Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

TRƯỜNG THPT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 12 MÔN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.35 KB, 1 trang )

SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 – 2013.
Môn: Ngữ văn 12
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
I.PHẦN BẮT BUỘC
Câu I (2,0 điểm)

Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Đất
nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu II (3,0 điểm)

Nhà văn nổi tiếng của Nga I-ti-a Ê-ren-Bua trong bài "Thử lửa" viết tháng 6 năm 1942-thời
kì khó khăn nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc mà nhân dân Nga tiến hành chống phát xít Đức
xâm lược đã viết :
“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm
được sức mạnh của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách”.
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh(chị) về những
điều mà đoạn văn trên đã gợi ra.
II.PHẦN TỰ CHỌN (thí sinh chỉ được làm một trong hai câu IIIa hoặc IIIb)
Câu III.a(5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà


Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

(Ngữ văn 12 cơ bản -Tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 110)
Câu III.b(5,0 điểm)
“Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn
nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình
dị đời thường”(Sách Ngữ văn 12-Tập 1,NXB Giáo dục 2008, trang154)
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nhận định trên.
Số báo danh: Họ và tên thí sinh:
Chữ ký của Giám thị số 1 ………… Chữ ký của Giám thị số 2 :
ĐỀ CHÍNH THỨC

×