I Lí do chọn đề tài:
Trong tác phẩm văn học “Thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật
là lời gián tiếp – lời người kể chuyện, người trần thuật và lời trực tiếp – lời
nhân vật, được tổ chức theo cách thức hoạt động giao tiếp – lời đối thoại,
lời độc thoại” (21, 130).Bởi ngôn ngữ chỉ tồn tại, nhận biết và bộc lộ bản
chất thông qua việc hành chức của nó. Như vậy, lời nhân vật là một trong
nhưng thành phần có vị trí quan trọng trong toàn bộ lời văn nghệ thuật nó
là “phương diện quan trọng của tính tạo hình khách thể trong tác phẩm tự
sự và kịch” (43, 30). Đặc biệt”trong sử thi và tiểu thuyết, truyện vừa và
truyện ngắn, các lời đối thoại và độc thoại của các nhân vật chiếm mọt bộ
phận đáng kể, có khi là rất lớn của văn bản” (43, 30)
Lời kể là lời gián tiếp, là lời văn bản đảm đương chức năng trần thuật,
giới thiệu, miêu tả, bình luận con người và sự kiện là lời của người trần
thuật, người kể chuyện (46, 178) thì lời nhân vật là lời trực tiếp lời thoại là
hình thức kể bằng lời nhân vật, lời thoại còn được gọi là lời trực tiếp của
nhân vật trong văn học, là “hình thức kể chuyện cá thể hoá triệt để tính
cách và tình huống đối thoại” (46, 65) hai thành phần này được xây dựng
dựa vào chủ thể phát ngôn.
Nếu như nhân vật trong văn học trung đại thường mang tính chât ước
lệ, trang trọng thể hiện nhân vật đày tính khuôn mẫu của thời đại, thì đến
văn học hiện đại nói chung, Vũ Trọng Phụng nói riêng, nó đã đạt đến yêu
cầu cá thể hoá tới mức, người đọc chỉ cần nhắc tới những “Mẹ kiếp! Em
chã! Thế thì nước mẹ gì! …” là có thể nhớ ngay đến nhân vật nêu trong
cuốn truyện nào của ai.
Có lẽ cho đến nay không ai có thể phủ nhận vị trí và vai trò của Vũ
Trọng Phụng. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn ấy có tính
sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo tạo ra tạng riêng cho nhưng
trang viết của mình. “Hiện tượng phức tạp” một thời ấy cho đến bây giờ
vẫn không ngừng thu hút những nhà nghiên cứu, phê bình khai thác, khám
phá. Bởi tác phẩm của ông mở ra những giá trị không cùng. Đó là sức ám
ảnh của những câu văn sắc nhọn như roi quất vào chế độ xã hội đương thời.
Đồng thời đó là kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc, mới mẻ trong lời
văn mà thành tố quan trọng không thể không nhắc đến là lời nhân vật.
Cùng với “Số đỏ”, “Giông tố” đã thắp sáng tên tuổi của một “nhà
tiểu thuyết trác việt” bên cạnh ông vua phóng sự đất Bắc. Qua lớp sóng
ngôn từ đầy ám ảnh dư ba, “thế giới nhân vật dù đông đúc nhưng mỗi
người hiện lên với một tiến nói đặc thù riêng không thể hiện trộn lẫn. Nhờ
vậy thế giới bên trong của nhân vật giờ đây không chỉ được phát hiện bằng
ý nghĩa logic của lời nói”. (43, 33- 34) vì thế tìm hiểu lời nhân vật “Giông
tố” cũng là một cách tiếp cận đến giá trị tác phẩm và tri âm với người sáng
tạo.
Mặt khác,lời nhân vật – có thể coi là phương tiện biểu đạt hệ thống
hình tượng cũng như toàn bộ những tư tưởng quan niệm của tác giả. Cũng
trên lời, qua lời nhân vật tài năng phẩm chất của tác giả được kiểm chứng
định hình tính phức tạp trong tư tưởng của tác giả cũng như tính đa chiều
của các quan niệm, trào lưu trong thời đại Vũ Trong Phụng. Là những nhân
tố chủ đạo tạo ra sự phức tạp của điểm nhìn, giọng điệu cũng như cấu trúc
lời nói của tác phẩm. Phân tích lời nhân vật – một thành phần của cấu trúc
lời nói tạo điều kiện cho chúng ta dựa vào ngôn từ để “giải mã” làm rõ hơn
những vấn đề về quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả bởi xét từ góc
độ của tác giả - người lập mã, lời nhân vật nói riêng, lời văn nghệ thật nói
chung là cấp độ cuối cùng, đóng vào hình thức biểu hiện hình tượng và nội
dung, ngược lại, xét từ góc độ của người đọc, người giải mà văn bản, lời
nhân vật lại là cấp độ đầu tiên mà thông qua đó độc giả có thể cảm nhận
được những đặc điểm của hình tượng và tư tưởng, quan niệm nghệ thuật
mà tác giả đã biểu đạt. Như vây, nội dung thông điệp của người sáng tạo
kết nối các lời và quy định tính hình thức của nó. Ngược lại, hình thức biểu
hiện và chuyển tải nội dung đến bạn đọc. Đây cũng là hướng đi chung hiện
nay. Bởi “ngữ”- “văn” gắn kết chặt chẽ như hai mặt một tờ giấy, giống như
đôi chân con người độc lập mà thống nhát. Hình thức nghệ thuật - đó là
hình thức của một nội dung hoàn toàn được thực hiên trong chất liệu và
dường như được gắn vào đó.
Tính sư phạm của việc nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật
trong “Giông tố” cũng là một lí do chúng tôi chọn lựa đề tài này. Thực tế
giảng dậy một tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông luôn đi từ nội
dung đến hình thức, phân tích “bổ ngang” ( tuần tự theo trình tự tuyến tính
của ngôn từ) hay “bổ dọc” (theo khía cạnh nội dung tác phẩm) ít nhiều đều
tách rời “ngữ” ra khỏi “văn”. Lời văn nói chung, lời nhân vật nói riêng giúp
học sinh cảm nhận cái hay cáo đẹp của một lớp ngôn từ sống động. Từ đó
nắm bắt giá trị tác phẩm, không chỉ là nội dung hình thức, mà còn là cả đặc
điểm phong cách tác giả. Học sinh có thể đối thoại với nghệ sĩ (về tư
tưởng), tạo tiếp văn bản (đồng sáng tạo) và nâng cao tính thẩm mỹ trong lời
nói của chính mình…
II. Lịch sử vấn đề:
Tiểu thuyết “Giông Tố” bắt đầu đăng trên Hà Nội báo từ số 1, ra
ngày 1/1/1936. Được 11 số thì tạm dừng; ít lâu sau lại đăng tiếp (vẫn ở báo
trên) nhưng với tên Thị Mịch. Năm 1937, tác phẩm được NXB Văn Thanh
in thành sách với cái tên ban đầu là “Giông Tố” (Theo 26, 264).
Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã gây tiếng vang lớn, thu hút
nhiều bút mực quan tâm. Tới nay đã không ít công trình nghiên cứu về
sáng tác. Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu thuyết này nói riêng, chủ yếu
xoay quanh 3 nội dung; nhưng tính hiện thực sâu sắc, khả năng bao quát
hiện thực và nghệ thuật xây dựng điển hình Nghị Hách. Trong phần lịch sử,
ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến những ý kiến thuộc hướng
nghiên cứu lời văn và cụ thể là lời nhân vật “Giông Tố”.
