TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ ĐỀ THI THỬ LẦN 1
Năm học 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu I ( 2 điểm)
“Người phải thật là người
Không phải là con rối
Để số phận ngược xuôi
Đến bất ngờ chi phối.
Người phải thật là người
Sức mạnh và dũng cảm
Giúp cho ta tác chiến
Với số phận, cuộc đời.
Như một cây đại thụ
Gió bật gốc đi rồi
Mà thân cây to lớn
Vẫn thẳng tắp đời đời.” (Mac-xim Go-rơ-ki)
Đọc kĩ văn bản trên và trả lời ngắn gọn các câu hỏi:
1. Căn cứ vào cấu trúc, xác định từ loại của các từ “người” .
2. Ý nghĩa của hình ảnh “con rối”.
3. Lời khuyên của tác giả qua khổ 1 của văn bản.
4. Nghĩa của từ “tác chiến”.
5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ cuối của văn bản.
6. Qua biện pháp tu từ đó, tác giả khuyên ta điều gì?
7. Hãy khái quát nội dung chính của văn bản.
8. Hãy đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản.
Câu II (3,0 điểm)
“Trước tình trạng xảy ra một số vụ bạo lực học đường trong thời gian gần đây,
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ
đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác quản lý học sinh, tổ chức tuyên truyền giáo
dục pháp luật, các buổi chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong
việc“nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội”, phát huy vai trò của học sinh
trong việc ngăn chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với
bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lí kịp thời”. (Báo Dân trí – ngày 24 tháng 3 năm
2015)
Là một học sinh, anh (chị) hãy viết một bức tâm thư gửi Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo trình bày những giải pháp thiết thực nhất để ngăn chặn nạn bạo lực học đường ở
địa phương mình.
Câu III (5,0 điểm)
Văn bản Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có lời thoại như sau:
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng
bề nước non”. Lời thoại trên nói đến nhân vật nào. Anh (chị) hãy bàn luận về lời thoại
đó.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ LẦN 1 (29/3/2015)
MÔN NGỮ VĂN
Câu I ( 2 điểm)
“Người phải thật là người
Không phải là con rối
Để số phận ngược xuôi
Đến bất ngờ chi phối
Người phải thật là người
Sức mạnh và dũng cảm
Giúp cho ta tác chiến
Với số phận, cuộc đời
Như một cây đại thụ
Gió bật gốc đi rồi
Mà thân cây to lớn
Vẫn thẳng tắp đời đời”. (Mac-xim Go-rơ-ki)
Đọc kĩ văn bản trên và trả lời ngắn gọn các câu hỏi:
1. Căn cứ vào cấu trúc, xác định từ loại của các từ “người” .
2. Ý nghĩa của hình ảnh “con rối”.
3. Lời khuyên của tác giả qua khổ 1 của đoạn thơ?
4. Nghĩa của từ “tác chiến”.
5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ cuối của đoạn trích?
6. Qua biện pháp tu từ đó, tác giả khuyên ta điều gì?
7. Hãy khái quát nội dung chính của cả đoạn thơ.
8. Hãy đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản.
Yêu cầu Điểm
- Từ “người”: từ đơn. 0,25
- Ý nghĩa của hình ảnh “con rối”: không có lập trường,chính kiến. 0,25
- Lời khuyên của tác giả qua khổ 1: phải có lập trường kiên định. 0,25
- Nghĩa của từ “tác chiến”: vượt lên những khó khăn thử thách của số phận,
cuộc đời.
0,25
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ cuối: so sánh (con người được so
sánh: cây đại thụ tuy bị bật gốc nhưng vẫn to lớn và thẳng tắp đời đời.
0,25
- Qua phép so sánh, tác giả khuyên ta: sống vững chãi, cương trực, để tiếng
thơm cho đời sau’
0,25
- Khái quát nội dung của đoạn thơ: đúc kết những phẩm chất cần có của một
con người (lập trường kiên định, mạnh mẽ, dũng cảm, cương trực…)
0,25
- Nhan đề: Những bài học làm người, Người phải thật là người… 0,25
Câu II (3,0 điểm)
“Trước tình trạng xảy ra một số vụ bạo lực học đường trong thời gian gần đây,
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ
đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác quản lý học sinh, tổ chức tuyên truyền giáo
dục pháp luật, các buổi chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong
việc “nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội”, phát huy vai trò của học sinh
trong việc ngăn chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với
bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lí kịp thời”. (Báo Dân trí – ngày 24 tháng 3 năm
2015)
Là một học sinh, em hãy viết một bức tâm thư gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo trình bày những giải pháp thiết thực nhất để ngăn chặn nạn bạo lực học đường ở địa
phương mình.
