Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chủ đề trong tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trong Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.26 KB, 52 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu trong
nền văn xuôi Việt Nam trước cách mạng. Dư luận coi ông là kiện tướng
xuất sắc của khuynh hướng “tả chân” đương thời. Xung quang Vũ Trọng
Phụng đã từng có những cuộc tranh cãi nảy lửa và trong nhiều năm, ông trở
thành một “vụ án văn học” nghiêm trọng kéo dài. Từ khi có công cuộc “đổi
mới” trên đất nước, “vụ án” đó mới chính thức được giải tỏa và vị trí xứng
đáng của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc được khẳng định dứt khoát.
Người xưa đã từng nói “các cuốn sách có số phận của mình”. Rất nhiều tác
phẩm vừa ra đời đã “cộm lên” trong dư luận người đọc vài ba năm, hay vài
mươi năm, rồi sau đó chìm hẳn vào lãng quên dưới lớp bụi của thời gian.
Với Vũ Trọng Phụng - đời văn và tác phẩm vừa buổi ra mắt đã phải hứng
chịu nhiều búa rìu của dư luận. Sự “quan tâm” ấy là thước đo tài năng
người nghệ sĩ nhưng đồng thời cũng là nỗi khắc nghiệt mà cuộc đời đã
dành sẵn cho những số phận tài năng.
Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học độc đáo trong giai đoạn
1930 – 1945. Chỉ với chín năm cầm bút ngắn ngủi, Vũ Trọng Phụng đã để
lại cho nhân loại một kho tàng vô giá về thể loại văn học như: truyện ngắn,
tiểu thuyết, phóng sự, kịch… Nhưng có lẽ giữa sự phong phú và đa dạng
của nhiều thể loại ông thành công nhất là tiểu thuyết.
Các tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những vấn đề của xã hội,
khái quát được một phạm vi cuộc sống hết sức rộng lớn mà ta không thể
tìm thấy được ở những sáng tác khác của những nhà văn cùng thời.
Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ là những tác phẩm tiêu biểu trong hệ thống
sáng tác của Vũ Trọng Phụng, đã nếm trải nhiều sống gió của dư luận khác
nhau, và vị trí của chúng đến nay đã được xác lập trong văn hóa nhà nước.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách toàn diện, khoa học để thực sự
làm chủ di sản văn học phong phú và khá phức tạp của Vũ Trọng Phụng
vẫn còn đang tiếp tục. Và trong sự nhìn lại đối với di sản văn học đó trên


2
tinh thần đổi mới, bên cạnh những ý kiến xác đáng, còn có những ý kiến
làm nảy sinh nhưng vấn đề mới cần được làm sáng tỏ.
Việc làm rõ chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ giúp chúng ta đi
sâu vào tìm hiểu nội dung và giá trị của tác phẩm. Từ đó góp thêm một
cách tiếp cận mới về nghiên cứu tác phẩm giúp cho người đọc và sinh viên
có cách hiểu, cách cảm nhận đúng và đầy đủ hơn về tiểu thuyết của Vũ
Trọng Phụng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ những sáng tác đầu Vũ Trọng Phụng đã được giới văn học
và công chúng rất chú ý. Đến năm 1936, các tác phẩm Giông tố, Số đỏ,
Làm đĩ... của ông đã làm chấn động dư luận. Đồng thời, cuộc tranh luận sôi
nổi xung quanh tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã nổ ra. Thái Phỉ, trên báo Tin
Văn số 25 (ra ngày 01/09/1936) với bài Văn chương dâm uế, đã lớn tiếng
cảnh cáo nhiều nhà cầm bút – rõ ràng là ám chỉ Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng
Phụng đã đáp lại trong bài Thư gửi cho ông Thái Phỉ, chủ báo Tin Văn về
bài “Văn chương dâm uế”, bác bỏ thẳng thừng những lời kết án của Thái
Phỉ. Ít lâu sau, tờ Ngày nay của Tự Lực Văn Đoàn đăng bài Dâm hay không
dâm ký tên Nhất Chi Mai, lên án đích danh Vũ Trọng Phụng với những lời
lẽ nặng nề: “một nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc đen
và một nguồn văn cũng đen nữa”. Vũ Trọng Phụng đã viết bài để đáp lại
báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm đăng trên Tương lai ngày
25/03/1937.
Khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã có nhiều vấn đề xung quanh
những tác phẩm của ông khen cũng lắm mà chê cũng nhiều. Đã nhiều
người viết về tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, các ngòi bút tiểu luận đã khai
thác sự tạo thành và mối tương quan giữa những nhân vật độc đáo của ông
với hoàn cảnh lịch sử, xã hội.
Trong nghiên cứu phê bình văn học những năm gần đây, nhiều nhà
văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình có tên tuổi đã thông qua nhiều

phương tiện thông tin báo chí, phát thanh, phát biểu về tác phẩm và tác giả
Vũ Trọng Phụng. Đáng Chú ý là Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm ngày
mất Vũ Trọng Phụng do Viện Văn học và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức
3
tháng 10 - 1989, tại Văn miếu Hà Nội. Đã có hơn hai mươi bản tham luận
của các Giáo sư, Tiến sĩ, Phó giáo sư, các nhà nghiên cứu phê bình Văn học
đọc tại hội nghị, bước đầu nhận thức lại và khẳng định lại một lần nữa vị trí
của nhà văn và tác phẩm trong văn học sử Việt nam.
Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu các tác giả đi trước chúng tôi nhận
thấy các tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về Vũ Trọng Phụng và sự
ngiệp văn chương của ông, tiếp nối thành tựu đó chúng tôi chọn đề tài “Chủ
đề trong tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trong Phụng”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng.
Phạm vi
Đề tài nghiên cứu chủ đề trong ba tác phẩm Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như
- Thi pháp học
- Phương pháp phân tích, thống kê
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài được
kết cấu trong 3 chương:
Chương 1: Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
Chương 2: Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
Chương 3: Các yếu tố nghệ thuật thể hiện chủ đề trong Giông tố, Số
đỏ, Làm đĩ.
4

NỘI DUNG
Chương 1 Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Giông tố, Số
đỏ, Làm đĩ
1.1. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng
1.1.1. Tiểu sử Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng là cây bút tiểu thuyết và phóng sự có tài năng lớn
có sức thu hút mãnh liệt và một phong cách độc đáo. Vũ Trọng Phụng đã
có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện
đại. Là nhà văn tiêu biểu xuất sắc của khuynh hướng “tả chân” trong văn
học Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX. Người làng Hảo, huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên, sống ở Hà Nội từ nhỏ. Cha làm thợ tiện, chết vì bệnh
lao từ khi Vũ Trọng Phụng được bảy tháng. Mẹ là một phụ nữ nghèo, hiền
hậu rất thương con, ở vậy nuôi con ăn học bằng nghề khâu vá thuê. Sau khi
đỗ bằng tiểu học, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống.
Khoảng năm 1939, do làm việc quá sức, Vũ Trọng Phụng bị lao phổi. Ông
chết trong một căn nhà tồi tàn tại phố Cầu Mới, gần Ngã Tư Sở, Hà Nội.
Một đời người không dài chỉ hơn một phần tư thế kỷ sống, một đời
văn ngắn ngủi chỉ có chín năm, nhưng Vũ Trọng Phụng đã tạo được một
gia tài văn chương khá lớn: 71 tác phẩm đủ các thể loại từ truyện ngắn, tiểu
thuyết đến phóng sự, kịch và dịch. Chỉ mỗi đóng góp trên lĩnh vực tiểu
thuyết và phóng sự cũng đủ thấy tài năng chẳng đợi tuổi. Mới 24 tuổi
(1936) ông đã cho ra đời 5 đứa con tinh thần khá đồ sộ: Giông tố, Số đỏ,
Làm đĩ, Vỡ đê, Cơm thầy cơm cô.
So với một đời văn thì 9 quyển tiểu thuyết (kể cả Người tù được tha,
Quý phái không khảo sát) chưa phải là nhiều nhưng so với 4 năm viết
(1934, 1936 - 1938) thì 9 quyển cũng không phải là ít, có người bảo một
đời văn chỉ cần viết thành công một quyển như Số đỏ hay Giông tố thôi
cũng đủ. Tiểu thuyết đầu tay của ông là Dứt tình (1934) nhiều người cho là
tiểu thuyết lãng mạn. Đến 1936 ông cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết hiện
thực có giá trị như Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, Vỡ đê. Trúng số độc đắc là

