Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

LIÊN KẾT TRONG PHONG CÁCH VĂN BẢN THÔNG TẤN BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.7 KB, 31 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
HOÀNG KHẮC HUY
TÌM HIỂU
“LIÊN KẾT TRONG PHONG CÁCH VĂN BẢN THÔNG TẤN
BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT)
(KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT TRONG TỜ
BÁO THANH NIÊN)
CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
MÃ SỐ: 002
KHÓA LUẬN TIẾNG VIỆT
TPHCM, THÁNG 5 NĂM 2009
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
HOÀNG KHẮC HUY
TÌM HIỂU
“LIÊN KẾT TRONG PHONG CÁCH VĂN BẢN THÔNG TẤN
BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT”
(KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT TRONG TỜ
BÁO THANH NIÊN)
CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
MÃ SỐ: 002
KHÓA LUẬN TIẾNG VIỆT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: TRẦN NGỌC TUYẾT
NGƯỜI THỰC HIỆN: MSSV: 074403A
TPHCM, THÁNG 5 NĂM 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là tài liệu nghiên cứu của riêng tôi.
Kí tên
Hoàng Khắc Huy


1
Lời tri ân
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi được sử giúp đỡ, hướng dẫn của giảng viên bộ
môn Tiếng Việt thực hành, bạn bè cùng gia đình. Qua đây, chúng tôi xin chân thành cám
ơn!
2
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu...................................................................................................................................7
Chương 1 : Nhập đề.............................................................................................................10
Chương 2 : Đại cương về văn bản.......................................................................................14
Chương 3 : Liên kết văn bản................................................................................................18
Chương 4 : Khảo sát việc sử dụng các PTLK trong PCVBTTBC.......................................28
Chương 5 : Tổng kết............................................................................................................32
Tài liệu tham khảo................................................................................................................34
Phụ lục..................................................................................................................................35
3
BẢNG VIẾT TẮT XUẤT XỨ TƯ LIỆU
Những từ viết tắt trong bài nghiên cứu:
NXB : nhà xuất bản
Tr. : trang
Vd : ví dụ
PTLK : phương thức liên kết
PCVBTTBC : phong cách văn bản thông tấn báo chí
TN : Thanh Niên
4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Sơ đồ bộ máy phát âm........................................................................................11
Biểu đồ về mức độ sử dụng các PTLK trong 100 mục tờ báo Thanh Niên.....................30
5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng biểu 1: Bảng phân loại các phương thức liên kết...................................................18
Bảng biểu 2: Bảng phân loại phép thế.............................................................................20
Bảng biểu 3: Bảng phân loại phép liên tưởng..................................................................23
Bảng biểu 4: Bảng phân loại phép đối.............................................................................25
Bảng biểu 5: Bảng số liệu mức độ sử dụng PTLK trong 100 mục tờ báo TN.................29
6
Mở đầu
0.1- Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:
0.1.1- Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là công cụ học tập, giao tiếp ở Việt Nam và thế giới. Do vậy rèn luyện kĩ
năng thực hành tiếng Việt là một vấn đề quan trọng trong học tập và ứng dụng vào công
việc của mỗi người sau này. Vấn đề “liên kết trong văn bản tiếng Việt” đã được nghiên cứu
về mặt lí thuyết và đưa vào ứng dụng, trong thực tế đã có kết quả tốt. Tuy nhiên, từ thực tế
đó, nhất là khi áp dụng trong việc nói và viết tiếng Việt, vấn đề “liên kết văn bản” cho thấy
còn cần phải tiếp tục hoàn thiện ở mặt thực hành. Vì lí do đó, chúng tôi chọn đề tài “Liên
kết trong văn bản tiếng Việt” để nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực hành tiếng Việt.
0.1.2- Mục đích nghiên cứu:
Việc nắm vững và sử dụng thành thạo lí thuyết về liên kết và dựng đoạn trong văn
bản tiếng Việt là cần thiết cho không những sinh viên mà tất cả những người sử dụng tiếng
Việt, thế nhưng đây không phải là một điều đơn giản đối với nhiều người và phần nhiều đã
bị mai một khi tiếng Việt vươn ra tầm thế giới. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phát
biểu tại hội nghị bàn về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt năm 1979“…thế hệ trẻ
ngày nay và ngày mai phải nói tốt, phải viết tốt, tốt hơn chúng ta bây giờ”
1
. Từ cách nhìn
ấy, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề “Liên kết trong văn bản tiếng Việt.”
0.2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Do vấn đề tạo sự liên kết trong văn bản tiếng Việt là một vấn đề cơ bản trong chuyên
ngành Tiếng Việt thực hành nên nhiều nhà ngôn ngữ học đã có những nghiên cứu về vấn đề

