Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Vấn đề áp dụng các quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu trong quản lý nhà nước về hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.34 KB, 17 trang )

Vấn đề áp dụng các quy định tiêu chuẩn hàng
rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập
khẩu trong quản lý Nhà nước về hải quan

Nguyễn Vĩnh Kiên

Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Năng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật
của các cơ quan có liên quan nói chung và cơ quan hải quan nói riêng. Đánh giá đúng
đắn và toàn diện thực trạng xây dựng và áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật
trong thời gian qua ở nước ta. Phân tích kinh nghiệm và thực tế triển khai các quy định
hàng rào kỹ thuật của một số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc xây dưng và
triển khai tại Việt Nam. Đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy
định về hàng rào kỹ thuật, đánh giá tổng quan việc thực thi các quy định về hàng rào
kỹ thuật trong công tác quản lý về hải quan, đưa ra định hướng trong thời gian tới.

Keywords: Luật Quốc tế; Tiêu chuẩn kỹ thuật; Xuất khẩu; Nhập khẩu; Luật Hải quan

Content
MỞ ĐẦU

Hàng rào kỹ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan liên quan tới việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá
trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi
nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Để hiểu và áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại quốc tế nói chung và đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
tôi đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các quy định, tài liệu có liên quan để làm rõ những


nội dung cơ bản nhất của vấn đề này. Đồng thời trên cơ sở những quy định của pháp luật,
những kinh nghiệm và bài học trong công tác quản lý nhà nước về hải quan về vấn đề thực thi
các quy định hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tôi nhận thấy đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sỹ của mình có thể sẽ giúp ích cho bản thân, đồng nghiệp trong quá trình
nghiên cứu và áp dụng trong thực tế.
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

2
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan, thực tế công tác trong ngành hải quan
tôi chọn nội dung “Vấn đề áp dụng các quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng
hóa xuất khẩu nhập khẩu trong quản lý Nhà nước về hải quan” làm đề tài cho luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Luật Quốc tế của mình. Đề tài đề cập đến những kiến thức cơ bản và
mới nhất về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, những kinh nghiệm của các nước
trong việc triển khai các quy định của Hiệp định hàng rào kỹ thuật, thực trạng áp dụng các
quy định hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam và vai trò quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan
trong việc thực thi các quy định này
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
- Luận văn Tiến sỹ “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ đối với thủy
sản nhập khẩu” của Việt Nam của tác giả Trần Văn Nam – Đại học Kinh tế quốc dân
- Luận văn thạc sỹ “Các biện pháp vượt rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường
Hoa Kỳ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO” của tác giả Nguyễn Huy Hùng - Khoa
Kinh tế Đại học Thương mại.
Luận văn thạc sỹ “Một số quy chế hạn chế nhập khẩu hàng hóa của EU và giải
pháp đối với Việt Nam trong việc ứng phó” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh – Đại học
Ngoại thương Hà Nội
Hiện nay trong ngành hải quan cũng chưa có một đề tài khoa học nào đặt vấn đề và
thực hiện việc nghiên cứu các quy định về các quy định có liên quan đến công tác quản lý nhà
nước về hải quan đối với vấn đề thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Mục đích của đề đài
- Khái quát hóa các quy định có liên quan đến Hiệp định TBT và các vấn đề có liên
quan, đề cập đến một số hàng rào kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu chính của
Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp để các doanh
nghiệp Việt Nam có thể vượt qua các hàng rào kỹ thuật thúc đẩy xuất khẩu.
- Làm rõ các nội dung các quy định hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu của Việt Nam hiện nay phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia.
- Phân tích một số giải pháp hoàn thiện hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp trong việc thực thi các quy định hàng
rào kỹ thuật trong công tác quản lý nhà nước về hải quan.

