo ô tô, thép và các sản phẩm hóa
học.
Trung Quốc có hai chính sách thuế xuất nhập khẩu: chính ngạch và tiểu ngạch
(hay còn gọi là quốc mậu và biên mậu). Thuế xuất nhập khẩu chính ngạch do Chính
phủ Trung ương đề ra theo biểu xuất thuế nhập khẩu chung, bao giờ cũng cao hơn
thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch do chính quyền địa phương đề ra, không theo biểu
thuế xuất nhập khẩu chung.
• Định giá hải quan: Giá trị hàng nhập khẩu để định giá hải quan là giá CIF.
Theo cam kết trong WTO, hải quan Trung Quốc có trách nhiệm xác định giá trị của
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tất cả hàng hóa được nhập khẩu vào nước này. Để định giá, nhân viên hải quan phải
có được bảng giá của các loại hàng hóa nhập khẩu, dựa trên giá của thị trường quốc
tế, giá của nước xuất khẩu và giá hàng sản xuất trong nước. Thông thường thì nhân
viên hải quan sẽ chấp nhận giá của nhà nhập khẩu, tuy nhiên nếu có sự chênh lệch
quá xa giữa giá của nước xuất khẩu và hàng nội địa thì việc ước tính giá trị của hàng
hóa sẽ được căn cứ theo điều 7 luật “Các biện pháp xác định giá trị hải quan đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu” của hải quan Trung Quốc.
• Thuế VAT: Ngoài thuế quan, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều
phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế VAT được qui định chung cho các
loại hàng hóa là 17%, riêng đối với đại bộ phận hàng nông sản và nhiên liệu được coi
là hàng thiết yếu nên thuế suất VAT chung là 13%.
• Hạn ngạch thuế quan: Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các
mặt hàng nông sản như ngô, gạo, lúa mì, lúa mạch, dầu thực vật và phân bón. Khi gia
nhập WTO, Trung Quốc đã công bố mức hạn ngạch và những qui định kiểm soát
mức hạn ngạch, theo đó lượng nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ được hưởng mức thuế

tối thiểu và vượt quá mức hạn ngạch đó sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.
• Kể từ 1/1/2004 Trung Quốc đã xóa bỏ việc quản lý hạn ngạch nhập khẩu cao
su thiên nhiên.
• Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc
phải có giấy phép nhập khẩu dù là hàng nhập khẩu theo hạn ngạch nhập khẩu hay
hạn ngạch thuế quan, trong đó có len, ngũ cốc, hạt có dầu, bông, cao su thiên nhiên.
Trung Quốc cũng đưa ra thêm những yêu cầu về giấy phép nhập khẩu đối với một số
sản phẩm nhằm chống lại nạn buôn lậu như yêu cầu giấy phép đối với thương nhân
kinh doanh mặt hàng thịt. Kể từ 1/1/2004, Trung Quốc xóa bỏ việc quản lý hạn ngạch
nhập khẩu cao su thiên nhiên.
• Hàng cấm nhập khẩu: Các loại vũ khí, chất nổ, vật gây sát thương; tiền giả và
các giấy tờ giả mạo có giá trị; ấn phẩm, phim ảnh, băng đĩa, văn hóa phẩm có hại cho
chính trị kinh tế và văn hóa đạo đức; các loại độc dược mạnh; thuốc phiện, heroin,
các chất gây nghiện ảnh hưởng đến thần kinh; động vật, thực vật mang mầm bệnh;
thực phẩm, thuốc men vật phẩm từ các vùng có dịch bệnh gây hại cho sức khỏe của
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
con người; đồng nhân dân tệ (RMB); thực phẩm có chứa một số lợi phẩm màu và các
chất phụ gia gây hại cho sức khỏe con người mà Bộ Y Tế đã công bố.
• Yêu cầu về nhãn mác: Mọi hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc
đều phải có nhãn mác kèm theo thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc. Cơ quan
kiểm dịch và y tế quốc gia yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như kẹo, rượu, quả
hạnh, pho mát, thực phẩm đóng hộp… phải được dán tem với nhãn đính laze chứng
nhận an toàn thực phẩm. Kể từ 1/1/2001, Trung Quốc đã áp dụng những tiêu chuẩn
mới về nhãn thực phẩm, yêu cầu thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn viết bằng chữ
Trung Quốc, nêu rõ loại thực phẩm, tên, nhãn hiệu thương mại, tên và địa chỉ nhà sản
xuất, nước sản xuất và hạn sử dụng. Trung Quốc tuyên bố áp dụng hệ thống dấu
chứng nhận bắt buộc mới (CCC). Từ 1/8/2003, một số hàng nhập khẩu phải ghi dấu
CCC trên sản phẩm khi đưa vào lưu thông trên thị trường Trung Quốc.
• Kiểm dịch: Tất cả sản phẩm nông sản muốn nhập khẩu vào Trung Quốc phải

