Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.2 KB, 107 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các
trƣờng Đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh" là công trình
nghiên cứu khoa học nghiêm túc của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận
văn này là đƣợc tổng hợp từ quá trình khảo sát thực tế và nguồn thông tin đáng tin
cậy chƣa đƣợc ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đào Tuyết Lan

ii

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS-TS Hà Xuân Thạch ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này, cũng nhƣ đã
giúp đỡ tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của bản thân.
Tôi xin chân thành cám ơn trƣờng Đại học Văn Lang nơi tôi đang công tác đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học này, cũng nhƣ đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình trả lời bảng câu hỏi khảo sát, thu thập thông tin thực
hiện luận văn.
Tôi xin Trân trọng cám ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Quản lý sau đại
học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng và toàn thể các giảng viên trực tiếp tham
gia giảng dạy khóa học này đã tổ chức, quản lý, truyền đạt những kiến thức quý báu


trong thời gian tôi tham gia khóa học và đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát số liệu
thực hiện luận văn này.


Tác giả

Đào Tuyết Lan

iii

TÓM TẮT
Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là yếu tố quan trọng để tạo
nên sức mạnh cho các doanh nghiệp. Kế toán quản trị thực chất là một quy trình
định dạng, thu thập, kiểm tra, định lƣợng để trình bày, giải thích và cung cấp những
thông tin cần thiết và hợp lý cho nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, giúp họ
đƣa ra những quyết định kinh doanh tối ƣu. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay,
với sự tham gia của nhiều đối tƣợng, lĩnh lực giáo dục, lĩnh vực mà trƣớc đây là mặt
hàng dịch vụ công chỉ duy nhất do Nhà nƣớc cung cấp cho xã hội, thì nay với một
cơ chế thoáng hơn, hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, loại hình dịch vụ công này đã
và đang đƣợc chuyển dần từ khu vực công sang khu vực tƣ.
Với đặc điểm giống nhƣ các doanh nghiệp, hoạt động bằng nguồn kinh phí
ngoài ngân sách, phải tự chủ về tài chính đòi hỏi mỗi trƣờng đại học ngoài công lập
phải có những kế hoạch chi tiết, nhất là kế hoạch dự toán ngân sách nhà trƣờng, các
trung tâm trách nhiệm để tăng tính cạnh tranh giữa các trƣờng Đại học ngoài công
lập trong hệ thống đại học, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực phục vụ cho công tác
đào tạo. Luận văn “ Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trƣờng đại học ngoài
công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán quản trị, đƣa ra mô hình lý
thuyết ứng dụng phù hợp với trƣờng đại học ngoài công lập. Luận văn đã đi từ lịch
sử hình thành của kế toán quản trị trong lĩnh vực dịch vụ công đến đặc điểm quản

trị tài chính công để thấy đƣợc tính đặc thù của mô hình nghiên cứu, đến việc hệ
thống hóa những nội dung lý thuyết và phân tích chi phí; Phƣơng pháp lập dự toán
cho đến công cụ phân tích mô hình C-V-P mối quan hệ giữa chi phí, khối lƣợng và
lợi nhuận của kế toán quản trị.
- Nội dung công tác kế toán quản trị đƣợc xây dựng bao gồm:
+ Hệ thống kế toán chi phí phục vụ yêu cầu quản trị chi phí
+ Hệ thống dự toán phục vụ yêu cầu hoạch định
+ Hệ thống trung tâm trách nhiệm phục vụ yêu cầu kiểm soát và đánh giá kết
quả thực hiện.
iv

+ Hệ thống tính giá thành đào tạo phục vụ cho các quyết định trong ngắn hạn.
+ Đặc biệt là mô hình phân tích C-V-P phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối
lƣợng và lợi nhuận để nhà quản trị thấy đƣợc điểm hòa vốn, thặng dƣ lợi nhuận và
từ đó nhà quản trị sẽ có những chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng một cách phù hợp
nhất.
+ Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đƣa ra mô hình kế toán ứng dụng kế toán quản
trị kết hợp với kế toán tài chính để thu nhận chứng từ ban đầu gắn liền với chứng từ
của kế toán tài chính.
+ Xử lý thông tin từ các chứng từ các tài khoản kế toán quản trị đƣợc chi tiết từ
các tài khoản của tài khoản kế toán tài chính.
+ Tổ chức hệ thống báo cáo KTQT phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức KTQT.
Thông tin do kế toán quản trị cung cấp đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc ra quyết định của nhà quản trị. Nó giúp cho nhà quản trị có cái nhìn xuyên suốt
từ khâu lập dự toán, tổ chức thực hiện đến kiểm tra đánh giá và cuối cùng là ra
quyết định. Trong các trƣờng đại học ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay, kế toán
quản trị còn là một khái niệm khá mới mẻ. Vì vậy với đề tài “ Xây dựng hệ thống kế
toán quản trị tại các trƣờng đại học ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM” có ý
nghĩa quan trọng là giúp cho các trƣờng Đại học ngoài công lập có cái nhìn khác về

kế toán quản trị và từ đó ứng dụng thực tiễn về kế toán quản trị tại các trƣờng.