3
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật của các
cơ quan có liên quan nói chung và cơ quan hải quan nói riêng.
- Đánh giá đúng đắn và toàn diện thực trạng xây dựng và áp dụng các quy định về
hàng rào kỹ thuật trong thời gian qua ở nước ta.
- Phân tích kinh nghiệm và thực tế triển khai các quy định hàng rào kỹ thuật của một
số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc xây dưng và triển khai tại Việt Nam;
- Đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hàng rào kỹ
thuật;
- Đánh giá tổng quan việc thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật trong công tác
quản lý về hải quan, đưa ra định hướng trong thời gian tới.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở chuẩn mực của WTO về hàng rào

kỹ thuật trong thương mại quốc tế, các quy định có liên quan của Việt Nam, Tổ chức Hải
quan Thế giới WCO.
- Cơ sở thực tiễn: Các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các chương trình nghiên
cứu trong và ngoài nước, của các Bộ, Ngành, Tổng cục Hải quan về vấn đề có liên quan.
5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá tổng thể các quy định về Hiệp định TBT trên cơ sở nghiên cứu các nội
dung của Hiệp định và các văn bản có liên quan, thực trạng việc triển khai và thực thi của
Việt Nam trong thời gian qua cũng như sự so sánh với các quốc gia trong khu vực cũng như
trên thế giới
- Bước đầu đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định hàng rào kỹ thuật trong hoạt động
của hải quan trong thời gian qua.
- Hình thành luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện các quy định về hàng rào kỹ thuật
và áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn
gồm 3 chương:
- Chƣơng I: Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế và hàng
rào kỹ thuật của một số nƣớc đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

4
- Chƣơng II: Việc thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam.
- Chƣơng III: Hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với vấn đề thực thi
các quy định hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phƣơng
hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.

CHƢƠNG 1
HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

1.1. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế
1.1.1. Tổ chức thƣơng mại thế giới và Hiệp định hàng rào kỹ thuật
1.1.1.1. Tổ chức thƣơng mại Thế giới
1.1.1.2. Khái niệm về hàng rào kỹ thuật
Là một hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hết sức khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật này có thể liên quan đến tất cả các quá trình của sản phẩm từ sản xuất, phân phối
đến tiêu dùng. Hàng hóa nếu không đạt được các tiêu chuẩn trên sẽ không được phép nhập khẩu
vào lãnh thổ của nước nhập khẩu”
1.1.2. Các rào cản trong thƣơng mại quốc tế
1.1.2.1. Hàng rào thuế quan
1.1.2.2. Hàng rào phi thuế quan
Hàng rào phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể được áp dụng ở biên giới
hay nội địa, có thể là các biện pháp hành chính hay các biện pháp kỹ thuật, bắt buộc hay tự
nguyện,
1.1.3. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Hiệp định hàng rào kỹ
thuật
Vòng đàm phán TOKYO năm 1979 có 32 quốc gia thành viên GATT đã ký kết Hiệp định
về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).
Đến năm 1994, Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã hợp nhất Hiệp
định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
1.1.4. Sự cần thiết của Hiệp định hàng rào kỹ thuật
- Đối xử công bằng đối với sản phẩm trong nước và quốc tế;
- Không được tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại:

5
1.1.5. Một số nội dung cơ bản của Hiệp định hàng rào kỹ thuật
1.1.5.1. Kết cấu của Hiệp định
- Hiệp định TBT gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục.
1.1.5.2. Đối tƣợng áp dụng của Hiệp định

- Đối tượng áp dụng của Hiệp định bao gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp và nông
nghiệp, các biện pháp vệ sinh động vật và thực vật.
Đối tượng của hiệp định TBT chia thành ba nhóm cụ thể sau:
- Tiêu chuẩn:
- Quy chuẩn kỹ thuật:
- Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn, hợp quy.
1.1.5.3. Mục đích của Hiệp định TBT
Mục đích hoạt động của hiệp định TBT bao gồm các mục đích sau:
- Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dung, Bảo vệ đời sống của động thực vật,
Bảo vệ môi trường, Bảo vệ các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất lượng, hài
hòa hóa
1.1.5.4. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT
Hiệp định TBT có sáu nguyên tắc cơ bản: Không đưa ra những cản trở không cần thiết
đến hoạt động thương mại.b, Không phân biệt đối xử, Hài hòa hóa, Bình đẳng, Công nhận
lẫn nhau, Minh bạch
1.1.6. Phạm vi và mục đích sử dụng các hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại quốc
tế:
Vì mục đích chính trị, Bảo vệ việc làm, Bảo vệ người tiêu dung, Khuyến khích các lợi ích
quốc gia, An ninh quốc gia, Bảo vệ môi trường:
1.1.7. Mối quan hệ giữa Hiệp định hàng rào kỹ thuật và Hiệp định kiểm dịch SPS
- Hiệp định TBT, quy định các quy tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng các quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp.
- Hiệp định SPS đưa ra các quy tắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức
khỏe ở động thực vật.
1.1.8. Cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng rào kỹ thuật của WTO
Các điều khoản cụ thể của TBT về giải quyết tranh chấp được quy định trong các Điều
14.2 đến 14.4 và Phụ lục 2 của Hiệp định TBT.
1.1.9. Các Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến thực thi hàng rào kỹ thuật:
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế - IEC, Liên minh viễn