5
cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà Vũ Trọng Phụng trăng trối khi chết được
đem mấy tờ bản thảo để lót đầu.
Toàn bộ văn nghiệp của ông từ phóng sự đến truyện ngắn, tiểu
thuyết, kịch, báo chí, văn chính luận; từ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật đến
bút pháp hiện thực, nghệ thuật tả chân là một sự thống nhất cao. Do đó, khi
đề cập đến nhà tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, không thể không nhắc đến các
thể loại văn học khác của ông để làm rõ thêm.
Ông bắt đầu tham gia viết văn với truyện ngắn đầu tay Chống nạng
lên đường (1930) và đều đặn cho đến ngày ông mất có đến 41 truyện ngắn
và 4 di cảo truyện ngắn. Theo thống kê trước đây, năm 1934, không thấy
truyện ngắn nào xuất hiện. Gần đây TS. Peter Zinoman (Mỹ) phát hiện
thêm 9 truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ở thư viện quốc gia Pháp. Tất cả
những truyện ngắn trên đều viết năm 1934. Không đặt lên những vấn đề to
lớn như trong phóng sự và tiểu thuyết, truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đi vào
những chuyện nhỏ nhặt thường ngày nhưng đó là những chuyện thực sự
làm động lòng người đọc.
Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng kêu gọi lòng yêu thương con người
với con người, không nên vì hoàn cảnh mà trở nên xa lạ, khô cứng đến
nhẫn tâm kể cả những người thân yêu, ruột thịt. Mỗi số phận mỗi con người
được nêu lên bên trong ẩn chứa một sự đồng cảm, một nỗi lòng của chính
tác giả. Phần lớn truyện ngắn chuyên khai thác vấn đề tâm lý như Cái ghen
của đàn ông, Lòng tự ái, Máu mê, Một đồng bạc, Con người điêu trá... Ngòi
bút phân tích của ông tỏ ra khá tinh tế và sắc sảo. Đây cũng là đóng góp
mới mẻ của Vũ Trọng Phụng vào sự hiện đại hóa thể loại truyện ngắn ở
nước ta.
Qua truyện ngắn, ta bắt gặp ở Vũ Trọng Phụng một phong cách riêng
biệt, gợi nhiều hơn tả. Đọc xong truyện ngoài cái buồn vẩn vơ cũng bắt
người đọc không thôi suy nghĩ, day dứt; bên trong truyện, đằng sau câu chữ
cô đọng những triết lý nhân sinh, đậm chất nhân văn cao cả.

Về thể loại phóng sự, ông đã đóng góp cho văn phóng sự 8 tác phẩm
(tác phẩm Hải Phòng viết năm 1934 mới được tìm thấy), mà tác phẩm nào
đọc xong ta cũng không thể quên được. Nó thời sự, nó hiện thực, tuy đã xảy
6
ra đã gần ba phần tư thế kỷ, nhưng như thấy quanh quất, lởn vởn đâu đây,
không nguyên vẹn thì cũng một phần con người ấy, sự việc ấy trong cuộc
sống. Nó không phải chuyện của một thời, mà chuyện của mọi thời, tiêu
biểu như: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Một huyện ăn Tết v.v...
Vũ Trọng Phụng viết kịch cũng rất sớm, vào năm 1931 đã có tác
phẩm Không một tiếng vang. Nếu kể cả di cảo, kịch Vũ Trọng Phụng có đến
8 vở. Chẳng khác tiểu thuyết và phóng sự, kịch Vũ Trọng Phụng cũng
nhằm vào những mảng hiện thực của đời sống. Những hiện thực bình
thường được Vũ Trọng Phụng gọi tên, nó chẳng xa lạ là bao đối với bao
con người. Ông biết chọn và xây dụng tình huống, xung đột và khi vở kịch
hạ màn, mọi tình huống, xung đột được giải quyết một cách thõa đáng.
Vũ Trọng Phụng dịch vở kịch Giết mẹ - nội dung gần giống với tiểu
thuyết và phóng sự của ông: đầy rẫy những bi kịch.
Văn chính luận, báo chí, tài liệu hiện không còn nhiều. Theo thống
kê của Nguyễn Đăng Mạnh có 13 bài. Bài đầu tiên là Một người công nhân,
in trên Hà Nội báo năm 1936. Vũ Trọng Phụng cũng như nhiều nhà văn
cùng thời trước khi làm văn thường viết báo.
Theo Đỗ Tất Lợi, Vũ Trọng Phụng còn có hàng loạt bài báo ca ngợi
những người yêu nước lúc bấy giờ, như các bài viết về Nguyễn Ái Quốc,
Ký Con, Đoàn Trần Nghiệp.
Ngoài việc phản ánh trung thực người thật việc thật, cái không thể
thiếu trong văn chính luận của Vũ Trọng Phụng là nêu ý kiến chủ quan của
người viết với ngôn ngữ ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, khoa học
Luôn ôm ấp trong người một lý tưởng, một hoài bão làm cho xã hội
tốt đẹp, hoàn thiện hơn, không bằng hình tượng thì cũng qua ngôn ngữ
người kể chuyện, Vũ Trọng Phụng đã để cho con người, cá tính của riêng

ông thẩn thấu qua từng trang sách.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng là nhà văn đa tài. Ông vừa là nhà phóng sự, nhà tiểu
thuyết, vừa là nhà báo, nhà viết kịch. Và, ở chừng mực nào đó, dựa vào văn
phẩm, cũng có thể gọi ông là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà
cải cách, nhà văn hóa, nhà cách tân nghệ thuật... Nhưng thành công, đóng
7
góp to lớn nhất của ông vào văn học là tiểu thuyết. Bên cạnh đó ông cũng
khá thành công trong lĩnh vực phóng sụ với các tác phẩm “Cạm bẫy người,
Kỹ nghệ lấy Tây”, truyện nhưngắn của ông cũng khá đồ sộ với hơn 25 tác
phẩm tiêu biểu như “Một đồng bạc, tình la dây oan, người có quyền”…
Nếu tiểu thuyết là phản ánh bứa tranh xã hôi, phản ánh hiện thực đời
sống thì Giông tố, Vỡ đê là bức tranh vẽ đầy đủ chi tiết, chân thật đời sống
người dân dưới thời nô lệ; Số đỏ, Làm đĩ, Trúng số độc đắc là một nét khác
xuất thần là bật lên những vết thương rướm máu của cái xã hội được che
phủ bên ngoài lớp sơn văn minh Âu hóa; Dứt tình, Lấy nhau vì tình lại là
một đường cày tâm lý, khơi mở tâm hồn, nhận thức về phương diện tình
yêu, hôn nhân.
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không hướng đến những cái xa vời
thoát ly cuộc sống. Nó chính là cuộc sống đang diễn ra từng ngày, từng giờ
mang đậm tính thời sự mà Nguyễn Đăng Mạnh cho đó là “những chân
dung chưa ráo mực”: nhiều nhân vật trong Giông tố, Số đỏ được xem như là
những bức chân dung ký họa chưa ráo mực của một số tên tuổi có thực lúc
bấy giờ.
Tạ Thu Thâu cho rằng muốn biết xã hội Việt Nam ra sao chỉ cần đọc
tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Dương Nghiễm Mậu khẳng định: “Trong tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng là tất cả thời đại ông sống.”
Hiện lên trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không chỉ một mảng,
một khía cạnh, một xã hội khu biệt thành thị hay nông thôn mà là bức tranh
toàn cảnh. Nhân vật của ông nhung nhúc đủ hạng người có tốt, có xấu, có