Nhận xét về lời văn lối viết, Phạm Thế Ngũ đánh giá Tác phẩm là
“cây bút tả chân già dặn, linh hoạt như chụp được sự thật, trong những mẩu
đối thoại,nhưng xen con con không cần giải thích và bình luận mà tự nó nói
lên tất cả một ý nghĩa” (37, 513), hoặc “ Khi dừng lại 1 xen, lột trần 1 bộ
mặt, phơi ra ánh sáng một khía cạnh bẩn thỉu, bề ngoài cũng như bên trong,
ngòi bút ông nói rõ rệt cái linh hoạt, cái sắc sảo, đôi khi tàn nhẫn của nó (
37, 521).
GS Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu Cù Đình Tú cũng đề cập tới
lối hành văn “ đặc biệt gai góc chỉ thấy ở nhà văn này, hình thức phô diễn
cực mạnh qua một số bài viết của mình (36, 50).
GS Nguyễn Hoành Khung cũng khẳng định “ Giông Tố có những
đặc sắc riêng thể hiện một bản lĩnh già dặn, độc đáo, một bút lực mãnh liệt
ít thấy trong văn học đương thời” (39, 419). Sự sinh động “ hiện ra mồn
một trước mắt người đọc” (39, 447) của nhiều cảnh trong tác phẩm cũng
được tác giả nhấn mạnh.
Trong chuyên luận của mình, ở phần lời thoại nhân vật và độc thoại nội
tâm, Nguyễn Thái Hoà viết: “ Ta cũng thấy những lời thoại của Ngô Tất
Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… sống động hơn bất cứ một
trang miêu tả nào, đến mức người đọc chỉ cần nhớ những: “Em chã”, “Mẹ
kiếp! Thế thì nước mẹ gì” đến những “Thời Tây thời giờ là vàng bạc” là
nhớ ngay đến nhân vật nào, thuộc cuốn truyện của ai không cần nhắc lại
truyện”(23, 65). Để giải thích thêm nhà nghiên cứu phân tích: “Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp xử lý lời thoại một cách
tự nhiên, dường như không giũa gọt mà thành hình bởi vì đã tình huống
hoá cuộc thoại và cá thể hoá lời nói nhân vật đến mức cao độ, nên nhân vật
xuất hiện ít ( đóng vai trò phụ) mà ấn tượng rất khó quên. Bởi vì không chỉ
là lời nói mà đằng sau nó, phần ngầm của những lời ấy là những hệ tầng
văn hoá, là hàm ngôn, là những “lẽ thường lập luận” mà có khi chỉ những
người am hiểu cuộc sống một cách đầy đặn mới hiểu được”(23, 76).
Thanh Thảo đưa ra nhận định về Vũ Trọng Phụng: “Nhà văn có một
hệ thống ngôn ngữ mới mẻ vào bậc nhất so với những nhà văn cùng thời
với ông(...). Nhân vật của ông từng kiểu người đều có cách nói riêng rất tự
do, rất “đời”, rất “bụi”(48,83)…Như vậy điểm lại một số ý kiến về ngôn từ
Vũ Trọng Phụng nói chung, “ Giông Tố” nói chung, ta thấy lời nhân vật đã
được chú ý đến và phát hiện ra nhưng đó vẫn chỉ là những ý kiến riêng lẻ
hoặc đan xen những vấn đề khác trong văn chương Vũ Trọng Phụng.
Tới những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu lời văn nghệ
thuật hay đặc điêm ngôn từ nằm rải rác chủ yếu ở ba tiểu thuyết hiện thực
của Vũ Trọng Phụng. Đáng chú ý là các luận án, luận văn: Đặc trưng ngôn
ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Hà Công Tài), Tiếng cười Vũ Trọng
Phụng qua một số tác phẩm tiêu biểu ( Nguyễn Quang Trung) cùng các
luận văn: Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (
Nguyễn Mạnh Quỳnh). Những đặc điểm cơ bản trong lời văn nghệ thuật
của Vũ Trọng Phụng (Châu Minh Hùng) – luận văn thạc sĩ ngữ văn,H,
2000; đặc biệt là luận án tiến sĩ ngữ văn của tác giả Nguyễn Văn Phượng
với đề tài “ Ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng
Phụng”, H, 2001)… Những tài liệu này đã cung cấp một lượng thông tin
đáng kể có liên quan đến đề tài chúng tôi đang xem xét.
Nguyễn Quang Trung, trong luận án “ tiếng cười Vũ Trọng Phụng
qua một số tác phẩm tiêu biểu” đã đề cập đến những vấn đề ngôn ngữ và
giọng điệu trào phúng của ông. Tác giả chú ý đến lời văn nghệ thuật của
Vũ Trọng Phụng trên cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ tiểu thuyết cuả Bakhtin:
“ phát ngôn nghệ thuật trở thành điểm hội tụ của nhiều tiếng nói xã hội
khác nhau, đối tượng được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn khác nhau và giữa
các tiếng nói ấy, tiếng nói nghệ sĩ đóng vai trò liên kết chúng, tạo thành bè
đệm cho tiếng nói của anh ta, giọng tác giả mật vai trò độc tôn để hoà vào “
cuộc đối thoại lớn” ( chữ dùng Bakhtin) một cách bình đẳng và dân chủ.
Đấy cũng là đặc điểm của lời văn nghệ thuật Vũ Trọng Phụng, là cơ sở để
một số nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm của ông là đa thanh, đa âm, đa
giọng” (61, 89).
Trong luận án “ Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”, tác giả
Đinh Trí Dũng đã phân tích về chức năng của các kiểu lời nói (đối thoại,
độc thoại, độc thoại nội tâm) trong quan hệ với hình tượng nhân vật của Vũ
Trọng Phụng: đối thoại lặp lại các từ, mệnh đề quen thuộc; đối thoại hỗn
loạn trong một đám đông, đối thoại trong đó nhân vật thường nhại lại ngôn
ngữ của một nhân vật khác. Các nhân vật không sử dụng ngôn ngữ thật sự
của mình mà thường đóng vai để che giấu suy nghĩ, tình cảm thực. Tác giả
cũng chỉ ra một hiện tượng rất lý thú rằng: “ Các nhân vật phản diện của
ông như Nghị Hách, Phó Đoan, Xuân Tóc Đỏ, huyện T… rất ít khi độc
thoại nội tâm. Nghị Hách trong “ Giông Tố” không hề độc thoại nội tâm, kể
cả lúc lão “đau đớn vì tinh thần” ( 55 , ) Như vậy, có thể thấy việc lựa
chọn các kiểu lời nói và kết cấu lời nói trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng
mang những chức năng thẩm mỹ rất xác định. Tác giả đã trao nhiệm vụ cụ
thể cho mỗi kiểu lời nói nhằm biểu đạt những mục đích, dụng ý nghệ thuật
rõ ràng…
Tác giả Nguyễn Văn Phượng trong luận án "Ngôn từ nghệ thuật Vũ Trọng
Phụng trong tiểu thuyết và phóng sự” đã đề cập đến đặc trưng và giá trị
biểu hiện của các lớp ngôn từ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trong
đó, các kiểu lời nói như đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, lời kể được
phân tích một cách chi tiết, cụ thể. Nguyễn Văn Phượng nhấn mạnh sự chi
phối của đặc điểm thể loại và quan niệm sáng tác đối với ngôn từ của Vũ
Trọng Phụng: “ ở trường hợp Vũ Trọng Phụng cũng thế, toàn bộ ngôn từ
của ông bị chi phối sâu sắc bởi những thể loại mà ông lựa chọn. Tuy nhiên,
ngoài điều đó, ngôn từ Vũ Trọng Phụng in đậm dấu ấn của cách nhìn đời
mang tính bạo liệt nên hầu như trên mọi cấp độ đơn vị ngôn ngữ của sáng
tác Vũ Trọng Phụng đều bộc lộ một cường độ lớn- cháy bỏng và dữ dội- hệ
quả của một bút pháp tả chân theo khuynh hướng cực thực, đặc tả tàn nhẫn,
khiến cho ngôn từ của ông có vẻ như luôn luôn thiếu chừng mực, lệch
chuẩn, thậm chí trắng trợn, tàn nhẫn và mang tính chất nổi loạn…(57, 80).