Yêu cầu chung:
- Nắm vững kỹ năng viết bài văn nghị luận xã hội.
- Bám sát yêu cầu của đề ra.
- Dẫn chứng mang tính thời sự.
- Chữ viết dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc.
Yêu cầu cụ thể:
Yêu câu Điểm
Mở bài: thưa gửi, tự giới thiệu về bản thân (không nêu tên và địa chỉ), nêu
vấn đề sẽ trình bày.
0,5
Thân bài
- Nếu trình bày chung chung về khái niệm, thực trạng, hậu quả, nguyên
nhân, giải pháp.
- Nếu có giọng văn đối thoại tràn đầy cảm xúc, nêu được cách nhìn nhận
của riêng mình về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay (gia tăng và phức
tạp), đưa được những dẫn chứng mang tính thời sự ( vụ đánh hội đồng ở
Cần Thơ, vụ bạo hành khiến nạn nhân mất khả năng nói, vụ cô giáo rượt
đuổi học trò…), phân tích thấu đáo các nguyên nhân, đưa được những giải
pháp cụ thể và thiết thực …
1,0
2,0
Kết bài:
- Liên hệ bản thân
- Rút ra bài học
0,5
Câu III (5,0 điểm)
Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có lời thoại như sau:
“Khôn!Vviệc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng
bề nước non”. Lời thoại trên nói đến nhân vật nào. Anh (chị) hãy bàn luận về lời thoại
đó.
Yêu cầu chung
- Nắm vững kỹ năng viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về một nhân vật văn học
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm
- Chữ viết dễ đọc, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc
Yêu cầu cụ thể:
Yêu cầu Điểm
Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi, về tác phẩm Những đứa con
trong gia đình và câu nói cần xác định và bàn luận.
0,5
Thân bài
- Xác định đây là lời của chú Năm nói về chị Chiến sau khi biết việc chị
chiến thu xếp công việc gia đình.
- Giải thích câu nói:
+ Việc nhà thu được gọn, gọn bề gia thế: thu xếp việc nhà chu toàn
+ Việc nước mở rộng được, đặng bề nước non: yêm tâm lo việc nước
- Bàn luận:
+ Câu nói trên đã khái quát được sự đảm đang tháo vát của nhân vật chị
Chiến (Má mất, thay má nuôi nấng và dạy dỗ hai em, thu xếp việc nhà chu
toàn trước khi lên đường….)
+ Câu nói trên đã khái quát được mối quan hệ thiêng liêng giữa gia đình và
quê hương đất nước. (Việt và Chiến dành nhau đi tòng quân không chỉ nôn
nóng muốn trả thù cho ba má mà còn góp phần giải phóng quê hương đất
nước. Hành động dùng lựu đạn tiêu diết xe bọc thép của Việt, câu nói
“Giặc còn thì tao mất” của chị Chiến vừa hướng tới trả thù nhà, đền nợ
nước…).
+ Nhân vật chị Chiến còn nhiều phẩm chất tốt đẹp nữa:
. Giàu yêu thương (chứng mình).
. Giàu nhiệt tình cách mạng (chứng minh).
. Gan góc dũng cảm (chứng minh).
. Hồn nhiên yêu đời (chứng minh).
- Mở rộng:
+ Vẻ đẹp của nhân vật chị Chiến là vẻ đẹp chung của tuổi trẻ Việt Nam
trong kháng chiến (chứng minh).
+ Sự hòa hợp giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước luôn
là yếu tố tạo nên những sức mạnh tinh thần kì diệu (chứng minh).
0,25
0, 5
0,5
0,5
1,0
1,0
Kết luận:
- Đánh giá khái quát về câu nói của chú Năm.
- Liên hệ rút ra bài học khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
0,5
0,25
Lưu ý :
- Nếu bài viết có bố cục 3 phần, chỉ đề cập đến nhân vật Chiến: 1,5 đến 2,0 điểm
- Nếu bài viết đầy dủ các nội dung giải thích, bàn luận nhưng chưa thấu đáo: 2,5 đến 3,5
điểm