6
thông quốc tế - ITU, Tổ chức Đo lường pháp quyền Quốc tế - OILM, Ủy ban thực phẩm
CODEX, Công ước bảo vệ thực vật Quốc tế - IPPC, Cơ quan Thú y quốc tế - OIE.
Tại Việt Nam hiện nay Trung tâm Chứng nhận phù hợp - QUACERT trực thuộc Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập
1.2. QUY ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
1.2.1. Đối với sản phẩm dệt may
1.2.1.1. Tác động của hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu
- Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua.
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn
tượng luôn chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch đối với cơ cấu xuất khẩu của cả nước.
1.2.1.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vƣợt qua các hàng rào kỹ thuật để
đẩy mạnh xuất khẩu của hàng dệt - may
+ Trước hết, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn
thận những hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng
+ Thay thế những hóa chất, chất trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết
rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Đối với sản phẩm giày dép
Trong những năm qua mặt hàng da giày là một trong số những mặt hàng có số lượng,
kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước xuất
khẩu giày dép hàng đầu trên thế giới.
1.2.2.1. Tác động của các hàng rào kỹ thuật đối với giày dép xuất khẩu
Hàng hóa trên thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác vốn có yêu cầu rất
khắt khe về tiêu chuẩn, quy định về nhãn mác, quy định về bao bì .v.v. do vậy các sản phẩm
da giày khi xuất khẩu vào các thị trường này phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn rất cao như
ISO 9000, ISO 14000,
1.2.2.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vƣợt qua hàng rào kỹ thuật đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm giày dép
- Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với các doanh nghiệp dệt may, các doanh nghiệp

da giày cần có thêm những bước đi mang sắc thái riêng biệt nhằm vượt qua các hàng rào kỹ
thuật của các nước. Yêu cầu về hoạt động phối hợp, phân công sản xuất giữa các doanh
nghiệp da giày đòi hỏi sự liên kết rất cao.
1.2.3. Đối với mặt hàng thủy sản

7
. Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch
xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước
cung ứng thủy sản lớn cho thế giới.
1.2.3.1. Tác động của các hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Thủy sản xuất khẩu là mặt hàng luôn có đòi hỏi cao về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
mà một trong các quy trình điều chỉnh tiêu chuẩn chất lượng là HACCP.
1.2.3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vƣợt qua các hàng rào kỹ thuật để
đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản
Để đảm bảo một chất lượng toàn diện, thỏa mãn những yêu cầu khắt khe nhất của
các thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản cần tiếp tục đầu tư
chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa, tự động hóa dây chuyền chế biến, đẩy
mạnh việc liê kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành chế biến thủy sản để
tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vƣợt qua hàng rào kỹ thuật của các
doanh nghiệp Việt Nam
CHƢƠNG 2
VIỆC THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
2.1. VIỆC TRIỂN KHAI CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TẠI
VIỆT NAM
2.1.1. Cam kết thực thi của Việt Nam về Hiệp định hàng rào kỹ thuật khi gia
nhập WTO
Cam kết của Việt Nam thể hiện các nội dung sau: “Đại diện của Việt Nam khẳng
định Việt Nam sẽ tuân thủ tất cả các nghĩa vụ trong Hiệp định TBT kể từ ngày gia nhập mà

không cần thời gian chuyển đổi. Hơn nữa, với mục đích nâng cao tính minh bạch hóa và có
thể dự đoán trước, đại diện của Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam sẽ ban hành các biện
pháp đã được quy định cụ thể trong các Điều 2.1, 2.2, 5.1, 5.2, 5.4 và Phụ lục 1.1 Hiệp định
TBT”[Báo cáo cam kết về việc gia nhập WTO của Việt Nam]
2.1.2. Mối quan hệ giữa Hiệp định TBT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật, Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam
Để thực thi các quy định của Hiệp định TBT cũng như hài hòa hóa các quy định về
quy chuẩn và chất lượng sản phẩm, Việt Nam đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật năm 2006 và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007dựa trên cơ sở các quy định
của Hiệp định TBT, các Hiệp định có liên quan và điều kiện thực tế.