v

ABSTRACT
Accounting in general and management accounting in particular is an
important factor to create power for the enterprise. Management accounting is
essentially a process of formating, collecting, examining and quantifying to present,
explain and provide the information necessary and reasonable for the internal
management of enterprises, helping them make optimal business decisions. In the
process of globalization today, with the participation of many objects, field of
education that previously was service provided to society only by the State, but now
with the open mechanism and deeper integration into the world economy, this type
of service has been moved gradually from the public sector to the private sector.
With features like enterprises, operating by their own budget funds, self -
financial autonomy thus requiring each non-public universities have to set up
detailed plans, especially in budget plan to increase competition between the non-
public universities in the university system, to enhance the efficiency of resource in
service training. The Thesis "Construction of management accounting systems of
the non-public universities in Ho Chi Minh City" has studied some basic contents:
- Formalizing the basics of management accounting, setting up theoretical
model application consistent with the non-public universities. Thesis studies from
history of management accounting in the public service to the financial management
features to realise the characteristics of the research model, to the systemization of
the theoretical content and cost analyzation; estimation method and analysis tool
model of CPV on the relationship between costs, volume and profits of management
accounting.
- Content management accounting under construction includes:
+ Cost accounting system serving for cost management requirements
+ Estimation system required for planning

+ Accountability central system required for controlling and evaluating
performance results.
+ Costing system serving for short-term decisions.
vi

+ Especially the CVP model analysis the relationship between costs, volume
and profits for executives finding breakeven point, profit and surplus from which
the administrator will have the strategy developing the most appropriate cases.
+ In addition, the thesis also launched models accounting management
accounting applications associated with financial accounting to collect original
documents associated with the documents of financial accounting.
+ Process information from the documents of account management
accounting detailed from the accounts of financial accounting.
+ Organize reports international economic system consistent with the
requirements of governance.
+ Application of information technology in accounting management
activities.
Information provided by management accounting plays a very important role
in decision making of managers. It helps administrators having the insight look
from the estimation, implementation and evaluation then making the final decision.
In the non-public universities in Vietnam at present, accounting management is a
relatively new concept. So the theme "Building management accounting systems in
the non-public universities in HCM city" has important significance enable non-
public universities having another look at the management accounting and thus
putting the application of management accounting at the school.

vii

MỤC LỤC
Trang


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH xii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4 Phạm vi, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 4
1.5 Đóng góp mới của đề tài. 5
1.6 Bố cục luận văn 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DỊCH VỤ
CÔNG 6
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị trong dịch vụ công 6
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của kế toán quản trị trong dịch vụ công 6
2.1.2 Đặc điểm quản trị tài chính công trong các tổ chức dịch vụ công (Phạm,
2013) 9
2.2 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các tổ chức dịch vụ công 12
2.2.1 Khái niệm kế toán quản trị 12
2.2.2 Mục tiêu của kế toán quản trị 13
2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị 14
2.2.4 Ý nghĩa của kế toán quản trị 14
viii

2.3 Nội dung cơ bản của kế toán quản trị trong hoạt động dịch vụ công 14

2.3.1 Phân loại chi phí 15
2.3.2 Hệ thống chi phí linh hoạt 17
2.3.3 Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận 18
2.3.4 Lập dự toán ngân sách 21
2.3.5 Kế toán trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý 23
2.3.6 Mô hình tổ chức KTQT ở một số tổ chức trên thế giới. 24
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Mô hình nghiên cứu 28
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 30
3.3 Thu thập dữ liệu 31
3.3.1 Dữ liệu thứ cấp 31
3.3.2 Dữ liệu sơ cấp 33
Kết luận chƣơng 3 35
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP.HỒ CHÍ
MINH 36
4.1 Khái quát về trƣờng đại học ngoài công lập 36
4.1.1 Đặc điểm hoạt động của các trƣờng đại học ngoài công lập 36
4.1.2 Đặc trƣng của sản phẩm giáo dục đại học. 37
4.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính trong các trƣờng đại học ngoài công lập 38
4.2 Thực trạng tổ chức công tác KTQT tại một số trƣờng ngoài công lập 44
4.2.1 Kết quả khảo sát bảng câu hỏi một 44
4.2.2 Kết quả khảo sát bảng câu hỏi hai 48
4.3 Kết luận về kết quả khảo sát 57
4.3.1 Đánh giá thực trạng về công tác kế toán quản trị tại các trƣờng Đại học ngoài
công lập trên địa bàn Tp.HCM 57
4.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại 59
Kết luận chƣơng 4 60
ix


