Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.87 KB, 35 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, thị trường có vị trí vô cùng quan trọng, là
trung tâm hoạt động của các hoạt động kinh doanh và là môi trường hoạt động
của các doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào thị
trường. Tuy nhiên, thị trường liên tục biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không
ngừng nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để
điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thích nghi với sự thay
đổi của thị trường.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc chạy đua không
có đích cuối cùng. Đặc biệt, Việt Nam đang ngày càng hội nhập toàn diện với
khu vực và thế giới, là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO. Nó sẽ tạo ra muôn vàn các cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát
triển nhưng cũng đầy rẫy những thách thức, nguy cơ luôn rình rập. Các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh không chỉ của các doanh nghiệp trong
nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó thị trường là mảnh
đất tồn tại và phát triển của mỗi một doanh nghiệp, thì buộc doanh nghiệp
phải chia sẻ thị trường với các doanh nghiệp khác. Do đó, trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tìm ra giải pháp phát triển thị trường
kinh doanh là yêu cầu cấp bách để tồn tại, đứng vững và phát triển của mỗi
một doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển thị trường vừa là mục tiêu vừa là
phương thức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen là một trong những thương hiệu
mạnh của ngành thép Việt Nam. Là công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam
mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình khép kín. Công ty có
một hệ thống phân phối với gần 80 chi nhánh trải rộng khắp cả nước. Là một
công ty có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng nên công ty đã quyết định
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thành lập Chi nhánh tại Hà Nội nhằm tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác mua
bán, mở rộng phạm vi kinh doanh, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới ở


phía Bắc. Với một thị trường hết sức mới mẻ và có nhiều đối thủ cạnh tranh
mạnh như hiện nay thì vấn đề chiếm lĩnh thị trường, mở rộng và phát triển thị
trường là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển.
Với tầm quan trọng của việc mở rộng và phát triển thị trường cùng với
tình hình thực tế về thị trường của Chi nhánh hiện nay, và được sự hướng dẫn
của thầy giáo - TS Trần Văn Bão cùng các cán bộ công nhân viên tại Chi
nhánh nên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển thị trường kinh
doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội”.
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra giải pháp phát triển thị
trường cho Chi nhánh công ty tôn Hoa Sen tại Hà Nội. Từ việc nghiên cứu lý
luận chung về thị trường và phát triển thị trường cùng với việc phân tích thực
trạng thị trường và phát triển thị trường của Chi nhánh để đưa ra biện pháp và
một số kiến nghị cho Chi nhánh với công ty và các cơ quan chức năng nhằm
phát triển thị trường cho Chi nhánh ở thị trường phía Bắc.
Chuyên đề chỉ tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến thị trường và nội dung phát triển thị trường của Chi nhánh.
Để nghiên cứu được thị trường của Chi nhánh sử dụng hai phương
pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập các thông tin qua các tài
liệu như sách báo, tạp chí, các bài luận văn và các loại tài liệu liên quan đến
mặt hàng mà Chi nhánh đang kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu hiện trường: đến tận đơn vị thực tập trực tiếp
quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở Chi nhánh.
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nội dung của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về vấn đề thị trường, phát triển thị trường
và khái quát về Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng thị trường và phát triển thị trường kinh doanh
tôn của Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của
Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen.
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THỊ TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI HÀ NỘI
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm về thị trường
1.1.1.1. Khái niệm về thị trường
Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ của cung và cầu, hay là tổng hoà
các mối quan hệ. Là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ để thực hiện
giá trị hàng hoá.
Trong hệ thống lý thuyết kinh tế có rất nhiều khái niệm về thị trường
song hầu hết các khái niệm đó đều có tính chất vĩ mô. Sau đây là một số các
quan niệm về thị trường của các nhà kinh tế học trên thế giới.
Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm
ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham
gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Philip Kotler cũng đã
phân chia như sau người bán thành ngành sản xuất còn người mua thì họp
thành thị trường.
Theo Mc Carthy: “Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng
tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa
ra các sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoã mãn những
nhu cầu đó”. Ở đây Mc Carthy cho rằng thị trường bao gồm người bán là
người cung ứng sản phẩm và người mua là những khách hàng được thoả mãn
nhu cầu bằng những sản phẩm khác nhau.
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Một nhà kinh tế Việt Nam quan niệm rằng: “Thị trường là lĩnh vực trao
đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả
hàng hoá và dịch vụ”…
Những quan niệm trên cho chúng ta hiểu được thị trường ở tầm vĩ mô. Nó
giúp nhận dạng thị trường của ngành, của nền kinh tế quốc dân. Từ đó có thể
đưa ra các chủ trương chính sách để hoạch định và quản lý thị trường. Tuy
nhiên, ở phạm vi của một doanh nghiệp thị trường phải được mô tả một cách
chính xác và cụ thể hơn các thành phần tham gia và các yếu tố cấu thành nên thị
trường của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp đưa ra được các
chính sách, biện pháp linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi không ngừng của thị
trường để điều khiển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Ở phạm vi doanh nghiệp thương mại, thị trường được mô tả là một hay
một nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những
người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua
bán hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Theo quan niệm của người bán, thị trường được hiểu là một nhóm
khách hàng tiềm năng có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ trong một thời
gian nhất định và chưa được thoả mãn.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều người bán,
nhiều người mua, nhiều hàng hoá tương tự nhau có thể thay thế hay bổ sung
cho nhau tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh lẫn nhau giữa người bán với người
bán, người mua với người mua, người bán với người mua và cạnh tranh giữa
những người mua bán với nhau. Cạnh tranh về chất lượng, giá cả hàng hoá,
các hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng, các phương thức mua bán, thánh
toán,… Cạnh tranh là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp phải
thường xuyên đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng các
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tiến bộ khoa học kỹ thuật, tối đa hoá các yếu tố đầu vào để giảm chi phí sản

xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Tóm lại, thị trường của doanh nghiệp là một bộ phận của thị trường nói
chung với những yếu tố liên quan trực tiếp đến cơ hội kinh doanh và khả năng khai
thác các cơ hội kinh doanh, cơ hội hấp dẫn của doanh nghiệp để thu lợi nhuận.
1.1.1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp thương mại
Các yếu tố cấu thành nên thị trường gồm có bốn yếu tố là cung, cầu, giá
cả và cạnh tranh.
 Cầu: là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một
mức giá có thể chấp nhận được. Cầu là một đại lượng phụ thuộc vào các yếu
tố tác động đến nó. Khi các yếu tố khác không thay đổi cầu sẽ phụ thuộc vào
giá cả của hàng hoá, dich vụ trên thị trường. Khi đó cầu sẽ tăng lên nếu giá
hàng hoá, dịch vụ trên thị trường giảm xuống và ngược lại, cầu sẽ giảm xuống
nếu giá hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Các yếu tố tác động đến cầu đó là: sở
thích, thói quen, phong tục tập quán, giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường,
thu nhập, nghề nghiệp, giới tính,…Doanh nghiệp thương mại cần xác định
cầu hướng vào doanh nghiệp, tức là xác định khối lượng cầu cụ thể về hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ở mỗi mức giá nhất định.
 Cung: là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở một
mức giá có thể chấp nhận được. Cung là đại lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như sự phát triển của khoa học công nghệ, chi phí cho các yếu tố đầu vào, các
chính sách vĩ mô, …Khi các yếu tố này không thay đổi, cung sẽ phụ thuộc
vào giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Khi đó, cung sẽ tăng lên khi giá
cả tăng lên và ngược lại, cung sẽ giảm xuống khi giá cả giảm xuống. Doanh
nghiệp thương mại cần xác định khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà doanh
nghiệp có khả năng cung ứng trên thị trường ứng với mức giá nhất định.
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Giá cả: Giá cả thị trường được hình thành khi cung và cầu gặp
nhau. Nó được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Khi cung và cầu trên
thị trường thay đổi thì giá cả thị trường cũng thay đổi theo.