được giám định vệ sinh dịch tễ. Đối với các loại thực phẩm nhập khẩu như lạc, hạt
điều, hạt dẻ, đồ hộp phải được cơ quan nhà nước gắn chứng nhận đặc biệt bằng laze
về an toàn thực phẩm. Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới (WTO), Trung Quốc đã cam kết tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong hiệp
định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch. Từ 5/7/2005 Trung Quốc áp dụng quy
định mới về yêu cầu đối với trái cây nhập khẩu nhằm ngăn chặn trái cây có hàm
lượng độc tố cao xâm nhập vào thị trương Trung Quốc. Qui định mới trên bao bì là
phải đề tên trái cây, nơi sản xuất, trọng lượng, mã số bằng tiếng Anh và tiếng Trung
Quốc, địa điểm lưu trữ trái cây phải được các cơ quan kiểm dịch địa phương kiểm tra
và quản lý.
1.1.2. Vai trò của thị trường Trung quốc đối với thương mại toàn cầu:
Sự phồn thịnh của Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử đối với thế giới; bởi vì điều đó
đã làm cho hơn một tỷ người trên hành tinh của chúng ta thoát khỏi nghèo đói, có
cuộc sống ngày càng tốt đẹp, biến nước này thành thị trường lớn và công xưởng lớn
của thế giới, sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của người dân có thu nhập thấp ở nhiều nước, tránh phải mua hàng với giá
quá đắt. Tuy vậy, với những ưu thế về dân số và lao động, tính cạnh tranh của Trung
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quốc đang là thách thức to lớn đối với các nước, nhất là các nước láng giềng như
Việt Nam, không chỉ trên thị trường thế giới mà cả thị trường trong nước.
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, việc Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu
hơn vào nền kinh tế toàn cầu là một trong những nhân tố góp phần duy trì sự tăng
trưởng của thương mại quốc tế. Từ năm 1980 Trung Quốc đã có những cải cách về
thuế. Cùng với sự gia nhập WTO, Trung Quốc đã tự cam kết sẽ có những cải cách
hơn nữa, những cải cách có thể gây ảnh hưởng sâu rộng và cũng đồng thời mang lại
nhiều thách thức. Việc duy trì thực hiện các cam kết này sẽ đưa Trung Quốc hội nhập
sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và tạo ra thuận lợi cho hầu hết các quốc gia đối tác.
Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng đa dạng hơn và sự thâm nhậm
ngày càng sâu rộng vào các nước công nghiệp đang diễn ra cùng với làn sóng nhập

khẩu của Trung Quốc từ tất cả các khu vực, đặc biệt là châu Á. Cả xuất khẩu và nhập
khẩu của Trung Quốc đã tăng mạnh hơn thương mại thế giới trong hai mươi năm
(tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2007 lần đầu tiên vượt ngưỡng
2000 tỷ USD, đạt 2170 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006).
Sự tăng trưởng của Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng trong thương mại thế
giới. Trung Quốc đã tăng sự thâm nhập của mình vào thị trường các quốc gia tiên
tiến, đồng thời trở thành một điểm đến xuất khẩu quan trọng hơn, đặc biệt là đối với
nền kinh tế khu vực. Nhập khẩu của Trung Quốc ở khu vực cũng tăng và hiện nay
Trung Quốc trở thành một trong những điểm đến xuất nhập khẩu quan trọng nhất cho
các nước châu Á khác. Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc là một
sự kiện có tính chất bước ngoặt đối với khu vực và cả nền kinh tế toàn cầu.
Cơ sở xuất khẩu của Trung Quốc đã được đa dạng hóa nhờ vào hàng dệt may và
công nghiệp nhẹ. Sự đa dạng hóa trong xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng tăng.
Từ đầu những năm 1990, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu giày dép, quần áo, đồ chơi
và các tạp phẩm khác, trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong việc xuất khẩu các mặt hàng gia dụng, hàng hóa du lịch, hàng điện tử vi tính
như máy móc văn phòng và các trang thiết bị chế biến số liệu tự động, truyền thông,
máy móc điện và các thiết bị âm thanh. Dưới sức ép của sự tăng trưởng của Trung
Quốc, khả năng xuất khẩu của các nước châu Á sang thị trường nước thứ ba là hạn
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chế, chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng. Nhưng nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày
càng tăng sẽ tạo lợi thế cho các nước châu Á xuất khẩu sang Trung Quốc các sản
phẩm cần nhiều tài nguyên và vốn.
Mặc dù đã nảy sinh không ít vấn đề trong quá trình phát triển, như tình hình ô
nhiễm môi trường sinh thái, sự bất bình xã hội của một số tầng lớp dân cư dẫn đến
phản kháng bằng biểu tình, khiếu nại, bạo lực, tệ nạn tham nhũng,… nhưng một
nước Trung Hoa hùng mạnh là một hiện tượng của thế giới hiện đại.
Sự phát triển của Trung Quốc là vấn đề cần được chúng ta hết sức quan tâm, vì
Trung Quốc là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam, có