Tây, có ta, có quan lại, có dân thường, có bọn đầu trâu mặt ngựa, nhưng
cũng có lắm kẻ đạo đức, giàu lương tri...
Tóm lại, từ nhân vật đến sự kiện, từ lời ăn tiếng nói đến cách ứng xử
giao tiếp ở bất cứ nhân vật nào, bất cứ ở đâu trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng ta cũng thấy đó là những câu chuyện thường ngày. Phải chăng Vũ
Trọng Phụng đã tiểu thuyết hóa cái hiện thực đời thường để nó trở thành
những điển hình không chỉ của thời đại ông mà là những điển hình bất hủ!
8
Ông là nhà văn gắn liền đời sống và tác phẩm và từ tác phẩm phát đi
những tín hiệu riêng biệt của ông trước cuộc đời. Đó là cách nhìn, suy nghĩ,
cảm nhận và phản kháng.
Do dung lượng thể loại cho phép, tiểu thuyết có thể mở rộng, cơi nới
biên độ của mình bằng cách lắp ghép, đưa vào trong đó nhiều thể loại khác,
cả thể loại nghệ thuật lẫn thể loại phi nghệ thuật.
Nguyễn Văn Hạnh nhận định: “Sự nghiệp văn học nhà văn để lại cho
đời thật phong phú và đặc sắc, gồm đủ thể loại: tiểu thuyết, phóng sự,
truyện ngắn, kịch, dịch, phê bình văn học. Trong sáng tác của Vũ Trọng
Phụng, chắc chắn phần có giá trị nhất là tiểu thuyết”. [8, 427]
Không phải là sự cưỡng hôn, hai phạm trù vốn riêng biệt “tiểu
thuyết”, “phóng sự”, do khả năng xâm nhập vào nhau đã kết hợp làm một
thành tiểu thuyết – phóng sự. Vì thế yếu tố phóng sự trong tiểu thuyết của
Vũ Trọng Phụng là điều không lấy gì làm lạ.
Năm 1936 ông đã cho ra đời 5 đứa con tinh thần khá đồ sộ gồm:
Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, Cơm thầy cơm cô, Vỡ đê. Trong 5 tác phẩm này thì
có 3 tác phẩm: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ là gây nhiều xôn xao dư luận trong
giới phê bình và bạn đọc nhất.
1.2. Tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
1.2.1. Giông tố
Giông tố được đăng trên Hà Nội báo từ số 1 (tháng Giêng 1936),
được 11 số thì đổi tên là Thị Mịch; in thành sách năm 1937 với tên cũ. Nxb

Văn Thanh, Hà Nội, in trọn vẹn năm 1937.
Mịch, một cô gái quê, trong một đêm trăng đi gánh rạ, bị Nghị Hách,
một triệu phú, lừa vào xe hơi để cưỡng dâm. Ông đồ Uẩn, bố của Mịch và
lý dịch trong làng đưa đơn kiện. Họ được quan Huyện Liên, trẻ tuổi, đã
từng đỗ khoa Tiến sĩ Luật ở Pari, có ý bênh vực nhưng Nghị Hách được
quan Tổng đốc che chở, đã đánh bại đối phương dễ dàng. Quan Huyện trẻ
phải từ chức; quan Huyện mới về bên Nghị Hách ra mặt. Cuối cùng, do sự
thu xếp của Tú Anh – con cả của Nghị Hách, Giám đốc một trường tư thực
lớn ở Hà Nội - Mịch trở thành vợ lẽ của lão, trong khi lão đã có 11 cô nàng
hầu. Còn Long, thư ký làm công của Tú Anh và là chồng chưa cưới của
9
Mịch, trở thành vị hôn phu của Tuyết, con gái lớn của Nghi Hách cũng do
sự thu xếp của Tú Anh. Nghị Hách được sự ủng hộ của một công ty tư bản
Pháp đang muốn móc ngoặc với lão để nắm độc quyền nước mắm, lại ra
tranh cử Nghị viện và quyết giành cả ghế nghị trưởng. Bổng có một ông già
bí mật xuất hiện. Ông già đó là Hải Vân, nguyên bạn cũ của Nghị Hách, đã
từng bị lão lừa đẩy vào tù rồi cướp vợ; giờ đây ông hoạt động ở nước ngoài
mới trở về, không định trả thù xưa, chỉ muốn kiếm một cách đường hoàng
từ người bạn cũ ghê gớm này một món tiền lớn để gây quỹ cho tổ chức
cách mạng. Ông đến xem mạch đất và số tử vi cho lão. Do ông bố trí Nghị
Hách được chứng kiến cảnh vợ cả lão ngoại tình. Bên giường dâm phụ ông
già còn vạch cho Nghị Hách biết: chính Long là con đẻ lão do lão quyến rũ
vợ ông mà sinh ra, còn Tú Anh thì lại là con của ông chứ không phải như
Nghị Hách tưởng lầm!... Mặc dù đau đớn về tinh thần, Nghị Hách vẫn lao
vào những thủ đoạn hoạt động tranh cử. Để mua tiếng “bình dân”, lão đã
phát chẩn cho dân nghèo và được thưởng Bắc Đẩu bội tinh. Lão còn trâng
tráo tuyên bố trong một bữa tiệc sang trọng rằng lão chọn Long “đứa trẻ mồ
côi vô thừa nhận” (mà giờ đây lão biết là máu mủ lão), làm chồng con gái
lão!... Một đêm “Giông tố” mịt mùng bên bờ biển, Hải Vân chia tay Tú
Anh để lên đường. Ông khuyên con ở lại “Cố gắng làm những việc hữu ích

cho dân chúng trong vòng pháp luật”. Đoạn kết: trong một đêm ăn chơi trác
táng ở xóm Khâm Thiên, Long đã cắt mạch máu tự tử. Cuộc chung đụng
loạn luân với Tuyết, cuộc sống vung vãi tiền bạc làm tiêu ma chí khí khiến
Long bị lương tâm dày vò, chán chường cực độ, không còn thấy nghĩa lý
cuộc sống ở đời...
Giông tố còn có chỗ yếu về nghệ thuật nhưng đã thể hiện một bút lực
mãnh liệt và tài năng tiểu thuyết xuất sắc của Vũ Trọng Phụng. Nét nổi bật
nhất của tài năng đó là sức bao quát, tổng hợp cao để phản ánh một hiện
thực phức tạp và đầy biến động; đã dựng nên một loạt hình tượng nhân vật
chân thực sinh động, trong đó có những điển hình nghệ thuật giàu sức sống.
Cũng như Số đỏ, Giông tố có thể được coi là một trong mấy kiệt tác của văn
xuôi Việt Nam trước 1945.
1.2.2. Số đỏ
10
Số đỏ là tiểu thuyết trào phúng của nhà văn Việt Nam Vũ Trọng
Phụng, đăng trên Hà Nội báo từ số 40 (ra ngày 7. X. 1936), Lê Cường in
thành sách lần thứ nhất, 1938. Xuân – thường gọi là Xuân Tóc Đỏ - làm
nghề nhặt ban quần vợt ở một quán thể thao. Hắn vốn là một đứa trẻ mồ côi
sống bằng đủ nghề “hạ lưu”: trèo me, trèo sấu, bán phá xa, lạc rang, nhật
trình, chạy chờ rạp hát, thổi loa quảng cáo thuốc lậu..., và hấp thu thứ “luân
lý vỉa hè” Hà Nội. Bị đuổi việc vì một hành động vô giáo dục, hắn được bà
Phó Đoan, một me tây góa dâm đãng, đem “lòng thương”, giới thiệu đến
giúp việc ở tiệm may “Âu hóa” của Văn Minh – cháu bà – nơi chuyên may
các mốt y phục “phục vụ phái đẹp trong cuộc Âu hóa”. Đồng thời, hắn còn
được giao việc luyện quần vợt cho bà Phó Đoan và Văn Minh vợ. Và như
vậy, Xuân bắt đầu “dự một phần vào việc cải cách xã hội”, có trách nhiệm
về việc “xã hội văn minh hay dã man”! Có lần nhờ thuộc lòng lời quảng
cáo trước kia mà hắn được Văn Minh giới thiệu là “sinh viên trường
thuốc”. Thế là, “đốc tờ Xuân”, “quản lý tiệm may Âu hóa”, nhà “cải cách
xã hội”, “Giáo sư quần vợt”, nghiễm nhiên gia nhập cái xã hội thượng lưu,

