Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 104 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM




NGUYỄN THANH SANG


QUẢN LÝ HỒ SƠ RỦI RO
TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM





NGUYỄN THANH SANG


QUẢN LÝ HỒ SƠ RỦI RO
TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG
































CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Hải Quang



Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 04 tháng 01 năm 2013

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1. PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch
2. TS. Nguyễn Ngọc Dương Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Văn Trãi Phản biện 2
4. TS. Đinh Bá Hùng Anh Ủy viên
5. TS. Mai Thanh Loan Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn



TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 01 tháng 06 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Sang. Giới tính: Nam.
Ngày, tháng, năm sinh: 03/04/1972 Nơi sinh: Đồng Tháp.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. MSHV: 1184011162.
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: Đưa ra các giải pháp nâng cao quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nội dung: Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về công tác
quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại; phân tích thực trạng quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu; dự báo những thay đổi về môi trường pháp lý, tình hình phát triển kinh tế - xã
hội và đặc điểm rủi ro qua đó kiến nghị giải pháp nâng cao quản lý hồ sơ rủi ro
trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01-06-2012.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/12/2012
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Hải Quang.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)




Nguyễn Thanh Sang











ii



LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Tp. Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hải Quang,
người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này ngay từ lúc định hình các nghiên cứu
ban đầu cho đến lúc hoàn chỉnh luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
Quý thầy, cô giáo Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cám ơn Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban quản lý Rủi ro - Tổng
cục hải quan, Viện nghiên cứu Hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình quan sát, phân tích thực trạng cũng như nghiên cứu lý luận về hoạt động quản

lý rủi ro.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.

Nguyễn Thanh Sang






iii



TÓM TẮT

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
hồ sơ rủi ro thông qua việc phân tích những vấn đề chung về quản lý rủi ro, rủi ro
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, hồ sơ rủi ro để từ đó hệ thống và hình
thành lý luận về quản lý hồ sơ rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu thương mại. Luận văn cũng nghiên cứu đặc điểm và các quy định
về quản lý hồ sơ rủi ro của hải quan Việt Nam để làm căn cứ thực tiễn cho đề tài.
Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý hồ sơ rủi ro của Cục Hải quan
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để thấy được quy trình, các nguồn lực và năng lực chính.
Từ đó rút ra những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần cải thiện trong hoạt động
quản lý hồ sơ rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn cũng tiến
hành phân tích và dự báo các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hồ
sơ rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu để rút ra những cơ hội cần tận

dụng và những nguy cơ, thách thức cần né tránh.
Trên cơ sở điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, luận văn đã phân tích
SWOT để hình thành và xây dựng các giải pháp để nâng cao công tác quản lý hồ sơ
rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.






iv



ABSTRACT

This tractate focus on studying theorical and practical matters related to Risk
Management, risks on the field of state management on customs; then systemizing
and setting up reason for management of risk profile on customs procedure of
imported and exported goods for trading.
The tractate’s author has analyzed actual situation of risk profile
management at Ba Ria – Vung Tau Customs Departement in order to point out
strong points that need to be developed as well as weak points that need to be
bettermented. Other factors that effect risk profile management at Ba Ria – Vung
Tau Customs Departement are also analyzed and predicted in this tractate.
Based on strong points and weak points, opportunities and threats, the
tractate has analyzed SWOT in order to set up and to form solutions for developing
management of risk profile on customs procedure of imported and exported goods
for trading.
v




MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Abstract iv
Mục lục v
Danh mục các từ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI
QUAN HÀNG HÓA XK-NKTM 5
1.1. Rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM 5
1.1.1. Khái niệm về rủi ro 5
1.1.2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 7
1.1.3. Phân loại rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 13
1.2. Quản lý HSRR trong thủ tục hải quan hàng hóa XK-NKTM 18
1.2.1. Khái niệm và vai trò của quản lý HSRR trong quy trình QLRR 18
1.2.2. Quá trình phát triển lý luận về quản lý HSRR của Hải quan Việt Nam . 19
1.3. Xây dựng HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM 20
1.3.1. Nguyên tắc xây dựng 21
1.3.2. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng hồ sở QLRR 22
1.3.3. Xây dựng danh mục rủi ro 23
1.3.4. Tổ chức công tác quản lý HSRR theo Danh mục rủi ro 24
1.4. Tóm tắt chương I 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỒ SƠ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI
QUAN HÀNG HÓA XK-NKTM TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BR–VT 35