này. Chẳng hạn ý kiến của Trần Ngọc Thêm trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt,
NXB Giáo dục, 1999; hay ý kiến của tác giả Diệp Quang Ban trong Văn bản và liên kết văn
bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. Các tác giả đều có những nghiên cứu nhất định về vấn
đề này.
0.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
0.3.1- Đối tượng nghiên cứu:
Về vấn đề liên kết trong văn bản tiếng Việt, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu các
phương thức liên kết trong văn bản tiếng Việt.
0.3.2- Phạm vi nghiên cứu:
1
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Khoa học xã hội, 1981, trang 10.
7
Hiện nay, phong cách văn bản thông tấn báo chí đang ngày một phát triển và giữ một
vai trò đáng kể trong đời sống của mọi người. Chúng tôi trong phạm vi có thể sẽ nghiên
cứu vấn đề sử dụng các phương thức liên kết trong soạn thảo văn bản thông tấn báo chí.
0.4- Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu:
0.4.1- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu khoa học chung mà chúng tôi sử dụng là phương pháp quy
nạp.
Phương pháp nghiên cứu khoa học ngành là điền dã thực tế.
0.4.2- Nguồn tài liệu:
0.4.2.1- Bình diện đồng đại: gồm hai nguồn tài liệu chính:
Tài liệu chính thống: Tiếng Việt thực hành của Hà Thúc Hoan, Để viết đúng tiếng
Việt của Nguyễn Khánh Nồng, Hệ thống liên kết văn bản của Trần Ngọc Thêm, Văn bản
và liên kết văn bản của Diệp Quang Bang.
Tài liệu thu thập: gồm một số trang web như: , www.dantri.com.vn,
, www.thuvien-ebook.com, www.vietbao.vn.
0.4.2.2- Bình diện lịch đại:
Tài liệu chính thống: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu và Hoàng Trọng Phiên, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Viện ngôn ngữ

học, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu.
0.5- Những đóng góp của tiểu luận:
0.5.1- Về mặt lí luận:
Như đã xác định ở phần lí do nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, đề tài mà chúng tôi
đang thực hiện còn nhiều mặt thiếu sót về lí luận, do đó việc nghiên cứu thành công đề tài
này sẽ đóng góp vào lí luận vấn đề hành văn tiếng Việt, cụ thể là vận đề vân dụng các
phương thức liên kết trong viết dựng văn bản.
0.5.2- Về mặt thực tiễn:
Từ thành công về mặt lí luận, để tài sẽ đóng góp một phần ở một phạm vi nhất định
vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt hành văn.
0.6- Bố cục của khóa luận:
Gồm có các phần chính sau:
8
Mở đầu.
Chương 1: Nhập đề.
Chương 2: Đại cương về văn bản
Chương 3: Liên kết văn bản
Chương 4: Ứng dụng
Chương 5: Tổng kết.
Kết luận: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
9
Chương 1: NHẬP ĐỀ
1.1- Giới thiệu về ngôn ngữ:
Nhà triết học cổ Hy Lạp – La Mã Arixtốt đã từng viết rằng: “Trong tất cả các sinh vật
thì chỉ có con người là được ban tặng cho ngôn ngữ”
2
; quả thật như vậy, ngôn ngữ gắn liền
với con người và là công cụ không thể thiếu trong hoạt động sống của chúng ta. Ngày nay,
với sự phát triển không ngừng của xã hội thì như cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ lại cần thiết
hơn bao giờ hết.

1.2.- Giới thiệu về Tiếng Việt:
1.2.1- Khái quát chung:
Tiếng Việt có nguồn gốc phát triển ở một trong những cái nôi văn minh của loài
người, là Đông Nam Á và thuộc nhóm Việt – Mường, ngữ hệ Nam Á (hay còn gọi là Nam
phương).
Tiếng Việt có lịch sử phát triển lâu đời, và có sức sống mạnh mẽ gắn liền với vận
mệnh của đất nước: không bị đồng hóa bởi ngôn ngữ của các đế quốc phương Bắc, phương
Tây, trái lại còn phát triển mạnh mẽ hơn (có chữ viết riêng là chữ Nôm và chữ quốc ngữ).
Chữ quốc ngữ được tôn vinh, và trở thành văn tự chính thức của đất nước.
1.2.2- Tiếng Việt trong đời sống:
Tiếng Việt là tiếng nói, là linh hồn của cả dân tộc. Nó phản ánh nét văn hóa trong con
người Việt Nam. Nó là phương tiện giúp chúng ta trao đổi, học tập, làm việc một cách hiểu
quả. Trong thời buổi hội nhập, không thể phủ nhận ngôn ngữ quốc tế (đặc biệt là tiếng
Anh) là công cụ mang lại rất nhiều thuận lợi cho người sử dụng, nhưng không vì thế mà
người Việt Nam quên lãng tiếng Việt. Người Việt dùng tiếng Việt là điều rất được quan
tâm. Sau đây chúng tôi xin trình bày sơ lược về bộ môn Tiếng Việt thực hành trước khi đi
vào nội dung trọng tâm mà chúng tôi sẽ đề cập ở chương 2.
1.3- Nhập môn tiếng Việt thực hành:
1.3.1- Hệ thống ngữ âm:
2
Trích dẫn: Trương Gia Vinh, Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học, 2007, tr.2
10

×