CHƢƠNG 5: XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP 61
5.1 Quan điểm và căn cứ xây dựng. 61
5.2 Nội dung KTQT cần thực hiện 63
5.3 Công tác tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong các trƣờng. 83
5.4 Những kiến nghị và giải pháp hỗ trợ để thực hiện công tác kế toán quản trị tại
các trƣờng đại học ngoài công lập 88
Kết luận chƣơng 5 90
KẾT LUẬN CHUNG 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94


x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
C -V- P
Mối quan hệ giữa Chi phi - khối lƣợng và lợi
nhuận
ĐH NCL
Đại học ngoài công lập
IFAC
Liên đoàn kế toán quốc tế
KTQT
Kế toán quản trị
KTTC
Kế toán tài chính
PFM

Quản trị tài chính công
RI
Lợi nhuận còn lại
ROI
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ

xi

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Chỉ số đo năng lực đào tạo của các trƣờng ĐH NCL 42
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát mục tiêu 1 - Bảng câu hỏi 1 45
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát mục tiêu 2 - Bảng câu hỏi 1 46
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát mục tiêu 1 - Câu hỏi 1 - Bảng câu hỏi 2 48
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 2 - Bảng câu hỏi 2 49
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 3 - Bảng câu hỏi 2 50
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 4 - Bảng câu hỏi 2 51
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 5 - Bảng câu hỏi 2 53
Bảng 4.9: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 6 - Bảng câu hỏi 2 53
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 6 - Bảng câu hỏi 2 56
Bảng 4.11: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 7 - Bảng câu hỏi 2 57
Bảng 5.1: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động 64


xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH
Trang


Hình 2.1: Chu trình cơ bản của mô hình Quản trị tài chính công 11
Hình 2.2: Mô hình kế toán quản trị kết hợp 25
Hình 2.3: Mô hình kế toán quản trị tách rời 27
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 29
Hình 5.1: Mô hình dự toán thông tin phản hồi 76
Hình 5.2: Mô hình dự toán trƣờng đại học (do tác giả xây dựng) 77
Hình 5.3: Mô hình tổ chức kế toán quản trị trong trƣờng ĐH NCL 83

1

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới tƣ duy kinh tế, từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp
chuyển sang mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có đủ tầm
để đƣơng đầu với những thách thức mới. Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng xã hội
hóa giáo dục, đó là hƣớng đi đúng đắn. Không thể phủ nhận từ khi có chủ trƣơng xã
hội hóa giáo dục, khối các trƣờng Đại học ngoài công lập đã cung cấp cho thị
trƣờng lao động một khối lƣợng không nhỏ nguồn tài nguyên tri thức đủ cả chất và
lƣợng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhƣng do thành
lập một cách ồ ạt, hiện nay nhiều trƣờng đang có nguy cơ giải thể vì không tuyển
sinh đủ chỉ tiêu. Bên cạnh đó cũng có nhiều trƣờng bị hạn chế số lƣợng tuyển sinh
do chƣa đáp ứng đƣợc số đo năng lực đào tạo đƣợc xác định bởi nội dung thông tƣ
số 57/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự phát triển của một cơ sở
giáo dục phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ sau: cơ sở vật chất: quỹ đất, phòng học,
trang thiết bị, thƣ viện, phòng thực hành, ký túc xá, ; nhân sự các bộ phận: quản lý,
giảng dạy, hành chính, phục vụ,…; chiến lƣợc phát triển; chất lƣợng đào tạo,… Có
thể nêu thêm một số yếu tố khác nhƣng có lẽ đây là những yếu tố then chốt (theo TS
Nguyễn Khắc Chƣơng). Để khẳng định mình trƣớc xã hội, các trƣờng ngoài công

lập phải có kế hoạch tự hoàn thiện các yếu tố trên. Đây là con đƣờng độc đạo để đi
đến sự thành công. Muốn đứng vững và phát triển thì phải sử dụng nguồn tài chính
của mình nhƣ thế nào để tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao, đó là việc của lãnh đạo
các đơn vị, mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào thông tin do hệ thống kế toán cung
cấp. Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là yếu tố rất quan trọng để tạo
nên sức mạnh cho các doanh nghiệp. Kế toán quản trị thực chất là một quy trình
định dạng, thu thập, kiểm tra, định lƣợng để trình bày, giải thích và cung cấp những
2