2.1. Giới thiệu chung về CHQ tỉnh BR-VT 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 37
vi



2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý 40
2.1.4. Tình hình chấp hành pháp luật của các đối tượng có hoạt động XK-NK
TM tại tỉnh BR-VT 41
2.2. Tình hình quản lý HSRR tại CHQ tỉnh BR-VT 42
2.2.1. Thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý HSRR 42
2.2.2. Tình hình tổ chức quản lý HSRR 46
2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý HSRR thủ tục hải
quan đối với hàng hóa XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT 58
2.3.1. Điểm mạnh 58
2.3.2. Điểm yếu 60
2.4. Tóm tắt chương II 62
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HỒ SƠ RỦI RO
TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XK-NKTM TẠI CỤC
HẢI QUAN TỈNH BR–VT 64
3.1. Phân tích những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý HSRR trong thủ
tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT 64
3.1.1. Chính sách kinh tế vĩ mô 64
3.1.2. Đặc điểm của Tỉnh BR-VT 65
3.1.3. Chính sách thuế và cơ chế điều hành XNK 67
3.1.4. Môi trường pháp luật hải quan 68
3.1.5. Nhận dạng những cơ hội và nguy cơ liên quan đến quản lý HSRR hàng
hóa XK-NKTM 70
3.2. Phân tích SWOT để đưa ra các giải pháp 74

3.3. Nội dung các giải pháp nâng cao hoạt động quản lý HSRR hàng hóa XK-
NKTM 76
3.3.1. Hoàn thiện lý luận nghiệp vụ về công tác quản lý HSRR 76
3.3.2. Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan 77
vii



3.3.3.Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động nhằm nâng cao quản lý
HSRR trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan 78
3.3.4. Tăng cường năng lực đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp 79
3.3.5.Tăng cường sự phối hợp từ các đơn vị trong và ngoài ngành và hợp tác
quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HSRR 81
3.3.6. Tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động quản lý
HSRR 83
3.3.7. Đảm bảo đáp ứng các điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất, tài chính, phục
vụ công tác quản lý HSRR của ngành Hải quan 84
3.3.8. Nâng cao nhận thức, trình độ về công tác quản lý HSRR 85
3.4. Kiến nghị với CHQ tỉnh BR-VT và TCHQ 86
3.5. Tóm tắt chương III 86
Kết luận 88
Tài liệu tham khảo 89



viii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu
CCHQ Chi cục Hải quan.
CHQ Cục Hải quan
HQ Hải quan
HSRR Hồ sơ rủi ro
NC Nhập cảnh
NK Nhập khẩu
PTVT Phương tiện vận tải
QC Quá cảnh
QLRR Quản lý rủi ro
TCHQ Tổng cục Hải quan
WCO Tổ chức hải quan thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XC Xuất cảnh
XK Xuất khẩu
XK-NKTM Xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
XNC Xuất nhập cảnh
XNK Xuât nhập khẩu








ix




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Xác định mức độ rủi ro theo tần suất và hậu quả 27
Bảng 2.1: Tình hình vi phạm thủ tục hải quan 2008-2012 49
Bảng 2.2: Tình hình cập nhật tiêu chí QLRR 53
Bảng 2.3: Số liệu rủi ro qua các năm 54
Bảng 2.4: Tình hình phân luồng dựa theo QLRR 55
Bảng 3.1: Ma trận SWOT 75






















x



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan 14
Hình 2.1. Trụ sở CHQ tỉnh BR-VT 35
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức CHQ Tỉnh BR – VT 40
Hình 3.1: Quy hoạch phát triển cảng tổng hợp–Container trên sông
Thị Vải 66