Dưới góc độ phong cách học ngôn ngữ, đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn
đề ngôn từ, lời nói trong văn xuôi tự sự: Hegel, V.V.Vinogradov,
T.Todorov, M.Bakhtin, A.Prop, R.Jacovson…gián tiếp hoặc trực tiếp. Tiếp
nối nguồn mạch ấy, công trình gần đây nhất đề cập đến vấn đề này là cuốn
“ Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học” của tác giả Đỗ
Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa, cụ thể là trong các phần: một số đặc
điểm phong cách ngôn ngữ thể loại tự sự và trữ tình, tính cá thể hoá của
văn bản ngôn từ rất mới mẻ và độc đáo.
Những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu thực sự là những
đóng góp hết sức quý báu vào việc thẩm thấu giá trị văn chương của Vũ
Trọng Phụng. Nó định hướng và mở ra con đường nghiên cứu, hướng suy
nghĩ để các nhà phê bình tiếp tục khơi sâu thêm.
Nhìn chung, những ý kiến về ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng
đều chú ý đến mối quan hệ giữa các kiểu lời nói và hình tượng nhân vật,
quan niệm nghệ thuật của tác giả. Trên cơ sở những hướng đi trên, chúng
tôi tiến hành tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong “Giông
Tố”(Vũ Trọng Phụng).
III. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của khoá luận.
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở lý thuyết về các kiểu lời nhân vật, người viết tiến hành tìm hiểu
đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật trong tác phẩm “ Giông Tố”( Vũ
Trọng Phụng), qua sự khảo sát, phân loại, phân tích, đánh giá. Mặt khác
chúng tôi đặt lời nhân vật trong mối quan hệ với kiểu nhân vật tương ứng.
2. Mục đích, yêu cầu:
- Tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật trong một tác phẩm, cụ
thể là tiểu thuyết Giông Tố, góp phần nhận diện phong cách tác giả vể
phương diện ngôn từ, từ đó đánh giá vai trò, vị trí cũng như những đóng
góp về giá trị nghệ thuật của nhà văn đối với nền văn học nước nhà.
IV. Giới hạn vấn đề
Nếu nghiên cứu đầy đủ lời văn nghệ thuật thì phải nghiên cứu cả lời
người kể và lời nhân vật. Nhưng trong phạm vi một khoá luận chúng tôi chỉ
nghiên cứu một thành phần của nó là lời nói nhân vật, nhằm khai thác một
khía cạnh trong phong cách tác giả.
V. Phương pháp nghiên cứu.
VI. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung
khoá luận của chúng tôi bao gồm 3 chương.
- Chương I: Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong tiểu thuyết “
Giông Tố” ( Vũ Trọng Phụng).
- Chương II: Đặc trưng nghệ thuật của lời độc thoại nội tâm trong tiểu
thuyết “ Giông Tố” ( Vũ Trọng Phụng).
- Chương III: Mối quan hệ giữa lời nhân vật và các kiểu nhân vật tương
ứng.
Chương I: Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong
tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng Phụng).
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. “Hoạt
động giao tiếp căn bản, thường xuyên và phổ biến của sự hành chức ngôn
ngữ là hôi thoại”(10,276), mà một trong những hình thức cơ bản và tiêu
biểu nhất của hội thoại là đối thoại.
Xét về dặc trưng giao tiếp, lời đối thoại là lời nói có sự tương tác
giữa các lượt lời của các nhân vật, là hoạt động “giao tiếp có sự hiện diện
giữa người nói và người nghe, có quan hệ trao đáp hô ứng luân phiên, tạo
thành vòng thông tin khép kín (kể cả kênh phi ngôn ngữ). Trong đó, mọi xử
lý ngôn ngữ đều cần thiết cho mục đích chiến lược hội thoại (24,114).
Ngoài ra, theo Lại Nguyên ân, đó còn là “Một phần của văn bản
ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng
lời nói của các nhân vật.” (5, 26). Thuật ngữ này cũng được giải thích là: “
một trong các dạng thức của lời nói trong đó có sự hiện diện của người nói
và người nghe và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện
và xoay quanh một chủ đề của cuộc thoại.”(53, 93 – 94). Như vậy, xét
trong cấu trúc lời nói, đối thoại là một trong những thành phần cơ bản,
quan trọng, tạo nên lời nhân vật nói riêng, lời văn nghệ thuật của tác phẩm
noia chung.
I. Các kiểu lời đối thoại trong tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng
Phụng ):
1. Tần số và tỷ lệ xuất hiện
Tác phẩm Tổng số
trang
Tổng số
dòng
Số cuộc
thoại
Tổng số dòng
của các cuộc
Tổng số trang
của các cuộc
thoại thoại
Giông Tố 288 8100 68 5123 195
Qua thống kê có thể thấy, lời đối thoại chiếm tỉ lệ không nhỏ so với toàn bộ
lời văn của tác phẩm. So với “Số đỏ” – tác phẩm có đậm đặc lời đối thoại,
thì ở “Giông Tố” thành phần này còn được sử dụg ở cấp độ cao hơn (Tỷ lệ
đối thoại theo số trang: 67,71%, tỷ lệ đối thoại theo số dòng: 63,25%). Sự
có mặt áp đảo của các lời thoại trong “Giông Tố” nói riêng, tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng nói chung là một nét thuộc sở trường của nhà văn.
2. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại lời đối thoại. Chúng ta có thể tìm thấy trong
68 cuộc thoại của “Giông Tố” đầy đủ 8 kiểu đối thoại mà Ođincov đã đưa
ra (Đối thoại hợp xướng, đối thoại chứa phản ứng phủ định, đối thoại chính
xác hoá, đối thoại từ chối biểu cảm, đối thoại hỏi- đáp, đối thoại chứa phản
ứng phủ định với câu hỏi, đối thoại hỏi lại, đối thoại phản ứng tình thái với
câu hỏi). Nhưng ở đây, chúng tôi chủ yếu dựa trên tiêu chí nhân vật và tính
chất đối thoại để phân chia:
2.1. Phân loại theo nhân vật:
Căn cứ vào số lượng người tham gia cuộc thoại, có thể đưa đối thoại thành
hai loại : Song thoại và đa thoại.