thông tin cần thiết và hợp lý cho nhà quản trị trong nội bộ nhà trƣờng, giúp họ đƣa
ra những quyết định kinh doanh tối ƣu cho nhà trƣờng. Với sự nhìn nhận về việc
kiểm soát nguồn lực làm sao để có thể dùng tối đa nguồn lực phục vụ cho việc
giảng dạy, học tập. Bên cạnh đó cần lập nhiều kế hoạch chi tiết, nhất là kế hoạch dự
toán ngân sách nhà trƣờng, các trung tâm trách nhiệm để tăng tính cạnh tranh giữa
các trƣờng Đại học ngoài công lập trong hệ thống đại học, tăng hiệu quả sử dụng
nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo. Từ đó, mỗi nhà trƣờng phải có những
chiến lƣợc nhằm đáp ứng đƣợc các nhu cầu đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ
giảng viên có chuyên môn cao và chƣơng trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu thực
tế của thị trƣờng. Từ những lý do trên ngƣời viết đã chọn đề tài “ Xây dựng hệ
thống kế toán quản trị tại các trƣờng Đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh”
1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố
- Dƣơng Thị Cẩm Vân (2007), Vận dụng kế toán quản trị tại các trường
chuyên nghiệp, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Kinh tế Tp.HCM : luận văn đã
phân tích thực trạng hệ thống kế toán tại các trƣờng chuyên nghiệp (các trƣờng
Trung học Chuyên nghiệp và Cao đẳng) trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh lân
cận, chỉ ra những hạn chế của hệ thống làm ảnh hƣởng đến công tác của đơn vị, và
cuối cùng tác giả vận dụng một số nội dung của kế toán quản trị vào các trƣờng
chuyên nghiệp và đƣa ra giải pháp để tổ chức thực hiện kế toán quản trị cho các đơn
vị trên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, nâng cao chất

lƣợng đào tạo cho các trƣờng chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh
lân cận.
- Tác giả Phạm Ngọc Toàn (năm 2010) đã nghiên cứu về “Xây dựng hệ thống
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Trong công trình này, tác giả
chủ yếu nghiên cứu các lý luận về khoa học kế toán, thực trạng áp dụng nội dung kế
toán quản trị và tình hình thực hiện việc tổ chức công tác kế toán quản trị trong các
doanh nghiện nhỏ và vừa ở Việt Nam .
3

- Trần Thanh Thúy Ngọc (2010), Tổ chức kế toán quản trị tại trường Cao
đẳng Kinh tế TPHCM , Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM: luận văn
đi sâu nghiên cứu về thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại
trƣờng Cao đẳng Kinh tế Tp.HCM, từ đó luận văn đƣa ra những đánh giá chung về
tố chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại trƣờng, đồng thời tìm ra những
nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp tổ chức công tác kế
toán quản trị tại đơn vị.
- Nguyễn Tấn Lƣợng (2011), Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại
học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn Tp.HCM, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại
học Kinh tế Tp.HCM: luận văn nghiên cứu cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ
chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trƣờng đại
học công lập nói riêng về mặt lý thuyết. Qua đó luận văn nghiên cứu thực trạng các
nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trƣờng đại học công lập tự
chủ tài chính trên địa bàn Tp.HCM và đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho các đơn vị.
Trong các công trình trên, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệ
thống kế toán quản trị (KTQT) và đề xuất lập phƣơng hƣớng ứng dụng KTQT vào
các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài. Mặc dù vậy, tất cả các
công trình nghiên cứu về KTQT đã công bố đều bị giới hạn là phục vụ các ngành
dịch vụ sản xuất hoặc là ngành giáo dục nhƣng hoạt động do ngân sách nhà nƣớc
cấp, chƣa nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng hệ thống KTQT trong khối các

trƣờng Đại học ngoài công lập hoạt động giống nhƣ các doanh nghiệp dịch vụ do cá
nhân đầu tƣ.
Nhìn lại các công trình nghiên cứu trƣớc đây về lĩnh vực KTQT có thể khẳng
định, cho đến nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về việc xây dựng hệ
thống KTQT trong ngành dịch vụ đặc biệt là ngành giáo dục không phải vì lợi
nhuận là trên hết. Vì vậy có nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, cần đƣợc nghiên cứu một
cách toàn diện. Việc đánh giá thực trạng, việc vận dụng KTQT trong các trƣờng Đại
học ngoài công lập (ĐH NCL) chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Từ những nghiên
4

cứu trên đây. Luận văn đã mở ra hƣớng nghiên cứu mới về ứng dụng KTQT vào
công tác quản lý tại các trƣờng ĐH NCL.
Với cách nhìn nhận, đánh giá nêu trên, chúng tôi cho rằng đề tài nghiên cứu: “
Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trƣờng đại học ngoài công lập trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cả trên lĩnh vực lý luận
và thực tiễn, đề tài không trùng với các nghiên cứu đã công bố.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng KTQT trong các trƣờng ĐH NCL tại
Tp.HCM. Từ kết quả khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng KTQT, đƣa ra một số
nguyên nhân dẫn đến các trƣờng ĐH NCL chƣa xây dựng mô hình KTQT để sử
dụng và xác định nhu cầu thông tin của nhà quản trị, từ đó xây dựng một hệ thống
KTQT, thiết kế các mẫu báo cáo đặc thù ngành để tăng năng lực cạnh tranh và tăng
hiệu quả sử dụng nguồn lực của các trƣờng ĐH NCL trong hệ thống đại học.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn cần:
- Hệ thống hoá lý luận về KTQT trong lĩnh vực công, đặc biệt trong lĩch vực
hoạt động sự nghiệp có thu.
- Đánh giá thực trạng hệ thống KTQT trong các trƣờng ĐH NCL trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng nội dung và mô hình tổ chức, các giải pháp cần thiết nhằm thực
hiện thông tin kế toán quản trị tại các trƣờng ĐH NCL