giao thiệp với những họa sĩ Típ Phờ Nờ, đốc tờ Trực Ngôn, nhà chính trị
bảo hoàng Jôzep Thiết, ông Phán dây thép mọc sừng... Cô Tuyết, con gái út
cụ cố Hồng, em gái Văn Minh, thì phải lòng Xuân, rủ hắn thuê buồng trên
khách sạn Bồng Lai ở Hồ Tây. Rồi hắn được bà Phó Đoan mời làm người
giáo dục cho cậu Phước “con trời con phật” của bà, được sư Tăng Phú mời
làm cố vấn báo Gõ mõ cổ động cho việc chấn hưng đạo Phật!. Trong không
khí đầy sự giả trá ấy, Xuân được mọi người kính nể, sợ hãi. Sự ngây ngô
của hắn được coi là nhũn nhặn; hắn càng khinh người thì càng được kính
trọng. Vợ chồng Văn Minh biết rõ lý lịch hèn hạ của Xuân thì ở vào tình
thế há miệng mắc quai, còn phải tìm cách tô vẽ cho Xuân để nếu cần có thể
gả em gái đã mang tiếng hư hỏng cho hắn. Đến khi vô tình gây ra cái chết
của cụ tổ, cái chết mà tất cả con cháu cụ mong đợi, Xuân hóa ra lại có công
lớn với mọi người! Sau đó, Văn Minh dẫn Xuân đi đăng ký làm tài tử quần
vợt, tham dự giải vô địch trong dịp vua Xiêm sang thăm Bắc Kỳ nay mai.
Rồi dịp may ấy đã đến. Anh chàng vị hôn phu của Tuyết bày mưu hại Xuân
song ngẫu nhiên Xuân biết được, bèn tương kế tựu kế, khiến cho hai đối thủ
11
quần vợt lợi hại của hắn bị bắt trước hôm thi đấu. Thế là, trước khi hai đức
vua và các “quý quan” cùng hàng vạn công chúng Hà thành, Xuân được cử
ra đọ tài với quán quân quần vợt Xiêm La. Cuộc đấu đang diễn ra sôi nỗi,
hồi hộp thì bỗng Xuân được lệnh phải thua, vì “phải giữ gìn mối thiện cảm
của một nước lân bang”, tránh thảm họa “núi xương sông máu”!. Sau trận
đấu về, Xuân đứng trên mui ô tô mà diễn thuyết rất hùng hồn theo lời nhắc
của ông bầu Văn Minh, giải thích cho đám đông công chúng “ngu dại” rằng
hắn đã “chối từ danh vọng riêng” để cứu vãn “trật tự và hòa bình của Tổ
quốc”! Mọi người vỗ tay như sấm hoan nghênh một “bậc vĩ nhân”, “anh
hùng cứu quốc” vừa mới tránh cho họ nguy cơ chiến tranh! Hắn được Phủ
Toàn quyền quyết định ân thưởng Bắc Đẩu bội tinh, được Hoàng đế An
Nam ân thưởng Long bội tinh, được Hội Khai trí tiến đức mời vào Hội. Cụ
cố Hồng sung sướng tuyên bố gã Tuyết cho hắn...

Với trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc
sảo, với tiếng cười nhiều cung bậc và đa nghĩa, Số đỏ là một trong những
kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại, trước hết là trong thể loại tiểu
thuyết trào phúng.
1.2.3. Làm đĩ
Làm đĩ, viết vào tháng mười năm 1936. Tác phẩm viết về số phận
của Huyền, một cô gái nổi tiếng thông minh, xinh đẹp cả một vùng. Sinh ra
trong một gia đình danh giá, Huyền từ nhỏ đã là một đứa có tính tò mò, cô
hỏi đủ mọi điều mà mình quan tâm về sinh lý của con người, nhưng những
câu hỏi được đáp lại không mang tính xác thực khiến tính tò mò của Huyền
lúc một lớn thêm. Sự giáo dục của gia đình không tốt khiến cho Huyền
được thằng Ngôn dạy cho những điều tò mò quá sớm không cần thiết. Càng
lớn Huyền càng xinh đẹp được nhiều người để ý đến, sự lớn thêm về tuổi
làm cho Huyền càng ngày càng suy nghĩ nhiều về chuyện nam nữ. Gia đình
cô có một thời gian không hạnh phúc - bố lấy vợ lẽ, mẹ bỏ về quê sống, anh
trai thì hư hỏng. Phong trào tân thời rộ lên Huyền không ngoài số đó, sự
thay đổi của cô bắt đầu từ cái quần trắng thời đó. Huyền thông dâm với anh
họ là Nguyễn Lưu, ba mẹ Huyền đã tìn cho nàng một người đầy đủ tư chất.
Lưu đã tìm mọi cách để hai người đến với nhau nhưng không được, lưu
12
chết để lại cho Huyền một nổi đau nhưng nàng vẫn đủ nghị lực để lên xe
hoa về nhà chồng, tưởng chừng bên người chồng lịch lãm giàu có thì một
cuộc sống mới sẽ đến với nàng. Nhưng không, chồng nàng bị bệnh giang
mai, cuộc sống vợ chồng thiếu thốn tình cảm Huyền đã phải lòng một
người bạn của chồng là Tân - một người giáu có, phong tình. Những cuộc
vụng trộm rồi dần dà chồng nàng phát hiện ra từ đó đối xử với nàng ghẻ
lạnh, người tình thì bỏ rơi. Sống trong sự đau khổ về mặt tinh thần lại biết
tin Tân đang vui vẻ ở Sài thành với ý định trả thù cho mình và cho người
chồng mọc sừng của mình nàng tìm vào Sài Gòn trả thù, sau nhiều cuộc tìm
kiếm Tân, Huyền không còn tiền. Và thế... Huyền dấn thân vào cuộc đời

mưa gió làm một gái giang hồ. Sau này tình cờ Huyền gặp lại người quen
cũ sau một hồi tâm sự nàng đem hết tâm huyết của mình viêt thành một
quyển nhật ký cho đời...
Làm đĩ, tác phẩm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh tố cáo chế độ giáo
dục của xã hội đương thời.
13
Chương 2 Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
2.1. Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ nhìn từ góc độ đề tài
Đề tài, thuật ngữ chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời
sống của tác phẩm đồng thời gắn liền với việc xác lập chủ đề của tác phẩm.
Tầm quan trọng của khái niệm đề tài là ở chỗ, nếu chưa nhận ra đề
tài, thì chưa bước vào tiếp nhận hình tượng. Tuy nhiên, từ hiện tượng nghệ
thuật sinh động nhận ra loại con người và cuộc sống được phản ánh trong
tác phẩm không phải là một việc đơn giản.
Giới hạn của phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác
nhau. Đó có thể là một giới hạn bề ngoài, ở giới hạn bề ngoài đề tài thuộc
các phạm trù xã hội, lịch sử đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, đối
tượng nhận thức của văn học là cuộc sống, con người xã hội với tính cách
và số phận của nó, với quan hệ nhân sinh phức tạp của nó. Do vậy, cần đi
sâu vào phương diện bên trong của đề tài. Đó là cuộc sống nào, con người
nào được miêu tả trong tác phẩm.
Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối
tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát
về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm.
Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống
được miêu tả. Có bao nhiêu hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài.
Khái niệm loại của đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của
tính cách, mà còn gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời
sống và có âm vang trong đời sống tinh thần một thời, hoặc trong một giới
nào đó.

Đề tài tác phẩm văn học chẳng những gắn liền với hiện thực khách
quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống nhà văn quy định.
Tóm lại, đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ để và xây
dựng những hình tượng, những tính cách điển hình.
Giông tố là một tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội đương thời trên
một phạm vi rộng với hàng loạt nhân vật thuộc nhiều tầng lớp khác nhau,
hoạt động trong nhưng môi trường rất khác nhau, tất cả đều quay cuồng,
14
đảo lộn trong một cuộc đời đầy bất công và hết sức thối nát. Nghị Hách là
một điển hình nghệ thuật bất hủ về tầng lớp tư sản đại địa chủ bản xứ với
một lý lịch làm giàu và tiến thân đầy tội ác, với lối sống hết sức xa hoa,
dâm đãng, với lập trường “trung thành với hai nhà nước” và ôm chân quan
lại, thực dân, nhảy vào chính trị với thái độ cơ hội trâng tráo. Giông tố đã
đề cập đến hàng loạt vấn đề về chính trị thời sự nóng hổi khi đó với ngòi
bút đã kích cay độc: việc chạy theo phong trào bình dân một cách bịp bợm
của bọn đầu cơ chính trị, sự cấu kết của tư bản Pháp và phản động bản xứ,
trò hề Viện Dân biểu, phong trào “vui vẻ trẻ trung” và cuộc sống ăn chơi
trụy lạc trong lớp thanh niên thành thị... Trong tác phẩm, nhà văn đã gửi
gắm niềm hy vọng cải tạo xã hội vào những cá nhân “nhân phẩm cao, học
thức cao, có tim có óc”, dù là một quan cai trị thực dân biết thương người
bản xứ, một quan Huyện đã đỗ “Luật khoa Tiến sĩ”, một trí thức con cưng
nhà triệu phú, hay một “nhà cách mạng quốc tế”. Hình tượng “nhà cách
mạng quốc tế” – ông già Hải Vân tuy không chân thực song cũng toát lên
một vẻ đầy lãng mạn của một con người phong trần, khí phách lớn.
Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư
sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối văn minh rỡm hết sức lố lăng đồi
bại đương thời. Tác giả đả kích cay độc các phong trào “Âu hóa, thể thao,
giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh “văn minh,
tiến bộ, cải cách xã hội” mà thực chất là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp
trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống. Số đỏ cũng phơi trần bộ