2.1.1. Song thoại:
Song thoại là đối thoại giữa hai nhân vật, bên A nói bên B nghe và
phản hồi trở lại. Đây là loại đối thoại phổ biến trong lời đối thoại của nhân
vật “Giông Tố” (chiếm 3/4 tổng số cuộc thoại. Đa số những đoạn thoại ấy
đều dài. ở đó, hai người thường đối thoại rất lâu về một nội dung vấn đề gì
đó (Tranh luận đối kháng giữa hai nhà trí thức về cuộc sống phụ nữ, tình
yêu – chương XVII, với 27 lượt lời của Tú Anh, 21 lượt lời của Long…) có
khi họ nói nhiều hơn về cá tính nhân vật, phơi bày sự thật. (trò chuyện giữa
Long – Mịch, Nghị Hách – Mịch, đặc biệt là cuộc điều đình mặc cả giữa
Nghị Hách và huyện Liên kéo dài 8 trang tiểu thuyết (tr 51-59); trong đó
Nghị Hách nói 23 lần, 21 lần là lời của huyện Liên…
2.1.2. Đa thoại:
Cùng với song thoại, đa thoại cũng góp phần không nhỏ trong việc
tạo nên văn tài Vũ Trọng Phụng. Đa thoại là những cuộc thoại có từ ba
người trở lên. Nó còn được gọi là đối thoại đám đông. Loại này tuy ít hơn
song thoại nhưng vẫn chiếm một số lượng đáng kể: 17 cuộc ( chiếm 1/4
tổng số cuộc đối thoại). Điều đó chứng tỏ Vũ Trọng Phụng đã dành cho các
đa thoại moọt lượng trang viết khá lớn.
Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã xây dựng một đoạn đối thoại gồm 4
nhân vật là ông Lí, ông Phó Hội, ông Chánh và ông Đồ về việc có nên đệ
đơn kiện Nghị Hách hay không. Sau những lời đối thoại hợp xướng chất
đầy thêm tội ác của nhân vật văng mặt (Nghị Hách), ông Chánh hỏi ý kiến
mọi người (“Thế nào?”) và quyết định: Thế thì phải kiện cho bỏ mẹ nó đi
chứ? (1, 17). Đáp lại lời hùng hồn quả quyết của ông Chánh là lời bình tĩnh
của ông Lý: “- Nào biết là rồi nó bỏ mẹ hay chúng mình bỏ mẹ!” (1, 17)
Mỗi người một ý kiến, lý giải khác nhau. Cuộc thoại diễn ra với
những tranh luận chưa ngã ngũ và phải chờ đến khi “ông Đồ phải làm ầm ĩ
lên một hồi nữa, rồi người ta mới quyết định kéo nhau lên quan”(Tr19).
Điều quan trọng là qua đối thoại đám đông ấy, dù chưa xuất hiện nhưng
chúng ta cũng đã bước đầu được làm quen với Nghị Hách – một kẻ giàu có,
khét tiếng độc ác, đa dâm. Để rồi, tính cách này của hắn ngày càng được
làm rõ, hoàn thiện qua những chương tiếp theo. Chương kết thúc tác phẩm
cũng là cuộc đối thoại hỗn loạn của tập hợp đám đông, trong trận cuồng
dâm ở buổi dạ tiệc đập phá cuối cùng của Long và đám bạn bè của anh ta:
_ “ Bọn anh hùng hảo hán chúng ta cạn chén chúc vạn tuế cho phái
phụ nữ!
_ Phụ nữ vạn tuế!
_ Đồ ngu! ái tình vạn tuế!
_ Vạn tuế cho những anh chồng mọc sừng! Vive les cocus!
…
_ Hay! Hay! Bravo!
_Bis! Bis! Một lần nữa
_ Phải lắm, tuyệt! Nó ở đảng ố phụ!
_ Satan couduit le bal!
_ Nàng có một vẻ đẹp tiêu hồn!
_ Thế mới biết lòng thành khẩn đạo… Chúa công ơi!
_ Mọc sừng vạn tuế!
_ Rót đầy cốc cho trẫm!
_ ái khanh ơi! Nó chết! (1,282)
Đây là một kiểu đa thoại rất đặc biệt, trong đó nhiều người cùng nói, lời lẽ
“ đầu Ngô, mình Sở”. Người đọc không hiểu một cách rành mạch từng lời
thoại, nhưng cũng lại hiểu được rất nhiều điều qua những đối thoại mập
mờ, hỗn loạn ấy. Nó chốt lại tất cả, phù hợp với màn kịch dài đầy “Giông
Tố”. Đấy là còn chưa kể đến những gì tác giả “ ghi âm” được qua “búa rìu
dư luận” người làng Quỳnh Thôn “ném” về Mịch, rồi những lời đàm tiếu
của thiên hạ về Long và gia đình Nghị Hách (Đoạn kết).
Như vậy, có thể thấy đối thoại đám đông xuất hiện khá nhiều và rất
sinh động. Trong khi đa số chủ thể của lời song thoại được gọi tên ngay
trước lời nói của nhân vật ( trừ cuộc đối thoại của Nghị Hách với tên tay
chân qua điện thoại); thì ở loại này (trừ cuộc họp của các vị chức sắc làng
Quỳnh Thôn), hầu hết cuộc thoại chỉ là những lời thoại được tung ra liên
tiếp, hỗn độn mà không thể và ta cũng không cần xác định chủ thể là ai.
Bên cạnh việc phân loại theo nhân vật, ta còn có thể dựa trên tiêu chí
tính chất đối thoại để phân chia.
2.2. Phân loại theo tính chất đối thoại:
2.2.1.Đối thoại trực tiếp:
Đây là kiểu đối thoại quen thuộc nhất, dễ nhận biết nhất trong tất cả
các cuộc đối thoại được phân loại theo tiêu chí này. Bởi nó thuộc đối thoại
bề nổi, hiện lên qua bề mặt câu chữ. ở đó, các nhân vật tham gia đối thoại
một cách trực tiếp. Họ cùng trao đổi bàn luận trực diện với nhau về một
vấn đề gì đó.
“Giông Tố” mở đầu bằng “ vụ án” hiếp dâm của Nghị Hách. Và đây
cũng chính là nội dung xoay quanh của hơn nửa phần đầu câu chuyện. Ta
hãy nghe cuộc đối thoại giữa hai cha con Nghị Hách:
- “ Thế mày lên có việc gì?
…
- “Xin ông hãy đọc xem, người ta nói gì đây!
- Mày mà cũng đi tin…
- Không! Thưa ông! Người ta đã nói thật!…(1, 30 – 31).
ở màn đối thoại trên, mục đích của hai nhân vật đều được thể hiện rõ
nét. Nếu như Tú Anh buộc tội cha nhằm đòi ông chịu trách nhiệm về hành
vi của mình( dẫn chứng là cuộc điều tra của nhà báo và của bản thân mình);
thì ngược lại, Nghị Hách – kẻ gây tội lại tìm mọi cách chạy tội bằng một
loạt những lí lẽ không thể chấp nhận (vì “xe ăng ban”, vì “buồn”, “đã trả nó
năm đồng” (1, 31)) Cuối cùng, hắn phải nhượng bộ, nghe theo lời của Tú
Anh, chứ không phải vì chịu trách nhiệm (“Thì tao mua con bé làm hầu chứ
gì?” (1, 31)). Như vậy, thông qua những lời thoại trực tiếp, các nhân vật đã
phần nào tự thể hiện mình, bộc lộ mục đích hội thoại của mình.
Cũng vậy, ở chương VI, trong màn đối thoại với huyện Liên, để tìm
cách giấu tội, chạy tội, Nghị Hách đã nói bằng lời vừa xu nịnh, chạy chọt
(“Thưa ngài”, “Thưa quan lớn”) lại vừa răn đe bằng quyền lực (“Thưa quan
lớn, đến quan tổng đốc và quan công sứ tỉnh nhà cũng không nỡ xử tôi như
thế”- (1, 53); và tiền bạc (“cách đây ít lâu, tôi có sai người nhà lên điều
đình một việc với quan lớn” (1, 53-54)).