1.4 Phạm vi, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: các trƣờng đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: thông tin KTQT tại các trƣờng đại học
ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
5

Phƣơng pháp định tính dùng trong việc hệ thống hóa lý luận, quan sát các dữ
liệu thứ cấp, sơ cấp nhằm tổng hợp, đánh giá các đặc tính thông tin kế toán quản trị
tại các trƣờng ĐH NCL. Tổng hợp lý luận và thực trạng nhằm suy diễn các giải
pháp cần thiết để giải quyết mục tiêu của luận văn.
Phƣơng pháp định lƣợng chủ yếu là thống kê mô tả nhằm xử lý hai bảng câu
hỏi khảo sát thực trạng, từ đó đƣa ra các kết luận cần thiết để xác định các nội dung
KTQT cần xây dựng tại các trƣờng ĐH NCL.
1.5 Đóng góp mới của đề tài.
Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến lý luận kế toán quản trị, nêu đặc
điểm của các trƣờng Đại học ngoài công lập.
Đánh giá thực trạng về hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các trƣờng ĐH
NCL hiện nay trên địa bàn TP.HCM. Nguyên nhân tại sao một số trƣờng hiện nay
chƣa có kế toán quản trị hoặc có ở mức độ sơ khai chƣa thành một bộ phận trợ giúp
ban lãnh đạo nhà trƣờng đƣa ra quyết định quản lý kịp thời và hiệu quả.
Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các trƣờng đại học ngoài công lập
nhằm mục đích giúp các nhà quản trị tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực phục vụ đào
tạo nhân lực một cách hợp lý nhất.
1.6 Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong dịch vụ công
Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu về kế toán quản trị tại các
trƣờng đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh
Chương 5: Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trƣờng trƣờng đại
học ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh
6

CHƢƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DỊCH VỤ CÔNG

2.1 Tổng quan về kế toán quản trị trong dịch vụ công
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của kế toán quản trị trong dịch vụ công
Trên thế giới
Kế toán quản trị đã từng xuất hiện rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp
ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng pha
́
t triê
̉
n va
̀
o những năm cuối thế kỷ 18 và
đầu thế kỷ 19.
Đầu tiên, KTQT xuất hiện dƣới hình thức kế toán chi phí trong doanh nghiệp
sản xuất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chu
̉
yếu cho những nhà quản trị trong
nội bộ doanh nghiệp sản xuất kiểm soát chi phí, định hƣớng sản xuất, nâng cao năng
lực cạnh tranh trong hoa
̣
t đô

̣
ng sa
̉
n xuất kinh doanh , để doanh nghiệp chống đỡ
trƣớc sƣ
́
c e
́
p tƣ
̀
ca
́
c doanh nghiê
̣
p lơ
́
n.
Sau đó, với thực tiễn hữu hiệu, hiệu quả KTQT bắt đầu đƣợc chú ý , áp dụng,
phát triển rất nhanh trong những loại hình doanh nghiệp khác và cả trong những tổ
chức phi lợi nhuận nhƣ ca
́
c cơ quan Nhà nƣớc, bệnh viện, trƣơ
̀
ng ho
̣
c
Ngày nay, KTQT có xu hƣớng hình thành, phát triển trƣớc trong những doanh
nghiệp lớn có trình độ khoa học - kỹ thuật - quản trị tiên tiến, điều kiện cơ sở vật
chất hiện đại (H.Thomas and S.Kaplan, 1987). Cụ thể ở một số quốc gia nhƣ: Nhật,
Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Tƣơng lai, KTQT chuyển sang một kỷ nguyên mới , rất gần với quản trị, là một
công cụ hợp nhất giƣ
̃
a chiến lƣợc kinh doanh với thị trƣờng , hợp nhất giữa kiểm
soát, thông tin phản hồi với thông tin định hƣớng (Akira Nishimura, 2003), và là

̣
t bộ phận thiết yếu của quản trị , kế toán chiến lƣợc (H.Thomas and S.Kaplan,
1987
)
.
Quá trình hình thành và phát triển của KTQT trải qua 4 giai đoạn cơ bản vơ
́
i
các tro
̣
ng tâm thông tin kha
́
c nhau:
7

Giai đoạn 1: Trước năm 1950 : Trọng tâm của KTQT ở giai đoạn này là xác
định chi phí và kiểm soát tài chính thông qua việc sử dụng các kỹ thuật dự toán và
kế toán chi phí. Các hoạt động KTQT trong giai đoạn này chỉ mang tính nghiệp vụ,
kỹ thuật. Mặc dù KTQT chƣa đƣợc ghi nhận nhƣng công việc thu thập, xử lý các
thông tin kinh tế tài chính đã có và những ngƣời chủ kinh doanh đã biết sử dụng
những số liệu thông tin kinh tế trong quá khứ để lập dự toán cho kỳ hoạt động tiếp
theo. Đỉnh cao là vào năm 1920, ông Donaldson Brown, giám đốc tài chính của
công ty Dupont đã giới thiệu công thức tính toán tỷ lệ ROI. Sau đó, các công ty
Dupont và General Motor đã tuyên bố là ngƣời tiên phong trong việc áp dụng một