truyền thống của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, nhưng
cũng có hơn 12 năm (1978 – 2001) trong tình trạng băng giá. Hiện nay khi quan hệ
hai nước được mở rộng thì “sự thần kỳ của Trung Quốc” vừa là cơ hội lớn, vừa là
thách thức không nhỏ đối với họat động kinh tế của Việt Nam.
1.1.3. Lợi ích Việt Nam có được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang
Trung Quốc:
- Củng cố và mở rộng thị trường:
Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về
xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế. Trung Quốc có diện tích và dân số lớn, có nhiều
điểm tương đồng về kinh tế và xã hội với Việt Nam. Nhiều mặt hàng của ta rất được
ưa chuộng trên thị trường này, như hàng nông sản, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp.
Tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc, Việt Nam có thể củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Khu vực thuộc miền Tây và Tây Nam Trung Quốc thực sự là thị trường rộng lớn
và đầy tiềm năng đối với xuất khẩu của Việt Nam, về nhu cầu thị hiếu tiêu dùng trên
thị trường này không khắt khe. Thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt
Nam có lợi thế so sánh đối với các doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc vì quãng
đường Việt Nam sang miền Tây Trung Quốc gần và dễ đi hơn so với các vùng khác
trong lục địa Trung Quốc.
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Từ trước tới nay, hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam đều chưa tiếp xúc hoặc
đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, rau quả của Trung
Quốc mà đều qua các doanh nghiệp hoặc thương nhân trung gian của Trung Quốc.
Bởi vậy, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có thể
mở rộng được thị trường xuất khẩu.
Thông qua việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có được một thị
trường xuất khẩu rộng lớn không đòi hỏi quá khắt khe với nhiều chủng loại hàng hóa,
đặc biệt là những hàng hóa đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu như rau hoa

quả nhiệt đới, thủy sản khô, tươi chưa chế biến, nhiều loại quặng thô, hàng thực
phẩm, công nghệ phẩm,… Như vậy, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc giúp Việt
Nam khai thác được nhiều chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm phát huy được tiềm
năng, thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trường này, và còn củng cố và
mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Thúc đẩy hội nhập kinh tế và khu vực:
Với ưu thế về vị trí địa lý, Việt Nam với các tỉnh biên giới Trung Quốc được coi
là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các
tỉnh biên giới Trung Quốc không thuần túy là trao đổi thương mại giữa hai bên mà
bao hàm cả trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Cụ thể, một khối
lượng hàng hóa đáng kể buôn bán giữa Trung Quốc với Lào, Campuchia được vận
chuyển qua Việt Nam. Như vậy thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc càng phát
triển thì sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc hình thành, trao đổi thương
mại không chỉ được tăng trưởng giữa các nước ASEAN và Trung Quốc với nhau mà
còn các khu vực khác trên thế giới. Vì vậy có thể nói rằng phát triển hoạt động
thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam với Trung
Quốc chẳng những góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước mà còn góp phần thúc
đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Phát triển kinh tế - xã hội:
Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông ngày càng sâu rộng thì các cửa khẩu Việt-
Trung không chỉ là cửa ngõ kinh tế của hai nước mà đã trở thành cửa ngõ phát triển
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kinh tế cho cả khu vực. Trong tình hình đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang
Trung Quốc càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình đối với đời sống nhân dân và
trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước.
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn: Phát triển xuất khẩu hàng hóa
Việt Nam sang Trung Quốc giúp cho các vùng nông thôn Việt Nam tiêu thụ hàng
nông sản, nhất là các tỉnh biên giới. Các tỉnh này không những tìm được đầu ra cho

các sản phẩm nông nghiệp mà còn giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người
dân.
Góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo: Ngoại thương phát triển góp
phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp,
thương mại và dịch vụ, khơi dậy tiềm năng thế mạnh tiềm ẩn của các tỉnh biên giới
Việt Nam, tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giúp
các địa phương cải thiện cơ bản tình hình kinh tế - xã hội. Phát triển ngành nghề sản
xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu
nhập của dân cư. Như vậy, kinh tế phát triển đời sống của dân cư sẽ được cải thiện.
Góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện rõ rệt diện mạo của
cả nước, hình thành nhanh chóng nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ và cụm dân cư
mới ở các tỉnh biên giới, kích thích lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Khoáng sản, nông sản và thủy sản là các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam được
xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó nông sản và thủy sản được sản xuất ở các tỉnh
phía Nam, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này sẽ góp phần phát triển kinh tế và
cải thiện đời sống của các tỉnh này, góp phần quan trọng trong việc ổn định và cải
thiện đời sống của một bộ phận đông đảo nhân dân các tỉnh tham gia trồng trọt, sản
xuất, chăn nuôi, chế biến nhóm hàng nông lâm thủy hải sản, rau quả nhiệt đới,…
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc góp phần thúc
đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế
của các tỉnh, thành phố của cả Việt Nam và Trung Quốc, phát triển các ngành có thế
mạnh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Trung Quốc:
1.2.1. Môi trường kinh tế:
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi truờng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Xu hướng vận động
hay bất cứ thay đổi nào của các yếu tố này đều tạo tạo ra thuận lợi hay hạn chế việc