mặt trơ trẽn của bọn người trưởng giả, phè phỡn, đã chạy theo phong trào
bình dân như một cái “mốt” khi đó. Ngòi bút châm biếm sắc sảo của Vũ
Trọng Phụng cũng không quên đề cập đến phong trào “thơ mới” lãng mạn,
khuynh hướng nghệ thuật “hũ nút”, tới những tổ chức do thực dân đỡ đầu
như Hội Chấn hưng Phật giáo, Hội Khai trí tiến đức, tới cả bộ máy chính
quyền thực dân, từ đám cảnh sát đến Phủ Toàn quyền, Thống sứ, vua ta,
vua Xiêm cũng bị đưa lên cái sân khấu trò hề Số đỏ. Do đó, Số đỏ tuy chỉ
tập trung phê phán xã hội tư sản về phương diện đạo đức, sinh hoạt trong
tác phẩm vẫn có màu sắc thời sự rõ rệt. Số đỏ đã đưa ra một loạt chân dung
biếm họa rất mực sinh động về gần đủ loại nhân vật tiêu biểu cho cái xã hội
15
nhố nhăng đó: từ mụ me Tây đĩ thỏa dơ dáng đến cô “gái mới” lãng mạn hư
hỏng một cách có lý luận; từ một ông chủ hiệu may làm “cách mệnh trong
vòng pháp luật” bằng những mốt y phục phụ nữ tối tân đến các nhà mĩ
thuật hăng hái cổ động Âu hóa song cấm ngặt vợ con mặc tân thời; từ cụ cố
Hồng hiếu danh hũ lậu và đần độn đến ông Victo Ban - chủ khách sạn
Bồng Lai kiêm vua thuốc lậu; từ đốc tờ Trực Ngôn đồ đệ Frơt đến nhà cách
mạng bảo hoàng Jôzep Thiết, từ bọn lang băm đến giới cảnh sát; từ nhà sư
hổ mang cổ động chấn hưng đạo Phật đến đại diện Hội Khai trí tiến đức
vốn quý phái song “vẫn gá tổ tôm một cách bình dân”!... Không phải do
“Số đỏ” mà chính cái xã hội trưởng giả trụy lạc và bọn bịp bợm ấy đã tạo
nên một Xuân Tóc Đỏ, “người hùng” của nó.
Làm đĩ là một tác phẩm đã phải gánh chịu những đánh giá hẹp hòi,
định kiến. Có người kết án Vũ Trọng Phụng “khiêu dâm” và đã có một thời
gian dài tác phẩm không được đón nhận.
Làm đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo
đức và bậc cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái
sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm.
Khi bậc làm cha mẹ sẽ cứ mãi mãi không đủ tư cách truyền lại cho con cái
phần gia tài cao thượng ấy theo một quan niệm hoàn toàn đạo đức và bằng

sự thấu triệt đủ cả mọi lẽ sinh lý học, tùy theo niên hạn và trí thông minh
của chúng, thì sự lầm lẫn đáng ghê tởm sẽ cứ mãi mãi làm uế tạp mất cái
báu ấy mà tạo hóa đã phú cho chúng ta và sẽ ngăn trở bọn hậu sinh không
còn biết lần đường nào để đi đến chỗ tận thiện, tận mỹ.
2.2. Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
Chủ đề là vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Chủ đề bao giờ cũng
được hình thành và được thể hiện trên cơ sở đề tài. Tác phẩm văn học có
thể gồm một hoặc nhiều chủ đề. Chủ đề là góc độ, bình diện, con đường để
tác giả đưa dắt người đọc thâm nhập vào tác phẩm.
Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm
nhập vào bản chất của đời sống. Chủ đề đóng vai trò rất lớn trong việc làm
cho tác phẩm trở nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng. Chủ đề của các
16
tác phẩm lớn thường là những vấn đề khái quát vượt lên trên những đề tài
cụ thể.
Nói tóm lại, chủ đề là vấn đề cơ bản của tác phẩm, là phương diện
chính yếu của đề tài. Khi phản ánh hiện thực nhà văn chẳng những xác định
một số phạm vi hiện tượng đời sống, mà tập trung soi rọi một số vấn đề có
ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó.
Từ những cách hiểu về chủ đề ở trên chúng ta có thể khẳng định
rằng: nếu khái niệm đề tài giúp chúng ta xác định tác phẩm viết về cái gì,
thì khái niệm chủ đề lại giải đáp câu hỏi vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì.
Tuy nhiên, chủ đề bao giờ cũng được hình thành và được thể hiện trên cơ
sở của đề tài. Trong thực tế, văn học lại tồn tại một tình trạng phổ biến là
nhiều tác phẩm cùng hướng về một đề tài nhưng chủ đề của chúng lại khác
nhau.
Chủ đề của tác phẩm nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt
nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống. Vì vậy từ những
đề tài cụ thể, rất bình thường, tác giả có thể nêu lên những chủ đề mang ý
nghĩa to lớn sâu sắc. Cùng với tư tưởng, chủ đề đã tạo ra tầm vóc của tác

phẩm.
Ở những tác phẩm văn học có nội dung cụ thể rộng lớn, cốt truyện
phức tạp, phân thành nhiều tuyến nhân vật thì người ta thường khu biệt
thành các chủ đề chính và các chủ đề phụ. Chủ đề chính được xem là vấn
đề bao quát, chủ đề chủ yếu nhất, còn chủ đề phụ là những vẫn đề có ý
nghĩa nhỏ hơn.
Chủ đề được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng chung quy lại
chủ đề là tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết tả chân xã hội; tiểu thuyết
phanh phui cái ác, cái xấu, tiểu thuyết của nỗi đau đời và lòng xót thương,
tiểu thuyết trào phúng châm biếm, các đặc điểm này kết hợp với nhau, đậm
nhạt theo liều lượng khác nhau trong từng tiểu thuyết.
Đề tài tập trung vào ba chủ đề sau: chủ đề về tệ nạn xã hội, chủ đề về
đạo đức, và chủ đề về cái dâm và sự tha hóa.
2.2.1. Chủ đề về tệ nạn xã hội
17
Bức tranh xã hội Việt Nam trước năm 1945 được khắc họa rõ nét
trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Trong lĩnh vực tiểu thuyết, ông tỏ ra
có khả năng nhanh nhạy, luôn nắm bắt thực tế, không ngừng phát hiện
những vấn đề mới, những mối quan hệ nảy sinh trong xã hội, để từ đó cho
ra đời hàng loạt tác phẩm có giá trị hiện thực lớn, tiêu biểu là Giông tố, Số
đỏ, Làm đĩ.
Cái linh hồn trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng chính là vấn đề về
xã hội. Đối với Vũ Trọng Phụng cái xã hội đương thời là cái xã hội “khốn
nạn”, “chó đểu”, cái xã hội đó toàn bọn thực dân quan lại, bọn tư sản, bọn
địa chủ giàu có mà tàn ác, bất nhân, đểu cáng. Ông phanh phui mổ xẻ
những tệ nạn xấu xa, vạch trần bản chất thối nát, rởm hợm, bịp bợm, lố
lăng, chỉ biết chạy theo tiền với lối ăn chơi đồi bại, không còn chút đạo lý
nào. Ông khám phá không ngừng cái “vô nghĩa lý” ở đời, phơi ra các thói
hư tật xấu, đập phá tan tành cái xã hội “chó đểu” ấy để hướng đến một xã