số kỹ thuật phân tích trong công tác quản trị của mình.
Giai đoạn 2: Từ năm 1956 đến 1980: Trọng tâm KTQT ở giai đoạn này là
lợi nhuận. KTQT lúc này là cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế hoạch và kiểm
soát của nhà quản trị thông qua việc sử dụng các kỹ thuật nhƣ phân tích các quyết
định, thiết kế và vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm thu thập, xử lý và
cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý. Vị trí của
KTQT trong tổ chức lúc này đã đƣợc nâng lên một bậc, từ chức năng nghiệp vụ
chuyển thành hoạt động với chức năng tham mƣu, báo cáo cho các nhà quản trị.
Giai đoạn 3: Từ năm 1980 đến cuối năm 1995: Vào những năm đầu của
thập niên 80 của thế kỷ 20, những nhà nghiên cứu và những ngƣời thực hành kế
toán quản trị nhận thấy những nội dung của KTQT trƣớc đây không còn thích hợp
để giải quyết các vấn đề mà nhà quản trị phải đối mặt. Vì vậy, các nhà nghiên cứu
về KTQT bắt đầu mở rộng hƣớng nghiên cứu kế toán quản trị sang:
- Lĩnh vực phi tài chính.
- Tìm hiểu nhiều hơn về những vấn đề đƣơng thời và nhu cầu thông tin của
nhà quản trị để xây dựng mô hình KTQT phù hợp hơn.
- Các hƣớng dẫn thực hành đổi mới hơn
Khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1995 đƣợc xem nhƣ một “luồng gió
mới” thổi vào KTQT làm cho KTQT phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
KTQT tập trung quan tâm vào việc làm giảm hao phí nguồn lực sử dụng trong các
8

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân
tích quá trình và chuyển từ kế toán chi phí sang quản trị chi phí.
Giai đoạn 4: Từ năm 1995 đến nay: Từ năm 1995 đến nay, KTQT chuyển
sang quan tâm đến việc tạo ra giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực
thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách
hàng, giá trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ
và học hỏi – phát triển.
Mục tiêu của KTQT ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị thông qua việc sử

dụng nguồn lực tốt nhất. Các giá trị bao gồm:
- Giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của đơn vị phục vụ khách hàng
- Giá trị cho cổ phiếu của đơn vị trên thị trƣờng chứng khoán
Đê
̉
phu
̣
c vu
̣
cho ca
́
c mu
̣
c tiêu của nhà quản lý , KTQT hiê
̣
n đa
̣
i đa
̃
pha
́
t triê
̉
n ca
́
c
công cu
̣
va
̀

ky
̃
thuâ
̣
t phu
̀

̣
p. Theo đo
́
, các công cụ này bao gồm: công cụ hỗ trợ cho
việc hiểu biết thị trƣờng; công cụ cho kế hoạch chiến lƣợc; công cụ đánh giá kết
quả; công cụ quản lý và phát triển tri thức.
Nhƣ vậy, có thể thấy hiện nay KTQT ở các nƣớc tiên tiến đã phát triển vƣợt xa
khỏi hình thái ban đầu của nó là hệ thống dự toán ngân sách nhằm phục vụ cho việc
kiểm soát chi phí. KTQT ngày nay đa
̃
co
́
nhƣ
̃
ng bƣơ
́
c tiến rất xa đê
̉
trơ
̉
tha
̀
nh mô

̣
t bô
̣

phâ
̣
n không thê
̉
ta
́
ch rơ
̀
i cu
̉
a qua
̉
n tri
̣
doanh nghiê
̣
p . Từ năm 2000 trở đi, KTQT xuất
hiện trong các đơn vị công nhƣ các trƣờng học, bệnh viện,… nhằm mục đích hỗ trợ
cho việc quản trị trong các tổ chức của Nhà nƣớc. Đặc biệt là trong các tổ chức giáo
dục trên thế giới, với các mục tiêu nhƣ:
- Nhấn mạnh hơn quyền tự chủ của các trƣờng Đại học, Cao đẳng, cả trong
học tập và quản lý các vấn đề khác.
- Sử dụng các mô hình KTQT để phân bổ kinh phí công, thúc đẩy hoạt động
có hiệu quả hơn.
- Đảm bảo chất lƣợng của quá trình giáo dục.
KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới, hình thái phát triển tầm nhìn