Về thực chất, ở đối thoại này, các nhân vật tham gia giao tiếp
thường có mặt đầy đủ: bên trao- bên đáp. Tuy nhiên, trong tác phẩm có
trường hợp một bên nhân vật không hiện diện, do không cần thiết hoặc do
đặc trưng riêng của đối thoại ấy. Cuộc thoại giữa Nghị Hách và một tên “
tay chân” qua điện thoại (ở chương X) là ví dụ tiêu biểu. ở đây, người đọc
không hề biết được “phía bên kia” đối thoại như thế nào và cũng không cần
thiết phải biết nhưng có thể thấy, dù dưới bất kỳ hình thức đối thoại nào,
bản chất của Nghị Hách vẫn được lộ trần và mổ xẻ. Sự tàn bạo, vô lương
tâm của một ông chủ lắm tiền hiện lên đủ đầy, sinh động qua lời thoại của
chính hắn (“Nếu sợ lỗ thì hạ lương kíp phu ngày xuống hào hai… Thằng
nào phản đối thì đổi nó vào kíp đêm… Không thì loại vợ con chúng nó
ra…… Được đấy, thằng nào kỳ kèo thì đuổi hẳn?….(89- 90).
Màn diễn thuyết để tranh cử ghế nghị trưởng của Nghị Hách
(Chương XXIX) cũng là màn độc diễn đầy sinh động như thế. Vũ Trọng
Phụng đã thể hiện tài năng của mình khi xây dựng thành công những cuộc
đối thoại này. Hơn thế, nó còn cho phép nhà nhà văn mở rộng hiện thực
phản ánh, nhân lên giá trị của tác phẩm.
2.2.2. Đối thoại gián tiếp:
Đây là hình thức đối thoại ngầm, mang tính chất vô hình. Nó được
hiểu như là một sự đối thoại hướng tới lời của người khác, hay tới một điều
gì khác. Loại đối thoại này thường tạo ra sự “ tranh luận ngầm” giữa các
chủ thể lời nói. Nhiều khi, chủ thể đối thoại không xuất hiện một cách trực
diện, mà “đội lốt” dưới dạng một nhân vật khác. Đối thoại gián tiếp bắt
nguồn từ bản chất đối thoại của ngôn ngữ mà Bakhtin đã đề cập tới nhiều
lần trong chuyên luận của mình: “ lời nói do bản chất của nó vốn có tính
chất đối thoại” (7, 192), Và “Ngôn ngữ chỉ sống trong sự giao tiếp đối thoại
giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh
vực đích thực của cuộc sống của ngôn ngữ”(7, 192).
Xét trong lời nhân vật thì kiểu đối thoại này thường xuất hiện trong
lời tranh luận giữa các nhân vật và lời nhại của nhân vật. Lời đối thoại của
Tú Anh và Long là một ví dụ:
“- Sự đời là như thế, bao giờ cũng có cái sự gì nó xảy ra, để cho
chúng ta đương sướng phải hoá ra khổ, hoặc khổ rồi lại phải khổ hơn trước
nữa.”(1, 148). Hay “Người ta đã trải cuộc đời thì phải hoài nghi, mà đã
hoài nghi thì phải bi quan”(1, 151). Bằng giọng triết lý, nhân vật đã tạo ra
tiếng nói đối thoại giữa bản thân mình và độc giả. Vũ Trọng Phụng là một
trong những nhà văn được đánh giá cao về việc tạo nên đối thoại trong tiểu
thuyết. Ông không chỉ thành công trong việc xây dựng những đối thoại trực
tiếp, gián tiếp độc đáo, đặc sắc giữa các nhân vật, mà còn thành công trong
việc tổ chức các cuộc đối thoại trong độc thoại.
2.2.3.Đối thoại trong độc thoại:
Về hình thức, nó gần như là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Bởi
“độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối thoại của nhân vật, trong đó người
đối thoại cũng chính là mình, nói cách khác đó là sự phân thân : mình nói
chuyện với mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe và nói
lại bằng một giọng khác, một cách suy nghĩ khác”( 24, 77). Hay nói như
Bakhtin: “Ngay khi con người nói một mình, nó cũng nói với mình, nó
lưỡng hoá con người mình” (7, 18).
Trong “Giông Tố”, trường hợp nhân vật đối thoại với chính mình
thường rơi vào những nhân vật được tác giả ít nhiều dành cho “phần ưu ái”.
Thị Mịch- một nạn nhân đáng thương trong vụ hiếp dâm của Nghị Hách
từng đau khổ dằn vặt khi ở nhà thương: “Trời đất ơi! Thì ra vì mình dai dột
và tham lam” (1, 44). Người con gái trong trắng đoan trang, từng có người
yêu và ước vọng hạnh phúc nhưng tai hoạ bất ngờ đau đớn ập xuống, Mịch
không thể không nghĩ đến người yêu và sự phụ bạc của người tình: “Nếu
anh ấy hiểu cho thương cho thì chẳng nói làm gì. Nhưng anh ấy do thế mà
giảm lòng yêu hoặc lại nỡ rẻ rúng mình thì còn gì nữa. Mà nếu bị coi rẻ thì
đó chẳng phải lỗi tại mình, cái lỗi thấy tiền híp mắt lại mà ra đó ư? Trời ơi,
nhục!(1, 44). Quá lo sợ tình yêu tan vỡ mà Mịch đã đặt ra giả thiết về
Long. Rồi lại quay ra trách móc và kết tội bản thân. Ngòi bút Vũ Trọng
Phụng khá tinh tế khi nắm bắt và chuyển tải được nét tâm lý rất thực, rất
người ấy của nhân vật.
ở Long, loại đối thoại này xuất hiện khi nhân vật lục vấn bản thân
và quy buộc hành động của chính mình: “Bố chúng nó tuy đểu, tuy hại
mình, nhưng mà chúng nó thì có tội lỗi gì đâu? Sao mình lại bắt con phải
đền cho tội ác của ngừời bố?”(1, 111). Quá căm giận Nghị Hách, Long
từng nảy sinh ý định trả thù mà nạn nhân trút hận sẽ là hai người con gái
lão. Nhưng suy tính lại, Long lại thấy như vậy là bạc ác, phi lí và đê hèn.
Con người ấy cũng đã từng có ý nghĩ bội bạc với Mịch nhưng rồi lương
tâm lại lên tiếng không cho phép anh làm như vậy: “Không, Mịch tuy vậy
cũng đã được ta tha thứ. Nếu ta không yêu Mịch nữa, ta sẽ là bạc tình”.(1,
111).
Như vậy, trong “Giông Tố” chỉ có Long và Mịch là hai nhân vật
được Vũ Trọng Phụng miêu tả qua đối thoại với bản thân. Qua đó, ta hiểu
hơn một Thị Mịch luôn khát khao hạnh phúc, lo lắng sợ mất đi tình yêu; và
Long- một con người khá trọng giá trị tình nghĩa. Dù dưới hình thức nào,
lời đối thoại cũng phát huy được vai trò, tác dụng của nó. Lời nhân vật đã
trở thành phương tiện nghệ thuật góp phần chuyển tải nội dung, tư tưởng
mà nhà văn gửi gắm….
II. Đặc điểm tình huống đối thoại trong tiểu thuyết “Giông Tố”( Vũ Trọng
Phụng) – Tình huống giàu kịch tính:
Thực chất những lời thoại của nhân vật đều có sẵn trong đời sống
làm thành chất liệu của truyện kể nhưng sự sáng tạo của nhà văn là ở chỗ
đặt vào miệng nhân vật nào, trong hoàn cảnh nào như là một hành vi xử lý
tiêu biểu. Nói một cách đơn giản, muốn cho nhân vật cất lên tiếng nói của
mình thì phải tạo cho họ tình huống đối thoại.