hội công bằng, văn minh, tiến bộ.
Số đỏ hiện lên một xã hội thực dân nữa phong kiến, nảy sinh một lớp
người thành thị đặc biệt, học đòi theo mốt Âu hóa, vui vẻ trẻ trung, cải cách
y phục, cổ vũ thể thao, hô hào bình dân. Một xã hội suy đồi!
Lật từng trang Giông tố, bộ mặt trâng tráo, tàn bạo gây nên bởi thế
lực đồng tiền, bởi cái công lí thực dân hiện ra rõ mồn một. Cái công lí hàm
hồ, xảo quyệt của bọn thống trị qua vụ xử kiện, cách sống của nghị Hách,
cảnh chiêu đãi khách đón Long bội tinh... là những lời tố cáo, phỉ nhổ vào
cái xã hội, vào giai cấp bóc lột thời ấy. Đời sống thành thị được mô tả bằng
những bức tranh tối màu, nhầy nhụa với gái điếm, thuốc phiện, những trò
lừa đảo bỉ ổi, con người lao vào cuộc sống vật chất để đánh mất mình lúc
nào không biết, sống thực chất chỉ chuộng hư danh.
Mọi tệ nạn dường như đang bao trùm lên cái xã hội này tạo thành
một màu đen xám xịt. Một sự tuột dốc của xã hội đương thời!
Cái tài của Vũ Trọng Phụng thể hiện ở khả năng nắm bắt tinh nhạy,
chính xác, khả năng nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy được. Vũ
Trọng Phụng quan niêm “tiểu thuyết là sự thực ở đời”, vì thế ông có cái
nhìn rất riêng, đầy ấn tượng về xã hội đương thời. Với ông, xã hội lúc này
18
chỉ toàn những xấu xa, những tồi tệ. Xã hội Việt Nam những năm trước
cách mạng, trong quan niệm của ông là môi trường tụ tập những hội chứng
của cái ác, cái dâm, cái đểu và giả dối. Đó là cái xã hội “khốn nạn”, “chó
đểu” theo cách gọi của ông.
Cái nhìn ấy hết sức nhất quán từ Giông tố cho đến Số đỏ. Vũ Trọng
Phụng dõng dạc tuyên bố: “Riêng tôi xã hội này, tôi chỉ thấy là khốn nạn:
tham quan, lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu
cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là những câu
chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột”. [6, 509]
Đi sâu vào Giông tố, ta chưa thấy có tác phẩm nào mà tác giả lại dồn
tất cả bao nhiêu cảnh xấu xa, mục nát, tội lỗi của xã hội cũ như trong tác

phẩm này. Giông tố đưa tầm nhìn của chúng ta từ thôn quê “xôi thịt” đến
thành thị “bơ sữa”, từ nhưng chốn ăn chơi trụy lạc, gái đĩ, thuốc phiện đến
những cảnh xa hoa cũng không kém phần trụy lạc. Ở thôn quê thì đủ các
mặt hào lý, gặp cơ hội nào cũng có thể tổ chức ăn uống, hút xách, đem lí sự
cùn ra cãi nhau, rồi chửi bới nhau, nhưng lên đến cửa quan thì run sợ hèn
nhát. Ở thành thị, thôi thì đủ hạng người, thượng vàng hạ cám. Những tay
doanh nghiệp sắc sảo, gian hùng, “coi đời như một canh bạc lớn”, “làm
việc thiện để quảng cáo cho mình” có chân trong các hội ái hữu, những
người đã từng chủ tọa những ban giải thưởng văn chương nhưng chưa hề
đọc hết một cuốn tiểu thuyết, những tay cổ đọng cho phật giáo mà lại đi
xây hàng dãy nhà xăm, những anh chủ ba bốn tiệm khiêu vũ mà đánh con
gái hộc máu vế tội ăn mặc tân thời, những anh vừa là chủ hiệu xe đám ma
vừa là người bán tem cho Hội bài trừ bệnh lao, mà lại bán cả thuốc lào
mốc.
Trong các tiệm hút của Hàng Buồm, hay trong nhà hát ả đào ở phố
Khâm Thiên, xuất hiện nhũng người trụy lạc. Có Vạn tóc mai, đứa con
hoang của Hách, đồ xỏ lá ba que, nói xấu bố để “làm tiền” bố, cũng dỡ đủ
trò lố lăng, thuốc phiện...Ở đây có đủ mặt các “nhân viên làng Bẹp”, những
thiếu phụ mặt bự phấn, môi tái nhợt, tóc búi, cổ đeo kiềng, mặc áo tân thời
cổ bẻ, những tên lính da trắng, da đen, rồi những ông giáo, những ông cử
19
nhân Tây học hẳn hoi, bề ngoài đạo mạo nghiêm nghị, nhưng đến đây thì
dở đủ trò đểu cáng.
Nhưng chưa hết, còn tệ nạn mê tín dị đoan, bà cả nhà nghị Hách- một
bà nhà “tử tế” ngoài bốn mươi chuyên môn nhảy đồng bóng và ăn nằm với
anh cung văn, một cô Tuyết gái tân thời hẹn hò với trai ở khách sạn.
Còn ở chốn quan trường thì sao? Một nơi đen tối, một ông quan
thuộc địa “cáo già” dùng những lời ngọt ngào, những hành động khôn khéo
để phỉnh dân, bốc lột dân cho dễ. Ngoài những quan cai trị đương chức,
đương quyền, lại có những ông quan cai trị đã về hưu, nhưng để ý tới

doanh thương từ lâu, và hiện đang đại diện cho một hội ủy lập ở bên Pháp,
vốn liếng có hai mươi triệu “phật lăng” và đang tìm cách giữ độc quyền
nước nắm.
Không chỉ có thế, Nghị Hách - một tay thâm thiểm, hắn đã dùng
không biết bao trò bỉ ổi, một tay che cả bầu trời. Hai mươi sáu năm trước
hắn chỉ là một bác cai thợ nề, ngay khi đó, cai Hách đã là kẻ lường thầy
phản bạn, có dã tâm cưỡng vợ bạn. Và kẻ lường đảo ấy không ngần ngại
trươc bất cứ tội ác nào. Lão đã “bỏ bã rượu vào ruộng lương dân và báo nhà
đoan, chỉ một thủ đoạn ấy đã lấy được ba trăm mẫu ruộng rất rẻ tiền” đã
đánh chết người rồi vứt xuống giếng mà khai là tự tử. Thử hỏi công bằng xã
hội ở đâu chứ. Lại thêm nữa, Hách sai người bỏ truyền đơn, cờ đỏ cộng sản
để vu cáo người khác, hối lộ chốn quan trường để gột sạch tội lỗi của mình,
ép những quan thanh liêm phải xuống mũ từ quan.
Đã hết đâu, luật pháp của chính phủ thực dân thì hà khắc, dạy trên
năm học trò không khai báo thì bị tội. Đã thế khi Hách ra tranh cử ở nghị
trường thì thông đồng với các cơ quan ngôn luận để làm hậu thuẫn cho
cuộc tranh cử, những bài “đít cua” rỗng tuếch, trò hề cho những tai to mặt
lớn... Có thể nói, không có cái gì khả ố lố bịch trong xã hội cũ mà Vũ
Trong Phụng không đề cập đến.
Cái tệ nạn xã hội đó cũng được cụ thể hóa qua lời của Tú Anh : “Văn
chương sách vở khiêu dâm, phim ảnh khiêu dâm, phòng khiêu vũ khiêu
dâm, nhà săm,... âm nhạc cũng khiêu dâm, những mốt y phục càng ngày
càng khiêu dâm”
20
Ở Giông tố, mọi sự che đạy đều bị lộn trái, lật ngược tênh hênh trước
mắt người đời. Những cuộc phát chẩn bần của Hách được chính ngay Tú
Anh con trai của lão lật mặt, sau khi đọc tin “Một nghĩa cử hiếm có. Nhà
trọc phú Tạ Đình Hách phất chẩn cho bần dân” trên báo thì Tú Anh lên
tiếng: “ở cái xã hội này, muốn vinh quang cũng không khó mấy nhỉ”.
Số đỏ một hành trình đi đến mộ của nhân loại. Nhận ra được tệ nạn