chiến lƣợc đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
9

2.1.2 Đặc điểm quản trị tài chính công trong các tổ chức dịch vụ công
(Phạm, 2013)
2.1.2.1. Khái niệm và nội dung cơ bản của quản trị tài chính công :
Có thể nhận định rằng để kế toán công thật sự là một công cụ hiệu quả trong
việc cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình ngân sách của một quốc gia, đầu
tiên chính phủ các nƣớc cần có cho mình một quy định thật chặt chẽ trong khâu
kiểm soát và quản lý tài chính khu vực công. Nếu nhƣ việc quản trị này đạt kết quả
tốt, thống nhất và đồng bộ thì thông tin của kế toán cung cấp sẽ đem lại cho ngƣời
sử dụng tính hữu ích cao trong việc căn cứ để ra quyết định. Từ đó, để việc quản trị
tài chính công trở thành một hệ thống chất lƣợng thì khi thiết kế hay thi hành cần
chú ý đến những vấn đề cần phải cân nhắc nhƣ sau:
- Mô hình trách nhiệm của nhà lãnh đạo.
- Tối đa hóa giá trị của nguồn lực quốc gia.
- Lập kế hoạch chiến lƣợc.
- Lập dự toán dựa trên cơ sở hoạt động.
- Lập dự toán giữa niên độ.
- Trách nhiệm giải trình.
- Độ minh bạch trong chính sách tài khóa.
- Kế toán trên cơ sở dồn tích.
- Kiểm toán nội bộ hiệu quả.
- Kiểm toán độc lập với một phạm vi rộng.
Đây là những công việc mà mô hình quản trị công cần phải đảm bảo để nó bảo
đảm là một chính sách cho kế toán làm cơ sở cho việc thu thập, ghi nhận, xử lý và
thiết kế báo cáo.
 Quản trị tài chính công: mô hình truyền thống và mô hình hiện đại:
Theo Khuôn mẫu lý thuyết chung của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2009), quản trị
tài chính công (Public Financial Management - PFM) đƣợc hiểu là một quá trình

thực hiện nhằm cung cấp những cách thức để sử dụng các nguồn lực công một cách
hiệu quả và có thể giải trình ngân sách khi cần thiết, đồng thời giúp duy trì kỷ luật
10

tài chính của một quốc gia. Theo khái niệm trên, kỷ luật tài chính đƣợc hiểu đó
chính là cách kiểm soát ngân sách hiệu quả bằng việc thiết lập các mức trần về chi
tiêu công của chính phủ. Nó đặt ra yêu cầu kiểm soát chi tiêu theo phƣơng diện tổng
thể, và nếu không có kỷ luật về tài chính thì sẽ không đạt đƣợc sự hữu hiệu và thực
hiện các ƣu tiên về chính sách và chƣơng trình.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (2010), quản trị tài chính trong
khu vực công đƣợc định nghĩa bao gồm tổng thể các quyết định và các hoạt động
khác nhau liên quan đến quá trình quản trị đƣợc đƣa ra bởi nhà lãnh đạo tài chính
trong đơn vị công mà những điều này có ảnh hƣởng đến việc kiểm soát và tận dụng
tối đa giá trị của nguồn lực tài chính bị giới hạn để có thể đạt đƣợc các đầu ra theo
yêu cầu chung.
Theo Ngân hàng Thế giới (2006), tổ chức này mô tả việc quản trị tài chính
công tại các quốc gia chính là bao gồm nhiều bộ phận có liên quan đến công việc
lập ngân sách, hạch toán kế toán, kiểm soát nội bộ, dòng tiền trong ngân sách, lập
báo cáo tài chính đơn vị công và báo cáo kiểm toán đối với những tổ chức công mà
nhận đƣợc, thụ hƣởng và sử dụng những khoản kinh phí từ ngân sách.
Nhƣ vậy, đến thời điểm hiện nay thì trên thế giới vẫn chƣa có một khái niệm
chính thức và cuối cùng về hệ thống PFM (David, 2002). Tựu trung, trong các quan
niệm trên thì việc quản trị tài chính công đƣợc hiểu là một bộ các chính sách, các
hoạt động nhằm đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực công giới hạn
trong phạm vi một quốc gia, tức là bảo đảm rằng các nguồn kinh phí công đƣợc
dùng đúng mục đích, cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định và để
đánh giá đƣợc sự hữu hiệu đối với các chính sách mà chính phủ ban hành quyết
định, tạo ra sự bình ổn trong sự phát triển kinh tế, xã hội.
2.1.2.2 Đặc điểm quản trị tài chính công:(Phạm Quang Huy, 2012)
- Tập hợp đƣợc đầy đủ các nguồn lực trong nền kinh tế theo những phƣơng

thức hữu hiệu và hiệu quả và tối thiểu hóa các ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động
kinh tế.
- Phân bổ nguồn lực quốc gia phù hợp theo thứ tự ƣu tiên của chính phủ.
11