1



LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Một đặc điểm chung của Hải quan các nước trên thế giới hiện nay là phải
xử lý khối lượng các giao dịch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, hành khách và
phương tiện vận tải (PTVT) xuất nhập cảnh (XNC) ngày càng gia tăng trong khi
nguồn lực lại hạn chế. Thách thức đặt ra đối với cơ quan Hải quan là vừa phải tạo
thuận lợi cho hành khách và hàng hóa hợp pháp vừa phải đảm bảo kiểm soát,

phát hiện các trường hợp gian lận và vi phạm pháp luật hải quan.
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế và việc triển khai thực hiện Luật Hải quan,
cơ quan hải quan phải tăng cường hơn nữa năng lực kiểm tra, kiểm soát thông qua
việc xây dựng, phát triển phương pháp quản lý hải quan hiện đại – phương pháp
quản lý dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro (QLRR). Do đó, Ngành Hải quan cần
tổ chức tốt công tác quản lý hồ sơ rủi ro (HSRR) làm nền tảng cho hoạt động nghiệp
vụ hải quan nói chung, cho QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu thương mại (XK-NKTM) nói riêng.
Hiện nay, Cục Hải quan (CHQ) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đã và đang
áp dụng quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như mong muốn như:
- Không đủ nhân lực để triển khai các chương trình, kế hoạch công tác quản
lý HSRR, cả về số lượng và chất lượng.
- Chưa thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng như thu thập thông tin,
cập nhật thông tin doanh nghiệp, theo dõi đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp.
- Công tác thu thập thông tin về doanh nghiệp, phân tích rủi ro, áp dụng các
tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro tại các Chi cục Hải quan (CCHQ) chưa được
quan tâm đúng mức.
- Chưa phát hiện được nhiều vi phạm đối với các trường hợp được xác định
có rủi ro cao.
2



Do vậy, nâng cao quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XK-NKTM là yêu cầu cấp thiết, có tính thời sự, phù hợp với thực tiễn tại CHQ
tỉnh BR-VT.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận về rủi ro và

thực tiễn quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM tại
CHQ tỉnh BR-VT; phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý HSRR tại
CHQ tỉnh BR-VT cũng như nhận dạng những cơ hội và thách thức đối với CHQ
tỉnh BR-VT trong tương lai để đưa ra các giải pháp nâng cao quản lý HSRR trong
thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT và có thể áp
dụng cho cả ngành Hải quan; góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đánh giá và kiểm soát rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần phải thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về công tác quản lý
HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT.
- Làm rõ thực trạng vi phạm pháp luật hải quan và công tác quản lý HSRR
trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT; phân tích
nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh rủi ro và cách thức tổ chức phát hiện,
kiểm soát đối với rủi ro và đối tượng rủi ro.
- Dự báo những thay đổi về môi trường, tình hình và đặc điểm rủi ro; qua đó
kiến nghị giải pháp nâng cao quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XK-NKTM.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn lấy công tác quản lý HSRR trong thủ tục
hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM của CHQ tỉnh BR-VT, các quy định của
ngành Hải quan về việc áp dụng QLRR làm đối tượng nghiên cứu.
3




Phạm vi nghiên cứu:
- Về lĩnh vực: Công tác quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XK-NKTM.

- Về không gian: CHQ tỉnh BR-VT.
- Về thời gian: Từ năm 2008 tới tháng 6 năm 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
để luận cứ cho các nội dung nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dung phương pháp nghiên cứu
định tính làm chủ đạo và kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
thông qua phân tích đánh giá khảo sát thực tiễn.
Dữ liệu phân tích bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Nguồn dữ liệu
thứ cấp được thu thập các tài liệu, báo cáo khoa học về công tác xây dựng và
quản lý HSRR nói chung và tại CHQ Tỉnh BR-VT nói riêng. Nguồn dữ liệu sơ cấp
được thu thập từ việc quan sát, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích thông qua các phương pháp như
thống kê, mô tả; phân tích lịch sử, so sánh, hệ thống, tổng hợp…

5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có giá trị ứng dụng trong thực tiễn áp dụng quản lý HSRR trong
thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT và có thể
áp dụng cho cả ngành Hải quan; góp phần quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng đánh giá và kiểm soát rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XK-NKTM.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như nêu trên, đề tài có thể được dùng làm
tài liệu tham khảo khi học tập, nghiên cứu về hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4



Công chức thực thi có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của luận văn để vận dụng
vào thực tiễn hoạt động kiểm tra, kiểm soát hải quan.