Tình huống đối thoại có thể hiểu là hoàn cảnh nhỏ để nảy sinh đối
thoại “ là sự biến đổi của ngữ cảnh theo từng thời điểm của cuộc giao
tiếp”(10, 39). ở đó, thường “phải có người để đối thoại và có vấn đề xung
đột giữa các nhân vật để cho nhân vật bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của mình.”
(23, 66).
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, cùng với Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Huy Thiệp, Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn: “ xử lý
lời thoại một cách sâu sắc mà tự nhiên, dường như không giũa gọt mà
thành hình bời vì đã tình huống hoá cuộc thoại và cá thể hoá lời nói nhân
vật đến mức cao độ”. (23, 76). Ông đã “tạo ra được những tình huống và
chỉ có tình huống ấy, lời thoại mới có nghĩa… nhân vật mới bộc lộ hết tính
cách của mình, trong đó mỗi chữ dùng đều mang nặng ý nghĩa tình
huống”(23, 67).
Nói đến tính kịch thực chất là đề cập tới lời thoại, là bàn đến sự sắp
xếp các lớp đối thoại trong lời nhân vật. Giàu kịch tính là đặc điểm nổi bật
của tình huống đối thoại trong “Giông Tố”. Nó được tạo nên bởi một số
tình huống tiêu biểu như:
1.. Tình huống bàn luận, tranh luận:
Đây là tình huống tạo điều kiện cho các nhân vật có dịp đối thoại để
bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề gì đó. Nó phát
huy tính tích cực chủ quan của từng nhân vật.
Đoạn thoại ở đầu tác phẩm ghi lại cuộc tranh luận khá dài về việc có
nên kiện Nghị Hách hay không giữa ông Đồ và các vị chức sắc trong thôn
khá tiêu biểu cho tình huống này. Lời thoại đã được nhà văn sử dụng đậm
đặc tới mức áp đảo (100% lời thoại). Sau những bất đồng quan điểm, đám
người ấy xung đột, nảy sinh va chạm với những lời cãi cọ phản đối nhau.
Ông Chánh hội phải ra oai để dẹp sự náo loạn nhưng cuộc thoại vẫn tiếp
diễn với lời Lý trưởng và một số nhân vật khác… Tiếp đến là lời ông Lý
đáp ông Chánh (“Nào biết là rồi nó bỏ mẹ hay chúng mình bỏ mẹ!” (1, 17)
và sau đó là sự phản ứng của ông Đồ: “Ông nói đến chó cũng không nghe
được” (1, 17). Cứ thế, lời qua tiếng lại giữa các nhân vật càng trở nên dữ
dội, biến thành những màn cãi cọ, làm cho cuộc tranh luận thành cuộc “đại
khẩu chiến” hỗn loạn đầy sát khí như cách gọi của Vũ Trọng Phụng. Trong
môi trường căng thẳng, bức xúc với những xung đột như thế, nhân vật
thường bị kích thích tới cực điểm. Lúc ấy, họ không chỉ hướng vào nhau,
tác động tới nhau theo kiểu: A hỏi- B trả lời mà chúng nổi xung lên:
“- Thôi
- Ông say rồi, tôi không dám nói nữa.
- Ông bảo ai say? Ông bảo ai say?” (1, 18)
Sự va chạm của các suy nghĩ, quan điểm giữa những người tham gia
hội thoại cuối cùng vẫn không dung hợp được dẫn tới những quyết định
khác nhau (Lý trưởng quyết “không kí vào đơn” trong khi những người
khác “đã kí cả rồi” (1, 18 – 19)).
Nếu như đọc “Số đỏ”, người ta khó quên được màn cãi lộn nổi tiếng
giữa hai bậc đại danh y Lang Tỳ và Lang Phế, thì tình huống này, rồi đến
cuộc bàn bạc tranh luận tay đôi đầy mưu mô giữa Nghị Hách với người Tây
về việc giành ghế nghị trưởng (chương XXI)… cũng để lại ấn tượng sâu
sắc không kém trong lòng bạn đọc. Nhưng nếu ở trên, các nhân vật bất
đồng ý kiến thì ở tình huống này, cả hai bên lại đều thoả mãn, đi đến thống
nhất. Bởi dù phải tuân thủ theo những điều kiện mà mỗi bên đưa ra nhưng
cả đôi bên cùng có lợi.
Có thể thấy, tình huống đối thoại bàn luận - tranh luận đều xoay
quanh hiện thực nóng bỏng của xã hội mà ở đó bản chất đời sống - con
người phần nào được bộc lộ.
2.Tình huống cãi lộn:
Đây là hệ quả tất yếu của những cuộc tranh luận không ngã ngũ. Nó
thường diễn ra ở một nhóm người (số đông), tạo cảm giác rối loạn. Khi đó,
các nhân vật thường có xu hướng cực đoan hoá thái độ của mình, vụ lợi,
hiếu thắng dẫn đến những cuộc khẩu chiến ồn ào. Khi đối thoại, các nhân
vật thường ham vụ lợi, hiếu thắng và vội vã tranh đua dẫn đến va chạm,
huých đạp lẫn nhau trong những cuộc khẩu chiến ồn ào.
Ba lần họp làng trong “Giông Tố” là ba lần diễn ra những cuộc khẩu
chiến như thế. Đây là cuộc họp làng thứ hai (Chương VIII): Cuộc họp gần
như trở thành cuộc cãi cọ, loạn đả. “ông Chánh hội đỏ mặt đập bàn quát”,
còn ông cụ Đô và hai bà cùng đi gánh rạ đêm vụ cô Mịch dù trước đó đã
khai giờ lại bảo không đi vì sợ bỏ tù. Trước lời dâm ngang của ông Lý
trưởng (“Ây ấy! Tôi đã bảo mà! Việc kiện cáo là lôi thôi lắm. Rồi thì còn là
tai hại nữa đấy”); ông Phó hội lườm dài rồi đưa đơn: “- Thôi đi, ông im
ngay! Ông càng nói bao nhiêu thì lại càng hỏng việc bấy nhiêu”(1, 73-74).
Cương quyết, nghĩa khí như vậy nhưng khi lên cửa quan, chính họ cũng lại
run sợ, khiếp nhược trước lời doạ nạt của quan. Tiếng cười hài hước, chế
giễu được bật lên từ đó.
Xung đột giữa các nhân vật nhiều khi được đẩy lên cực điểm, đối
thoại giữa họ thành những cuộc cãi cọ vô cùng gay gắt, dữ dội
Long và Mịch yêu nhau đến thế nhưng cũng có lúc họ mắng chửi
nhau thậm tệ: “Hở? Con khốn nạn! Đồ đĩ rạc!… Tao làm gì? Mịch,tao đã
làm gì mày để mày phụ tao? Nói! Nói mau! Nói”(1,193) (Long kết tội
Mịch), rồi những “quân giả dối, quân khốn nạn! Đừng mong đeo mặt nạ mà
lừa tôi đâu!”(1,193) (Lời Mịch mắng Long). Nghị Hách mắng vợ là “Đồ
đốn! Ngủ lang!… Ngoại tình! … Hoang dâm”(1,252), là “Đồ chó cái”,
“con voi giày kia”(1,253)…. Chẳng kém, bà Nghị cũng chửi lại chồng: “Đồ
lường đảo! Quân giết người! Đồ lường thầy phản bạn! Quân hiếp
dâm!”(1,254).