xuất khẩu hàng hóa ở các mức độ khác nhau đối với các loại hàng hóa khác nhau,
thậm chí dẫn đến thay đổi mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế và tác động của nó đến hoạt động
xuất khẩu hàng hóa:
- Tiềm năng của nền kinh tế: đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có
thể có được huy động và chất lượng của nó. Tiềm năng của nền kinh tế bao gồm tài
nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia…Liên quan đến định hướng và tính
bền vững của cơ hội chiến lược của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu
hàng hóa.
- Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân: Tác động của
sự thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế của nền kinh tế
quốc dân, kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của các doanh nghiệp. Mặt
khác, những thay đổi này ở nước nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: xu hướng phát triển chung của nền kinh tế hoặc của
từng ngành liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng tăng trưởng hay giảm
thiểu, mở rộng hay thu hẹp quy mô xuất khẩu hàng hóa của VIệt Nam sang Trung
Quốc.
- Lạm phát và khả năng giảm thiểu lạm phát: ảnh hưởng đến hiệu quả thực, thu
nhập, tích lũy, kích thích hoặc kìm hãm tăng trưởng, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu
dùng,…
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi đồng tiền quốc gia (đồng nội tệ): độ ổn
định của đồng nội tệ, xu hướng tăng/giảm giá của đồng nội tệ, việc lựa chọn đồng
ngoại tệ trong giao dịch thương mại… ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công của
từng thương vụ xuất khẩu hàng hóa.
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi: Liên quan đến sự “công bằng”
trong cạnh tranh, thể hiện xu hướng ưu tiên trong hoạt động kinh tế. Mức thuế xuất
nhập khẩu đối với từng danh mục hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất

khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Mức độ toàn dụng nhân công (% thất nghiệp): Liên quan đến nguồn lực về lao
động, chi phí nhân công, thu nhập của tầng lớp xã hội. Ảnh hưởng đến xu hướng tiêu
thụ của các tầng lớp dân cư.
1.2.2. Môi trường văn hóa và xã hội:
Yếu tố văn hóa – xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó
nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu. Có thể nghiên cứu các yếu tố này
từ những giác độ khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, trong trường hợp này
chúng ta đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố này đến đặc điểm của thị
trường xuất khẩu.Thị trường tiêu dùng hàng hóa xuất khẩu luôn bao gồm những con
người thực với phong tục tập quán từng vùng, nhu cầu và khả năng thanh toán.
Tiêu thức thường được nghiên cứu khi phân tích yếu tố này bao gồm:
- Dân số: Số người hiện hữu trên thị trường. Tiêu thức này ảnh hưởng đến dung
lượng thị trường có thể đạt đến. Thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thị trường
càng lớn, nhu cầu về một nhóm sản phẩm càng lớn, khối lượng tiêu thụ sản phẩm
càng lớn và khi đó tiềm năng xuất khẩu vào thì trường đó càng lớn. Tóm lại có nhiều
cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường này. Đây là cũng
chính là thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
- Xu hướng vận động: tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp người già trẻ,
tiêu thức này ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm đáp ứng
nhu cầu.
- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ: lượng tiền mà người tieu thụ
có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Trong điều kiện nguồn lực có
hạn có lượng tiền sẽ được trang trải cho các nhu cầu theo tỷ lệ khác nhau. Điều này
có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm và việc đáp ửng sản phẩm.
- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hóa: bản sắc, đặc điểm văn hóa xã
hội của từng quốc gia phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm. Trung
Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu rõ
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

phong tục tập quán của vùng mình định xuất khẩu hàng hóa để có những điều chỉnh
về sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.
1.2.3. Môi trường chính trị - luật pháp:
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về hệ thống chính trị, mô
hình phát triển kinh tế và hệ thống xã hội. Hai nước cùng là nước xã hội chủ nghĩa,
đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, đều đang tiến hành công cuộc đổi mới, cải cách và
mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, bền
vững, lâu dài theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác
tốt”. Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo song phương. Các cuộc gặp cấp cao hai
nước được tiến hành thường xuyên hàng năm; các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp
tác giữa các ban, ngành, địa phương của hai nước cũng diễn ra sôi động; góp phần
tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Việt Nam và Trung Quốc đều quan tâm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát
triển ở khu vực và trên thế giới, đều coi trọng việc giữ vững môi trường hòa bình,
tranh thủ các điều kiện bên ngoài thuận lợi để thực hiện mục tiêu phát triển.
Sự phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN, mà
Việt Nam là một thành viên có vị thế và vai trò quan trọng, đồng thời lại là nước
ASEAN liền kề với Trung Quốc, cũng là một yếu tố chính trị đối ngoại thúc đẩy
quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc.
Trong bối cảnh có sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn ở Đông Á – Thái
Bình Dương nói chung và Đông Á nói riêng, Trung Quốc luôn e ngại Mỹ có thể lợi
dụng, lôi kéo Việt Nam, đồng thời Trung Quốc cũng luôn đề phòng nhà cầm quyền
Đài Loan, lợi dụng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam mưu đồ “Đài loan độc
lập”. Các yếu tố này đều ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương giữa hai
nước.
1.2.4. Môi trường địa lý:
Các yếu tố thuộc môi trường địa lý cũng tác động đến cơ hội và sự thành công
của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Các yếu tố địa lý từ lâu đã được quan tâm, nó tạo