- Tối đa hóa giá trị nguồn lực theo những phƣơng thức hữu hiệu và hiệu quả
để đảm bảo dịch vụ công đƣợc phân phối cũng nhƣ các chƣơng trình đƣợc thực hiện
và thỏa mãn đƣợc nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích và chi phí.
Tóm lại, theo mô hình truyền thống, có thể nói một cách khái quát, quản trị
tài chính công chính là một hệ thống liên hệ đến khía cạnh tài chính của việc sử
dụng các dịch vụ, hàng hóa công mà những điều này đƣợc định hƣớng trƣớc và
kiểm soát theo các mục tiêu của khu vực công (Hoffman, 2006). Một chu trình cơ
bản của mô hình quản trị tài chính công sẽ bao gồm bốn thành phần và bốn thành
phần này sẽ tác động qua lại, có mối quan hệ chặt chẽ và vận hành theo một trình tự
thống nhất để làm cho tài chính công của quốc gia đạt đƣợc sự bền vững (Stevens &
ctg, 2007). Bốn thành phần này cũng đƣợc xem là 4 mục tiêu cơ bản của tài chính
công mà một quốc gia cần thiết đạt đến. Nó đƣợc biểu hiện qua sơ đồ nhƣ sau:












Hình 2.1: Chu trình cơ bản của mô hình Quản trị tài chính công

Phạm Quang Huy (2013)
Với sơ đồ trên thì yếu tố quan trọng hơn cả trong hệ thống tài chính công của
một quốc gia chính là tính chất kỷ luật trong tài chính. Thật vậy, bất kể lĩnh vực
nào, ngành nghề nào hay ở đâu, việc tuân thủ kỷ luật đều đƣợc coi là một trong
Cân nhắc giữa lợi
ích và chi phí
Phân bổ nguồn lực hữu hiệu
Kiểm soát tài chính
Kỷ luật tài chính
12

những yếu tố chính tạo động lực cho sự ổn định và phát triển. Tuy nhiên, tại một số
quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong những năm qua nền kinh tế gặp khá nhiều
khó khăn, đồng thời việc thực hiện kỷ luật tài chính trong quản lý, sử dụng, chi tiêu
ngân sách nhà nƣớc vẫn còn biểu hiện chƣa nghiêm ở mức độ khác nhau. Từ điều
này nên thế giới đã xuất hiện mô hình quản trị tài chính công theo hƣớng hiện đại
với những nội dung chính cơ bản nhƣ sau:
- Mức ngân sách theo xu hƣớng trung hạn và đƣợc lập theo các chƣơng trình
quốc gia.
- Quy trình lập kế hoạch và lập dự toán ngân sách nên đƣợc kết hợp chặt chẽ.
- Ngân sách hàng năm nên tập trung vào những chƣơng trình mới, hiệu quả.
- Gia tăng mức độ minh bạch trong ngân sách nhà nƣớc.
- Tập trung tính hữu hiệu và tính hiệu quả nhƣ là công cụ để kiểm soát và tuân
thủ.
- Tăng cƣờng sự tác động qua lại với các thị trƣờng cạnh tranh khác nhau.
Trên đây là 6 hoạt động mà nhà nƣớc nên thực hiện để có thể tăng cƣờng
tính kỷ luật, sự rõ ràng trong số liệu ngân sách, giúp nền tài chính công thật sự lành
mạnh và chuẩn hóa hơn.
2.2 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các tổ chức dịch vụ công
2.2.1 Khái niệm kế toán quản trị

Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) công bố trong tài liệu tổng kết các khái
niệm kế toán quản trị trên thế giới năm 1998, “ Kế toán quản trị đƣợc xem nhƣ là
một quy trình định dạng, kiểm soát, đo lƣờng, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải
thích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá,
kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu
quả nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp.”
Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.kaplan,
Smark Young, “ Kế qoán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch
định, thiết kế, đo lƣờng hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính hoạt
13

động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến
lƣợc, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp” (Anthony et al., 2001).
Theo nhóm tác giả Jan R.Williams,Susan F.Haka, Mark S.Bettner, “ Kế toán
quản trị là trình bày, giải thích những thông tin kế toán với định hƣớng chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu thông tin của những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.” (Jan et al., 2005)
Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của My
̃
: “Kế toán quản trị là một quy
trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho
nhà quản trị thiết lập chiến lƣợc kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra
quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao
giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và
kiểm soát nội bộ.”
Nhƣ vậy, mục đích chủ yếu của KTQT là quá trình thu thập, xử lý và lập báo
cáo nội bộ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ tổ chức để
đánh giá, kiểm soát và đƣa ra các quyết định phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của
doanh nghiệp.

2.2.2 Mục tiêu của kế toán quản trị
Ngày nay, thông tin phân tích của KTQT đƣợc xem là rất quan trọng cho quá
trình quản lý doanh nghiệp, nhân viên KTQT làm tăng giá trị của đơn vị bằng cách
xây dựng và thực hiện các mục tiêu:
- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, tham gia
một cách tích cực vào các quá trình ra quyết định và lập kế hoạch.
- Hỗ trợ các nhà quản trị trong việc định hƣớng và kiểm soát các mặt hoạt
động kinh doanh.
- Đo lƣờng kết quả của các mặt hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị và
nhân viên trong tổ chức.
- Đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức, làm việc cùng với các nhà quản trị
để đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài của tổ chức.

×