6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 Chương:
Chương 1: Lý luận về quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XK-NKTM.
Chương 2: Thực trạng quản lý HSRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý HSRR trong thủ tục hải
quan đối với hàng hóa XK-NKTM tại CHQ tỉnh BR-VT.

















5




CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ RỦI RO TRONG THỦ TỤC
HẢI QUAN HÀNG HÓA XK-NKTM
1.1. Rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK-NKTM
1.1.1. Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực nên
tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu và đặc trưng riêng của từng ngành mà các nhà
khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro. Cho đến nay, vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất về rủi ro; tuy nhiên, tựu trung lại ta có thể chia các
định nghĩa khác nhau về rủi ro thành hai nhóm chủ yếu, phản ánh hai quan điểm,
hai góc độ tiếp cận khác nhau đó là quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại.
1.1.1.1. Quan điểm truyền thống
Theo quan điểm truyền thống có nhiều khái niệm về rủi ro. Dưới đây là một
vài khái niệm.
“Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến” (Từ điển Tiếng Việt
1995)
“Rủi ro là sự không may” (GS.Nguyên Lân, Từ điển Từ và ngữ Việt Nam
1998)
“Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại” (Từ điển
Oxford – English for Advanced Learners)
“Rủi ro là sự không chắc chắn có liên quan đến một tổn thất, mất mát có thể
xảy ra” (Risk ís the uncertainly concerning o possible los, Dorfman 2002)
Khi nghiên cứu rủi ro trong kinh doanh tác giả Đoàn Thị Hồng Vân cho rằng
rủi ro trong kinh doanh là sự tổn thất về tài sản các nguồn lực, sự sụt giảm về
lợi nhuận hay những yếu tố xảy ra ngoài ý muốn tác động xấu đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.
6




1.1.1.2. Quan điểm hiện đại
Khi xã hội ngày càng phát triển, các ngành và lĩnh vực hoạt động ngày càng
trở nên đa dạng và phong phú hơn thì các loại rủi ro đồng hành cũng xuất hiện
nhiều hơn, phức tạp hơn và gây nên hậu quả nghiêm trọng hơn những loại rủi ro đã
từng có trong quá khứ. Chính vì vậy, con người cũng bắt đầu quan tâm hơn,
tập trung hơn vào quá trình nghiên cứu rủi ro để tìm các biện pháp phòng ngừa và
ngăn chặn. Trong quá trình này nhận thức của con người về rủi ro cũng có sự thay
đổi và phát triển nhất định. Các nhà nghiên cứu hiện nay đã nhìn nhận, xem xét
rủi ro dưới một góc độ rộng hơn, khái quát hơn và khách quan hơn.
Các định nghĩa tiêu biểu về rủi ro như :
“Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả” (theo William &Michael
Smith, 1995, Risk Management and Insurance)
“Rủi ro là các biến cố không thể đoán trước được” (Doherty, Corporate Risk
Management).
“Rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thường với
hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không như dự tính” (theo công ty liên doanh
bảo hiểm Việt Úc - QBE, 1999, tài liệu hướng dẫn đại lý, cộng tác viên khai thác
bảo hiểm).
Xem xét ba định nghĩa thuộc quan điểm hiện đại nói trên, ta có một điểm
chung là rủi ro luôn xuất hiện khi kết quả nó mang lại không thể đoán trước một
cách chính xác. Những định nghĩa này khác với các định nghĩa theo quan điểm
truyền thống ở chỗ không cho rằng rủi ro chỉ thuần tuý là những khả năng có thể
xảy thiệt hại mà kết quả do nó mang lại được nhấn mạnh là không thể dự đoán trước
nhưng khả năng có thể là kết quả tốt hoặc kết quả xấu.
Nói một cách khác, các định nghĩa theo quan điểm hiện đại đã xem xét rủi ro
ở một phạm vi rộng hơn, bao trùm hơn so với quan điểm truyền thống, bao gồm cả
nội hàm và ngoại diện của nó.
Nội hàm của rủi ro bao gồm tổng hợp các yếu tố, các mối liên hệ có tính chất
tương đối ổn định, các quy luật về tần suất và hậu quả của rủi ro. Việc nghiên cứu