Như vậy, Vũ Trọng Phụng không chỉ thuật tả rất giỏi màn cãi nhau
tập thể, ồn ào, náo nhiệt của đám chức sắc làng Quỳnh Thôn, mà còn rất
thành công trong việc dựng lại các màn cãi nhau tay đôi giữa các nhân vật.
Nói như GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Vũ Trọng Phụng là người có tài năng
trong việc tạo dựng những tình huống như thế. Bởi nói như GS. Nguyễn
Đăng Mạnh : “ Ông quả là có biệt tài dựng nên những màn cãi cọ rất sinh
động và hài hước giữa các nhân vật”(36, 55).
Qua loại tình huống này, có thể thấy nhân vật của Vũ Trọng Phụng
rất sẵn sàng gây sự, chửi bới lẫn nhau. Họ “nghiện cãi nhau” sắn sàng nổi
xung với nhau bất cứ khi nào và về bất cứ vấn đề gì. Dường như chính cái
mầm được nảy nở ngay từ thuở ấu thơ và ngày càng được vun trồng đã
phần nào lây nhiễm vào tính cách dễ nổi nóng của nhân vật . Và chính ở
những cuộc cãi vã ấy lại chính là nơi nhà văn có thể xen vào đó dòng ngữ
lưu mà bộc lộ niềm căm uất của mình, rồi tha hồ nguyền rủa, đá móc, lột
mặt nạ cái bọn người nhâng nháo, lố bịch, đáng ghét trong đời sống xã hội
đương thời.
3. Tình huống tra hỏi:
“Giông Tố” là tác phẩm giàu kịch tính, mà rõ nhất có lẽ là qua màn
xử kiện của quan huyện - một màn đối thoại tra hỏi dồn ép mọi người vào
thế bị động, phải chấp nhận. Tác phẩm lôi cuốn bạn đọc ngay từ những
trang đầu bằng một vụ án gây xôn xao dư luận. Bị quan huyện trẻ Cúc Lâm
kết tội nhưng bằng đồng tiền, Nghị Hách đã cấu kết với quan trên để đảo
ngược tình thế, “đổi trắng thay đen” ngay giữa chốn công đường. Sau khi
ra lệnh bắt giam một nhà báo, quan gọi đến Thị Mịch:
-“ Mày có nhận của người ta năm cái giấy bạc một đồng, có phải
không?
- Bẩm quan lớn, vâng” (1, 82)
Cuộc xét hỏi ngay từ đầu đã diễn ra theo lối vừa dẫn dắt (“Thế lúc
mày bị hiếp …. thì đầu đuôi câu chuyện ra thế nào?”(1,82)), vừa doạ nạt
của quan(“Quan đùa với mày đấy à?”(1, 82)). Sau đó, quan bất ngờ phản
bác lời khai của nạn nhân, dồn họ vào thế bí:
“- Xong rồi người ấy lấy năm đồng cho mày phải không?
- Thế nào?
- Bẩm… Bẩm…
- Trước hay sau? Nói ngay!
- Bẩm trước,… Vì đó là tiền mua rạ.
- Mày nói láo! Người ta đi xe ô tô đến đấy thì người ta mua rạ của
mày làm gì?
- Bẩm người ta bảo mua rạ để chữa xe.
- Mua rạ để chữa ô tô!… Mày nói có đến trẻ con nó cũng không tin
được!”(1,82-83).
Tính kịch được đẩy lên cao hơn khi quan dùng thủ đoạn “uốn lưỡi
tập biên bản” để phủ nhận lời khai của nạn nhân, dồn đẩy người dân vô tội
vào thế chân tường bế tắc: “ Sao mày lại lấy tiền? Thế mày có bằng lòng
ngủ với người ta không?” (1, 82). Với lý sự cáo già bằng việc so sánh giữa
thu nhập từ ruộng cấy mỗi năm (qua tra hỏi Lý trưởng, Chánh hội) và số
tiền Mịch bán nửa gánh rạ, quan đã biến lời khai thật thà của Mịch trở nên
ngô nghê và đáng thương hơn bao giờ hết. Kịch tính được đẩy lên đến đỉnh
điểm khi quan kết thúc vụ xét xử bằng cái “đập bàn xung thiên chi nộ và
khép Mịch vào tội “làm đĩ không môn bài”, còn bọn lý dịch lại “phạm tội
vu cáo” (1, 88)
Trước lời phán xử “thanh liêm” ấy, dân làng Quỳnh Thôn đành chấp
nhận rút đơn kiện, bởi “vô phúc thì đáo tụng đình”. Bạn đọc không thể
không phẫn uất, căm tức, bất bình trước kết cục dù phi lí nhưng tất yếu và
không thể nào khác được. Dõi theo tình huống này, đúng như lời Chế Lan
Viên nói với GS. Nguyễn Đăng Mạnh: “Văn Nam Cao làm cho người ta
phải nghĩ ngợi, còn văn Vũ Trọng Phụng làm người ta muốn … đấm đá
một ai đó”.
4. Tình huống hiểu lầm:
Tình huống này được biết tới như là sự “giao thoa” giữa hai hệ
thống, hiện tượng độc lập tuyệt đối có thể hiểu cùng một lúc theo hai nghĩa
khác hẳn nhau. Tạo ra tình huống hiểu lầm, Vũ Trọng Phụng để cho nhân
vật va chạm nhau, đụng đọ nhau, cọ xát nhau. Từ đó, nhà văn làm sáng rõ
bản chất con người họ.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng “Giông Tố” chỉ duy có một tình
huống loại này. Nhưng đây lại chính là nguyên nhân quan trọng gây nên
tấn bi kịch của cuộc đời Long- Mịch. Dưới sự sắp đặt của Tú Anh, Long và
Mịch đã hiểu lầm nhau. (Mịch tưởng Long phụ bạc nên tự ái, nhận lời lấy
Nghị Hách. Còn Long, anh cũng lầm rằng Mịch đã “tham vàng bỏ ngãi”
nên không phải đau khổ, ân hận, nhớ nhung, thương tiếc gì nữa). Vì thế,
khi gặp lại nhau tại ngôi nhà phố Quán Thánh, cả hai đều ném ra những lời
đầy mỉa mai, căm giận và hận thù. Bởi cả hai đều mang trong mình ý nghĩ
bị phản bội, dối lưà:
Long căm tức đáp:
“- Tôi muốn đến để hỏi rằng trong đời này, ai là người gây ra cái đau
khổ của tôi?
- Tôi? Tôi phụ cô? Tôi phụ cô mà tôi dằn lòng tha thứ cho cô, từ khi
cô còn nằm nhà thương? Tôi phụ cô, mà tôi đã từ hôn một nơi giàu có,
đương đêm khuya vượt mấy tỉnh về tìm cô? Tôi? Tôi phụ cô? Mà tôi lại
khổ thế này? Mà cô lại sung sướng như thế ấy? Tôi? Tôi phụ cô? Thật thế
đấy à? Hở giời?”(1,194).
Đáp lại lời kết tội ấy, cũng là lời buộc tội đầy uất ức của Mịch:
“ Anh vẫn yêu tôi như thế này a? Anh vẫn giận tôi đến thế này ư?
Anh giết tôi đi!.. Long ơi, quân giả dối, quân khốn nạn! Đừng mong đeo
mặt nạ mà lừa tôi đâu!”(1,195).