của xã hội đương trời, cho nên, dù ở góc nhìn nào: xã hội, chính trị, hài
hước, tâm lí... ông đều hướng vào kẻ thù của nhân dân, của dân tộc. Kẻ thù
đó là bọn thực dân, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản. Chúng cấu kết
trong guồng máy chính trị xã hội đương thời để ra sức bóc lột, đàn áp, thực
hiên chính sách ngu dân, bần cùng, trụy lạc hóa nhân dân. Ông đã mạnh tay
lôi ra mặt sáng bộ mặt xâu xa, dâm đãng, bỉ ổi độc ác, xảo quyệt dẫu chúng
có được che dấu một cách khôn khéo, quỷ thuật, đánh bóng mạ vàng bởi
những phong trào, những hoạt động dưới danh nghĩa văn minh, âu hóa, tiến
bộ... âm mưu của bọn thực dân thật là thâm cay, nó làm cho tầng lớp thanh
niên Việt Nam sa chân vào trụy lạc mà quên đi lòng yêu nước thương nòi.
Những sân quần vợt, tiệm may Âu hóa của vợ chồng Văn Minh, khách sạn
Bồng Lai là những minh chứng.
Làm đĩ tuy là một cuốn sách giáo dục tâm lý thiên về phạm trù đạo
đức, nhưng ta thấy thấp thoáng trong đó những tệ nạn xã hội như gái điếm,
thuốc phiện, nhà chứa...ngay từ những trang đầu ta đã thấy xuất hiện dấu
hiệu của tệ nạn xã hội, những cái xấu xa được che đậy thật kín đáo, một nhà
chứa mà dù là những tay sành chơi nhưng nếu không có người mách nước
cho thì không bao giờ biết:
“Không! Dù là ngài đã ăn chơi lọc lõi, đã trải đời hết sức, đã biết rõ
đủ các mặt trái nhơ nhuốc của xã hội đi nữa, chắc ngài cũng phải đến phân
vân như chúng tôi mà thôi, chớ ngài không thể có ngay cái tính khinh đời
ngạo mạn dám tin ngay rằng sự mãi dâm lại có thể đóng đại bản doanh ở
trong một nơi như nhà này” [7, 436].
Thế đấy, tệ nạn xã hội đã lan vào mọi ngốc ngách của xã hội dưới
nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Có lẽ những cái đó chỉ có Vũ Trọng
Phụng mới nhìn thấy.
21
Tệ nạn xã hội được Vũ Trọng Phụng nêu lên rất kỹ trong những tác
phẩm của mình, những nhân vật của ông không chỉ là trong hư cấu mà đó là
những nhân vật ngoài đời bước vào trong tác phẩm. Ông như là kính chiếu

yêu đem soi chiếu vào những tên máu mặt đương thời làm lộ rõ hết những
chân tơ kẻ tóc của chúng. Hách là ai? Chẳng phải hư cấu, hắn là một nhân
vật quan trọng trong xã hội ngày ấy mà tên tuổi và ảnh hưởng được ghi
trong cuốn những nhân vật Đông Dương in năm 1941. Bà Phó Đoan cũng
không phải là một nhân vật hư cấu, mà nó được chế thành từ những câu
chuyện đời thực... Sỡ dĩ chúng tôi đưa ra những dẫn chứng đó là vì để
khẳng định lại một lần nữa rằng những gì mà Vũ Trong Phụng viết về tệ
nạn xã hội trong những tác phẩm của ông thì đều là những vấn đề nổi cộm
trong xã hội lúc bấy giờ...
2.2.2. Chủ đề về đạo đức
Đạo đức là một phạm trù xã hội mà bất kì thời đại nào cũng cần phải
có. Nó như là thước đo cho nhân cách của con người, là cầu nối giữa người
với người với nhau.
Trong Giông tố đạo đức chủ yếu xoay quanh một gia đình loạn luân
nhưng nội dung, ý nghĩa vượt xa phạm vi sinh hoạt đạo đức gia đình, trước
hết, đó là một bức tranh xã hội được vẽ bằng những nét bút tái tạo, găy gắt
mà chân thực, toát lên lời kết án dữ dội của nhà văn: cái bã vật chất đã làm
biến đổi đạo đức của con người. Không một tác phẩm nào đạo đức lại trở
nên xa xỉ như trong Giông tố. Trong một gia đình mà cha cưỡng hiếp vợ
của con, con lại thông dâm với vợ bố và anh em lại lấy nhau... một mối
quan hệ dùng dằng, phức tạp nhưng đăc biệt là nó đã vượt qua ranh giới của
đạo đức.
Nghị Hách một con người mất hết nhân cách đạo đức, lừa cho bạn
phải đi tù, hãm hiếp vợ bạn tạo thành đứa con vô thừa nhận là Long, cưỡng
dâm vợ chưa cưới của con trai mình. Ngay bản thân chung đụng không biết
với bao nhiêu người mà khi chứng kiến cảnh vợ ngoại tình thì lại lồng lộn
lên. Chính bà cả vợ của Hách đã tố cáo hắn:
“Ừ đấy! Bà thế đấy!... Nó là cung văn thật đấy nhưng mà bụng dạ nó
tốt, nó ăn ở có nhân có nghĩa... Nó còn hơn cái mặt mày! Đồ lường đảo!
22

Quân giết người! Đồ lường thầy phản bạn! Quân hiếp dâm!... Ừ mày cứ li
dị bà đi, rồi bà tố cáo tội lường gạt, tội giết người của mày trước pháp luật
cho mà xem! Mày về hỏi mười một con vợ lẽ của mày, xem có phải mày đã
hiếp chúng không? Có phải mày đã bỏ bã rượu vào nhà bố mẹ chúng, để bố
mẹ chúng bán rẻ cho mày không?” [7, 220]
Bao nhiêu việc mình làm y chưa từng chột dạ nhưng khi chứng kiến
vợ ngoại tình thì làm cho Hách như có dịp ôn lại cả quá khứ bỉ ổi của lão,
chính sau đó, trong bữa tiệc thiết đãi ở Tiểu Vạn Trường thành, hắn đọc
một bài diễn văn rất kêu, nói đến luân lý, đạo đức, bác ái, bình dân... Khi
đang thực hiện buổi diễn thuyết của mình thì óc lão hiện ra cảnh vợ chung
đụng với kẻ khác, nghĩ đến Long là con lão, đến Tú Anh là con riêng của
vợ mình thì bất chợt nước mắt ứa ra. Những giọt nước mắt đó làm cho
những người trong buổi diễn thuyết đó cảm động. Chưa bao giờ ngòi bút
Vũ Trong Phụng lại mỉa mai cay đắng như trong bài diễn văn đó. Đạo đức
gì ở Nghị Hách chứ? Phát chẩn cho bần dân nghèo ư? đó chẳng qua là âm
mưu trong việc thực hiện vươn lên chức nghị trưởng của y mà thôi. Phát
chẩn cho dân, đó là một nghĩa cử cao đẹp và nó xuất phát từ tình thương
của con người, hay nói cách khác là xuất phát từ đạo đức. Vậy mà cách
phát chẩn của Nghị Hách ta xem có được không. Bần dân thì chen chúc
nhau chờ bố thí từ sáng sớm vậy mà đến 8 giờ cuộc phát chẩn mới bắt đầu,
mà lại “bắt đầu bằng những roi vọt của lính và tiếng kêu khóc của dân”. Ấy
vậy mà sau cuộc phát chẩn đó lại là một bữa đại tiệc uy nghi cho việc dự lễ
gắn huy chương của y. Hắn thương gì dân chúng chứ, Hách chỉ xứng đáng
là một kẻ đạo đức giả. Đạo đức gì mà sắp xếp nên cuộc hôn nhân cho chính
hai đứa con đẻ của mình chứ. Đạo đức là cái nhân bản của con người,
nhưng dường như cái nhân bản đó đã không còn ngự trị trong con người
của Hách từ đã rất lâu rồi. Thật là không còn chút đạo đức nào khi cho hai
đứa con đẻ của mình lấy nhau, mà còn lại ra vẻ đạo đức:
“Thưa các bà, các cô, các ngài, đây là con gái tôi. Nó không lấy
chồng quan, nó không lấy trạng sư, bác sỹ. Nó lấy một người chồng nhũn

