Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.9 KB, 3 trang )
A PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm.
Câu 1: Giá trị về nhận thức của một tác phẩm văn học biểu hiện như thế nào?
A Làm cho tình cảm của người đọc phong phú và sâu sắc hơn.
B Cung cấp hiểu biết sâu rộng về cuộc sống con người và xã hội.
C Kích thích khát vọng sáng tạo nghệ thuật.
D Đem đến những rung cảm lãng mạn.
Câu 2: Chi tiết nào sau đây trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc không
phải dùng để châm biếm Khải Định:
A Trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn
B Nhật báo chẳng còn gì để bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì
C Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định ký giao kèo thuê đấy.
D bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng.
TaiLieu.VN Page 1
ĐỀ SỐ 81
ĐỀ KIỂM TRA HKI- NGỮ VĂN 12
Năm học: 2006 – 2007
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Sở GD&ĐT Quảng Bình
Câu 3: Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện ngắn “Vợ nhặt” chủ yếu là:
A Kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động.
B Tố cáo chính sách cai trị vô nhân đạo của thực dân và phát xít.
C Đặt người dân lao động vào tình huống đói khát bi thảm nhất để phát hiện và diễn
tả những khát vọng đáng trân trọng của họ.
D Dựng lại khung cảnh thôn quê của những ngày đói.
Câu 4: “Tây Bắc” trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên có ý nghĩa gì?
A Là tên gọi của một vùng đất cụ thể.
B Biểu tượng cho mọi vùng đất xa xôi của Tổ quốc, nơi khắc ghi những kỷ niệm
trong kháng chiến, đang vẫy gọi đi tới.
C Tây Bắc chính là tâm hồn của tác giả.
D Cả A, B, C.