7



nội hàm của rủi ro giúp cho việc làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân, điều kiện và
đối tượng làm nảy sinh rủi ro.
Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có
thể xảy ra.
Rủi ro = [Mức độ nguy hiểm] x [Tần xuất có thể xảy ra]
Ngoại diện của rủi ro là các hiện tượng, dấu hiệu biểu hiện bên ngoài của
rủi ro. Mỗi rủi ro bao giờ cũng được biểu hiện ra bên ngoài bằng các đặc điểm,
đặc trưng thông qua các hiện tượng, dấu vết … Việc nghiên cứu ngoại diện rủi ro
giúp cho việc nhận biết rủi ro và phân biệt giữa các rủi ro.
Nghiên cứu về rủi ro, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những thuộc tính của
rủi ro như sau:
Thứ nhất, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn không mang tính chắc chắn. Đó có thể là
một sự việc, một hành động hoặc một hiện tượng… có thể xảy ra và gây ra những
thiệt hại tuỳ thuộc vào các yếu tố làm nảy sinh, tác động đến nó.
Thứ hai, rủi ro được cấu thành bởi hai yếu tố: tần suất xuất hiện rủi ro và
hậu quả của nó. Việc đánh giá rủi ro được xem xét dựa trên mức độ của hai yếu tố
này để xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro; hay nói cách khác con người có
thể đo lường được rủi ro thông qua kết quả phân tích về tần suất và hậu quả của nó.
Thứ ba, rủi ro có tính chất động, luôn thay đổi theo môi trường và các yếu tố
tác động liên quan. Để QLRR, chúng ta phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông
tin đầy đủ về rủi ro.
Mục tiêu của cơ quan Hải quan là chỉ tập trung nguồn lực để kiểm tra các
lô hàng được xác định là có khả năng xảy ra vi phạm pháp luật. Do đó khái niệm
“Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả” (theo William &Michael Smith,
1995, Risk Management and Insurance) được dùng cho nghiên cứu này.
1.1.2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là nguy cơ tiềm ẩn việc không
tuân thủ pháp luật về hải quan trong thực hiện xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK),
quá cảnh (QC) hàng hoá, xuất cảnh (XC), nhập cảnh (NC), QC PTVT (theo
8



định nghĩa tại Phụ lục tổng quát - Chương 6 - hướng dẫn Công ước KYOTO
sửa đổi năm 1999). QLRR là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình
nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý
để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là
rủi ro.
Nguy cơ không tuân thủ pháp luật hải quan có thể đến từ trong nội bộ ngành
Hải quan (rủi ro bên trong). Những rủi ro này thường có nguồn gốc chủ yếu từ
hệ thống pháp luật về hải quan, quy trình, thủ tục hải quan không phù hợp,
cứng nhắc hoặc nảy sinh từ những bất cẩn, thiếu trách nhiệm, vấn đề liêm chính của
công chức thừa hành. Những rủi ro này cản trở rất lớn đến mục tiêu của cơ quan Hải
quan, nhưng thường ít được quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức.
Loại nguy cơ thứ hai có nguồn gốc từ các đối tượng có liên quan ngoài
ngành Hải quan (rủi ro bên ngoài). Các đối tượng thường được xem xét bao gồm
các tổ chức xã hội, các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành có liên quan và đặc biệt
là các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động hải quan.
Trong công tác quản lý HSRR phục vụ cho công tác QLRR, rủi ro được xem xét
dưới các dạng nguy cơ tiềm ẩn vi phạm pháp luật hải quan như các nguy cơ về
buôn lậu, gian lận thương mại hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Nhiệm vụ của công tác này là làm rõ về nguồn gốc phát sinh, tồn tại của các
vi phạm pháp luật hải quan; các đối tượng trực tiếp thực hiện hoặc có liên quan đến
vi phạm pháp luật hải quan; các dấu hiệu bên ngoài giúp cho việc nhận biết rủi ro.
Thứ nhất, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn vi phạm pháp luật hải quan được
nhận biết thông qua các dấu hiệu rủi ro, trong đó dấu hiệu quan trọng nhất là các