thuận lợi hay gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam có lợi thế về địa
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lý khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc với đường biên giới chung dài 1.350km.
Khoảng cách giữa hai nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và giá thành của hàng
hóa, việc vận chuyển, trao đổi mua bán hàng hóa. Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ
ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu tiêu dùng
của thị trường xuất khẩu, các yêu cầu về sự phù hợp của hàng hóa, vấn đề dự trữ bảo
quản hàng hóa, tính đa dạng theo hướng chuyên môn hóa hoặc lợi thế so sánh trong
việc buôn bán…
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam –Trung Quốc giai đoạn đến 2015:
- Các yếu tố mang tính toàn cầu:
Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước và với Trung Quốc nói
riêng đang có sự thuận lợi từ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin. Quá trình này giúp cho quá trình sản xuất sản phẩm được rút ngắn lại,
tạo điều kiện cho các nước đi sau có thể bứt phá, đốt cháy giai đoạn, đuổi kịp và vượt
các quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu không tận dụng được cơ hội, nguy cơ tụt hậu càng
cao. Đây là một thách thức to lớn đối với Việt Nam. Nếu không nỗ lực cải cách, Việt
Nam sẽ có ít hơn lợi ích trong mối quan hệ kinh tế đối với Trung Quốc, đứng trước
nhiều bất lợi phải đối phó.
Hệ thống pháp lý cho trao đổi thương mại toàn cầu đang ngày càng hoàn thiện,
tạo điều kiện cho tất cảc các nước khai thác được lợi ích thương mại. Việt Nam và
Trung Quốc là thành viên của WTO, điều này tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi,
các tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết trên cơ sở pháp lý minh bạch và rõ
ràng. Việc thực hiện các cam kết WTO sẽ là điều kiện thuận lợi cho hai nước mở
rộng quan hệ thương mại. Bên cạnh đó, các thể chế thương mại toàn cầu ngày cành
hoàn thiện cũng tạo thêm thuận lợi cho quan hệ hai nước với nhau và với các nước
khác.

Trật tự kinh tế thế giới trong thế kỷ 21có nhiều thay đổi. Việt Nam đang có nhiều
thuận lợi trong thương mại quốc tế với vị trí thuận lợi về địa lý kinh tế và địa chính
trị, được các đối tác thương mại khác chú ý, đặc biệt là đối tác thương mại lớn như
Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đang diễn biến phức tạp, Việt Nam cần có chiến lược đối tác thương mại rõ ràng trên
cơ sở các nguyên tắc quốc tế và phân tích tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Nếu
không tỉnh táo, chạy theo lợi ích thương mại ngắn hạn phải đối phó với các vấn đề
quốc tế phức tạp, mất đi cơ hội tận dụng ngoại lực để rút ngắn khoảng cách phát
triển.
- Các yếu tố khu vực:
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) hình thành tạo thuận
lợi cho quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc nhưng cũng đặt ra nhiều thách
thức. Về thuận lợi: tạo cơ hội về thương mại và đầu tư cho Việt Nam, dành được ưu
đãi từ phía Trung Quốc. Về khó khăn: gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường
Trung Quốc và phía các nước ASEAN, là đối phó với sự cạnh tranh của hàng Trung
Quốc và các nước ASEAN ở thị trường trong nước và tình trạnh nhập siêu của nước
ta với Trung Quốc, cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư từ phía Trung Quốc và các
nước ASEAN.
Hợp tác khu vực được đẩy mạnh với nhiều hình thức mới và liên kết mới (hình
thành cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN mở rộng hợp tác _ ASEAN+, tăng cường
hợp tác Đông Á) tạo thuận lợi cho quan hệ hai nước.
Hợp tác tiểu vùng Mê Kông có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ kinh tế
Việt Nam – Trung Quốc. Thứ nhất, hợp tác tiểu vùng Mê Kông tạo điều kiện cho các
nước cải thiện cơ sở hạ tầng. Thứ hai, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Tây Nam Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế như vận tải du lịch, khai thác tài
nguyên, phát triển nông nghiệp, chuyển giao công nghệ. Thứ ba, tạo điều kiện phát
triển vùng núi lạc hậu của Việt Nam và Trung Quốc, tạo không gian kinh tế cho phát
triển thương mại.