 Cạnh tranh: Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục
và gay gắt.. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân, doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhằm giành giật thị trường tiêu
thụ để thu lợi nhuận. Nó sẽ bình quân hoá các giá trị cá biệt để hình thành nên
giá cả thị trường Do đó, cạnh tranh sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
phải thường xuyên đổi mới, cải tiến hoạt động kinh doanh để có thể đứng
vững và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
1.1.2. Các quy luật và chức năng của thị trường
1.1.2.1. Những quy luật chung của thị trường
 Quy luật giá trị
Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu
sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị lao động xã hội cần
thiết trung bình để sản xuất, lưu thông hàng hoá và trao đổi ngang giá. Trong
sản xuất kinh doanh việc tính chi phí hoạt động kinh doanh bằng giá trị là cần
thiết bởi đòi hỏi của thị trường. Do nguồn lực của xã hội là có hạn nên buộc
các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và tiết kiệm nhất,
phải sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nhất, hay chi phí vật chất
cho một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một khối lượng
công việc phải là thấp nhất trong điều kiện vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm
cao, giá trị sử dụng của sản phẩm và giá trị của sản phẩm để trao đổi được
trên thị trường. Nếu doanh nghiệp nào tạo ra được một đơn vị sản phẩm với
chi phí lao động xã hội thấp hơn trung bình thì doanh nghiệp đó sẽ được lợi
khi đem ra trao đổi mua bán trên thị trường. Điều đó buộc các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh phải không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng, mẫu mã
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sản phẩm, các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng; không ngừng ứng dụng
các công nghệ khoa học tiên tiến trong hoạt động kinh doanh để giảm chi phí
sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
 Quy luật cung - cầu

Quy luật cung cầu nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung
ứng trên thị trường. Mối quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất, thường xuyên
lặp đi lặp lại, khi tăng khi giảm tạo thành quy luật trên thị trường. Cung cầu
luôn luôn có xu thế chuyển động xích lại gần nhau để tạo ra sự cân bằng trên
thị trường. Khi cung cầu gặp nhau giá cả thị trường được xác lập, đó chính là
sự tương tác giữa người mua và người bán trên thị trường. Giá cả thị trường là
thông tin, tín hiệu làm cơ sở cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ra các quyết
định để sử dụng nguồn lực một cách có hiểu quả. Nhưng mức giá đó luôn
luôn giao động trước sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường.
 Quy luật cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều người mua,
người bán với lợi ích kinh tế khác nhau tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh giữa
những người mua, người bán với nhau và giữa người mua với người bán tạo
nên sự vận động của thị trường. Do đó để tồn tại và phát triển doanh nghiệp
phải đón trước cạnh tranh và sử dụng các vũ khí cạnh tranh hiệu quả.
1.1.2.2. Chức năng của thị trường
 Chức năng thừa nhận: doanh nghiệp thương mại mua hàng hoá để
bán. Doanh nghiệp chỉ tồn tại khi hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp được
thị trường thừa nhận, được thực hiện về giá, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi
được vốn bỏ ra để bù đắp chi phí và có lãi để tái đầu tư phát triển kinh doanh.
Ngược lại, nếu hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp không được thị trường
thừa nhận thì doanh nghiệp đó sẽ rơi vào tình trạng đình trệ và phải phá sản.
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Chức năng thực hiện: được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra
các hành vi mua và bán. Đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện về
giá trị trao đổi. Người bán cần tiền còn người mua cần hàng. Khi người bán
và người mua gặp nhau, giá hàng được xác định.
 Chức năng điều tiết và kích thích: Mọi hoạt động của doanh nghiệp
đều hướng vào thị trường, các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ

đều diễn ra trên thị trường. Qua hoạt động đó, thị trường sẽ điều tiết và kích
thích sản xuất kinh doanh phát triển hay ngược lại. Với chức năng này thị
trường luôn điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút ra khỏi ngành của một số
doanh nghiệp.
 Chức năng thông tin: thông tin thị trường là những thông tin kinh tế
quan trọng về cung và cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Những thông tin
này được toàn xã hội quan tâm, được người cung ứng cũng như người tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ đặc biệt quan tâm. Thông tin thị trường rất quan trọng
đối với các nhà sản xuất, kinh doanh khi đưa ra các quyết định đúng đắn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Có được những thông tin thị trường chính
xác, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh.
Chính những thồng tin thị trường có ảnh hưởng rất lớn trong sự thành công
hay thất bại của doanh nghiệp.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
1.2.1. Sự cần thiết phải phát triển thị trường
Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh ngày
càng nhiều tất yếu sẽ nảy sinh cạnh tranh, thị trường được chia sẻ cho nhiều
doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tìm được một chỗ đứng vững chắc cho mình
trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp
phải không ngừng nỗ lực hết mình tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển thị
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trường. Có mở rộng và phát triển thị trường mới giúp doanh nghiệp tăng
doanh thu, lợi nhuận để từ đó có khả năng đầu tư mở rộng quy mô kinh
doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của doanh nghiệp
trên thị trường. Vì vậy, mở rộng và phát triển thị trường là con đường duy
nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị
trường cạnh tranhgay gắt.
1.2.2 Phương hướng phát triển thị trường

 Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là việc mở rộng thị
trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, thêm nhiều
chủng loại sản phẩm, tăng số lượng khách hàng.
 Phát triển thị trường theo chiều sâu: nâng cao chất lượng hiệu quả
của thị trường. Có thể phát triển thị trường bằng các hình thức sau:
Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc doanh nghiệp tìm cách tăng việc
tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện tại. Doanh nghiệp
có thể thực hiện bằng cách tăng sức mua của khách hàng, tìm kiếm lôi kéo
khách hàng mới trên thị trường hiện tại, …
Mở rộng thị trường: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp đang kinh doanh bằng con đường thâm nhập vào những thị
trường mới. Bằng cách mở rộng mảng lưới bán hàng, phát triển kênh tiêu thụ,
tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm,…
Cải tiến hàng hoá: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bằng
cách tạo ra những hàng hoá mới hay đã được cải tiến cho thị trường hiện tại
của doanh nghiệp.
 Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu
Khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và có các
điều kiện thuận lợi, có năng lực về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật,…thì có
thể phát triển thị trường theo hướng kết hợp phát triển theo chiều rộng và phát
triển theo chiều sâu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.3. Nội dung phát triển thị trường
Thị trường của một doanh nghiệp thương mại được mô tả bởi 3 tiêu
thức đó là sản phẩm, phạm vi địa lý, khách hàng và nhu cầu của họ. Vì vậy
nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
- Phát triển sản phẩm
- Phát triển thị trường về phạm vi địa lý
- Phát triển thị trường về khách hàng

 Phát triển sản phẩm:
Phát triển sản phẩm là đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn
vẻ của thị trường. Đặc biệt là đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
Đổi mới sản phẩm kinh doanh, dịch vụ phục vụ khách hàng là mục tiêu
kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó xuất phát từ quy luật thứ nhất của kinh
tế thị trường, đó là: ai có sản phẩm mới, dịch vụ mới mà tung ra thị trường
đầu tiên thì người đó được quyền thu được lợi nhuận lớn nhất trong kinh
doanh. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn cải tiến, đổi mới mặt
hàng kinh doanh của mình. Từ đó hình thành chính sách định giá bán ở doanh
nghiệp cho hai nhóm sản phẩm là sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới.
Đối với sản phẩm truyền thống chủ yếu được hướng vào khách hàng.
Kinh doanh nhóm sản phẩm này cần phải giữ giá và nâng cao chất lượng sản
phẩm để giữ khách hàng và thu hút khách hàng mới.
Đối với sản phẩm mới thì hướng vào lợi nhuận. Để làm được việc đó
cần phải giảm giá bán và giữ chất lượng hàng hoá.
Nâng cao chất lượng sản phẩm kinh doanh, dịch vụ cung ứng cho
khách hàng. Đó là xuất phát từ quy luật thứ hai của kinh tế thị trường: ai có
sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng thì người đó là người chiếm lĩnh
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thị trường. Vì vậy muốn xâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường doanh
nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
 Phát triển thị trường về phạm vi địa lý:
Phát triển thị trường về phạm vi địa lý là mở rộng và phát triển thị
trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.
Mở rộng mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp: mạng lưới bán hàng là
hệ thống các đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán… của doanh nghiệp được
bố trí, sắp xếp liên kết với nhau trong hệ thống nhằm tiêu thụ hàng hoá của