8
2.1.3. Triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam
2.1.3.1. Tình hình triển khai
Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 682/QĐ-TTg phê
duyệt “Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015” .
2.1.3.2. Tổ chức mạng lƣới
- Mạng lưới TBT của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg
ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ
2.1.3.3. Đánh giá việc triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuất tại Việt Nam
2.1.4. Hoạt động triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuật tại các một số nƣớc
* Tổ chức TBT của Hàn Quốc
* Hoạt động TBT ở Trung Quốc
2.1.5. Tình hình thông báo hàng rào kỹ thuật của các nƣớc thành viên WTO
2.1.5.1. Tại các nƣớc thành viên
2.1.5.2. Tại Việt Nam
2.1.6. Sự cần thiết của việc phải xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật tại Việt
Nam
- Việc xây dựng hệ thống tự vệ bằng các hàng rào kỹ thuật là công việc chủ động bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước.

- Mục đích của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại chủ yếu kiểm soát chất lượng
hàng hóa nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm cùng loại được sản xuất
trong nước, bảo vệ các sản phẩm này và nâng cao tính cạnh tranh của chúng đối với hàng hóa
ngoại nhập.
2.1.7. Một số biện pháp để thiết lập hệ thống hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam
- Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa trên mọi phương diện và từ nhiều phía.
- Hỗ trợ cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng tăng cường cơ sở vật chất của các
phòng thí nghiệm, thử nghiệm
2.2. MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI HIỆP
ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT
2.2.1. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
để bảo vệ an toàn, sức khỏe của con ngƣời
Quy định của Hoa Kỳ, Quy định của Nhật Bản, Quy định của EU, Quy định của một
số thị trường khác.
2.2.1.1. Thực trạng thực thi

9
- Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người là một trong những nhiệm vụ của quản
lý của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
2.2.1.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra chất lƣợng hàng hóanhập
khẩu nhằm bảo vệ an toàn, sức khỏe của con ngƣời
a. Một số bất cập trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong thời gian
qua:
b. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đảm bảo quyền lợi của
người tiêu dùng:
2.2.2. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với động, thực vật nhập khẩu nhằm
bảo vệ động thực vật trong nƣớc
2.2.2.1. Sự ảnh hƣởng, tác động của động thực vật ngoại lai đối với động thực vật
trong nƣớc
Một số loài nguy hiểm như sau: Cây mai dương (Tên khoa học Mimosa pigra), Ốc

bươu vàng, Ốc sên, Lục bình (bèo Nhật Bản, bèo tây), Chuột hải ly, Rùa tai đỏ, Bọ ăn lá hại
dừa
2.2.2.2. Một số giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của động vật ngoại lai
nhằm bảo vệ động thực vật trong nƣớc
+ Nâng cao nhận thức về tác hại của sinh vật ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh
học, sức khỏe con người,
+ Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài sinh vật ngoại lai ở quy mô
quốc gia cũng như trên toàn thế giới;
+ Giảm thiểu sự du nhập vô tình hoặc nhập lậu sinh vật ngoại lai;
2.2.3. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
để bảo vệ môi trƣờng
Nhìn chung, các nghĩa vụ của các thành viên tham gia các hiệp định này để kiểm soát
thương mại được thể hiện dưới hình thức cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
2.2.3.1. Sự ảnh hƣởng, tác động của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến hoạt
động bảo vệ môi trƣờng
- Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, một số “hàng rào xanh” do các nước
phát triển đưa ra chính là các thách thức về môi trường trong hoạt thương mại quốc tế khi gia
nhập WTO.
2.2.3.2. Các giải pháp để thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trƣờng

10
- Ban hành các quy định về cấm nhập khẩu các sản phẩm đã bị cấm ở thị trường nước
ngoài, các quy định về nhãn hàng hóa thân thiện môi trường (nhãn sinh thái – ecolabel), các
quy định cụ thể về thuế và phí môi trường và các quy định về cơ sở khoa học áp dụng các
biện pháp “hàng rào xanh” phù hợp với quy định của WTO.
2.2.4. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
nhằm bảo vệ các lợi ích cơ bản và các vấn đề khác có liên quan
2.2.4.1. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đảm về chất lƣợng hàng hóa xuất
khẩu

- Nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các hàng rào kỹ
thuật của các nước
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế và các tiêu chuẩn xã hội.
- Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và
vượt qua các hàng rào kỹ thuật liên quan đến môi trường.
- Tăng cường đàm phán cấp nhà nước, vận động hành lang và quan hệ công chúng
trong giải quyết những tranh chấp thương mại.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đại diện thương mại Việt Nam tại nước
ngoài.
2.2.4.2. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm
kiểm soát nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc
Một số giải pháp để xây dựng hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa
nhập khẩu kiềm chế nhập siêu
- Có thể giảm nhập siêu bằng việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật
CHƢƠNG 3
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HẢI QUAN VỀ VẤN ĐỀ THỰC THI CÁC
QUY ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NHẬP
KHẨU, PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
3.1. VẤN ĐỀ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ HẢI QUAN
3.1.1. Nhiệm vụ của Ngành hải quan
Một số nội dung quy định tại điều 6 Luật Hải quan
3.1.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo
phƣơng thức đăng ký trƣớc kiểm tra sau

11
3.1.2.1. Căn cứ pháp lý
Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư có liên quan

Đối tượng có liên quan: các thương nhân nhập khẩu hàng hóa, cơ quan thực hiện chức
năng quản lý kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa; cơ quan hải quan làm thủ tục hải
quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
3.1.2.2. Nhóm hàng hóa thuộc đối tƣợng phải kiểm tra chất lƣợng nhập khẩu
- Căn cứ pháp lý: Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư có liên quan
- Căn cứ kiểm tra: Các chỉ tiêu về an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người môi trường và
các vấn đề có liên quan.
- Cơ quan quản lý nhà nước tổ chức việc kiểm tra chất lượng:
- Sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng thuộc trách nhiệm của các Bộ có lien
quan
3.1.2.3. Nhóm hàng hóa phải công bố hợp quy khi nhập khẩu
Theo quy định của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì hết hàng hoá nhóm 2
phải có Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy và phải dán tem hợp quy lên hàng hoá khi
đưa vào lưu thông theo các quy định của các cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng chuyên
ngành.
3.1.2.4. Nhóm hàng hóa không thuộc đối tƣợng phải kiểm tra chất lƣợng khi
nhập khẩu:
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 37/2001/TTLT-BKHCN-TCHQ
3.1.2.5. Trách nhiệm của thƣơng nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng đăng
ký trƣớc, kiểm tra sau
- Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa NK với cơ quan kiểm tra.
- Thương nhân nhập khẩu có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa; xuất trình
hàng hóa cùng hồ sơ, tài liệu liên quan để cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng
- Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa đã được kiểm tra chất lượng
- Chỉ được phép sử dụng, lưu thông hàng hóa khi được cơ quan kiểm tra cấp Thông
báo kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Có quyền đề nghị tái kiểm hoặc trưng cầu giám định tại tổ chức giám định
- Thực hiện Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
3.1.2.6. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lƣợng đối với hàng hóa nhập

khẩu
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng,

12
- Thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa phải kiểm tra
chất lượng
- Cấp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng
- Lập biên bản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển
hồ sơ đến cơ quan Thanh tra chuyên ngành xử lý các hành vi vi phạm:
3.1.2.7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối
với hàng hóa phải kiểm tra chất lƣợng
- Tiếp nhận hồ sơ và đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, đối với hàng hóa
thuộc danh mục phải kiểm tra,
- Thực hiện làm thủ tục hải quan theo quy định và thực hiện việc thông quan hàng hóa
- Theo dõi chủ hàng nộp kết quả kiểm tra chất lượng trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày thông quan hàng hóa
- Hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa trên hồ sơ đối với lô hàng có thông báo kết
quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu.
- Thực hiện thủ tục hải quan tái xuất đối với lô hàng có quyết định buộc tái xuất của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.1.2.8. Thực trạng và giải pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm
tra chất lƣợng, công bố hợp quy
Đưa ra một số đánh giá, kiến nghị vấn đề hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài
bị ngăn cản do hàng rào kỹ thuật về chất lượng.
* Về thuận lợi:
* Những tồn tại:
* Một số kiến nghị:
3.1.3. Vai trò của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra, giám sát thực thi việc áp
dụng các quy định hàng rào kỹ thuật
3.1.3.1. Vai trò và thực tế công tác kiểm tra, giám sát thực thi áp dụng các quy