- Các yếu tố của Trung Quốc:
Việc Trung Quốc gia nhập WTO có nhiều tác động đối với Việt Nam. Trước hết
là quan hệ hai nước sẽ được phát triển trên cơ sở pháp luật quốc tế, sẽ bình đẳng hơn,
qui mô thương mại được mở rộng nhờ cắt giảm các hàng rào thương mại. Thứ hai, sự
phát triển nhanh chóng của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO tạo điều kiện cho
hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào Trung Quốc. Thứ ba, Việt Nam tận dụng cơ hội
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phát triển và hiện đại hóa của Trung Quốc để nhập khẩu công nghệ, thu hút đầu tư từ
Trung Quốc. Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, việc gia nhập WTO của
Trung Quốc có những tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Trước hết, gia tăng sức ép
cạnh tranh từ phía Trung Quốc. Thứ hai, việc Trung Quốc gia nhập WTO làm bùng
nổ quan hệ thương mại giữa hai nước, tuy nhiên, cũng làm gia tăng bất cập trong
quản lý thương mại biên mậu, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, gia tăng
tình trạng buôn lậu…
Chính sách phát triển các vùng miền của Trung Quốc đang tạo thuận lợi trong
hợp tác của Việt Nam với các tỉnh Tây Nam và Đông Nam Trung Quốc. Sự thay đổi
chính sách đầu tư trong một số lĩnh vực tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút FDI từ
Trung Quốc và các nước khác vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động và sử dụng tài
nguyên. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc đang tạo thuận lợi thu hút FDI của Việt
Nam và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Hợp tác hai hành lang, một vành đai tạo
thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông cho trao đổi thương mại hai nước.
Sự phát triển quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động đến Việt Nam.
Trước hết, là gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, năng lượng từ các nước trong
đó có Việt Nam và điều này có thể gây sức ép cạn kiệt môi trường và tài nguyên
thiên nhiên nước ta. Thứ hai, làm tăng giá, đặc biệt là nguyên liệu và năng lượng,
hàng hóa, vật tư trên thế giới dẫn đến sự mất ổn định thị trường.
- Các yếu tố trong nước:
Việt Nam gia nhập WTO tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ thương mại
theo nguyên tắc bình đẳng hơn, tuy nhiên với sức cạnh tranh vượt trội của hàng hóa

Trung Quốc, việc cắt giảm các hàng rào thương mại do thực hiện WTO sẽ là thách
thức đối với Việt Nam tại thị trường trong nước.
Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế với khu vực sẽ là cơ hội để tham gia
vào mạng lưới kinh doanh khu vực và toàn cầu, khai thác được lợi thế cạnh tranh để
mở rộng thương mại. Các cơ hội đầu tư nước ngoài cũng sẽ được tăng cường, nhất là
đầu tư từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, việc tham gia liên kết kinh tế khu vực không
chỉ đem lại cơ hội mà cả những tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Việc cắt giảm
thuế nhập khẩu theo các cam kết khi tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực và các
khu vực thương mại tự do sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách. Sức
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước ngày càng gia tăng. Các nền kinh
tế trong khu vực đều có tiềm lực rất mạnh và cạnh tranh gay gắt với Việt Nam.
Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước để đảm bảo tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững sẽ tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và hấp dẫn hơn
cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.
1.2.6. Cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN trên thị
trường Trung Quốc:
Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường xuất khẩu của ASEAN
và tiềm năng nhập khẩu vào nước này còn rất lớn. Hiệp định thương mại ASEAN –
Trung Quốc đã mở ra nhiều cơ hội cho các nước ASEAN đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường này, tuy nhiên bên cạnh thuận lợi thì việc cạnh tranh
giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc
càng trở nên mạnh mẽ.
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Trung Quốc
năm 2005
Đơn vị: tỷ USD
XK
NK
Việt

Nam
Thái Lan Malaixia Inđônêxia Philippin
Trung
Quốc
Việt Nam -
894
(30%)
1.021
(26%)
439
(27%)
834
(67%)
2.552
(30%)
Thái Lan
2.357
(33%)
- 5.685 3.960 2.050
13.392
(33%)
Malaixia
1.160
(34%)
8.080 - 3.322 1.974
20.093
(33%)
Inđônêxia
678
(21%)

3.128 4.375 - 1.419
8.437
(22%)
Philippin
312
(27%)
1.882 3.220 322 -
12.869
(62%)
Trung Quốc
5.643
(35%)
7.819
(36%)
10.860
(33%)
8.350
(22%)
4.688
(33%)
-
Số % trong ( ) là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005
Nguồn: số liệu thống kê xuất khập khẩu của COMTRADE
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, trên thị trường Trung Quốc kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn so với các nước ASEAN khác, ngay cả các
nước có cơ cấu xuất khẩu tương đương như Thái Lan, Inđônêxia hay có trình độ phát
triển kinh tế tương đồng như Philippin. Trong quan hệ thương mại Việt Nam và các
nước lân cận, Việt Nam nhập siêu nhiều với Trung Quốc và với hầu hết các nước

