Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi trắc nghiệm và tự luận môn vật lý 9 đề số 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.64 KB, 2 trang )

ĐỀ SỐ 10 (15 phút)
A – PHẠM VI KIỂM TRA
1. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
2. Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện.
3. Ứng dụng của nam châm.
4. Lực điện từ.
5. Động cơ điện một chiều.
6. Chế tạo nam châm vĩnh cửu. Từ tính của ống dây.
7. Vận dụng quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái.
B – NỘI DUNG ĐỀ
I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Ở đâu không có từ trường?
A. Xung quanh một khung dây đứng yên.
B. Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Xung quanh một thanh nam châm.
D. Xung quanh ống dây có dòng điện chạy qua.
Câu 2. Vật nào dưới đây sẽ trở thành một nam châm vĩnh cửu?
A. Đinh thép sau khi được cọ xát nhiều lần vào len.
B. Lõi sắt non sau khi được cọ xát nhiều lần vào len.
C. Đinh thép sau khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
D. Lõi sắt non sau khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
Câu 3. Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định
A. phương đường sức từ của một nam châm.
B. chiều đường sức từ của một nam châm.
C. phương đường sức từ của một ống dây điện.
D. chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
Câu 4. Trên hình vẽ có một nam châm có dòng điện chạy
qua theo chiều mũi tên. Hãy chỉ ra kim nam châm nào đánh
dấu các cực sai?
A. Kim 1. B. Kim 2.
C. Kim 3. D. Kim 4.


Câu 5. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là
A. chiều quay của nam châm.
B. chiều của từ lực tác dụng lên dây dẫn.
C. chiều của đường sức từ.
D. chiều của dòng điện trong dây dẫn.
Câu 6. Khung dây của một động cơ điện một chiều quay được vì:
A. Khung dây bị nam châm hút.
B. Khung dây bị nam châm đẩy.
C. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ ngược chiều tác dụng.
D. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ cùng chiều tác dụng.
II – Bài tập
Câu 7. Một ống dây AB được mắc vào một nguồn điện như sơ đồ hình vẽ và công tắc K đóng.
a) Hãy biểu diễn chiều quy ước của dòng điện chạy
qua ống dây bằng các mũi tên.
b) Nêu cách xác định và cho biết các đường sức từ
trong lòng ống dây đi ra khỏi đầu A hay đầu B của ống
dây.
Câu 8. Nêu cấu tạo và giải thích hoạt động của một
loa điện.
C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

u
Đáp án Biểu điểm Ghi chú
1 A 1 điểm
2 C 1 điểm
3 D 1 điểm
4 B 1 điểm
5 D 1 điểm
6 C 1 điểm
7

a) Biểu diễn chiều quy ước của dòng điện chạy
qua ống dây bằng các mũi tên theo quy tắc: dòng
điện có chiều đi từ cực dương đến cực âm của
nguồn điện.
1 điểm
b) Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định
được các đường sức từ trong lòng ống dây đi ra
khỏi đầu A. Vậy đầu A là từ cực Bắc.
1 điểm
8
- Các bộ phận chính của một loa điện gồm có:
nam châm vĩnh cửu mạnh, một ống dây điện
ngắn gắn ở đầu một màng loa hình nón.
1 điểm
- Khi dòng điện có cường độ thay đổi từ micro
được khuếch đại lên rồi cho chạy qua ống dây ở
loa, thì nam châm sẽ hút ống dây lúc mạnh lúc
yếu, làm cho màng loa dao động và phát ra âm.
1 điểm

×