doanh nghiệp.
Tại đầu mối giao thông nơi tập trung dân cư có thể thành lập trung tâm
giao dịch hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm nhằm phát triển thị trường. Mặt
khác, lựa chọn các kênh phân phối hợp lý.
 Phát triển thị trường về khách hàng:
Thị trường của doanh nghiệp thường là tập hợp các khách hàng rất đa
dạng và phong phú, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập,…và nhu cầu
của họ cũng rất đa dạng. Để thoả mãn những nhu cầu của mình họ cần những
sản phẩm khác nhau trong khi đó doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra một hoặc một
số sản phẩm nào đó để thoả mãn những nhu cầu đó. Do đó để đáp ứng một
cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp cần phân chia họ thành
những nhóm khác nhau có những nét đặc trưng riêng. Để từ đó tìm ra được thị
trường trọng điểm - những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể chinh
phục. Có thể phân chia khách hàng theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào hành vi tiêu thụ: khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng và
người tiêu thụ trung gian.
Căn cứ vào khối lượng hàng hoá mua: khách hàng mua với khối lượng
lớn và khách hàng mua với khối lượng nhỏ.
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Căn cứ vào phạm vi địa lý: khách hàng trong nước và khách hàng ngoài
nước, khách hàng trong tỉnh và khách hàng ngoài tỉnh,…
Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng với doanh nghiệp: khách hàng
truyền thống, khách hàng mới và khách hàng vãng lai.
Phát triển khách hàng theo hai hướng cả về mặt số lượng và mặt chất
lượng.
Thứ nhất, phát triển khách hàng về mặt số lượng: tìm cách thu hút
khách hàng mới bằng marketing mạnh mẽ hơn nhằm lôi kéo khách hàng từ
các đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, phát triển khách hàng về mặt chất lượng: bằng cách tăng sức

mua của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng mỗi lần
mua. Phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để giữ chân khách hàng, thành
khách hàng truyền thống của doanh nghệp.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI HÀ NỘI
1.2.1. Khát quát về Chi nhánh
1) Tên Chi nhánh: Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại
Hà Nội
2) Địa chỉ Chi nhánh: Số 53, Phố Đức Giang, Phường Đức Giang,
Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.6559906 / 6559906
Fax: 04.66559907
Email:
3) Ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh:
- Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm, kẽm, mạ kẽm,
phủ sơn và mạ các loại hợp kim khác;
- Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm;
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Sản xuất tấm trần PVC;
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng;
- Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
4) Hoạt động theo sự uỷ quyền của doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4603000028
Do phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày
01/ 04/ 2004
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 9, Đại lộ thống nhất, Khu công nghiệp Sóng
Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: 0650 - 790790

- Fax: 0650 - 790959
- Website: www.hoasencorp.com
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Ngày 8/8/2001, được sự chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bình Dương, công ty cổ phần Hoa Sen chính thức được thành lập theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000028, với vốn điều lệ ban đầu là 30
tỷ đồng và 22 cán bộ công nhân viên. Công ty chủ yếu hoạt động trên các lĩnh
vực: nhập khẩu, sản xuất, phân phối các tấm lợp kim loại, xà gồ thép, tấm trần
nhựa và các loại vật liệu xây dựng khác,…Doanh thu cuối năm đạt 3,2 tỷ
đồng, tuy chưa có lợi nhuận nhưng bước đầu đã tạo được thị phần cơ bản trên
thị trường.
Trong quá trình phát triển công ty đã có nhiều sự thay đổi cả về cơ cấu
tổ chức, tên gọi, vốn điều lệ, lôgô sản phẩm,… để phù hợp với sự thay đổi của
môi trường kinh doanh. Hiện nay công ty có những thay đổi như sau:
Tên công ty là: Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.
Tên giao dịch quốc tế của công ty: Hoa Sen Corporation.
Tên gọi tắt của công ty: Hoa Sen Corp
Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A

×