ASEAN -6 (ngoại trừ Philippin) trong khi hầu hết các nước ASEAN xuất siêu sang
Trung Quốc.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc của Việt Nam và các
nước ASEAN trong giai đoạn 2001 – 2005 cũng cho thấy trong khi phần lớn các
nước ASEAN đã tranh thủ được cơ hội Trung Quốc tăng cơ hội nhập khẩu thì tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn thấp hơn các
nước trong khu vực và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cảu Trung
Quốc vào Việt Nam.
Cơ cấu xuất khẩu: hiện nay, khoảng cách phát triển công nghiệp giữa Việt Nam
và các nước ASEAN đi trước còn khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp
của Việt Nam mặc dù tăng nhanh, hiện nay mới chỉ bằng 1/3 của Philippin và
Inđônêxia, 1/5 Thái Lan và 1/7 Malaixia. Về chất lượng phát triển công nghiệp, so
với các nước ASEAN khác, tỷ lệ công nghiệp trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt
Nam còn thấp. Số liệu bảng 2 cho thấy, ngoại trừ Inđônêxia còn dựa nhiều vào xuất
khẩu nguyên nhiên liệu, các sản phẩm công nghiệp chiếm tới 70% - 80% kim ngạch
xuất khẩu của các nước ASEAN khác và trên 85% kim ngạch xuất khẩu của Trung
Quốc nhưng chỉ chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Về năng lực cạnh tranh xuất khẩu thì các nước có năng lực cạnh tranh mạnh về
hàng công nghiệp công nghệ cao và trung bình như điện tử sẽ có khả năng xuất khẩu
khi Trung Quốc tăng trưởng. Xuất khẩu những sản phẩm như dệt may, da giầy và
những hàng hóa sử dụng nhiều lao động khác sẽ có xu hướng giảm khi Trung Quốc
tăng trưởng. Xuất khẩu hàng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên như dầu cọ, cao
su, gỗ, dầu thô, gas và rất nhiều sản phẩm nông nghiệp và hải sản khác sẽ có triển
vọng tăng lên. Như vậy sẽ có xu hướng Việt Nam tăng cung cấp nguyên nhiên liệu
cho Trung Quốc và nhập khẩu hàng công nghiệp.
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bên cạnh lợi thế cạnh tranh thì các chính sách thương mại trong khu vực và đa
phương cũng đem lại những thay đổi trong năng lực cạnh tranh.
Để giảm thách thức và tăng cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam phải

tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việt Nam phải chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu, phải có khả năng cung cấp ngày càng nhiều các mặt hàng công nghiệp
cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy, phải xác định được
những ngành có lợi thế so sánh, chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình
mới và tận dụng ngoại lực để vừa làm tăng nội lực vừa nhanh chóng tăng năng lực
cạnh tranh.
Bảng 1.2: Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của ASEAN vào Trung Quốc
S
I
T
2002 2003 2004 2005
Tr.USD % Tr.USD % Tr.USD % Tr.USD %
Thái Lan
Tổng kim
ngạch
68107,9 100,0 80323,3 100,0 96247,9 100,0 110110,0 100,0
0
Thực phẩm và
động vật sống
9650,5 14,1 10942,3 13,6 11934,3 12,4 12374,6 11,2
2 Nhiên liệu 2964,9 4,4 4195,9 5,2 5205,1 5,4 5622,7 5,1
3
Nguyên liệu
thô, trừ nhiên
liệu
1819,3 2,7 2126,0 26 3415,0 3,6 4767,8 4,3
5
Hóa chất và
sản phẩm hóa
chất

4166,2 6,1 5257,3 6,6 6909,1 7,2 8912,6 8,1
6
Sản phảm
CNCT phân
theo các NLC
8151,9 11,9 9391,5 11,7 11815,1 12,3 13637,4 12,4
7
Máy móc thiết
bị và PTGT
28910,7 42,5 35191,0 43,8 42776,5 44,4 49192,2 44,7
8
Hàng công
nghiệp
9873,6 14,5 10621,0 13,2 12038,6 12,5 13351,1 12,1
9 Các loại khác 2290,9 3,4 2233,5 2,8 1702,5 1,8 1826,2 1,7
Malaixia
Tổng kim
ngạch
94058.3
100,0 104704,2 100,0 126500,2 100,0 140962,9 100,0
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
0
Thực phẩm
và động vật
sống
1967,6 2,1 2216,8 2,1 2635,6 2,1 2835,8 2,0
2
Nguyên liệu
thô, trừ nhiên

liệu
2214,9 2,3 2671,8 2,6 3279,9 2,6 3817,5 2,7
3 Nhiên liệu 8064, 4 8,6 10587,3 10,1 14628,6 11,6 18758,3 13,3
4
dầu mỡ động
thực vật
4717,2 5,1 6375,4 6,1 6980,8 5,6 6498,2 4,6
5
Hóa chất và
sản phẩm hóa
chất
4386,7 4,7 5407,9 5,2 7069,0 5,6 7625,4 5,4
6
Sản phảm
CNCT phân
theo các NL
chính
6538,4 6,9 7363,6 7,0 9789,9 7,7 10358,1 7,3
7
Máy móc
thiết bị và
PTGT
56655,1 60,2 59494,6 56,8 69047,0 54,6 76544,4 54,3
8
Hàng công
nghiệp khác
8013,8 8,5 8851,9 8,5 10712,8 8,5 11740,0 8,3
9 Các loại khác 1159,5 1,2 1345,2 1,3 1898,2 1,5 2334,4 1,7
Inđônêxia
Tổng kim