định hàng rào kỹ thuật
- Với vai trò của người gác cửa, là đơn vị tuyến đầu, cơ quan Hải quan cần có cách
tiếp cận nhiều mũi trong cuộc chiến chống lại việc buôn bán những sản phẩm nguy hiểm để
bảo vệ sức khỏe và an toàn cho ngườì tiêu dùng.
3.1.3.2. Một số kinh nghiệm hoạt động của hải quan các nƣớc trong công tác thực
thi các quy định về hàng rào kỹ thuật

13
Các hoạt động do Cộng đồng Hải quan quốc tế thực hiện nhằm đấu tranh với hoạt
động thương mại bất hợp pháp. Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động đối với những
hàng hóa nhạy cảm với môi trường nhằm nỗ lực đấu tranh với tội phạm môi trường.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
HẢI QUAN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
3.2.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hƣởng đến sức khỏe của con
ngƣời
- Thứ nhất: ngành Hải quan cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề gian lận thương mại gây
nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Thứ hai: Hải quan cần thiết lập và duy trì sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có
thẩm quyền trong việc trang bị kiến thức, thông tin cho cán bộ kiểm soát tại cửa khẩu.
- Thứ ba: Hải quan cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tiến hành lấy mẫu
chọn lọc.
- Thứ tư: cơ quan Hải quan cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi
với các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn tình, kiểm soát hàng hóa
- Thứ năm: công tác kiểm tra sau thông quan cần được chú trọng trong bảo vệ sức
khỏe và an toàn cho người tiêu dùng.
- Thứ sáu: ngành Hải quan cần hoạch định chiến lược với tới cộng đồng nhiều hơn
nhằm tăng cường hình ảnh, vai trò, chức năng trong việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi những
gian lận thương mại có tổn hại đến sức khỏe.
- Thứ bảy: cơ quan Hải quan cần tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ quan Hải quan

nước ngoài, các tổ chức có liên quan
- Cuối cùng ngành Hải quan cần đảm bảo các chiến thuật thực thi pháp luật của mình
sẽ không tạo thành rào cản cho các hoạt động thương mại hợp pháp.
3.2.2. Đối với nhóm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hƣởng đến hoạt động
bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ động thực vật trong nƣớc
Hầu hết các vấn đề môi trường đều xảy ra trên phạm vi toàn thế giới và gây ảnh hưởng
toàn cầu, chúng chỉ có thể được giải quyết hiệu quả thông qua sự hợp tác mạnh mẽ và việc
chia sẻ trách nhiệm thông qua các Hiệp ước quốc tế.
3.2.3. Hoạt động của hải quan nhằm thực hiện các nội dung có liên quan đến quá
trình giám sát thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu

14
Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại và thị trường
quốc tế. Ngày nay, vai trò của Hải quan đã được mở rộng sang cả vấn đề an ninh quốc gia,
đặc biệt là vấn đề an ninh, tạo thuận lợi thương mại .v.v. Với vai trò đó, thực hiện thủ tục hải
quan hiệu quả và hiệu lực có ảnh hưởng to lớn đến việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát
triển xã hội.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở trình bày những cơ sở lý luận, thực tiễn, các số liệu, biểu đồ thống kê, kết
hợp với các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Nghiên cứu và làm rõ một số nội dung về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc
tế theo quy định tại Hiệp định TBT, các Hiệp định có liên quan.
2. Thông qua các quy định của Hiệp định TBT, làm rõ một số quy định về hàng rào kỹ
thuật của một số nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
3. Đánh giá tình hình triển khai các quy định về hàng rào kỹ thuật của Việt Nam trong
thời gian qua trên cơ sở các quy định của Hiệp định TBT và các văn bản pháp luật có liên
quan của Việt Nam
4. Phân tích sự ảnh hưởng của các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đời sống động thực vật, môi trường

của một số nước trên thế giới và tại Việt Nam.
5. Phân tích các nội dung có liên quan trong việc thực thi vấn đề áp dụng các quy định
về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong công tác quản lý nhà nước
về hải quan, kinh nghiệm quản lý về hải quan của một số nước trên thế giới.
6. Trên cơ sở các quy định có liên quan đồng thời với kinh nghiệm thực tế công tác, đề
xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan trong vấn
đề thực thi các quy định có liên quan.