nhặn, một hột máu rơi của giai cấp lao khổ, một đại biểu của bình dân, là
đứa trẻ vô thừa nhận này!” [7, 231]
23
Chưa bao giờ đạo đức lại trở nên xa xỉ như thế. Cả Nghị Hách, cả
Long, cả Tú Anh lẫn ông già Hải Vân đều thế. Xem ra Tú Anh chỉ là nạn
nhân của đạo đức mà thôi, Tú Anh có học, tuấn tú là một người mà ta tưởng
như là thấu tình đạt lý khi ép bố mình lấy lẽ Mịch, khi gã em gái của mình
cho Long, nhưng những việc làm đó chẳng qua chỉ là để cứu vớt cái thanh
danh cho Hách mà thôi. Ông già Hải Vân và cả Tú Anh nữa cuối cùng cũng
đã hiểu rõ mọi chuyện của gia đình Hách, nhưng trong bữa tiệc, khi nghị
Hách nói trước đám khách khứa là gã Tuyết cho Long thì dường như họ
không có phản ứng gì. Họ chỉ là những người bẩm sinh vế đạo đức mà thôi.
Lại nói về Long, đồng tiền như là thước đo đạo đức đối với Long,
mặc dù đã nhiều lần Long tự dằn vặt về sự thay đổi của chính mình. Từ một
người sống thanh tao, có lý tưởng, chung tình nhưng rồi cũng bị cám dỗ của
đồng tiền, ăn chơi trác táng. Cuối cùng nhân vật “có học”, ”tâm hồn trong
sạch” như Long cũng trở thành công cụ bẩn thỉu trong tay Nghị Hách, vẫn
im lặng nhận lời lấy Tuyết ngay sau khi biết đó là em ruột, vẫn phơi mặt
trước đám cử tọa sang trọng trong bữa tiệc của Nghị Hách làm món hàng
quảng cáo giật gân cho lão và sau đó vẫn chung đụng loạn luân vói Tuyết.
Thử hỏi đạo đức của Long đã biến đâu chứ?
Giông tố, một tác phẩm có giá trị hiện thực xã hội cao. Đọc Giông tố
ta cảm nhận như xã hội đương thời mà tác giả đang sống như một cơn lốc
lớn làm đảo lộn mọi thứ, giông tố của xã hội đang đánh vào đời sống của
con người mà nhất là về đạo đức - cái tạo nên nền tảng của xã hội.
Đạo đức không chỉ nằm trong phạm trù cá nhân của mỗi con người
mà nó còn nằm trong cách giáo dục của xã hội. Làm đĩ gióng lên một hồi
chuông cảnh tỉnh, cũng nhằm tố cáo, phê phán cách giáo dục đương thời.
Ngay lời tựa Vũ Trọng Phụng đã viết:
“Làm đĩ là một thiên tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo đức và

bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự
mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm” [7,
427]
Huyền một đúa trẻ có tính dâm từ nhỏ, nhưng tính dâm đó của
Huyền không được sửa đổi là do gia đình, bởi vì cách giáo dục của gia đình
24
sai lệch. Đạo đức của con người còn thể hiện qua giáo dục, thế nhưng gia
đình Huyền không giáo dục cho Huyền đến nơi đến chốn, mà trong thiên
ký sự của Huyền, cô đã trách gia đình mình đã không giảng dạy cho mình
để thằng Ngôn dạy cho. Không chỉ ở trong Giông Tố mà cả trong Làm đĩ
đạo đức dường như cũng trở nên tật nguyền. Ta xét phạm trù đạo đức ở
trong gia đình Huyền, trong lúc Huyền đang viết một bài luận Pháp văn tả
cảnh gia đình hạnh phúc thì hoàn cảnh lại trái ngược lại, bố thì dẫn vợ lẽ về
nhà, anh trai thi đi theo bọn mất dạy... Đạo đức gia đình rất quan trọng , nếu
ngay từ đầu gia đình giáo dục cho Huyền về giớ tính thì cuộc đời của
Huyền đâu phải từng bước sa ngã đi vào một con đường trụy lạc. Một quan
niệm về tâm lý và giáo dục, chỉ do đạo đức giả của con người muốn che
dấu đi sự tò mò của con trẻ. Mà Vũ Trọng Phụng trong lời tựa của mình
cho tác phẩm Làm đĩ kết luận.
“Khi các bậc làm cha mẹ sẽ cứ mãi mãi không đủ tư cách truyền lại
cho con cái phần gia tài cao thượng ấy theo quan niệm hoàn toàn đạo đức
và bằng sự thấu triệt đủ cả mọi lẽ sinh lý học, tùy theo niên hạn và trí thông
minh của chúng, thì sự lầm lẫn đáng ghê tởm sẽ cứ mãi mãi làm uế tạp mất
cái quý báu ấy mà tạo hóa đã phú cho ta, và sẽ ngăn cản bọn hậu sinh
không còn biết lần đường nào để đi đến chổ tận thiện, tận mỹ.” [7, 430]
Khi khảo sát Số đỏ ta cũng thấy đó những điều đau lòng mà đạo đức
không chấp nhận được. Có gia đình nào mà lại trông chờ từng ngày người
thân của mình rời xa cõi đời để mà sung sướng tổ chức đám tang, thỏa mãn
những cái sở thích tầm thường của mình chứ. Vậy mà có đấy, gia đình cụ
cố Hồng - một điển hình cho sự tha hóa về mặt đạo đức, một gia đình đại

bất hiếu. Đạo đức của gia đình họ cho phép họ thay vì mời bác sỹ đến chữa
bệnh cho cụ cố tổ lại mời hai ông lang băm về thăm bệnh cho cụ.
Bằng ngòi bút trào phúng, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản
thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng
đồi bại đường thời. Tác giả đả kích phong trào “Âu hóa”, “thể thao”, “cải
cách xã hội” mà thực chất là chỉ ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng
trợn lên mọi đạo đức truyền thống.
25
Đạo đức quả là xa xỉ, ngay cả ở những người mang dấu ấn của tâm
linh, những tăng ni phật tử, nay cũng lăn lộn ở đời, eo sèo tranh chấp nhau
về quyền lợi. Sư mà còn đi hát cô đầu, lại còn biện minh cho mình đó là “di
dưỡng về mặt tinh thần vì thuộc kinh nhạc trong Tứ Thư Ngũ kinh của đức
Khổng”. Lại còn to tiếng bảo mình không phạm vào sắc giới vì “không khi
nào ngủ lại đêm ở nhà chị em cả”...
2.2.3. Chủ đề về cái dâm và sự tha hóa nhân cách
Cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng được hình thành do ảnh hưởng,
tác động phức tạp của nhiều nhân tố, trọng đó phải kể đến môi trường sống
và nhân tố sinh học. Cái nhìn độc đáo của Vũ Trọng Phụng còn gây dị ứng
mạnh mẽ ở chỗ ông nhìn vào đâu cũng thấy cái dâm của loài người. Một
cái nhìn soi mói vào bản năng sinh lý của con người bị chi phối bởi quan
điểm định mệnh sinh lý, coi cái đó là thuộc quyền của tạo hóa, cả đến đạo
lý nhân phẩm cũng không có nghĩa lý trước đòi hỏi của bản năng tính dục.
Trong quan niệm của Vũ Trọng Phụng, hoàn cảnh xã hội những năm
trước cách mạng luôn kích thích những bản năng thấp hèn, ti tiện của con
người. Mổ xẻ những ung nhọt của xã hội, phanh phui những các nhơ nhớp
xấu xa, Vũ Trọng Phụng tập trung tô đậm thói dâm đãng của con người,
nhất là người có tiền và có quyền. Khi nào phần bản năng, cái căn tính dâm
đãng được tô đậm, được miêu tả một cách cường điệu thống nhất với bản
chất xã hội của nhân vật thì Vũ Trọng Phụng tạo được những điển hình bất
hủ. Tính dâm ác của Nghị Hách, cá dâm dật của bà Phó Đoan, thói dâm

đãng của Xuân Tóc Đỏ, tính dâm của Huyền, có ý nghĩa phê phán sâu sắc...
Nghị Hách, là một tên ác dâm, hết hiếp dâm vợ người rồi đến hiếp
dâm con gái tơ, rồi đem về nuôi như một lũ gái đĩ. Sự dâm ác đó còn được
thể hiện rõ ở chỗ Nghị Hách là một triệu phú, chuyên dùng sự khủng bố,
chuyên mua tất cả, làm xong tội ác cũng trả bằng tiền. Sau khi hiếp dâm
Mịch, làm hại cả một đời con gái, Nghị Hách cũng đã dùng tiền và thế lực
để che lấp tội ác của mình. Vũ Trọng Phụng đã không quá lời khi gọi Hách
là “con dê già” qua một lối viết tinh tế bằng lối phóng sự như sau:
“THỜI SỰ CÁC TỈNH
Phải chăng là một vụ cưỡng dâm?

×