Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử đại học môn Ngữ văn chọn lọc số 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.06 KB, 5 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015.
MÔN: NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN: 120 PHÚT
PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
( Trích Tiếng ru – Tố Hữu)
1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao xác định như vậy? (1đ)
2. Trong 4 dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng? Tác dụng của
biện pháp ấy? (1đ)
3. Tác giả đặt tên bài thơ là Tiếng ru. Hãy viết 5-7 dòng để nêu cảm nhận về tiếng
ru trong đoạn thơ này. (1đ)
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3đ):
Amonimus cho rằng: “Con đường gần nhất ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”.
Nhưng có người lại khuyên khác: “Hãy học cách ứng xử của dòng sông, khi gặp
trở ngại, nó vòng đường khác.”
Quan điểm của anh/ chị như thế nào?
Câu 2 (4 điểm):
Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, trước mặt kẻ thù hung
bạo, nhân vật Mai – người mẹ đã lấy thân mình che chở cho con trong hiểm nguy
khốc liệt.
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người
đàn bà hàng chài chịu đựng nhiều đau khổ, nhọc nhằn vì đàn con.


Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử ở hai nhân vật này.
1
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015.
MÔN: NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN: 120 PHÚT
PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
1. Thể thơ: lục bát. Lí giải: số tiếng: 6-8, hài thanh, hiệp vần, ngắt nhịp theo
luật thơ lục bát. Trong đoạn thơ: dòng thứ 2 là thơ lục bát biến thể.
Cho 1 điểm: Trả lời đúng như trên.
Cho 0.5 điểm: trả lời đúng tên thể thơ, lí giải thiếu ý.
Cho 00 điểm: Trả lời sai thể thơ hoặc không trả lời.
2. Trong 4 dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng là phép điệp/
điệp cấu trúc/ lặp cú pháp/ điệp từ. Tác dụng: Nhịp thơ thiết tha, nhấn mạnh ý thơ
cần nhắn nhủ.
Cho 1 điểm: Trả lời đúng theo một trong các cách trên. Nêu tác dụng đúng ý
trên.
Cho 0.5 điểm: Chỉ nêu được biện pháp tu từ, nêu tác dụng chưa chính xác hoặc
không nêu.
Cho 00 điểm: Trả lời sai tên biện pháp tu từ hoặc không trả lời.
3. Viết 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về tiếng ru cũng là lời nhắn nhủ: cần phải
sống giàu yêu thương, gắn bó với đồng chí, đồng bào, anh em để cùng nhau xây
đắp cuộc sống tươi đẹp.
Cho 1 điểm: Nêu đúng ý đoạn thơ Tiếng ru và trình bày được cảm nhận của
mình.
Cho 0.5 điểm: Chỉ nêu ý đoạn thơ, chưa nêu cảm nhận.
Cho 00 điểm: Hiểu sai ý thơ hoặc không trả lời.
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3đ):
Amonimus cho rằng: “Con đường gần nhất ra khỏi gian nan là đi xuyên

qua nó”.
Nhưng có người lại khuyên khác: “Hãy học cách ứng xử của dòng sông,
khi gặp trở ngại, nó vòng đường khác.”
Quan điểm của anh/ chị như thế nào?
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị
luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có
cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ,
ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần
Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành
nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
2
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn
văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài
viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan
điểm đối vớikhó khăn, gian nan, thử thách mà con người gặp phải
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm
được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao
tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích,
chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn
chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích 2 ý kiến: ý kiến thứ nhất khuyên con người phải dũng cảm đối mặt
với gian khổ, thử thách, tìm cách vượt qua nó, khắc phục nó để có thành công; ý
kiến thứ hai cho rằng phải biết uyển chuyển, linh hoạt, tránh những trở ngại trong
cuộc sống để có thể đạt được điều mình mong muốn
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của các ý
kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản
đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn
đề phải làm gì trước những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống…
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật
chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ
riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một
số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và
thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
3
Câu 2 (4 điểm):

Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, trước mặt kẻ thù
hung bạo, nhân vật Mai – người mẹ đã lấy thân mình che chở cho con trong
hiểm nguy khốc liệt.
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật
người đàn bà hàng chài chịu đựng nhiều đau khổ, nhọc nhằn vì đàn con.
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử ở hai nhân vật này.
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị
luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết
có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần
Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành
nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài
viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của tình mẫu tử qua
hai nhật vật: Mai (Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành) và người đàn bà hàng
chài (Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu).
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm
được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao
tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so
sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về hai tác giả và hai tác phẩm;
+ Phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử ở hai nhân vật:

Nhân vật Mai:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được vẻ đẹp tâm hồn của Mai, người con gái Tây Nguyên có trái tim yêu thương
nồng nàn và phẩm chất anh dũng, bất khuất. Giây phút đối mặt với kẻ thù hung
bạo, Mai đã đem thân mình, chịu đòn thù để mong bảo vệ con trai. Dù vô cùng
đau đớn, nhưng Mai vẫn không chịu đầu hàng kẻ địch. Tình mẫu tử cao đẹp thể
hiện trong bối cảnh chiến tranh đã làm cảm động trái tim người đọc.

Nhân vật người đàn bà hàng chài:
4
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được vẻ đẹp tâm hồn của chị thể hiện trong lẽ sống vì con, chịu đựng đắng cay tủi
nhục vì con, mong “đàn con tôi chúng được ăn no”. Chị cố bảo vệ cho tâm hồn
con trẻ khỏi bị tổn thương, khi việc ấy là không thể được, mỗi đau của chị trào
tuôn thành những giọt nước mắt trên khuôn mặt rỗ. Chị cố gắng giữ mái gia đình
cũng là vì đàn con.
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của vẻ đẹp tình mẫu tử trong hai nhân
vật: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được:
 Sự tương đồng: Hai nhân vật đều mang một tình mẫu tử sâu sắc và cao cả,
họ là những người mẹ sẵn sàng chết vì con, giàu đức hi sinh cao cả.
 Sự khác biệt:
 Nhân vật Mai là hình tượng người mẹ Tây Nguyên trong giai đoạn chống
Mỹ ở Tây Nguyên. Nỗi đau của Mai là nỗi đau của cả dân tộc trong một thời kì
đánh giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương, tổ quốc.
 Nhân vật người đàn bà hàng chài là hình tượng người mẹ nghèo của đời

thường vốn còn nhiều nhọc nhằn, vất vả. Từ cuộc đời và phẩm chất cao đẹp của
chị, ta thấy được nỗi đau của bi kịch đói nghèo và bạo lực gia đình.
 Nghệ thuật khắc họa nhân vật thể hiện nét độc đáo trong bút pháp của từng
nhà văn.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức
thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các
luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa
thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả
năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một
số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và
thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
5

×