References
Tiếng Việt
1. G.S.TS Đỗ Đức Bình – TS Bùi Huy Nhượng (2009), Đáp ứng rào cản phi thuế quan để
đẩy mạnh xuất khẩu bền vững, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Tập hợp các quy định về Hiệp định Hàng rào kỹ thuật
trong thương mại cam kết và thực thi cam kết của Việt Nam.
3. Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm.
4. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES
5. Công ước KYOTO về Đơn giản hoá và Hài hòa hóa Thủ tục Hải quan

15
6. Trương Cường (chủ biên 2007), WTO Kinh doanh & tự vệ, Nhà xuất bản Hà Nội.
7. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên 2005), Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Edward Nemeroff - Chuyên gia tư vấn cao cấp MAS-Q Dự án STAR Vietnam (2008), Tiêu
chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT.
9. T.S Đào Thị Thu Giang (2009), Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.
10. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT.
11. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế TBT.
12. Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật – SPS.
13. - Trang web Văn phòng TBT Bộ Y tế.

14. - Trang web Văn phòng TBT Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
15. - Trang web Văn phòng TBT Bộ Thông
tin và Truyền thông.
16. - Trang web Văn phòng TBT Bộ Tài nguyên và Môi trường.
17. - Trang web Hải quan Việt Nam
- Trang web Văn phòng SPS Việt Nam.
18. - Trang web Văn phòng TBT Bộ Giao thông vận tải.
19. - Trang Web Văn phòng TBT Việt Nam.
20. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế
(Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội).
21. Vũ Khoan - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ (2008), Những vấn đề đặt ra trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đầu Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO, (Bài viết).
22. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
23. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2011.
24. Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007
25. Luật đa dạng sinh học năm 2010.
26. Luật Hải quan năm 2005.
27. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.
28. Luật Thương mại năm 2005.
29. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

16
30. TS Nguyễn Lan Nguyên - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Rà soát lại các
quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Một vấn đề cần thiết cấp bách, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật năm 2008.
31. Sách Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giải thích các điều kiện gia nhập,
Nhà xuất bản Lao động xã hội 2008.
32. Tổng cục Hải quan, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan (12 số) từ số 1/2009 đến số 12/2009.
33. Tổng cục Hải quan, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan (12 số) từ số 1/2010 đến số 12/2010.

34. Tổng cục Hải quan Tạp chí Nghiên cứu Hải quan (12 số) từ số 1/2011 đến số 12/2011
35. Vũ Như Thăng (2007), Tự do hóa thương mại dịch vụ trong WTO: Luật và thông lệ, Nhà
xuất bản Hà Nội.
36. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2005), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản
trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội.
37. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2005), Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và
đề xuất một số giải pháp đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội.
38. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2004), Rào cản trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống
kê.
39. Trần Thị Huyền Trang – Hiệp hội da giày Việt Nam (2009), Chiến lược xuất khẩu Ngành
da giày Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.
40. Vũ Hữu Tửu (2005), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, Nhà xuất bản Kỹ thuật Hà Nội.
41. Văn phòng TBT- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bản tin TBT, các số 1 đến số
10 năm 2009 (10 số).
42. Văn phòng TBT- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bản tin TBT, các số 1 đến số
12 năm 2010 (12 số).
43. Văn phòng TBT- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bản tin TBT, các số 1 đến số
12 năm 2011 (12 số).
44. Văn phòng TBT- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2008), Giải quyết tranh chấp
trong WTO, Tài liệu tham khảo.
45. Văn phòng TBT- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2008), Tiêu chuẩn, đo lường
đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT, Sổ tay tham khảo
46. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế của các Bộ Ngành thành (2005),
Tác động của các Hiêp định WTO với các nước đang phát triển, được xuất bản trong khuôn
khổ chương trình hợp tác quốc tế giữa ủy ban hợp tác kinh tế quốc tế và ủy ban thương mại
quốc gia Thụy Điển.
Tiếng Anh.

17
47. - Trang web tiêu chuẩn thực phẩm

FAO/WHO.
48. - Trang web Tổ chức thương mại thế giới.

×