ngạch
57158,1 100,0 61058,0 100,0 64483,5 00,0 85659,9 0
0
Thực phẩm
và động vật
sống
3606,3 6,3 3666,0 6,0 3968,4 ,2 4574,8 ,3
2
Nguyên liệu
thô, trừ nhiên
liệu
4522,1 7,9 5317,2 8,7 6432,6 10,0 9016,7 10,5
3 Nhiên liệu 13909,5 24,3 15709,8 25,7 11462,2 17,8 23716,8 27,7
4
dầu mỡ
động thực
vật
2657,0 4,6 3013,8 4,9 4492,8 7,0 5026,2 5,9
5
Hóa chất và
sản phẩm
hóa chất
2969,2 5,2 3386,6 5,5 4015,9 6,2 4493,0 5,2
6 Sản phảm 10926,0 19,1 11175,4 18,3 12866,5 19,9 14401,5 16,8
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CNCT phân
theo các NL
chính
7

Máy móc
thiết bị và
PTGT
9788,7 17,1 9772,6 16,0 11522,7 17,8 13602,3 15,9
8
Hàng công
nghiệp khác
8193,0 14,3 8484,7 13,9 9196,0 14,3 10272,4 12,0
9
Các loại
khác
321,6 0,6 308,9 0,5 246,6 0,4 213,5 0,2
Philippin
Tổng kim
ngạch
35208,2 100,0 36231,2 100,0 39680,5 100,0 41221,3 100,0
0
Thực phẩm
và động vật
sống
1390,6 3,9 1520,4 4,2 1548,1 3,9 1619,5 3,9
2
Nguyên liệu
thô, trừ nhiên
liệu
405,5 1,1 463,4 1,3 598,7 1,5 677,2 1,6
3 Nhiên liệu 417,1 1,2 564,8 1,6 500,9 1,3 774,6 1,8
4
dầu mỡ
động thực

vật
376,4 1,1 535,3 1,5 610,2 1,5 694,3 1,6
5
Hóa chất và
sản phẩm
hóa chất
375,5 1,1 406,5 1,1 461,7 1,1 553,4 1,3
6 Sản phảm
CNCT phân
theo các NL
chính
1136,7 3,2 1258,1 3,4 1572,8 3,9 1712,0 4,1
7 Máy móc
thiết bị và
PTGT
26806,2 76,1 27103,9 74,8 30160,2 76,0 30768,3 74,6
8 Hàng công
nghiệp khác
4152,0 11,8 4125,5 111,4 3990,9 10,1 4172,9 10,1
Việt Nam
Tổng kim
ngạch
15029,2 100,0 16706,0 100,0 20149,4 100,0 26316,2 100,0
0 Thực phẩm 4021,1 26,8 4094,0 24,5 4384,3 21,8 5241,8 19,9
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
và động vật
sống
1 đồ uống và
thuốc l á

45,1 0,3 74,3 0,4 141,9 0,7 156,2 0,6
2 Nguyên liệu
thô, trừ nhiên
liệu
409,5 2,7 513,4 3,1 627,6 3,1 827,1 3,1
3 Nhiên liệu 3442,4 22,9 3547,6 21,2 4151,1 20,6 6233,3 23,7
5 Hóa chất và
sản phẩm
hóa chất
220,4 1,4 256,0 1,5 337,8 1,7 419,4 1,6
6 Sản phảm
CNCT phân
theo các NL
chính
982,3 6,5 1112,6 6,6 1342,9 6,7 1811,9 6,9
7 Máy móc
thiết bị và
PTGT
1388,5 9,2 1319,1 7,9 1791,7 8,9 2542,4 9,7
8 Hàng công
nghiệp khác
4375,0 29,1 5656,7 33,9 7225,7 5,9 9008,1 34,2
9 Các loại
khác
113,5 0,7 119,7 0,7 123,4 0,6 37,8 0,1
Trung Quốc
Tổng kim
ngạch
325596,0 100,0 43827,8 100,0 593325,6 100,0 761953,4 100,0
0 Thực phẩm

và động vật
sống
14620,7 4,5 17531,1 4,0 18864,2 3,2 22480,3 3,0
2 Nguyên liệu
thô, trừ nhiên
liệu
4402,5 1,4 5026,8 1,1 5842,5 0,9 7484,4 1,0
3 Nhiên liệu 8435,2 2,6 11114,2 2,5 14480,3 2,4 17621,9 2,3
5 Hóa chất và
sản phẩm
hóa chất
15324,9 4,7 19580,8 4,4 26359,7 4,4 35772,1 4,7
6 Sản phảm
CNCT phân
theo các NL
chính
52954,5 16,3 69018,4 15,7 100646,2 17,0 129120,7 16,9
Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A

×