vi phạm pháp luật hải quan. Nguy cơ tiềm ẩn vi phạm được xem xét dựa trên hai
yếu tố chủ yếu là tần suất và hậu quả của vi phạm pháp luật hải quan có thể xảy ra.
Như vậy cần có sự phân biệt giữa khái niệm rủi ro và vi phạm pháp luật hải quan:
- Vi phạm pháp luật hải quan là những hành vi phạm cụ thể đã được
phát hiện và xác lập bằng biên bản vi phạm về hành chính hoặc bị khởi tố về các
tội danh có liên quan lĩnh vực quản lý hải quan. Cơ quan Hải quan tiến hành
9



điều tra, xác minh để làm rõ hành vi, chủ thể, động cơ vi phạm cũng như khách thể
bị xâm hại để làm căn cứ cho việc xử lý đối với vi phạm đó.
- Khác với vi phạm pháp luật hải quan, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn xảy ra
vi phạm. Do vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để nhận biết và đánh giá được những
tiềm ẩn đó. Để đạt được điều này, cơ quan Hải quan tiến hành thu thập thông tin để
làm rõ về dấu hiệu, mức độ và hậu quả của nguy cơ vi phạm để chủ động tìm cách
đối phó, ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác hại của chúng.
Việc nghiên cứu các đặc điểm nêu trên của rủi ro có ý nghĩa về phương pháp
luận, chỉ ra cách thức xác định rủi ro thông qua quá trình rà soát, phân tích, đánh giá
các vi phạm pháp luật hải quan.
Thứ hai, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn nên có tính chất dự báo về nguy cơ
vi phạm. Nguy cơ vi phạm có thể là những yếu tố có thực ẩn chứa trong các
đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh nhất định hoặc chưa có thực nhưng tại một thời
điểm trong tương lai, do sự thay đổi của môi trường hoạt động hải quan, sẽ hình
thành các đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh làm nảy sinh rủi ro. Loại rủi ro này
thường liên quan đến những thay đổi về chính sách quản lý đối với hàng hoá XK,
NK, phương tiện xuất, NC, những thay đổi trong tổ chức bộ máy, quy trình thủ tục
hải quan… Trong giai đoạn chuẩn bị cho việc thay đổi thì hầu hết những rủi ro này
đều có tính dự báo.
Thứ ba, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn vi phạm. Bên cạnh những vi phạm được

phát hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn thì vẫn còn không ít những vi phạm
chưa được phát hiện, xử lý (vi phạm ẩn). Điều này dẫn đến thực tế là còn không ít
những rủi ro, đối tượng rủi ro chưa được nhận biết và kiểm soát.
Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, cơ quan Hải quan
luôn tìm cách phát hiện và kiểm soát các hành vi vi phạm phát luật hải quan.
Nhưng thực tế cho thấy, một số đối tượng khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
hải quan luôn sử dụng các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để che dấu và
trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Hải quan cũng như các cơ quan chức năng khác.
Thông thường để đánh giá tình hình vi phạm ẩn, người ta thường dựa trên các
10



yếu tố: độ ẩn, nguyên nhân ẩn, vùng ẩn và thời gian ẩn. Căn cứ vào nguyên nhân ẩn,
chúng ta có thể chia ra làm hai loại: ẩn tự nhiên và ẩn nhân tạo.
Ẩn tự nhiên là vi phạm đã được thực hiện, cơ quan Hải quan và các cơ quan
chức năng không có thông tin về chúng hoặc chưa phát hiện sự việc vi phạm cùng
chủ thể của nó.
Ẩn nhân tạo là vi phạm mà nguyên nhân tồn tại của nó có nguồn gốc từ sự
hạn chế, yếu kém của cơ quan Hải quan cũng như công chức thừa hành như do
trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ kém, do thiếu tinh thần trách nhiệm,
thiếu phương tiện
Thứ tư, rủi ro bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố
khách quan bao gồm các đặc tính tự nhiên của hàng hoá, phân loại mã số hàng hoá,
thuế suất thuế XK, thuế NK của hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, PTVT, phương thức
vận chuyển, đóng gói Các yếu tố này có liên quan mật thiết đến việc các đối
lợi dụng để vi phạm pháp luật hải quan.
Yếu tố chủ quan bao gồm chủ thể hoặc đối tượng liên quan hoạt động XK,
NK, XC, NC, như nhà XK, NK, hãng vận chuyển, đại lý khai hải quan Yếu tố
chủ quan thường là nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm pháp luật hải quan.