Như vậy, nghĩa là Long và Mịch vẫn yêu nhau. Quá ngây thơ và
nông cạn, cả hai đã mắc vào bẫy xếp đặt của Tú Anh, để rồi họ lại hiểu lầm
nhau. Vì thế, câu hỏi của Mịch như là một sự “ mở nút” cho màn kịch để
Long được giải thích. Hiểu lầm giữa hai người được giải toả:
“ Yêu người ta, thương người ta mà lại để Tú Anh về đón người ta.
Mà lại cho nó toàn quyền khu xử mọi việc!. Sao thế hở đồ vô nhân bạc
nghĩa kia?”(1,195).
Mọi mâu thuẫn, hiểu lầm đã được giải quyết qua cuộc trò chuyện.
Tạo tình huống hiểu lầm với ngôn ngữ đối thoại như gọi nhau, nối đuôi
chạy theo nhau, để khi bức xúc hiểu lầm của nhân vật được vỡ lở, rũ tung
ra thì họ càng thêm hiểu nhau hơn. Đây cũng là một trong những đặc sắc
của ngòi bút Vũ Trọng Phụng.
5. Tình huống đối thoại “trật khớp”:
Khi kênh giao tiếp giữa kẻ nói và người nghe không bắt được nhau
sẽ tạo nên sự “trật khớp” trong lời đối đáp. Đối đáp trở nên hài hước, theo
kiểu“ông nói gà, bà nóí vịt”. Chẳng hạn đoạn đối thoại giữa hai mẹ con
Mịch:
- “ U ơi u! Tôi… giời ơi! Dễ thường tôi…
- Làm sao?
- Mày làm sao?
- ….
- Ô kìa, con bé lạ nhỉ? Thế mày làm sao?
Mịch run rẩy khẽ nói:
- U ạ, dễ thường tôi… dễ thường tôi chửa….
- Cái gì?
- ….
- Mày chửa làm gì? Mày chửa vớt bèo cho lợn ăn à?
- Không phải. Tôi chửa, tôi có chửa, tôi có mang!”(1,102-103).
ở màn đối thoại này, sau tiếng cười sự rỗng tuếch, tâm hồn méo mó
của con người lộ ra. Ngôn ngữ đối thoại “trật khớp”, những ngộ nhận, hiểu
lầm thật ra có một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Con người đánh mất giao cảm,
giao tiếp bị phá vỡ. Chủ thể phát và chủ thể nhận lệch kênh nhau. Nội dung
phát ngôn trở nên vô nghĩa. Vì thế, những giải mã “ trật khớp” hoá buồn
cười. Con người trở nên điếc đặc, hoá thành những sinh thể giao tiếp đờ
đẫn, vô nghĩa lý. Quan hệ người- người bị rạn nứt nghiêm trọng.
Như vậy, tổ chức xây dựng đối thoại chính là sở trường của nhà
văn họ Vũ. Đối thoại giữa các nhân vật trong “Giông Tố” thường rất giàu
kịch tính. Do yêu cầu phản ánh mâu thuẫn đời sống một cách bức thiết, Vũ
Trọng Phụng đã đặt các nhân vật của mình vào nhiều mối quan hệ phức
tạp, với những tác động va chạm lẫn nhau. Lời đối thoại của chúng vì thế
cũng luôn xuất hiện trong những tình thế giằng co mâu thuẫn. Sự tiếp xúc
ngôn ngữ nhiều khi là những cuộc đụng độ tinh thần căng thẳng, quyết liệt,
tạo ra những bước chuyển tình thế đột xuất. Có thể nói, phần lớn các
chương trong tiểu thuyết này có thể chuyển sang kịch một cách dễ dàng.
Đặt nhân vật trong những tình huống mang tính kịch đầy ấn tượng, gay cấn
như thế, một mặt gây bất ngờ hứng thú cho người đọc; mặt khác làm nổi
bật khía cạnh nào đó trong tính cách, tâm lý nhân vật. Vai trò của người
trẩn thuật đã được giản lược tối đa, “trao quyền” cho các nhân vật, với dày
đặc lời đối thoại của nhân vật. Cùng “ kịch hoá tự sự”, các tình huống kịch
và ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính xuất hiện với mật độ cao đã góp phần
đắc lực trong việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
III. Chức năng nghệ thuật của lời đối thoại trong tiểu thuyết “Giông
Tố” của Vũ Trọng Phụng :
Tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa qua công trình “
Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học” cũng đã làm sáng
rõ văn bản nghệ thuật như là một thành tố của hoạt động giao tiếp, nhằm
tìm một hướng phân tích tác phẩm văn chương dưới góc độ giao tiếp ngôn
ngữ. Khi tìm hiểu vai trò của các kiểu lời nói trong tác phẩm văn xuôi tự
sự, các tác giả xác định: “ Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành
phần chủ yếu trong kết cấu của tác phẩm tự sự. Chức năng chủ yếu của đối
thoại thực sự, đối thoại không chỉ mang tính chất miêu tả hoặc chuyển dẫn,
trình bày sự kiện, là bộc lộ tính cách, tâm lý của nhân vật và các quan điểm,
tư tưởng” (22, 194)
1. Đối thoại mang tính cá thể hoá:
“Muốn tư duy một cách hình tượng và viết cho hình tượng, thì phải
làm sao cho các nhân vật của nhà văn mỗi người đều nói bằng ngôn ngữ
của chúng, đặc trưng cho địa vị của mỗi người”. (43, 34).
Tiểu thuyết “Giông Tố” có số lượng nhân vật đông đúc, phức tạp (86
nhân vật), với đủ các giai cấp, tầng lớp xã hội: nông dân, địa chủ, cườnh
hào, tư sản, nhà Cách mạng quốc tế, nhà Nho, trí thức, quan lại thực dân
cai trị, binh lính, cộng sản…Nhưng ta sẽ không nhầm lẫn các nhân vật với
nhau. Bởi Vũ Trọng Phụng có “ biệt tài ký hoạ chân dung”. Hơn thế, để lột
tả cụ thể, đầy đủ, hoàn hảo và sắc nét hơn bản chất tính cách nhân vật, nhà
văn còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ nhân
vật, đặc biệt là lời đối thoại rất đặc sắc. Thông qua giao tiếp, tác giả đã cá
thể hoá nhân vật bằng ngôn ngữ riêng của từng người và quan hệ ngôn ngữ
giữa các nhân vật với nhau. Họ hiện lên chân thực, sinh động như từ đời
thường bước vào trang sách. Giọng nói của mỗi nhân vật vang lên với
những đặc điểm riêng không thể trộn lẫn.
Tác phẩm đầy ắp những cuộc đối thoại giữa các nhân vật. Có khi là
đối thoại hai người (song thoại), có khi là đối thoại ba người (tam thoại) và
cũng có không ít những đối thoại đám đông( đa thoại). Các cuộc thoại ấy
dù ở dạng nào phần lớn đều sinh động, hấp dẫn và bao giờ cũng cho người
đọc thấy rất rõ một nét tính cách nào đó rất cá biệt, một kiểu con người,
một loại bản chất của nhân vật” Giông tố”.
1.1. Cá thể hoá nhân vật chính:
1.2. Bên cạnh việc cá thể hoá và khái quát hoá, ngôn ngữ của nhân
vật chính thì trong “Giông Tố”, cách nói năng của các nhân vật phụ cũng
đầy cá tính. Người làng Quỳnh Thôn và ông bà Đồ có cách nói một lòng
một dạ, thẳng tuột đúng với bản chất cục mịch, quê mùa thật thà của họ.