Trong quá trình thực hiện quản lý HSRR, cơ quan Hải quan tiến hành nghiên
cứu các yếu tố khách quan và chủ quan giúp cho việc xác định các đối tượng rủi ro
cũng như dấu hiệu để nhận biết rủi ro.
Thứ năm, nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại rủi ro trong
hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Hầu hết các vi phạm pháp luật hải quan đều từ hành vi của con người gây ra.
Các hành vi này được bắt nguồn từ những động cơ, mục đích không phù hợp với
chuẩn mực xã hội. Do nhu cầu thoả mãn các lợi ích vật chất hoặc tinh thần ở mỗi
con người đã hình thành nên hệ thống động cơ, hành vi để sẵn sàng thoả mãn
nhu cầu, lợi ích đó khi có điều kiện thuận lợi. Chính những động cơ này là
nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật hải quan, hay nói cách khác là
nguồn gốc rủi ro.
11



Động cơ vi phạm pháp luật hải quan không phải tự nhiên sinh ra mà nó được
hình thành qua một quá trình, dưới sự tác động của môi trường, nhân cách của
đối tượng có thể sẽ bị biến dạng. Những hoàn cảnh, điều kiện môi trường hoạt động
hải quan chính là tác nhân thúc đẩy hành vi vi phạm. Tuy vậy, điều đó chỉ xảy ra
khi có những yếu tố tạo thuận lợi (điều kiện) thúc đẩy hành vi vi phạm pháp luật
hải quan xảy ra.
Phân tích trên cho thấy rằng, nguyên nhân làm nảy sinh, tồn tại rủi ro trong
hoạt động hải quan là những đặc điểm tâm lý xã hội hình thành nên động cơ
thúc đẩy người tham gia hoạt động hải quan thực hiện hành vi vi phạm. Điều kiện là
những yếu tố tham gia vào môi trường hoạt động hải quan làm hình thành nhu cầu
lợi ích và tạo thuận lợi cho hành vi vi phạm được thực hiện. Những yếu tố dưới đây
là nguyên nhân, điều kiện chủ yếu làm nảy sinh, tồn tại rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan:
Một là, lợi ích thương mại là yếu tố phổ biến và dễ nhận thấy trong các

vi phạm pháp luật hải quan, như các hành vi buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, vi phạm
sở hữu trí tuệ Chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm trên nhằm đạt được lợi ích
kinh tế cao hơn.
Hai là, cạnh tranh thương mại: trong hoạt động thương mại quốc tế, cùng với
lợi ích thương mại, các đối tượng mong muốn có được những ưu thế hoặc sự
dễ dàng hơn trong việc tham gia vào hoạt động hải quan. Để đạt được điều này,
một số đối tượng cố ý trốn tránh, không tuân thủ các quy định của pháp luật
hải quan. Đây cũng là một trong những nguồn gốc của rủi ro.
Ba là, những quy định của pháp luật về hải quan điều chỉnh hoặc liên quan
đến hoạt động kinh tế, thương mại chưa phù hợp hoặc tạo ra kẽ hở cho các
đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
Bốn là, hệ thống quy trình, thủ tục hải quan, các biện pháp kiểm tra,
giám sát, kiểm soát được áp dụng của cơ quan Hải quan, cùng với trình độ năng lực,
ý thức, phẩm chất của công chức hải quan còn hạn chế là điều kiện thuận lợi cho
các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hải quan. Thực tế đã

×